Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số bài thuộc chương trình Lịch sử lớp 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Như chúng ta đã biết chỉ thị nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 được Bộ GD - ĐT lấy làm năm "Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng" nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học và hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin là vấn đề mang tính thời sự, lại vừa góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4318 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số bài thuộc chương trình Lịch sử lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 7
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Như chúng ta đã biết chỉ thị nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 được Bộ GD - ĐT lấy làm năm "Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng" nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học và hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin là vấn đề mang tính thời sự, lại vừa góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Với mục đích hưởng ứng chủ đề năm học 2010-2011 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, đồng thời mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Liêm Sơn; bản thân tôi đã mạnh dạn ứng dụng một số thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào chương trình lịch sử 7, nhất là những nội dung kiến thức quan trọng nhằm giúp học sinh có thể dễ dàng nhận thức sâu sắc các sự kiện lịch sử, đồng thời giúp các em khắc sâu kiến thức, đặc biệt là phim ảnh lại có tính trực quan rất cao giúp học sinh có thể tái hiện một cách rõ nét các sự kiện, hiện tượng lịch sử.Tóm lại: Việc ứng dụng thành tựu công nghệ, thông tin sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập, nhận thức lịch sử của học sinh.
 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Với đề tài này, tôi nghiên cứu trong phạm vi chương trình lịch sử lớp 7. Tuy nhiên do phương pháp này mang tính ứng dụng lớn và theo những trình tự nhất định, lặp lại nên tôi chỉ nêu ra phạm vi ứng dụng, cách sử dụng cho hai bài lịch sử của chương trình lớp 7 còn có rất nhiều bài học khác thuộc bộ môn lịch sử nói riêng và các môn học.khác nói chung đều có thể áp dụng phương pháp này.
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau.
Nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, các tài liệu liên quan bài dạy.
 2 Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm.
 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
 4. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỹ xảo quan sát tiếp thu bài.
 5. Bám sát nội dung chương trình, giảng dạy.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1.Khi nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng phương pháp thực nghiệm qua thực tế áp dụng vào quá trình học kết hợp với, phân tích, nhận xét.
 2. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
 3. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng để tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.
 4. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo mục đích yêu cầu của tiết học.
 5. Phương pháp điều tra: Giáo viên kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua giờ học để có những điều chỉnh phù hợp.
 VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy đặc biệt là những bài có 
 nhiều kênh hình, lược đồ và cần thiết những đoạn phim minh hoạ. Ứng dụng sơ đồ điện tử để củng cố bài học và bản đồ động minh hoạ diễn biến. - Chèn phim, ảnh vào nội dung bài giảng. Nhưng với phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi đề cập áp dụng trong hai bài cụ thể: (Bài 25 trong chương trình lịch sử lớp 7).
PHẦN II - NỘI DUNG
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
một số bài thuộc chương trình lịch sử Lớp 7
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. Toàn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học.
 Khi lên lớp bằng giáo án điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng điện tử với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong giáo án điện tử.
 Cùng với sự hỗ trợ của máy tính, người giáo viên có thể ứng dụng công nghệ vào thiết kế, xây dựng bộ câu hỏi học tập, 
các bài tập thực hành, đố vui lịch sử, thư viện thông tin cho học sinh.
 Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm của nó.
 Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án điện tử nhưng việc dạy học lịch sử bằng giáo án điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Giáo án điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình
diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Đối với học sinh, việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với qúa khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì với việc học trên bài giảng điện tử học sinh đã được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS LIÊM SƠN:
III. Thực trạng và giải pháp:
1. Ưu điểm 
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn lịch sử nhằm đáp ứng mục đích chương trình học.
a- Về phía giáo viên:
 - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ môn.
 - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. 
 - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
 - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiêt kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy lịch sử trở nên sinh động , có sức lôi cuốn . 
 - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...
 b- Về phía học sinh:
 - Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin.
 - Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Lịch sử tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.
 2. Những tồn tại:
 Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa (Lược đồ các phong trao cách mạng ở lớp 7). Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
 III.CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 A.Một số giải pháp khi ứng dụng trong bài giảng
 1. Sử dụng lược đồ để diễn giảng một phong trào cách mạng và sơ đồ để củng cố bài học 
 Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương trình của bộ môn 
Lịch sử đặc biệt là các bài có diễn biến của phong trào cách mạng, các trận đánh lớn. Ví dụ như bài Phong trào cách mạng 1730 – 1735. Cách mạng tháng Tám, Chiến thắng Điện Biên Phủ, các chiến dịch lớn của ta trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ... Tuy nhiên do việc áp dụng phương pháp này mang tính chất tương tự ở các bài nên tôi chỉ xin nêu ra một trường hợp ứng dụng cụ thể đó là:
 Bài 25: Phong trào tây sơn
 Trong bài này tôi có sử dụng: bản đồ động để mô tả minh hoạ rạch gầm xoài mút. Tuy nhiên phần tranh ảnh tôi xin giới thiệu ở phần sau của đề tài còn ở đây tôi chỉ xin giới thiệu cách làm và sử dụng bản đồ động và sơ đồ điện tử trong bài. 
 1/ Xây dựng và sử dụng bản đồ động
 a) Xây dựng: Để xây dựng và sử dụng bản đồ động thì cần có một bản đồ trên giấy của chiến dịch hoặc là bản đồ điện tử có sẵn. Ở đây tôi sử dụng bản đồ trong sgk (trang 122-123).
 Bước 1: Trước hết ta dùng một máy quét nối với máy tính để quét bản đồ vào trong máy tính. Sau đó dùng các kỹ thuật vẽ trong Powerpoint để chỉnh sửa bản đồ theo nhu cầu, mục đích sử dụng (có thể phóng to, thu nhỏ hoặc cắt bớt một số phần).
 Bước 2: Vẽ các ký hiệu trên bản đồ.
- Công việc này nhằm tạo ra các ký hiệu, cho xuất hiện theo ý đồ định sẵn phù hợp với diễn biến của phong trào theo đúng trình tự.
- Để vẽ các ký hiệu này ta vào Powepoint/AutoShaper rồi chọn các ký hiệu phù hợp. Ở đây tôi chèn hình ngôi sao năm cánh để mô tả quyết định chủ trương tắc chiến của Đảng và chọn hình ngôi sao màu vàng. Chèn hình đốm lửa để mô tả hình thái 
 Hình búa liềm, màu vàng để mô tả những nơi giành được chiến thắng.
+ Hình lá cờ để biểu thị nơi ta tấn công địch 
	Sau khi đã vẽ xong các ký hiệu theo đúng ý đồ thì ta đặt hiệu ứng xuất hiện theo trình tự diễn biến của chiến dịch.
- Cách đặt hiệu ứng như sau:
+ Chọn ký hiệu cần đặt hiệu ứng ví dụ ngôi sao.
+ Ta chọn ngôi sao sau đó nháy chuột vào Slide show
+ Chọn Custom Animation 
+ Chọn Add Effect/Entrance.
 Sau đó tuỳ chọn kiểu xuất hiện đối với ngôi sao là căn cứ Cách mạng thì ta nên chọn hiệu ứng nhấp nháy to dần. Các ký hiệu còn lại ta đặt hiệu ứng theo cách tương tự như vậy sao cho các hiệu ứng của các ký hiệu xuất hiện theo đúng trình tự diễn biến của chiến dịch.
 b) Sử dụng: Bản đồ để minh họa cho mục chiến thắng rạch gầm xoài mút
 Với quy mô to lớn, tính chất quyết liệt của chiến dịch đã phá vỡ được hệ thống chính quyền địch ở địa phương nhiều nơi. Đến đây giáo viên cho nháy chuột để biểu tượng búa liềm hiện ra tại những nơi giành được chính quyền như đồng thời giáo viên giải thích đó là chính quyền của cấp uỷ đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý, chăm lo đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa của chính quyền .
 Việc sử dụng bản đồ động trong bài này cũng như các bài khác có nội dung liên quan đến diễn biến các chiến dịch sẽ góp phần tăng tính trực quan, sinh động giúp cho các em có thể nhận thức lịch sử một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn, sâu sắc hơn.
 2. Xây dựng và sử dụng sơ đồ điện tử để minh họa, củng cố bài học.
 Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong rất nhiều bài, tuy nhiên tôi chỉ nêu ra ví dụ bài 25. Dùng để củng cố bài học: Dùng sơ đồ cây, hoặc bản đồ tư duy lập bảng niên đại và sự kiện về thắng lợi có ý nghĩa.
Cách sử dụng:
 Sau khi tạo xong sơ đồ học sinh thảo luận, trình bày, nhận xét, kết luận:
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN:
 Bộ môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục niềm tin, lý tưởng bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, đồng thời nó lại có ưu thế rát lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước tinh thần dân tộc truyền thống đấu tranh cách mạng. Nhưng để môn học thực hiện được chức năng đó thì đòi hỏi người giáo viên phải biết cách khai thác kiến thức, biết sử dụng phương pháp truyền thụ hợp lý, đồng thời nó cũng phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp.
 Ngày nay vì việc ứng dụng công nghệ thông tin đang là một phương pháp có nhiều ưu điểm, đồng thời cũng là một xu thế tất yếu của quá trình dạy học nhằm tiến tới một nền giáo dục hiện đại tiên tiến. Với yêu cầu đó thì việc sử dụng công nghệ thông tin đối với bộ môn Lịch sử là việc làm vừa mang tính thời đại, đồng thời lại góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học.
 II. KIẾN NGHỊ
 Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi đề tài chưa sâu. Nhưng qua thực tiễn bản thân áp dụng phương pháp này và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, tôi trân thành mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần mở ra một hướng đi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình dạy học.Với năng lực bản thân có hạn cộng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Bằng tâm huyết đối với nghề dạy học tôi góp một đề tài nhỏ nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc giảng dạy môn học Lịch sử nói riêng và quá trình dạy học nói chung. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh của trường THCS Liêm Sơn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
 Liêm Sơn, ngày 01 tháng 4 năm 2015
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ NGƯỜI THỰC HIỆN
 HÀN THỊ HÀ
 PHỤ LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II- Mục đích nghiên cứu.
III- Phạm vi nghiên cứu.
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu
V- Phương pháp nghiên cứu.
VI- Kế hoạch nghiên cứu.
PHẦN II. NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận.
II- Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ th ông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS Liêm Sơn
III- Các giải pháp và kết quả đạt được.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- Kết luận
II- Kiến nghị.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_ngiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan