Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông

1.1.1 Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

1.1.2. Các đặc điểm chung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo vật lí nói riêng và hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục như các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện một cách có tổ chức trong hoặc ngoài nhà trường. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.

+ Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách thuận lợi.

+ Về quy mô tổ chức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như theo nhóm, theo lớp, theo trường

+ Về địa điểm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, vườn trường, công viên, viện bảo tàng, khu di tích

+ Lực lượng tham gia: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

+ Hình thức tổ chức: Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương.

1.1.3 Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong vật lí

Một số nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí mà học sinh có thể thực hiện như sau:

-Tìm hiểu thêm các kiến thức về vật lí và kĩ thuật.

- Nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí học, tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong đời sống như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến điện, các ứng dụng sóng siêu âm

- Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí và kĩ thuật.

Để lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo về vật lí phù hợp thì giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung kiến thức mà học sinh đã học trên lớp và tầm quan trọng của nội dung này trong đời sống và trong kĩ thuật cũng như mục tiêu dạy học về phần kiến thức đó mà học sinh cần phải đạt được.

1.1.4. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức hoạt động đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông:

a. Hình thức có tính Khám phá (Hoạt động tự chủ): Như Thực địa, thực tế, thăm quan, cắm trại, trò chơi.

b. Hình thức có tính Thể nghiệm (Hoạt động hướng nghiệp): Như diễn đàn, giao lưu, hội thảo/xemina, sân khấu hóa.

c. Hình thức có tính Tham gia lâu dài (Hoạt động câu lạc bộ): Dự án và nghiên cứu khoa học; câu lạc bộ.

d. Hình thức có tính Cống hiến XH (Hoạt động tình nguyện): Thực hành lao động việc nhà, việc trường Các hoạt động xã hội, tình nguyện.

1.1.5. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

 - Phương pháp giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp. Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực,sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề giáo viên phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục học sinh.

- Phương pháp làm việc nhóm: Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó: giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

- Phương pháp dạy học dự án: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3984 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập trải nghiệm.
- Phổ biến kế hoạch tham quan cho HS ngay đầu năm học 2016-2017, ấn định thời gian cụ thể cho chuyến tham quan để thông báo cho BGH và CMHS.
- Địa chỉ: Nhà máy thủy điên Hòa Bình, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
- Liên hệ trước với Nhà máy thủy điện, nêu rõ mục đích, yêu cầu đối với học sinh, để được tạo điều kiện thuận lợi.
- Để định hướng nhận thức của HS khi tham quan trải nghiệm, GV cần chuẩn bị một số chủ đề yêu cầu HS viết thu hoạch, cụ thể như sau:
Câu hỏi ngoại khóa chuyên đề trải nghiệm sáng tạo.
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại nhà máy Thủy điện Hòa Bình, các em hãy nêu những hiểu biết về thực tiễn của mình về nguyên tắc, cấu tạo và nguyên lý hoạt động sản xuất điện từ nước của nhà máy?
Trình bày sơ bộ sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình sản xuất điện năng tại nhà máy thủy điện Hòa Bình? 
Quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy thủy điện Hòa Bình đến nơi tiêu thụ cần thực hiện theo phương thức và qui trình như thế nào?
So với những kiến thức lí thuyết đã học các em cảm thấy có điều gì sâu sắc và ấn tượng hơn?
Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em về buổi trải nghiệm sáng tạo.
Hãy sử dụng các hình ảnh và số liệu thu được hoàn thành một bài báo cáo về kết quả thu được. Bài báo cáo có thể thực hiện bằng phần mềm soạn thảo văn bản MS Word, hoặc trình chiếu MS Powerpoint, hoặc video, 
Yêu cầu báo cáo:
Trả lời đầy đủ, chính xác, có sáng tạo về các vấn đề.
Có tư liệu minh họa phù hợp, sinh động.
Nêu rõ nhiệm vụ và kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Những yêu cầu đối với HS
QUY ĐỊNH
V/v Đi tham quan trải nghiệm sáng tạo tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Bắt buộc học sinh phải đi xe của nhà trường tổ chức, phải mặc đồng phục phù hợp, đi giầy hoặc dép quai hậu.
Phải đi và về theo đúng thời gian, địa điểm nhà trường quy định. Phải ngồi đúng xe của lớp mình, tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng xe, không xả rác ra xe. Khi xe chạy không thò đầu, thò tay ra ngoài, không chạy lung tung trên xe. 
Trước giờ xe chạy, giáo viên chủ nhiệm phải gọi tên, đủ sĩ số xe mới chuyển bánh, nếu thiếu phải báo cáo giáo viên chủ nhiệm hoặc Ban giám hiệu qua điện thoại di động.
Khi tham quan phải đi theo lớp, theo nhóm, không leo trèo, đi qua các đường tắt. Chú ý lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh, ghi chép lại làm bài thu hoạch. Nếu cần hỏi vấn đề gì phải giơ tay xin phát biểu ý kiến. Phải giữ gìn vệ sinh chung, góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường nơi đến tham quan.
Nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường, của chi đoàn, của lớp, của nhóm. Sau khi tham quan phải viết thu hoạch nộp giáo viên chủ nhiệm. Lớp phải tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm.
Những điều học sinh cần lưu ý khi đi tham quan:
-   Không mang đồ trang sức, đồ dùng cá nhân quá đắt tiền, không mang quá nhiều tiền khi đi tham quan. Tự bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ tiền, hành lý, tư trang của mình cẩn thận tránh trộm cắp, cướp giật. Nếu mất nhà trường không chịu trách nhiệm.
-   Trước khi mua bán, sử dụng bất cứ thứ gì, dịch vụ gì phải hỏi giá và mặc cả thuận mua vừa bán, tránh bị lừa đảo, cãi lộn.
-    Chuẩn bị trước đồ ăn, nước uống ở nhà, không ăn uống nơi hàng quán bán trong khu vực tham quan để đảm bảo an toàn.
-    Không để xảy ra mất đoàn kết với thanh niên và nhân dân địa phương.
Học sinh toàn trường phải thực hiện các quy định trên, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỉ luật theo nội quy của nhà trường.
Nếu xảy ra bất cứ sự việc bất thường gì lập tức phải báo cáo các thầy cô, anh chị hướng dẫn viên, các bác phụ huynh để giải quyết kịp thời.
2.2.5. Lập kế hoạch
Đối tượng tham gia 
- Học sinh lớp 12
- Giáo viên nhóm vật lí, giáo viên chủ nhiệm hai lớp
- Khách mời : Ban giám hiệu và phụ huynh đại diện hai lớp
Kinh phí hoạt động: do học sinh và giáo viên đóng góp, bao gồm:
- Tiền xe : 90. 000đồng/1người
- Tiền vé : 40 000đ/1người
- Tiền ăn : 60 000đ/1người
- Tiền nước uống và phát sinh khác : 10 000đ/1người
Vậy mỗi người tham gia sẽ phải đóng là: 200 000 đồng ( hai trăm nghìn đồng )
Thời gian dự kiến: kết thúc học kì I.
2.2.6. Chi tiết chương trình
Thời gian
Nội dung công việc
Người thực hiện
6h15
Tập trung tại sân trường, nhắc nhở nội quy, học sinh lên xe
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên nhóm vật lí
6h30
Xuất phát
9h30
Đến nhà máy thủy điện Hòa Bình
- Tập trung học sinh
- Dặn dò các nhóm về hoạt động trải nghiệm
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên nhóm vật lí
9h45- 11h30
Học sinh được thăm quan và nghe hướng dẫn viên giới thiệu
Giáo viên và hướng dẫn viên 
11h45
Tập trung tại địa điểm tập kết 
-Kiểm tra sĩ số của từng nhóm
- Lên ô tô ra nhà hàng nghỉ ngơi và ăn cơm trưa
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên nhóm vật lí
1h-2h30
Thăm quan một số danh lam thắng cảnh lân cận gần đó
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên nhóm vật lí
2h45
Tập trung , kiểm tra sĩ số, lên xe về trường
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên nhóm vật lí
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: 
Chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đã xây dựng được nội dung “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông” cụ thể:
Lớp 11: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chuyên đề học tập “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng”. 
Lớp 12 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chuyên đề học tập ‘Các loại máy điện – truyền tải điện năng đi xa”
Tôi cũng đã tiến hành áp dụng sáng kiến này tại đơn vị công tác từ năm học 2016-2017. Đồng thời tôi cũng dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải và dự kiến phương pháp giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn. Sáng kiến được hoàn chỉnh sau mỗi lần áp dụng. Thực nghiệm đã thu được kết quả đáng kể. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy tính hiệu quả, tính khả thi và phổ dụng của sáng kiến này. Tổ, nhóm của chúng tôi cũng đang xây dựng nội dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh khối 10, dự kiến tiến hành áp dụng năm học 2018-2019. 
 	Chúng tôi cũng đã hướng dẫn HS chế tạo thành công một số sản phẩm tiết kiệm điện từ những vật liệu đơn giản (Sử dụng chai nước làm đèn chiếu sáng), dễ kiếm, rẻ tiền để phục vụ cho hoạt động dạy học, có thể làm mẫu cho học sinh trong giờ học lí thuyết trên lớp
Nội dung sáng kiến này rất có ý nghĩa đối với chúng tôi. Là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô và học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh và góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
	Tác giả mong nhận được sự góp ý từ các bạn đồng nghiệp, các em học sinh để việc áp dụng sáng kiến đạt hiệu quả hơn nữa và hoàn chỉnh nội dung của sáng kiến này./.
PHỤ LỤC 1
1.PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Tiêu chí
Điểm 
tối đa
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Nội dung
(15 điểm)
Các thông tin đưa ra chính xác, khoa học, có tính logic.
4
Các slide sắp xếp hợp lí, dễ quan sát, nội dung không quá tải
3
Màu nền, font chữ có tính thẩm mĩ
2
Hình ảnh đẹp, hợp lí, sáng tạo
2
Có sản phẩm sáng tạo
3
Khái quát được nội dung và đưa ra được thông điệp cụ thể
1
Thuyết trình
(5 điểm)
Trình bày lưu loát, hấp dẫn, đưa ra thông tin có chọn lọc
2
Trả lời tốt các câu hỏi chất vấn
1
Đưa ra cho nhóm bạn các câu hỏi chất vấn có giá trị
1
Đúng thời gian quy định
1
Tổng
20
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM 
3.HÌNH ẢNH TỪ CLIP HỌC SINH CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT CHAI NƯỚC CHIẾU SÁNG
PHỤ LỤC 2
BÀI THU HOẠCH CỦA HỌC SINH
Nhóm 1 – 12A3
Nhóm 3 – 12A3
Chút cảm nhận về chuyến đi
Học đi đôi với hành luôn là phương pháp học tốt nhất với mỗi người học sinh chúng ta. Vừa qua, nhóm 3 lớp 12A chúng em đã được đi trải nghiệm học tập ở nhà máy thủy điện Hòa Bình và đã thu lại đi nhiều những kiến thức bổ ích. Ngoài ra chúng em còn được đi thăm quan nhừng cảnh đẹp xung quanh nhà máy.
Vào thăm quan nhà máy chúng em đã học hỏi, tiếp thu rất nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. Không giống như những lí thuyết hay hình vẽ khô khan trừu tượng trong sách giáo khoa, chúng em đã được trò chuyện, tiếp xúc trực tiếp với các chú công nhân nơi đây và được tận tình giới thiệu, hướng dẫn, chỉ bảo cho chúng em về nguyên lí hoạt động, cách vận hành nhà máy, có bao nhiêu tổ máy và công suất của mỗi tổ máy là bao nhiêu. Chuyến đi đã giúp chúng em có thể tự lí giải được làm thế nào mà con người có thể chuyển hóa từ cơ năng sang điện năng được, để từ đó chúng em biết trân trọng hơn lợi ích mà nó mang lại. Sau chuyến đi em có thể tự tinn kể cho các bạn trong trường và mọi người trong gia đình về nhà máy thủy điện.
Chuyến đi không chỉ mang lại cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích mà còn cho chúng em 1 trải nghiệm thú vị về các cảnh đẹp xung quanh nhà máy nữa. Được đến thăm bia tưởng niệm các công nhân đã hi sinh khi xây dụng nhà máy và nghe những câu chuyện về họ, chúng em cảm thấy rất xúc động và khâm phục họ. Chúng em thật biết ơn những con người vĩ đại ấy đã làm nên đất nước Việt Nam mới: văn minh và hiện đại hơn. Đặc biệt hơn chúng em được đến dâng hương tại tượng đài Bác Hồ ở độ cao .. so với mực nước biển. Và ở đây, chúng em được nhìn ngắm toàn cảnh khu nhà máy thủy điện Hòa Bình, được nhìn ngắm sông Đà với màu xanh ngọc bích, nó thật đúng như miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Người lái đó sông Đà”. Chúng em cũng tự hứa với Bác rằng: “Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành những công dân có ích cho xã hội.”
Đây sẽ là chuyến đi trải nghiệm thực tế mà chúng em sẽ không bao giờ quên. Chúng em vừa được học tập, biết thêm những kiến thức bổ ích về nhà máy thủy điện, vừa được thăm quan những cảnh đẹp, biết thêm về vùng đất Hòa Bình, lại vừa giúp các bạn trong lớp thêm gắn bó gần gũi với nhau hơn. 
Trên chuyến xe đường dài nhưng mọi người vẫn có thể vui vẻ, chia sẻ cho nhau những kiến thức mà mình vừa nghe thấy và trông thấy với nhau, giúp nhau có được 1 chuyến đi tuyệt vời hơn!
BÀI BÁO CÁO NHÓM 2:
KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
I, Mục tiêu
1, Về kiến thức
Biết được lịch sử phát triển của nhà máy thủy điện hòa bình 
Biết được cấu tạo và quy trình hoạt động của nhà máy trên thực tế (thay vì chỉ biết qua sách vở)
Biết được sự chuyển hóa năng lượng của nhà máy thủy điện 
2, Về kỹ năng
Phát triển kĩ năng phân tích, thu thấp và xử lí thông tin
Kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô, làm việc hợp tác và tổ chức có hiệu quả 
Biết cách tổ chức buổi trải nghiệm 
Phát triển kỹ năng nói, giao tiếp, ứng xử,
3, Thái độ 
Có hứng thú, say mê hơn môn vật lí
Tự mình trải nghiệm qua đó thấy được giá trị lao động, sang tạo,
II, Thành viên nhóm và nhiệm vụ 
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Tên thành viên
Nhiệm vụ
Nguyễn thị Mỹ Lệ
Lê Lan Hương
Tìm hiểu nguyên tắc, cấu tạo, nguyên lí hoạt động sản xuất điện của nhà máy 
Phạm thị Mai
Phạm thị Phương
Tìm hiểu sơ bộ sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình sản xuất điện năng
Đặng thị Mai Thu
Phạm thị Thu
Tìm hiểu quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy đến nơi tiêu thụ cần
Mai Quỳnh Duyên
Phạm T. Hoài Thương
+) So sánh kiến thức thực tế với những kiến thức lí thuyết 
+) Tìm hiểu những cột mốc quan trong về nhà máy
Nguyễn Khánh Huyền
Tổng hợp ý kiến, suy nghĩ cảm xúc các thành viên trong nhóm về buổi trải nghiệm
Lã Thị Ngọc Anh
Tổng hợp kết quả trên bài báo cáo
 Lưu ý: Thành viên nhóm gửi kết quả tìm hiểu vào 12/2/2017 qua địa chỉ gmail: ngocanh290799@gmail.com
III, Nội dung báo cáo
Hình 1. Thuỷ điện Hoà Bình 
Nhà máy thủy điện hòa bình là một quần thể kiến trúc hòa quyện giữa thiên
nhiên và con người. Một công trình khổng lồ, đa chức năng bao gồm : chống lũ, phát điện, tưới tiêu, giao thông thủy 
Đây là nơi sản xuất và cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho hệ thống
điện lực của cả nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HDH đất nước 
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong những công trình điện lực lớn
nhất Việt Nam hiện nay, nằm trong bậc thang các nhà máy thủy điện trong hệ thống sống Đà
1, Lịch sử phát triển nhà máy Thủy điện Hòa Bình 
5/1971, Bộ Chính trị quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình,
chọn tuyến Hòa Bình để xây dựng công trình đầu tiên trong quy hoạch và khai thách song Đà
10/1971, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên Xô(cũ) ký tuyên bố chung về sự hợp
tác nghiên cứu, thiết kế lập luận chứng minh kinh tế kĩ thuật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để tiến hành khởi công xây dựng công trình thủy điện sông Đà
6/1/1979 khởi công tổng thể công trình thủy điện Hòa Bình, lập thành tích
chào mừng lần thứ 62 cách mạng tháng Mười Nga và kỷ niệm lần thứ nhất hiếp ước hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô
10/12/1982, chủ tịch hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ) quyết định đặt
tên công trình thủy điện Hoad Bình là “Công trình Thanh niên cộng sàn”
12/1/1983, ngăn sông đợt 1
9/11/1986, thủ tướng Phạm Văn Đồng bỏ viên đá ra lệnh ngăn sông đợt 2
Từ ngày 30/12/1988 đến 04/04/1994, tạo ra 8 tổ máy hòa lưới điện quốc gia
và vẫn còn cho đến nay
20/5/1994, trạm 500kV đầu nguồn tại Hòa Bình đưa vào vận hành
27/4/1994, hệ thống đường dây 500kV chính thức vận hành truyền tải kịp
thời nguồn điện từ Hòa Bình và cung ứng cho các tỉnh miền Trung và miền Nam
20/12/1994, khánh thành nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Vậy nhà máy thủy điện Hòa Bình là minh chứng rõ rành của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô
2, Cấu tạo, nguyên lí hoạt động sản xuất điện của nhà máy
2.1: Cấu tạo 
Thủy điện Hòa Bình là một tổ hợp công trình ngầm được thiết kế thi công
xây dựng trong long núi. Với quy mô lớn gồm: 8 tổ máy có công suất lắp đặt 1920MW, thiết bị máy móc hiện đại, thuộc thế hệ mới. Cùng với công trình là hệ thống hồ chứa, đập đất đá và hệ thống tràn xả lũ với 12 cửa xả đáy và 6 cửa xả mặt
a, Hệ thống công trình thủy công đập đất đá
Khối lượng: 22 triệu m3
Chiều dài; 743m
Chiều cao; 128m
Bề rộng mặt đập là 15m, chân đập khoảng 900m
Ngăn nước tạo ra thế năng cho dòng chảy
b,Công trình xả tràn chống lũ
Hình 2. Hệ thống xả tràn chống lũ
Là đập bê tông cao 70m, rộng 106m, dài 400m, có 2 tầng: Tầng dưới có 12
 cửa xả đáy (6x10m); tầng trên có 6 cửa xả mặt (15x15m)
Năng lực nước xả tối đa: 35.400m3/s khi hồ chứa ở mức nước gia cường
Phía trước có 7 mũi phóng nước làm giảm động năng của dòng chảy, phóng
ra xa đổ vào hố tiêu năng hạ lưu, chống xói mòn chân đập
c, Cửa nhận – thoát nước
c.1: Cửa nhận nước: Cao 70m, dài 204, rộng 27m, gồm 8 ống dẫn nước cho vào 8 tổ máy, mỗi ống có đường kính 8m với độ dốc là 45
- Dưới các cửa nhận nước đều có hệ thống lưới chắn rác,ngăn rác không cho vào tua bin làm hư hỏng thiết bị. 
Hình 3. Cửa nhận nước
c.2: Cửa thoát nước:
Hình 4. Một cửa thoát nước
Nước từ cửa nhận nước chảy vào các đường ống theo từng tổ máy quay tua bin và được thoát ra bằng 2 hệ thống:
- Máy 1,2: thoát ra theo2 đường tuy nén đổ ra hố móng hạ lưu
- 6 máy còn lại cứ 2 máy thoát ra theo một đường tuy nén dẫn nước ra hạ lưu, mỗi tuy nén có đường kính là 12m
d, Hồ chứa nước
Hình5 . Hồ chứa nước
Dung tích: 9,45 tỷ m3 ( dung tích phòng lũ: 6 tỷ m3; dung tích để khai thác
năng lượng là 5,65 tỷ m3)
Đi đôi với việc sản xuất điện, về mùa khô nhà máy còn phải duy trì xả xuống
hạ lưu với lưu lượng dòng chảy lớn để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu sông Đà và sông Hồng, dồng thời ngăn không cho nước mặn xâm nhập các cửa sông, tăng cường diện tích canh tác cho nhân dân
Mặt thoáng hồ lớn nhất là 308km2 khi mực nước hồ dâng cao 120m. Chiều
dài hồ 230km kéo dài tới biên giới Trung Quốc, rộng trung bình khoảng 1000m, độ sâu khoảng 50-60m
Chiều cao lớn nhất: 117m khi dung tích chứa lớn hơn 10 tỷ m3
Mực nước dâng bình thường: 115m
Mực nước chết:80m
Mực nước nhỏ nhất: 75m
Mực nước gia cường: 120m
Mực nước cho phép dâng: 117m
e,Công trình ngầm
Hình 6: 8 tổ máy trong công trình ngầm thuỷ điện Hoà Bình
Tổng diện tích công trình thủy điện Hòa Bình: 1.796.300m2
+ Công trình chính: 1.700.000m2
+ Công trình phụ trợ ; 96.300m2
Công trình ngầm nằm sâu trong núi với diện tích 77.426m2 với chiều dài
 đường hầm các loại ~ 18km
Gian máy cách đỉnh núi 190m với chiều dài 240m, rộng 19.5m, cao 50.5m 
Các buồng thiết bị điện và phòng điều khiển trung tâm được nối với gian
máy là các gian biến áp một pha gồm 24 máy, mỗi máy có dung lượng 105MVA được đấu lại với nhau bằng 8 khối theo 8 tổ máy dung để nâng điện áp từ 15,75kV lên 220KV. Sản lượng điện trung bình hằng năm là 8,16 tỉ kwh
2.2. Nguyên lí hoạt động :
 Dùng năng lượng dòng chảy của sông suối để sản xuất điện năng. Công suất của nhà máy thủy điện phụ thuộc vào lưu lượng nước Q(m3/s) và chiều cao hiệu dụng của cột nước H(m) của dòng nước tại nơi đặt nhà máy 
Nguyên lý hoạt động của một nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:
1. Dòng nước với áp lực lớn chảy qua cổng kiểm soát đi vào bên trong nhà máy.
2. Nước chảy mạnh làm quay tua bin của máy phát điện và tạo ra điện.
3. Máy biến áp tạo ra dòng điện cao thế. 
4. Dòng điện cao thế sẽ được truyền qua đường dây cao áp về các thành phố.
3. Sự chuyển hóa năng lượng
Dùng đập ngăn nước để biến điện năng thành dòng chảy thế năng. Sau đó chuyển thành cơ năng quay tuabin và chuyển thành điện năng qua máy phát
 Động năng => Thế năng => Cơ năng => Điện năng
4.Truyền tải điện năng
Lượng điện sản xuất ra chia làm 2 luồng phân phối: phân phối trong nhà và ngoài trời
Phân bố trong nhà cung cấp điện cho hệ thống tự dung trong nhà máy
Phân bố ngoài trời gồm 2 trạm 220kV và 500kV được truyền tải lên lưới điện quốc gia
Hình 7: Mạng lưới truyển tải điện nặng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
III, Kết luận
So với những kiến thức lí thuyết đã được học trên lớn, bản thân chúng em
cũng nhận rõ những khía cạnh thực tế sâu sắc và ấn tượng hơn:
Được tiếp cận và nhìn tận mắt hoạt động của nhà máy
Được giao lưu với kỹ sư nhà máy, Trao đổi và hỏi ngay trực tiếp về quy trình hoạt động của nhà máy và chức năng của các thiết bị
Được trao đổi có hiệu quả hơn công tác làm việc nhóm 
Qua chuyến đi không chỉ hiểu rõ hơn về nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của nhà máy mà còn biết được lịch sử xây dựng nhà máy
Từ đó có thể hiểu rõ và sâu sắc hơn kiến thức được học trên lớp
Một số ý kiến, đánh giá, nhận xét khác:
Chuyến đi giúp mọi người có những hiểu biết sâu sắc và cụ thể về công trình thuỷ điện Hoà Bình 
Ứng dụng có hiệu quả những kiến thức trên lớp vào thực tế
Mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện có hiệu quả công tác làm việc nhóm
Niềm tự hào dân tộc, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô
Tự ý thức về tinh thần trách nhiệm đối với đất nước 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29-NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI.
2. Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự thảo). Bộ GD&ĐT.
3. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD và ĐT (2015).
4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng vật lí cấp THPT của Bộ Giáo Dục và đào tạo.
5. Tài liệu tập huấn trải nghiệm sáng tạo của Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình.
6. Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục - Nguyễn Văn Khải (chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2007).
7. Sách giáo khoa Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục - Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Vũ Quang(chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh.
8. Sách giáo khoa Vật lí 12, Nhà xuất bàn Giáo dục – Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Vũ Quang(chủ biên), Nguyễn Trường Trung, Tố Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quynh.
9. Sách Giáo Viên Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục – Lương Duyên Bình (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh.
10. Sách Giáo viện Vật lí 12, Nhà Xuất bản Giáo dục Nhà xuất bàn Giáo dục – Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Vũ Quang(chủ biên).
11. Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chuyên đề học tập “Các loại máy điện – truyền tải điện năng đi xa” - Nguyễn Thị Thuận, trường THPT Gia Viễn B (2016-2017).
12. Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện ” Phạm Thị Kim Thoa, Bùi Thị Oanh, trường THPT Gia Viễn B (2016-2017). 
13. 
14. 
15. 
16. 
18.	 19. 
20. 

File đính kèm:

  • doc3.SK mon Vat li_GVB.doc
  • doc1. Đơn.doc
  • doc2.Muc luc SK 2017.doc
Sáng Kiến Liên Quan