Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc lí và Âm nhạc thưởng thức môn Âm nhạc

Như chúng ta được biết môn học Âm Nhạc là môn học thể hiện tính nghệ thuật,

năng khiếu của con người. Với mục tiêu của môn học Âm Nhạc ở trường THCS là

giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc nhằm hình thành và phát triển

cho các em toàn diện về mọi mặt: “Đức – Trí – Thể - Mĩ” của người học sinh. Cùng

với việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, xu thế phát triển giáo dục chung

của Bộ giáo dục và đào tạo đó là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT” nhằm tạo tiền đề cho

việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Qua thực tế những năm gần đây theo xu thế của xã hội nói chung và thực hiện

theo yêu cầu của ngành nói riêng là “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT” vào giảng dạy để

phục vụ đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục. Để thực hiện điều này

phải kể đến sự quan tâm, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hiệu trưởng, sự khích lệ của

cha mẹ học sinh, của phòng giáo dục chúng tôi đã thành công, tuy chưa lớn nhưng tôi

cũng mạnh dạn sẻ chia với các bạn bè, đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân

pdf14 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc lí và Âm nhạc thưởng thức môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................2
I. Thực trạng.................................................................................................................2
1. Thuận lợi, khó khăn..................................................................................................4
2. Giải pháp...................................................................................................................5
a. Mục tiêu của giải pháp..............................................................................................3
b. Nội dung và cách thức thực hiện giai pháp..............................................................4
3. Kết quả....................................................................................................................13
a. Trước khi chưa ứng dụng CNTT............................................................................13
b. Sau khi ứng dụng CNTT........................................................................................13
III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .....................................................................13
1. Kết luận....................................................................... ..........................................13
2. Kiến nghị.............................................................. ................................................14 
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 1 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY NHẠC LÍ
VÀ ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC MÔN ÂM NHẠC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta được biết môn học Âm Nhạc là môn học thể hiện tính nghệ thuật, 
năng khiếu của con người. Với mục tiêu của môn học Âm Nhạc ở trường THCS là 
giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc nhằm hình thành và phát triển 
cho các em toàn diện về mọi mặt: “Đức – Trí – Thể - Mĩ” của người học sinh. Cùng 
với việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, xu thế phát triển giáo dục chung 
của Bộ giáo dục và đào tạo đó là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT” nhằm tạo tiền đề cho 
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 
Qua thực tế những năm gần đây theo xu thế của xã hội nói chung và thực hiện 
theo yêu cầu của ngành nói riêng là “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT” vào giảng dạy để 
phục vụ đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục. Để thực hiện điều này 
phải kể đến sự quan tâm, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hiệu trưởng, sự khích lệ của 
cha mẹ học sinh, của phòng giáo dục chúng tôi đã thành công, tuy chưa lớn nhưng tôi 
cũng mạnh dạn sẻ chia với các bạn bè, đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân.
Đó là lí do tôi viết kinh nghiệm về ứng dụng CNTT vào dạy học với đề tài cụ thể là 
“Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy Nhạc lí và Âm nhạc thường thức môn 
học Âm Nhạc tại trường THCS Phong Thạnh Đông”. 
B. PHẦN NỘI DUNG 
I. Thực trạng.
1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường, phụ huynh học sinh . Bên 
cạnh đó BGH nhà trường rất chú trọng về việc nâng cao chất lượng, ứng dụng CNTT 
vào dạy học. 
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 2 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
 - Giáo viên đã được BGH trang bị cho những kiến thức cơ bản về tin học để ứng dụng 
trong dạy học. Giaó viên chịu khó tìm tòi học hỏi từ đồng nghiệp.
- Học sinh đa số ngoan, có hứng thú với môn học.
b. Khó khăn:
- Đối với học sinh trường THCS Phong Thạnh Đông đa phần các em là con em nông 
thôn, đời sống còn nhiều khó khăn, nên các em ít được quan tâm đến việc học tập nhất 
là môn Âm nhạc vì nghị đây không phải là môn học chính. Vì vậy môn Âm nhạc, học 
sinh không lo học, các em bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ nền 
phần nào sao nhãng việc học môn Âm Nhạc.
- Các băng, đĩa nhạc được cấp kém chất lượng, sách đọc thêm và các tài liệu tham 
khảo khác rất hiếm, tranh ảnh về các nhạc sĩ hầu như không có.
- Bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở bản thân tôi vẫn còn rất 
nhiều hạn chế .Điều đó làm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, dù đã được đưa 
vào quá trình dạy học, vẫn chưa phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của 
nó. 
 2. Giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
- Phân môn Nhạc lí cung cấp cho HS một số nội dung lí thuyết đơn giản, cần thiết 
nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của 
bài học về nhạc lí là giúp HS biết khái niệm, một số từ ngữ chuyên ngành, đặc điểm, 
nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh họa và áp dụng vào bài 
học cụ thể.
- Phân môn Âm nhạc thường thức bao gồm: Giới thiệu nhạc cụ, tác giả, tác phẩm, hình 
thức biểu diễn, một số vấn đề của đời sống âm nhạc.
 - Qua quá trình thực tế giảng dạy và nghiên cứu tìm hiểu, nắm bắt thực trạng giáo dục 
âm nhạc, đặc biệt việc ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc lí và Âm nhạc thường thức ở 
trường THCS là vấn đề rất quan trọng. Từ những kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi 
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cùng nhau tham khảo, đóng góp ý kiến cho đề tài 
được hoàn chỉnh mang tính thực tiễn sâu sắc.
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 3 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
- Phân môn Nhạc lí: Dạy Nhạc lí là cung cấp một số nội dung lí thuyết đơn giản, cần 
thiết hỗ trợ cho phần đọc nhạc và hát – đây là phần mà giáo viên thường thấy khô 
khan, khó dạy. Để việc dạy dễ dàng, tránh sự khô khan việc đưa các phương tiện dạy 
học hiện đại trong giảng dạy Nhạc lí là điều rất cần thiết.
- Phân môn Âm nhạc thường thức là cung cấp cho các em những thông tin về tác giả 
tác phẩm, về nhạc cụ, hình thức biểu diễn, một số vấn đề của đời sống âm nhạc. 
Những phương tiện cần thiết là tranh ảnh,máy tính, màn hình lớn, đàn Ocgan.
- Trong quá trình dạy và học chúng ta đều biết không thể thoát ly khỏi “ phấn trắng, 
bảng đen” cũng như vai trò chủ đạo của người giáo viên. Nên các phương tiện dạy học 
chỉ mang tính hỗ trợ nhằm giảm nhẹ công việc cho người dạy mà vẫn đạt hiệu quả 
cao. Vì vậy giáo viên cần nắm rõ phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, kiểu 
bài, trọng tâm bài học, kĩ năng cần đạt của HS để sử dụng linh hoạt các phương tiện 
dạy học, tránh việc sử dụng mang tính hình thức, thiếu khoa học hoặc quá lạm dụng 
vào nó.
- Bên cạnh đó người giáo viên cần nắm vững khả năng của từng học sinh và nắm vững 
đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, từ đó có những phương pháp dạy học phù 
hợp tạo ra hiệu quả cao trong giáo dục.
 - Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn. 
- Căn cứ vào nội dung chương trình giảm tải và chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo 
khoa. Với giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu kỹ và nắm 
vững các kiến thức về bộ môn và phương pháp giảng dạy bộ môn nhằm đạt được hiệu 
quả cao nhất.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
b.1 Đối với Nhạc lí
 * Minh họa kiến thức bằng âm thanh và hình ảnh: Giúp HS nghe được âm thanh và 
quan sát hình ảnh để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí.
 Ví dụ: Bài 3 – Tiết 9( lớp 9) Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng
- Để cho HS hiểu dịch giọng là gì? GV đàn cho HS nghe và hát 1 câu hát trong bài 
hát “ Nụ cười” với 3 giọng khác nhau để HS cảm nhận.
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 4 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
Ví dụ : Bài hát: Nụ cười với các giọng
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. 
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. 
Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. 
Đô trưởng:
Pha trưởng:
La trưởng:
- Sau đó cho HS nghe và hát lại một lần trên máy
- Gv đặt câu hỏi Dịch giọng là gì?
- HS trả lời
 => Là sự chuyển dịch độ cao – thấp của một bài hát cho phù hợp với tầm cũ giọng 
của người hát.
GV đăt câu hỏi? Khi dịch giọng một bài hát hay bản nhạc em có nhận xét gì?
- HS quan sát trên màn hình để nhận xét
Q4
Q4
Q4
Q3
Q3
Q3
Q2
Q2
Q2
Đô trưởng
Pha trưởng
La trưởng
=>Khi dịch giọng trên bản nhạc có thay đổi về hóa biểu và nốt nhạc nhưng giai 
điệu và tính chất bài hát không thay đổi.
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 5 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
 * Giới thiệu kiến thức: Mục tiêu HS ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của 
kiến thức nhạc lí.
 Ví dụ: Bài 7 – Tiết 27 lớp 6) Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc
GV giới thiệu trên máy về “ dấu nối, dấu luyến” cách viết và tác dụng, sự khác nhau 
của nó.
HS ghi nhớ
1. Dấu nối
2. Dấu luyến
Kí hiệu; Giống nhau
 - Các kí hiệu tiếp theo trình bày tương tự.
3. Dấu quay lại
4. Dấu nhắc lại
5. Khung thay đổi
- Sau đó GV minh họa các bài hát cụ thể để HS quan sát phân biệt được các kí hiệu
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 6 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
Hành khúc tới trườngHoàn thành bài hát:
=> Qua hình ảnh, âm thanh giúp HS nhận ra vài trò của Nhạc lí, phân biệt được 
đặc điểm, tính chất nội dung bài học.
b.2 Đối với Âm nhạc thường thức.
* Giới thiệu về nhạc cụ.
- Trong thực tế để học sinh hình dung, nhận biết ra các nhạc cụ và quan sát các nhạc 
cụ thật thì rất khó. Qua ứng dụng CNTT thì học sinh dễ dàng quan sát và phân biệt 
được bằng hình ảnh cụ thể trên máy có người biểu diễn và cả âm thanh từng nhạc cụ
Ví dụ: Bài: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 7 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
- Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ
ĐÀN NHỊ
SÁO
ĐÀN BẦU
TRỐNG CÁI
TRỐNG CƠM
ĐÀN NGUYỆT
ĐÀN TRANH
Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
+ Giới thiệu hình ảnh từng nhạc cụ, tên, hình dáng, cấu tạo và đặc điểm, tư thế, vai trò 
từng nhạc cụ
1. Sáo
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 8 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
2. Đàn bầu
3. Đàn tranh
4. Đàn nhị
5. Đàn nguyệt
6. Trống cái Trống cơm
Trống đế
+ Nghe âm sắc: Cho HS nghe qua hình ảnh biểu diễn từng loại nhạc cụ để phân biệt và 
nhận biết từng loại nhạc cụ. Từ đó tiết học sống động, các em hứng thú hơn.
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 9 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
Trích đoạn độc tấu
*. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
- HS được học tập và tìm hiểu về những nhạc sĩ Việt Nam được giải thưởng Hồ Chí 
Minh về Văn học – Nghệ thuật và một số nhạc sĩ nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc thế 
giới như Mô-da, Bet-tô-ven, Sô-panh, Trai-cốp-xki.
 Ví dụ: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát “Bóng cây kơ-nia”.
+ Giới thiệu tác giả: Mục tiêu của phần này giúp HS nắm được thông tin về tác giả 
như thân thế, sự nghiệp âm nhạc, tác phẩm nổi bật, ghi nhận sự đóng góp...
4
1. NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU
- Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu còn có bút danh
Huy Quang, sinh ngày 11/11/1924, quê ở Đà
Nẵng. Ông bắt đầu sáng tác âm nhạc từ trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhiều sáng
tác nổi tiếng của ông được quần chúng yêu
thích như Đoàn vệ quốc quân, Tình trong lá
thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơ-Nia, Anh
ở đầu sông em cuối sông(thơ Hoài Vũ), Thuyền và
biển(thơ Xuân Quỳnh)..
- Giai điệu trong các bài hát của Phan Huỳnh
Điểu trau chuốt, trữ tình, mang hơi thở của
thời đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Ông còn có
những ca khúc thiếu nhi quen thuộc như
:Những em bé ngoan, Nhớ ơn Bác, Đội kèn tí
hon,
- Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã được Nhà nước
trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vềVăn học
– Nghệ thuật.
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 10 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
 Nghe minh họa một số tác phẩm nổi bật
6
Nghe trích đoạn một số tác phẩm của nhạc sĩ
Phan Huỳnh Điểu
1. Thuyền và biển
2. Đoàn vệ quốc quân.
3. Nhớ ơn Bác.
4. Những em bé ngoan
+ Giới thiệu tác phẩm: Giới thiệu bản nhạc, nghe nhạc lần thứ nhất, trao đổi về bản 
nhạc, nghe nhạc lần thứ 2 để HS cảm nhận sâu sắc hơn.
7
Tác phẩm tiêu biểu: Bài hát “Bóng cây Kơ-nia”
Nghe lần 1: Bóng cây Kơ-nia
Nghe lần 2: Bóng cây Kơ-nia
*. Sơ lược về dân ca Việt Nam:
- Mục tiêu là cung cấp cho các em những kiến thức âm nhạc phổ biến và cần thiết, 
giáo dục các em có ý thức tìm hiểu và trân trọng nền âm nhạc Việt Nam. Qua đó sác 
em được nghe rồi phân tích, so sánh, cảm nhận qua một số tác phẩm.
+ Các em hiểu dân ca do ai sáng tác.
+ Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay mỗi vùng, mỗi miền đều có âm điệu và 
phong cách riêng. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lí 
và ngôn ngữ.
+ Dân ca rất phong phú và đa dạng.
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 11 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
- GV minh họa trên máy hình ảnh biểu diễn dân ca một số vùng miền để HS hiểu rõ 
kiến thức bài học hơn.
Nghe một số làn điệu dân ca
Hát quan họ Bắc Ninh Hát xoan
Hát ca trù Hát hò Huế
+ Gv nhấn mạnh một số làn điệu dân ca đã được UNESCO cộng nhận là di sản văn 
hóa thế giới: Quan họ Bắc Ninh và Ca trù công nhận 16/04/2010, hát Xoan – Phú Thọ 
công nhận 24/11/2011
Nghệ nhân ca trù Cổ Đạm (Nghi Xuân) 
Lễ công nhận di sản văn hóa phi 
vật thể về Quan họ Bắc Ninh, 
Ca trù,hát Xoan Phú Thọ
+ Thi hát dân ca các vùng miền từ Bắc vào Nam
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 12 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
* Thi hát dân ca theo các vùng
miền từ Bắc vào Nam
- Trống cơm – Bắc Ninh
- Lí cây đa – Bắc Ninh
- Cỏ lả - Bắc Bộ
- Inh lả ơi – Thái
- Mưa rơi – Khơ mú
- Đi cấy – Thanh Hóa
- Giận mà thương – Nghệ Tĩnh
- Đi cắt lúa – Hơ rê
- Lí con sáo gò công – Nam Bộ
- Lí cây bông – Nam Bộ
3. Kết quả
a. Trước khi chưa ứng dụng CNTT vào giảng-dạy
- Trước đây khi chưa ứng dụng CNTT và giảng dạy học sinh không có hứng thú khi 
học Nhạc lí và Âm nhạc thường thức. Khi dạy và học 2 phân môn này đối với giáo 
viên giảng dạy rất khô khan, học sinh không hứng thú khi học do quá nhiều kiến thức 
khiến các em có cảm giác nặng nề. Phần lấy ví dụ cũng chỉ trên giấy khiến học sinh 
khó hiểu, lớp học không sinh động.
b. Say khi ứng dụng CNTT vào giảng-dạy
- Qua việc “ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Nhạc lí và Âm nhạc thường 
thức tôi thấy chất lượng dạy - học của cô trò tăng lên rõ rệt, đa số các em đều rất hứng 
thú. Tiết học được tiến hành nhẹ nhàng hơn, lôi cuốn hơn. Phát huy được tính tích 
cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của HS.
- Đối với bản thân tôi trình độ tin học của tôi nâng lên rõ rệt, tôi đã thành thạo hơn 
trong các kỹ năng soạn giảng, sử dụng máy móc, đặc biết là tìm kiếm và xử lí thông 
tin, tư liệu, tài liệu dạy học.
II. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
- Trong ba năm học gần đây khi Bộ GD-ĐT chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT 
vào giảng dạy thì phong trào soạn bài giảng điện tử được giáo viên hưởng ứng một 
cách tích cực và đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Các thầy, cô giáo điều tự 
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 13 
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy Nhạc Lí và Âm nhạc thường thức môn Âm nhạc
học, tự nghiên cứu để ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Với các tiết ứng dụng CNTT đã 
mang lại cho HS một khối lượng lớn kiến thức cùng với hình ảnh, âm thanh rõ ràng và 
sinh động, giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn, không khí lớp học sôi nổi, dễ hiểu bài 
học hơn.
- Đây là kinh nghiệm của tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy thực tế, học tập thêm ở 
các đồng nghiệp và đã áp dụng với đối tượng học sinh Khối 6, 7, 8, 9 trường THCS Phong 
Thạnh Đông Mong các đồng nghiệp góp ý, xây dựng để bản thân tôi tiến bộ hơn trong 
chuyên môn.
2. Kiến nghị: 
- Đối với nghành cần có nhiều sách, tư liệu tham khảo cho môn học.
- Mở các lớp dạy, tập huấn, nâng cao trình độ tin học cho giáo viên và kĩ năng soạn 
bài giảng điện tử. 
- Cần tổ chức những buổi sinh hoạt cụm chuyên môn nhằm tra đổi kinh nghiệm để 
việc dạy và học có hiệu quả hơn.
- Bản thân các giáo viên cần chủ động và tích cực tự học, sáng tạo trong chuyên môn 
để có đủ kiến thức và hoàn thiện bài giảng một cách hiệu quả nhất.
Đây là một chút kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của tôi được áp dụng đối với 
các khối 6, 7, 8, 9 tại trường. Bản thân tôi đã tích cực học hỏi, tìm hiểu và thử 
nghiệm các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bước đầu đạt kết 
quả nhất định, hi vọng các bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý để đề tài của tôi 
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhận xét của HĐKH cấp trường Phong T.Đông, ngày 25 tháng 4 năm 2014
 Người viết
 Mai Thị Luyến 
Người thực hiện: Mai Thị Luyến - Trường THCS Phong Thạnh Đông Trang 14 

File đính kèm:

  • pdfluyen.pdf
Sáng Kiến Liên Quan