Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Địa lý địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh THPT

Bác Hồ đã từng viết: "thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc

cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn mà không có lí luận hướng dẫn thì

thành thực tiễn mù quáng, lí luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lí luận

suông”.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định tính

chất và nguyên lý giáo dục là: "Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội

chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện

theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận

gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục

xã hội”.

Khoản 2. Điều 28. Luật Giáo dục quy định về phương pháp giáo dục là:

''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động,

sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng

phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho

HS".

Công văn số 5977/ BGDĐT- GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng

dẫn thực hiện nội dung giáo dục kiến thức địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ

năm 2008 - 2009 với yêu cầu nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện

mục tiêu môn học, gắn lí luận với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch

sử địa phương trong mỗi bài dạy.

Cũng vì vậy, trong các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường học có tiêu

chí 5 thuộc tiêu chuẩn 5 đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục kiến thức địa

phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, ngày 17/09/2014 Sở

Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ra công văn số 1814/SGDĐT-GDTrH về hướng dẫn

dạy học Chương trình địa phương - đối với môn Địa lý: Các trưởng THCS chỉ đạo

các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện một buổi ngoại khóa tìm hiểu về địa phương

theo cấu trúc chương trình, nội dung của Bộ quy định.

pdf91 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Địa lý địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thức đánh giá: Theo phiếu (Phụ lục) 
 3.9. Một số sản phẩm của HS. 
 80 
( Hành động nhằm bảo tồn di sản HS THPT) 
Với vai trò là một hướng dẫn viên du lịch, HS sẽ mời du khách đến điểm 
du lịch Làng Sen quê nội và Hoàng Trù quê ngoại - Nam Đàn - Nghệ An. 
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” 
 Đến với Nghệ An du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẽ đẹp kỳ vĩ 
của thiên nhiên, của lịch sử, văn hóa vùng đất xứ Nghệ. Một vùng đất địa linh 
nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều hiền tài, nhà khoa bảng, nhà văn hóa nổi 
 81 
tiếng Dường như mỗi vùng đất nơi đây đều mang trong mình những bí ẩn 
riêng về lịch sử. 
 Nằm trên trục đường 46, cách thành phố Vinh 13km, Nam Đàn là quê 
hương của Bác Hồ kính yêu. Hiện nay Nam Đàn còn lưu giữ nhiều di tích lịch 
sử văn hóa có ý nghĩa to lớn đặc biệt là Khu tích Kim Liên gắn liền với thời niên 
thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cụm di tích quan trọng là làng Hoàng 
Trù quê ngoại và làng Sen quê nội Bác, mộ bà Hoàng Thị Loan và núi Chung, 
Nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ cụ cử Vương Thúc 
Quý. 
 Cụm di tích Hoàng Trù nằm gọn trong khuôn viên rộng khoảng 3500 m2, 
bao gồm: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường 
(ông ngoại Bác), ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Đây 
là một ngôi nhà nhỏ ba gian, lợp tranh, trên đất vườn của ông bà ngoại. Cũng là 
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm 
lên 5 tuổi. Gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng 
bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách 
thánh hiền. Tại gian nhà này cụ Hoàng Đường thường qua đây đàm đạo với ông 
Sắc về văn chương, chữ nghĩa. Gian giữa, sát phên có chiếc giường nhỏ bằng 
gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ 
của ông Sắc và bà Loan. Sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng 
lương thực và các vật quí của gia đình. Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là 
công cụ lao động của bà Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả nhà. Bà 
Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng yên tâm việc bút nghiên. 
Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia tuổi ấu thơ Bác Hồ đã thường 
nằm nghe tiếng à ơi của mẹ và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại. Tuổi thơ 
của Người đã được mẹ và bà ngoại chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân 
ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa. 
 Làng Sen - quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê thơm ngát 
hương sen, đó chính là nơi người đã sống trong thời niên thiếu (1901-1906). 
Làng Sen - ngôi làng mà những hình ảnh thân thương gần gũi đã đã in sâu vào 
tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, 
có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng 
đồng ruộng núi sông Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là 
quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc! 
 Tới cụm di tích Làng Sen, du khách sẽ được vào thăm ngôi nhà lá 5 gian 
mộc mạc do bà con làng Sen quyết định xuất quỹ công dựng lên để mừng ông 
Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc năm xưa. Trong ngôi nhà đơn sơ này, cụ Sắc đã 
dành hai gian rộng rãi để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn 
thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài 
vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc, ở đây có bộ phản gỗ kê 
bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây 
 82 
cũng là nơi vào các buổi tối cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước 
chè xanh. Nhân cách cao thượng của người cha và lòng nhân ái vị tha của 
người mẹ đã ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách các con của cụ Sắc. Hiện nay các 
kỷ vật trong gian nhà của cụ Sắc còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn. Hai bộ 
phản gỗ là nơi nghỉ của cụ phó bảng và hai con trai. Chiếc giường xinh xinh là 
của bà Thanh, con gái cụ. Chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn 
đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen vẫn còn nguyên đó. Tham quan khu 
di tích, du khách có thể cảm nhận một cách đầy đủ hơn về một làng quê Việt 
Nam, một làng quê xứ Nghệ, được vào thăm những ngôi nhà hàng xóm thân 
thiết với gia đình Bác thời kỳ đó như: lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc 
Quý; nhà của cụ đồ Nho; nhà của một lương y bốc thuốc Nam với dao cầu, 
thuyền tán và vườn cây thuốc quanh nhà, hay nhà một hộ nông dân với cuốc 
cày, chõng tre, nồi đất, cối xay lúa, giã gạo... nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ 
Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác; các di tích cây đa, giếng Cốc, sân vận 
động Làng Sen; Khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và Nhà tưởng niệm Bác Hồ. 
Những cảnh quan và hiện vật quá đỗi thân thuộc, giản dị của lũy tre làng, 
đường đất nhỏ, se sợi, khung cửi, bờ dâu... cùng các hiện vật trong khu di tích, 
gắn liền với hình ảnh Bác Hồ, như vẫn còn đọng lại trong đó hơi ấm của Người. 
 Tuổi thơ của Bác Hồ ở đấy, gắn với Làng sen, gốc đình, cây đa một tuổi 
thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng 
như đức hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ tảo 
tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề vì cuộc mưu 
sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn con nhỏ. Bà 
mất vì lao lực, vì làm việc quá sức. Khi mất vẫn không nhìn thấy mặt chồng, để 
lại cho đàn con niềm tiếc thương vô hạn. Phải chăng, miền quê khổ nghèo, 
nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong 
lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người 
vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình 
những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương? 
 Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn 
mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều 
gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc 
đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại... 
 Làng Sen quê nội và Hoàng Trù quê ngoại của Bác Hồ hôm nay đang đổi 
mới từng ngày cảnh vật nơi đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của 
những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái. Đường nhựa đã 
vào tận trung tâm xã và con đường đất dẫn vào các ngõ xóm, làng quê ngày nào 
giờ được thay bằng đường bê-tông kiên cố. Đời sống kinh tế phát triển hơn 
nhưng Kim Liên, Nam Đàn vẫn giữ được cho mình những giá trị văn hóa truyền 
thống, đậm đà bản sắc và từng bước tạo dựng trở thành một sản phẩm du lịch 
văn hóa phục vụ du khách. 
 83 
Dẫu đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của 
làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền 
ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho mọi thế hệ. Đến với Làng Sen, du khách 
vừa được chiêm ngưỡng cảnh làng quê điển hình của Việt Nam đồng thời chứng 
kiến những kỷ vật thiêng liêng gắn bó một thời của Hồ Chủ Tịch, người cha già 
của dân tộc Việt Nam, một danh nhân của thế giới. 
 84 
PHẦN III : KẾT LUẬN 
I. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 
Sau khi thực hiện những phương pháp trải nghiệm thực tế để dạy về chủ 
đề ĐLĐP tôi nhận thấy một số hiệu quả sau: 
1. Về phía HS. 
Những bài giảng ĐLĐP có vận dụng kiến thức thực tế thì không khí lớp 
học sôi nổi hẳn lên, các em được huy động vốn kiến thức của bản thân để phục 
vụ quá trình học tập. Mặt khác, nhờ vào các kiến thức sinh động cụ thể đó mà 
khả năng tiếp thu kiến thức địa lí của HS tốt rõ rệt. Những kiến thức khó, những 
khái niệm trừu tượng được giải quyết một cách nhẹ nhàng mà vẫn có sức thuyết 
phục cao. Các em lĩnh hội nhanh, nhớ lâu và còn có thể tự lấy ví dụ chứng minh 
cho nội dung kiến thức SGK. Ngoài ra, việc lựa chọn kiến thức ĐLĐP đưa vào 
bài giảng một cách khôn khéo, sáng tạo của GV đã kích thích được trí tò mò, 
niềm hứng thú nhận thức của các em, vì đó là những điều SGK không viết, 
những điều HS nhìn thấy ở ngoài cuộc sống mà chưa giải thích được. 
HS thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết của 
mình về những vấn đề GV đưa ra ngoài nội dung SGK. Các em đã biết dành thời 
gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các thông tin đại chúng 
khác nhiều hơn . Đã hình thành thói quen chủ động, độc lập nhận thức trong quá 
trình học tập; biết cách liên hệ, vận dụng các kiến thức thực tế địa phương vào 
bài học rất nhanh và sáng tạo; trước một vấn đề nghiên cứu HS biết đưa ra các 
quan điểm riêng của cá nhân để trao đổi với GV và bạn bè, nhất là các kiến thức 
liên quan đến ĐLĐP mà chính các em được "tai nghe, mắt thấy". Các em cũng 
tích cực tham gia vào bài giảng cùng với giáo viên, linh hoạt trong việc sử dụng 
các phương tiện trực quan phục vụ cho việc tiếp thu tri thức. Trong giờ học HS 
không bị gò bó, mà luôn chủ động tìm tòi tri thức, giờ học biểu hiện rõ sự hứng 
thú, sôi nổi tích cực của HS, kiến thức khoa học địa lí trở nên sinh động, gần gũi 
với thực tế cuộc sống. Nhờ vậy, chất lượng học tập bộ môn của HS được nâng 
lên vượt bậc. 
Sau khi vận dụng các hình thức trải nghiệm vào dạy học chủ đề ĐLĐP, để 
thấy được mức độ nắm kiến thức của HS, tôi đã giao nhiệm vụ các em về nhà 
viết bài báo cáo (dài khoảng 100 từ). Kết quả thu được là 100% HS viết bài từ 
khá trở lên, nhiều em còn viết bài rất tôt. Cụ thể: tôi đã cho HS làm bài viết bài 
 85 
báo cáo những thành tựu và thách thức về kinh tế xã hội của Nghệ An trong 
công cuộc đổi mới. Kết quả thu được là 100% HS viết bài từ khá trở lên, nhiều 
em còn viết bài rất tôt. Và đặc biệt là dự án “ Kết nối tru yền thống văn hóa 
Thành Vinh xưa và nay” đưa ra tôi đã thu được kết quả là 100% HS làm bài có 
chất lượng phực vụ cho việc DH trên lớp. 
 Ngoài ra, tôi còn tiến hành thực nghiệm ở hai lớp 12A4 và 12D5 là hai 
lớp có trình độ tương đương nhau, nhưng ở lớp 12A4 không vận dụng kiến thức 
ĐLĐP vào bài dạy (lớp đối chứng), lớp 12D5 có vận dụng kiến thức ĐLĐP vào 
bài dạy (lớp thực nghiệm) và kết quả thu được như sau: 
Lớp Sỹ số 
Số HS có thái 
độ tham gia 
tích cực trong 
giờ học 
Khảo sát chất lượng 
Yếu Trung bình Khá Giỏi 
12A4 
12D5 
32em 
30em 
15em = 46,9 % 
30em = 100 % 
4em=12,5% 
0% 
20em=62,5% 
5em=16,7% 
8em=25,0% 
15em=50% 
0% 
10em=33,3% 
2. Về phía GV. 
Việc vận dụng các hình thức trải nghiệm thức tế vào dạy học chủ đề ĐLĐP 
vào các bài dạy làm cho GV đỡ phải bỏ công sức ra mới có thể tìm những kiến thức 
xa xôi và khó hiểu để đưa vào bài học; đôi lúc còn đỡ phải làm các thiết bị dạy học; 
bởi kiến thức ĐLĐP phong phú, đa dạng có thể đưa vào bài giảng thì đã ở rất gần 
mà GV, HS được tiếp xúc, nhận thấy hằng ngày. Nhờ vậy, việc giảng dạy, truyền 
tải những nội dung mà mục tiêu bài học đặt ra đến với HS một cách nhẹ nhàng, 
hiệu quả, có sức thuyết phục hơn; bài giảng vẫn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: 
kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đặc biệt, là giúp HS hiểu biết hơn về quê hương mình, 
bồi dưỡng tình yêu quê hương, mong muốn được góp sức mình vào xây dựng quê 
hương khi các em trưởng thành. Nhiều giờ dạy của tôi có vận dụng kiến thức 
ĐLĐP đã được các GV môn Địa Lý, tổ chuyên môn dự giờ và đánh giá cao. 
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Để tiết dạy địa lý đạt hiệu quả cao, đảm bảo cung cấp được cho HS cả về 
kiến thức, kĩ năng và thái độ thì việc vận dụng các hình thức trải nghiệm trong 
chủ đề ĐLĐP có ý nghĩa rất quan trọng, để thành công cần quan tâm một số vấn 
đề: 
 86 
Thứ nhất, quy trình thực hiện dạy học ĐLĐP gồm các bước sau: 
Bước 1. Nghiên cứu kĩ bài dạy, tìm các địa chỉ để có thể tổ chức trải nghiệm cho 
HS. 
Bước 2. Chọn lọc những kiến thức ĐLĐP tiêu biểu nhất, gần gũi với HS nhất để 
vận dụng vào bài giảng. 
Bước 3. Thiết kế các hoạt động học tập có vận dụng kiến thức ĐLĐP theo 
hướng phát triển năng lực HS. Tổ chức các hoạt động học tập để HS phát huy tối 
đa sự hiểu biết của mình về những kiến thức liên quan của địa phương vào trong 
bài học; Mặt khác, với những tiết học không đủ thời gian ở trên lớp thì GV khơi 
gợi được vấn đề của ĐLĐP phải kích thích được trí tò mò, mong muốn tìm hiểu 
thêm vấn đề ĐLĐP đó khi đã kết thúc tiết học. 
Bước 4. Tổ chức các hoạt động học tập theo hướng đa dạng hóa về hình thức: 
các giờ học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hướng dẫn HS học ở 
nhà... 
Bước 5. Đánh giá giờ dạy và rút kinh nghiệm 
 Thứ hai, khi vận dụng kiến thức ĐLĐP vào vác bài học Địa lý cần tuân 
thủ một số nguyên tắc sau : 
 Phải dựa vào nội dung bài hoc, nghĩa là các kiến thức ĐLĐP vận dụng 
vào bài học phải có mối quan hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong 
bài học. Các kiến thức của bài học được coi như là cài nền làm cơ sở cho kiến 
thức ĐLĐP có chỗ dựa. Do vậy, ở bài học nào giáo viên cũng phải nghiên cứu 
kĩ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức 
ĐLĐP phù hợp . 
 Không nên thay thế hay loại bỏ hoàn toàn các ví dụ về các sự vật và 
hiện tượng địa lí có trong SGK bằng các kiến thức ĐLĐP vì đây là những ví dụ 
rất điển hình, đặc trưng và nổi tiếng trên thế giới, trong nước. Ở đây GV có thể 
bổ sung sự vật và hiện tượng ĐLĐP nhưng chỉ dừng lại ở việc nhắc tên và địa 
chỉ của chúng. Trường hợp những bài không đưa ra những sự vật và hiện tượng 
cụ thể để làm sáng tỏ lí thuyết thì đây là cơ hội tốt để GV và HS sử dụng tốt 
những kiến thức ĐLĐP vào bài học, nhưng cần phải lựa chọn ưu tiên cho những 
sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quyen nhất với HS . 
 Kiến thức ĐLĐP vận dụng vào bài học phải có tính hệ thống, tránh sự 
trùng lặp; phải thích hợp với trình độ HS, không gây quá tải đối với nhân thức 
của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học. Những kiến thức đưa 
vào bài học phải sắp xếp đúng chỗ, hợp lí, làm cho kiến thức môn học thêm 
 87 
phong phú, sát với thực tiễn và lô gíc của bài học không bị phá vỡ, HS thì hứng 
thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới. 
 Cùng một đơn vị kiến thức có thể lấy nhiều ví dụ để làm phong phú cũng 
như rõ thêm kiến thức, song không vì thế chúng ta lấy quá nhiều vì điều đó sẽ 
làm loãng kiến thức mà nên chọn những ví dụ điển hình, có tác dụng minh họa, 
giải thích rõ nhất cho kiến thức bài học. 
 Các kiến thức ĐLĐP vận dụng vào bài học làm ví dụ minh họa hay liên 
hệ bổ sung cho kiến thức bài học phải phản ánh đúng thực tế của địa phương, 
cập nhật được tình hình mới nhất, giáo dục được tấm lòng yêu quê hương, đất 
nước trong mỗi HS, làm sao để HS thấy được trách nhiệm công dân của minh 
trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. 
 Kiến thức về ĐLĐP là những kiến thức rất gần gũi với các em, các em 
đã được thấy, tiếp xúc hàng ngày...; hay những kiến thức này cũng khá phong 
phú ở nhiều trang mạng, sách, báo... của tỉnh Nghệ An HS dễ dàng có thể cập 
nhật. Việc đưa kiến thức ĐLĐP vào các bài học thì thời lượng dành cho nó 
không được nhiều, điều này đòi hỏi GV phải có nghệ thuật để dựa vào kiến thức 
bài học làm sao trong một thời gian ngắn khơi gợi được vấn đề của ĐLĐP phải 
kích thích được trí tò mò, mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề ĐLĐP đó khi đã kết 
thúc tiết học. Với phương thức này GV vừa đỡ mất thời gian ở trên lớp mà kiến 
thức ĐLĐP vẫn đến được đầy đủ thông qua việc phát huy được tính tích cực, 
chủ động của HS trong việc tiếp nhận kiến thức. 
 Thứ ba, để học sinh làm giàu thêm vốn kiến thức ĐLĐP ngoài kiến thức 
mà các em có thể tiếp xúc, bắt gặp hàng ngày thì ngay từ đầu năm học GV nên 
cung cấp cho HS một số địa chỉ, một số trang website, sách, báo, ... mà các em 
dễ dàng truy cập, tham khảo thêm. 
 Thứ tư, bản thân mỗi giáo viên cần có thời gian, tâm huyết, chủ động, 
sáng tạo, sưu tầm, tìm tòi, cập nhật kiến thức ĐLĐP, đặc biệt là kiến thức về tự 
nhiên, kinh tế- xã hội của xã nơi các em sinh sống. Đồng thời, giáo viên cũng 
phải tuân thủ các nguyên tắc vận dụng hình thức trải nghiệm vào dạy học kiến 
thức kiến thức ĐLĐP và nghiên cứu kĩ SGK để tìm đúng "địa chỉ", không bỏ sót 
"cơ hội" đưa vận dụng kiến thức ĐLĐP vào bài học, phải dành thời gian cho 
việc soạn giáo án để tìm phương pháp/kĩ thuật tích hợp nhẹ nhàng, hiệu quả 
nhất. 
 88 
III . NHỮNG KIẾN NGHỊ: 
Để việc dạy học Địa lí nói chung, vận dụng các hình thức trải nghiệm vào 
dạy học chủ đề ĐLĐP nói riêng đạt kết quả cao góp phần giáo dục toàn diện cho 
học sinh và đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực. Tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: 
Cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho các nhà trường để 
GV và HS có điều kiện giảng dạy và học tập theo hướng tích cực, phù hợp với 
yêu cầu phát triển của xã hội, như: máy tính, máy chiếu, tài liệu, thiết bị dạy 
học, các phòng chức năng,... 
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các hội nghị chuyên đề dành riêng cho việc 
hướng dẫn GV dạy học ĐLĐP đạt hiệu quả cao, trong đó cần phải hướng dân 
cách tích hợp nội dung kiến thức này vào dạy học địa lí ở các lớp. Nếu có điều 
kiện, đề nghị Phòng Giáo dục nên tổ chức một vài tiết dạy do các GV Địa lí có 
kinh nghiệm thể hiện để nhiều giáo viên được dự giờ, đúc rút kinh nghiệm cho 
bản thân. 
Cần cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu giảng dạy và hướng dẫn giảng dạy 
chuyên đề ĐLĐP cho GV. Hiện nay, tài liệu dành cho ĐLĐP chưa có, để tránh 
tình trạng người dạy và học "bơi" trong đại dương mênh mông của kiến thức, 
các cấp cần có sự quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho GV trong tỉnh 
bằng cách phối hợp với các ban ngành liên quan như Sở Văn hóa - Thể thao và 
Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, mời các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu 
chuyên sâu về ĐLĐP, bàn bạc thảo luận và tiến tới sưu tầm, biên soạn tài liệu, 
sách có liên quan, bổ trợ thiết thực (cả về nội dung, phương pháp giảng dạy) về 
tỉnh, huyện, xã trên địa bàn Nghệ An 
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập địa lí của HS bên cạnh phối hợp 
kiểm tra cả kiến thức và kĩ năng; trắc nghiệm và tự luận. Mà còn phải phối hợp 
cả kiểm tra kiến thức khoa học địa lí trong SGK với kiểm tra kiến thức thực tế ở 
địa phương. Có như vậy, việc đánh giá chất lượng học sinh mới đảm bảo tính 
toàn diện. 
Các cấp quản lý cũng đồng thời cần tạo điều kiện về kinh tế, tài chính và 
thời gian để GV và HS thực hiện những chuyến đi thực tế, được tận mắt nhìn, 
tận tai nghe và tận tay sờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ... của địa 
phương. Để các em hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề đã được học trong 
sách vở, rút ngắn khoảng cách giữa cái trừu tượng, chung chung và thực tế cuộc 
 89 
sống, hay làm giàu thêm kiến thức ĐLĐP để các em vận dụng vào bài học. Điều 
này còn cần thiết để giáo dục "kỹ năng sống" cho HS hiện nay. 
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc vận dụng các hình thức trải 
nghiệm vào dạy học chủ đề ĐLĐP cùng một số kiến nghị đề xuất của bản thân 
tôi rút ra từ thực tế giảng dạy. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến 
đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Vinh, ngày 2 tháng 4 năm 2019. 
 Người viết 
 Nguyễn Thị Mai Linh 
 90 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng Di sản trong dạy 
học ở trường phổ thông - Môn Địa lý, tháng 10 năm 2013. 
4. Địa lí tỉnh Nghệ An - NXB Thời đại 2009. 
5. Du lịch thế giới hành trình khám phá 46 quốc gia - NXB Văn hóa 
Thông tin. 
6. PGS - TS Lâm Quang Dốc - “Dạy học địa lí địa phương trong nhà 
trường theo hướng tích cực” - NXB Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
7. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc “Lý luận dạy học Địa lí” Nxb Đại 
học Sư phạm. 
8. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng “Phương pháp dạy học Địa lí theo 
hướng tích cực” Nxb Đại học Sư phạm. 
9. “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông”, Nxb 
Giáo dục, Bộ giáo dục Đào tạo. 
10. s¸ch gi¸o khoa môn Địa lÝ lớp 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục ) 
 11. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ( Nhà xuất bản Giáo dục ) 
 12. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam ( Nhà xuất bản Giáo dục ) 
. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_49.pdf
Sáng Kiến Liên Quan