Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin - Minh họa trực quan từ máy chiếu trong dạy học mỹ thuật môn Vẽ Tranh

I. Lý do chọn đề tài :

 - Dạy học là nghề khó nhưng dạy nghệ thuật- Mỹ thuật phân môn vẽ tranh càng khó hơn bởi vẽ tranh là môn năng khiếu, dạy phân môn vẽ tranh tuy nhiên không phải đào tạo các em trở thành họa sĩ chuyên vẽ tranh mà giáo dục thẩm mỹ là chủ yếu, tạo cho các em có điều kiện tiếp xúc, làm quen, thưởng thức và tập tạo ra cái đẹp, giữ gìn bảo vệ, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tập và những công việc cụ thể mai sau, làm đẹp cho mình và cho cuộc sống .

 - Hiện nay môn Mỹ thuật không còn cho điểm số như trước mà đánh giá chỉ 2 loại Đạt và Chưa đạt nên làm cho phần lớn Học sinh (HS) tự mãn vì nghĩ rằng cố gắng lắm củng chỉ ở mức Đạt nên thiếu sự cạnh tranh về điểm số các em không tích cực thi đua nên củng không phát huy hết khả năng vẽ tranh của mình.

 - Môn Mỹ thuật phân môn vẽ tranh đòi hỏi các em phải biết cách quan sát, khả năng tư duy.“Ứng dụng công nghệ thông tin- Minh họa trực quan từ máy chiếu trong dạy học Mỹ thuật phân môn vẽ tranh”(ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT) là cách giúp HS thấy nhanh, hiểu sâu, làm việc có hệ thống, khoa học, chủ động và sáng tạo. Từ đó Giáo viên dần dần hướng các em vào bài học một cách hoàn thiện hơn, làm bài tốt hơn, giúp các em đam mê hơn với phân môn vẽ tranh.

- Lớp 6 là lớp đầu cấp Trung học cơ sở (THCS) em sẽ rất bỡ ngỡ với những phương pháp dạy học và những kiến thức mới lạ, ở tiểu học với thời gian và lượng kiến thức ít ỏi không đủ để các em nghiền ngẫm, suy nghỉ, khám phá ra những điều chưa biết, thông qua mạng internet và những ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT sẽ rút ngắn thời gian minh họa trực quan, thời gian giảng bài mà cung cấp cho HS lượng kiến thức rất đa dạng phong phú và vô cùng hữu ích đồng thời còn dành nhiều thời gian cho HS thực hành, suy nghiệm những gì các em đã học và học thật tốt phân môn này.

 

doc18 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin - Minh họa trực quan từ máy chiếu trong dạy học mỹ thuật môn Vẽ Tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo sát cảm nhận khách quan của HS vào tháng 12 năm 2013.
 - Nhờ các giáo viên trong tổ góp ý từ ngày 17 đến 25 tháng 02 năm 2013
 - Nộp đề tài cho Ban giám hiệu (BGH) ngày 26 tháng 02 năm 2013. 
B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận :
	Mĩ thuật lớp 6 phân môn vẽ tranh đề tài là môn học nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày đồng thời còn hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.
	Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Hiện nay giáo viên (GV) được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên hơn, kết quả học tập của HS được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mỹ thuật phân môn vẽ tranh đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hằng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nền Mỹ thuật nước nhà thông qua những tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho HS học có hiệu quả cao hơn các môn học khác. Để làm được điều đó ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT là cách tối ưu nhất, đơn giản mà hiệu quả nhất.
 II. Cơ sở thực tiễn :
 - Mỹ thuật là môn học trực quan, là những gì có thể nhìn thấy được, có thể xờ mó được.
	- Dạy Mỹ thuật thường là dạy qua đồ dùng trực quan. Do vậy tranh ảnh minh họa hay ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT bao giờ cũng đạt hiệu quả cao.
 - ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT là phương pháp dạy cho HS thấy ngay, thấy trực tiếp , rõ ràng, cụ thể, hiểu nhanh nhớ lâu cho dù là những cái so với HS lớp 6 là trừu tượng, khó hiểu như bố cục, cân đối, hài hòa hay những gì ẩn chứa trong bố cục như hình vẽ, nét vẽ hình ảnh chính, phụhòa sắc nóng, lạnh 
Từ thực tế giảng dạy Mỹ thuật phân môn vẽ tranh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp tôi thấy các em rất yêu thích Giáo viên dạy có ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT vì qua đó các em được nhìn thấy một số tác phẩm hội hoạ một cách nhanh và đầy đủ nhất. Các em có nhiều thời gian để vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích qua một số đề tài Học tập, về Bộ đội, về Mẹ, đề tài Ngày tết và mùa xuân... Đặc biệt còn giúp học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản như bài Cách vẽ tranh đề tài.
Trong quá trình giảng dạy Mỹ thuật trường THCS Nguyễn Văn Tiệp hơn 12 năm tôi thấy còn nhiều hạn chế như : 
- Nhận thức của một số phụ huynh và HS chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng HS còn thiếu thốn, ít đầu tư. 
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu: chưa có phòng chức năng, phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, bàn ghế còn thô sơ, tư liệu có liên quan còn hạn chế Vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn phải cố gắng chuẩn bị tốt các khâu trước khi lên lớp đặc biệt là ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT để kích thích HS học tốt hơn. 
 Chính vì những lý do trên và năm nay được sự phân công của Ban giám hiệu tôi được dạy môn Mỹ thuật khối 6 nên tôi đã chọn đề tài : ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT khối lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Văn Tiệp. Tuy nhiên tôi cũng có trích lược một số ý từ các tài liệu tham khảo và đề tài trước để nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn cho đề tài này. 
III. Thực trạng và những mâu thuẩn:
 1. Thuận lợi 
	 Đối với Giáo viên:
	- Hiện tại trường đã có 02 GV dạy Mỹ thuật, phong trào học Mỹ thuật phân môn vẽ tranh ngày càng sôi nổi, hầu hết các em HS hào hứng với phân môn này, vì vậy không ít giáo viên và HS, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Từ đó các em thấy rằng phân môn vẽ tranh rất bổ ích, lý thú, có tính giáo dục thẩm mỹ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Cho nên các em đón nhận tiết học có ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT một cách nhiệt tình và hào hứng.
	- Những năm qua được sự quan tâm của BGH- Hiệu trưởng nhà trường đã trang bị màn chiếu ở tất cả các phòng học, máy chiếu, máy tính xách tay đáp ứng tương đối đầy đủ cho GV có nhu cầu mượn để dạy. Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học. Đồng thời còn khuyến khích cho GV được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được dự các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng, dự thi GV dạy giỏi, hội thảo, hội giảng các cấp nên học hỏi những kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng nhiều và Ban chấp hành Công đoàn còn hỗ trợ tiền cho GV học ngoại ngữ, tin học nên trình độ về vận dụng công nghệ thông tin của GV không ngừng nâng cao. Đặc biệt công đoàn còn tổ chức phong trào thi đua có cộng điểm cho những GV dạy học bằng giáo án điện tử nên ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT trở thành phong trào trong trường THCS Nguyễn Văn Tiệp và đã đáp ứng yêu cầu tốt nhất trong công tác giảng dạy hiện nay của trường. 
 - Phụ huynh (PH) cũng đã hỗ trợ đóng gớp trang bị cho nhà trường được 04 màn hình 52 in, 04 thùng CPU có kết nối mạng internet, tương lai sẽ còn nhiều hơn.
 - GVchủ động được nội dung, tranh ảnh, tiến trình lên lớp vì đã được lưu trên máy vi tính cứ thấy cần thiết thì đem ra trình chiếu nên HS học tập tích cực hơn vì vậy trong 05 năm gần đây tôi cũng đã gặt hái được một số thành quả đáng kể: được chứng nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được chứng nhận là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, có học sinh đạt giải nhì môn vẽ tranh cấp tỉnh . Phần lớn HS say sưa với môn học và hiểu được cái hay, cái đẹp trong phân môn vẽ tranh, góp phần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mỹ, đồng thời tôi củng đã nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài về ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT ở lớp 8 được hội đồng thẩm định cấp huyện xếp loại A, hội đồng thẩm định cấp tỉnh xếp loại B... 
 Đối với HS lớp 6:
- Đa số HS lớp 6 ở địa bàn thị trấn nên có nhiều điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin, các em rất thích được học với những ứng dụng công nghệ mới hiện đại.
- Gia đình cũng thường xuyên quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho việc học của con em mình.
- Các em đã ý thức được sự quan trọng của môn học trong trường phổ thông nên lúc nào cũng có đủ đồ dùng, không bị quên ở nhà.
 2)Khó khăn:
	 Đối với GV:
	 Bên cạnh những thuận lợi trên đối với việc giảng dạy môn Mỹ thuật cũng gặp không ít khó khăn như:
	- Nội dung bài giảng tuy đã giảm tải nhưng vẩn còn dài so với thời lượng một tiết dạy không đủ để HS hoàn thành bài ngay trên lớp.
	- Chưa có phòng chức năng, chưa có phòng có máy chiếu cố định, tranh ảnh cò hạn hẹp, lạc hậu, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy chưa có nên đa phần là lên mạng internet tìm để phục vụ cho tiết dạy.
	 Đối với học sinh lớp 6:
	- Lớp 6 là lớp học đầu cấp THCS nên các em rất bỡ ngỡ với cách dạy và học. Bên cạnh đó còn một số HS nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ tranh, một số em rất thờ ơ, thậm chí cúp tiết khi đến giờ học vẽ tranh, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú, thường thì các em thích phân môn vẽ trang trí hơn. 
 - Thời lượng HS vẽ tranh tại lớp quá ít về nhà các em còn phải học bài, làm bài tập cho các môn học khác và phụ gia đình. 
	- Một số các em khi làm bài tập về nhà thường nhờ các anh chị lớp trước vẽ hộ và có những em thích sao chép tranh ảnh từ sách giáo khoa.
	- Một số PH chưa thật sự quan tâm đầu tư về trang thiết bị đồ dùng học tập cho các em. 
 IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
 Đã hơn 12 năm trực tiếp dạy môn Mỹ thuật ở 2 cấp Tiểu học và THCS bản thân nhận thấy UDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT giúp HS dễ hiểu và khi thực hành các em chủ động, tích cực, sáng tạo hơn tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đối với học sinh lớp 6 :
	- Về phía HS lớp 6 tuy là lớp đầu cấp nhưng các em phải biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được làm quen.
- Các em phải thường xuyên vẽ, vẽ tất cả những gì được nhìn thấy và qua tưởng tượng. 
- Thường xuyên xem và sưu tầm tranh của họa sĩ, của GV và HS.
- Thường xuyên quan sát sự vật, sự việc diễn ra hàng ngày quanh mình. 
- Chuẩn bị thật tốt đồ dùng học tập cho phân môn vẽ tranh.
- Đặc biệt đừng quá chú ý vào những hiệu ứng hoặc các hình ảnh động mà thiếu tập trung vào nội dung bài học. 
 2. Đối với GV: 
 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho phân môn vẽ tranh lớp 6 và qua thực tế giảng dạy áp dụng phương pháp mới có ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT. Tôi tự khẳng định và rút ra một số kinh nghiệm sau :
	- Trước khi HS làm bài nên trình chiếu cho các em xem một số tác phẩm tiêu biểu của những “hoạ sĩ nhí”trong trường bạn hoặc của các anh chị lớp trước để các em xem và tự học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh. Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua các bức tranh đó, động viên các em ai cũng có thể vẽ đẹp. Vì thế sự căng thẳng và chán nản trong mỗi giờ học được giảm bớt đi, các em sẽ có hứng thú hơn với các tiết học. Sau đó trong những bài học vẽ tranh tiếp theo nên khuyến khích các em vẽ nhiều và vẽ đẹp, nên cho HS tự nhận xét, tự đánh giá tác phẩm của bạn. Do vậy, nên cần thiết kế bài dạy ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT như một kế hoạch tổ chức các hoạt động, để HS chủ động, tích cực tham gia và phát huy hết khả năng và năng lực của mình ở mỗi bài vẽ tranh đề tài. 
 - Cần chuẩn bị thêm những tranh ảnh của họa sĩ, của HS lớp trước và GV cũng phải thường xuyên vẽ tranh, minh họa trên bảng cho HS xem.
 - Cần trang bị đầy đủ máy tính, máy ảnh để chụp làm tư liệu cho bài dạy.
 - Cần chú ý hướng dãn HS tích cực quan sát vạn vật xung quanh và luôn liên hệ đến thực tế, cần tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục môi trường và chú ý đến kiến thức liên môn, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. 
 - Cần có hiệu ứng phù hợp tránh qua loa hay quá cầu kì mà kém hiệu quả ảnh hưởng đến tiến trình dạy- học.
	 -Mỗi loại phương tiện dạy học có một mức độ sử dụng khác nhau nếu kéo dài việc trình chiếu hoặc lặp đi lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một bài giảng thì hiệu quả sẽ giảm sút. 
	 - GV nên tắt máy chiếu khi HS làm bài nhằm cho HS tập trung làm bài và tiết kiệm điện.
	 - Nên chọn màu sắc, hình ảnh động, cở chữ, hiệu ứng cho phù hợp tránh lạm dụng.
	 - Khi thiết kế xong GV nên kiểm tra lại nội dung trình chiếu thật kĩ trước khi dạy.
 - Cần kết hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu và ghi bảng và cần giành nhiều thời gian cho HS thực hành.
 - Nên dự trù chuẩn bị phương án khi xảy ra mất điện đột ngột. 
 - Trong mỗi tiết học, GV cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn HS, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng.
 - Đối với một số bài vẽ tranh đề tài, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động vẽ theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy cô giáo.
 - Muốn HS thể hiện được những tác phẩm theo cảm nhận của riêng mình thì người GV phải gợi ý, giảng giải đặc biệt là phải tạo ra được không khí sôi nổi, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, khích lệ, động viên HS tự tìm tòi, tự sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp ở mỗi bài học, từ đó HS có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt vào các bài tập sau này của mình có thể đưa các trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp.
 - Tạo mọi điều kiện để tất cả HS chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các HS nhút nhát, chưa tích cực hoạt động.
 - Tuỳ theo nội dung của từng bài, GV điều chỉnh thời gian thực hành của học sinh cho phù hợp, không thực hiện máy móc cho tất cả các bài.
 - Trong quá trình thực hiện các tiết dạy vẽ tranh lớp 6 ở những bài đầu, GV cần lưu ý giúp học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không nên đi sâu rèn luyện kĩ năng vẽ.
 - Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với HS. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng HS để kịp thời động viên, khen ngợi.
 - Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của HS về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
 - Luôn tôn trọng, gần gũi HS.
 - Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em.
 - Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, HS để tìm ra phương pháp dạy học ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT thích hợp.
 - Muốn HS thực sự tập trung vào phân môn vẽ tranh thì đòi hỏi phải có sự quan tâm của GV, GV cần thiết kế bài giảng có ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT phải sát với nội dung bài học, đẹp và hấp dẫn để lôi cuốn HS.. 
 V. Hiệu quả sau khi áp dụng:
 - Bằng những biện pháp như vậy tôi thấy HS lớp 6 trường tôi có rất nhiều tiến bộ trong phân môn vẽ tranh. Các em có rất say mê với việc ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT, giờ học sổi nổi hơn, điều đó thúc đẩy khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn các em vào môn học và học tốt phân môn này.	
1. Kết quả khảo sát tháng 9, tháng 10 năm 2012 trước khi chưa ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT khối lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Văn Tiệp.
Số TT
Lớp
Tổng số HS
Loại Đạt
Tỉ lệ
Loại CĐ
Tỉ lệ
01
6A1
36
36
100
00
00
02
6A2
37
36
97.3
01
2.7
03
6A3
34
29
85.29
05
14.71
04
6A4
33
33
100
00
00
05
6A5
36
36
100
00
00
06
6A6
35
32
91.43
03
8.57
07
6A7
27
22
81.48
05
18.5
=>Ta thấy tỉ lệ loại Chưa đat đến 14 em còn rất cao so với mục tiêu chung của trường do tiết học chưa thu hút, các em chưa say mê, còn lơ là.
 2. Kết quả khảo sát tháng 11 năm 2012 sau khi ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT khối lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Văn Tiệp 
Số TT
Lớp
Tổng số HS
Loại Đạt
Tỉ lệ
Loại CĐ
Tỉ lệ
01
6A1
36
36
100%
00
00%
02
6A2
37
37
100%
00
00%
03
6A3
34
34
100%
00
00%
04
6A4
33
33
100%
00
00%
05
6A5
35
35
100%
00
00%
06
6A6
34
34
100%
00
00%
07
6A7
27
27
100%
00
00%
=> Ta thấy tỉ lệ loại Đạt 100% nên tiết học rất hiệu quả, thu hút tất cả các em.
3. Kết quả khảo sát tháng 12 năm 2012 sau khi ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT khối lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Văn Tiệp 
Số TT
Lớp
Tổng số HS
Loại Đạt
Tỉ lệ
Loại CĐ
Tỉ lệ
01
6A1
36
36
100%
00
00%
02
6A2
37
37
100%
00
00%
03
6A3
34
34
100%
00
00%
04
6A4
33
33
100%
00
00%
05
6A5
35
35
100%
00
00%
06
6A6
34
34
100%
00
00%
07
6A7
27
27
100%
00
00%
 => Ta thấy tỉ lệ loại Đạt 100% nên tiết học rất hiệu quả, thu hút tất cả các em.
C : PHẦN KẾT LUẬN
 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
	Qua thực tế giảng dạy tôi luôn xác định được mục tiêu giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường, đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của phân môn vẽ tranh trong việc giáo dục HS. Tôi phát hiện ra rất nhiều những ưu điểm trong việc áp dụng phương pháp mới ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT ở trường THCS Nguyễn Văn Tiệp và sẽ có tác dụng, ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho GV có một định hướng đúng đắn, phù hợp và cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho HS hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mỹ một cách say mê, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện hơn theo 4 mục đích : Đức - Trí - Thể - Mỹ. Từ đó giúp HS hoàn thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn. 
 II. Khả năng áp dụng:
	- Áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp 6, các trường THCS.
	- Có thể áp dụng cho cấp tiểu học và các khối lớp khác cấp THCS.
 	- Có thể ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT cho các môn học khác có minh họa tranh, ảnh, mô hình
 III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển:
	- Muốn giảng dạy tốt phân môn vẽ tranh lớp 6 trước hết GV phải hiểu được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn.
	- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, luôn luôn tôn trọng gần gũi, hiểu biết được mức độ cảm nhận của các em về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
	- Phải có tính kiên trì công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em.
	- Áp dụng nhiều phương pháp thích hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với HS để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn.
	- Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học.
	- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là GV phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan đẹp và hấp dẫn chụp đua vào trình chiếu cho HS quan sát.
	- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học mới có ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT phù hợp với điều kiện của đơn vị, của địa phương.
	Tôi mạnh dạn thực hiện ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT giảng dạy trong những năm học tới. Vì thời gian có hạn nên tôi mới tìm ra được một số giải pháp trên và sẽ cố gắng hơn nữa để tìm ra một số giải pháp tối ưu trong việc ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT để đóng góp cho nền giáo dục Mỹ thuật của toàn ngành nói chung và phân môn vẽ tranh của HS lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp nói riêng ngày càng đạt chất lượng cao hơn. 
 IV. Đề xuất, kiến nghị :
	Để cho việc dạy và học Mỹ thuật phân môn vẽ tranh được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị sau :
	1- Nhà trường cần có phòng học chức năng (đầy đủ về cơ sở vật chất như máy chiếu, màng chiếu, giá vẽ, màu các loại)
	2- Phòng GD&ĐT huyện Tân Hồng cần tổ chức nhiều buổi hội giảng, hội thảo chuyên đề, nhiều hội thi vẽ tranh với nhiều nội dung và hình thức đa dang phong phú hơn dành cho GV và HS.
	3- Sở GD&ĐT cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật, tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những GV đã đạt những thành tích cao trong giảng dạy đặc biệt là những tiết dạy có ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT. 
 4- Bộ GD& ĐT cần trang bị cho các trường đặc biệt là ở những trường thuộc vùng sâu vùng xa, biên giới như huyện Tân Hồng một số đồ dùng dạy môn Mỹ thuật trong từng bài cụ thể hơn, nhiều hơn đặc biệt là máy vi tính, máy chiếu, bộ tranh của các họa sĩ, thiếu nhi trong nước và quốc tế..
 5- Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mỹ thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập: Giấy vẽ, bút chì, màu các loại
 6- GV phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn ƯDCNTT-MHTQTMCTDHMTPMVT.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về : “Ứng dụng công nghệ thông tin- Minh họa trực quan từ máy chiếu trong dạy học Mỹ thuật phân môn vẽ tranh khối lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Văn Tiệp” mà tôi đã áp dụng thành công. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp xin chân thành cảm ơn! ./.
Giáo viên trình chiếu câu hỏi và gọi học sinh trả lời.
Yêu cầu các bạn khác phát biểu bổ sung.
Học sinh trả lời theo cảm nhận riêng.
Giáo viên kết luận và cho học sinh ghi nhận.
- Giáo viên tiếp tục trình chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi.
 - Học sinh trả lời.
 - Giáo viên kết luận và cho học sinh ghi nhận.
 - Giáo viên tiếp tục trình chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi.
 - Học sinh trả lời.
 - Giáo viên kết luận và cho học sinh ghi nhận.
 - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh vẽ của thiếu nhi và người lớn đồng thời phân tích cho học sinh hiểu thêm về: Bố cục, hình ảnh, màu sắccủa những tranh trên. 
	- Giáo viên tiếp tục cho Học sinh xem tranh và phân tích cho học sinh hiểu về nội dung, bố cục hình vẽ, màu sắc 
Giáo viên trình chiếu tranh và đưa ra câu hỏi.
Học sinh trả lời; Giáo viên kết luận và cho học sinh ghi nhận.
 - Giáo viên chuyển ý qua hoạt động khác hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở về cách vẽ tranh đề tài:
- Học sinh trả lời.
	- Giáo viên trình chiếu các bước tiến hành cách vẽ tranh đề tài Bộ đội.
	- Giáo viên chuyển ý qua bước 2
 - Giáo viên chuyển ý qua bước 3
	- Ta thấy trình chiếu như thế rất nhanh, giúp học sinh hiểu mau, hiểu sâu và nhớ lâu hơn những kiến thức đã học.
	- Giáo viên cùng học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ của các bạn.
 V. Hiệu quả áp dụng:
 - Bằng những biện pháp như vậy tôi thấy học sinh lớp 6 trường tôi có
rất nhiều tiến bộ trong phân môn vẽ tranh. Các em có rất say mê với việc“Ứng dụng công nghệ thông tin- Minh họa trực quan từ máy chiếu”, giờ học sổi nổi hơn, điều đó thúc đẩy khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn các em vào môn học và học tốt phân môn này.	

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_mon_my_thuat_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan