Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông

Dạy học lịch sử ở trường THPT không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, mà còn phát triển năng lực và phẩm chất cho các em. Trên cơ sở đó, các em sẽ được phát triển một cách toàn diện. Song muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đó cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tư duy của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành và lòng say mê, ý chí vươn lên trong học tập.

Nhưng trên thực tế hiện nay, phần lớn các GV dạy lịch sử ở các trường THPT chỉ chú ý truyền thụ kiến thức lịch sử, ít quan tâm đến nhu cầu tìm hiểu, khám phá lịch sử của học sinh nên không tạo được hứng thú học tập lịch sử cho các em. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không quan tâm học lịch sử, tâm lý nhàm chán, đối phó trong học lịch sử. Hậu quả là phần lớn học sinh không nắm được kiến thức lịch sử cơ bản, mơ hồ về sự kiện, nhầm lẫn kiến thức, điều này thể hiện rõ trong kết quả các kì thi THPT quốc gia những năm gần đây.

Vậy, vấn đề đặt ra là làm sao khôi phục được bức tranh lịch sử sinh động trước mắt các em, làm thế nào để học sinh có hứng thú, ấn tượng sâu sắc về bài học lịch sử? Đây là một câu hỏi lớn cho nghành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy lịch sử. Bản thân tôi cũng rất trăn trở trong việc tìm ra những phương pháp dạy học tích cực. Thông qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy dạy học theo chủ đề ở các trường THPT có vai trò và ý nghĩa to lớn, là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, đồng thời góp phần phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Bởi vì, dạy học theo chủ đề là một mô hình mới với sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc xây dựng và dạy học theo chủ đề. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất chưa phổ biến.

 

docx92 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhằm vào Đức, và quân Đức đã có thể rảnh tay để nhanh chóng đánh bại Ba Lan.
Hành động này của Anh, Pháp thể hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Trong lúc đó, giới cầm quyền Mĩ vẫn thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xẩy ra ngoài châu Mĩ. Mặc dù tuyên bố là trung lập nhưng tổng thống Mĩ F. Roosevelt vẫn cố gắng tìm cách thuyết phục Quốc hội bãi bỏ luật cấm bán vũ khí cho các bên tham chiến. Quốc hội Mĩ đã chấp thuận việc bán vũ khí cho các nước tham chiến trong CTTGII theo phương thức trả tiền mặt và tự chuyên chở. Chính sách này đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho nước Mĩ.
	Với ưu thế về quân sự, quân Đức áp dụng chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng” và chiếm được Ba Lan sau gần 1 tháng. Sau khi chiếm được Ba Lan, Tháng 4/1940, quân Đức chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây, chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và đánh thẳng vào Pháp.Chính phủ Pháp rời Pari chạy về Tua. Nước Pháp nhanh chóng bại trận và kí Hiệp định đình chiến (22 - 6 - 1940). Tháng 7 – 1940, quân Đức thực hiện kế hoạch đổ bộ “Sư tử biển”, sau đó là chiến dịch “tia điện không trung” của không quân tiến đánh nước Anh. Trước tình hình đó, Mĩ và Anh kí kết một bản hiệp ước, theo đó Mĩ cung cấp cho Anh 50 tàu khu trục, để đổi lấy việc quân Anh đặt các căn cứ không quân và hải quân ở Newfoundland và Đại Tây Dương. Với ưu thế về không quân và hải quân của Anh, đồng thời do sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh bắt đầu từ tháng 9/1940, kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức không thực hiện được.
	Tháng 9 – 1940, nhằm cũng cố khối liên minh phát xít, tại Béclin ba nước phát xít Đức-Italia - Nhật Bản kí Hiệp ước Tam cường, nhằm tăng cường trợ giúp lẫn nhau về mọi mặt và công khai việc phân chia thế giới: Đức, Italia ở châu Âu, Nhật Bản ở Viễn Đông.
Từ tháng 10 - 1940, Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu. Các nước Rumani, Hunggari, Bugari trở thành chư hầu của Đức và bị Đức chiếm đóng. Bằng vũ lực quân sự, quân Đức thôn tính Nam Tư và Hi Lạp.
	Như vậy, trong giai đoạn nhứ nhất của chiến tranh, với ưu thế áp đảo về quân sự, phe phát xít giành quyền chủ động. Đến giữa năm 1941, Đức đã thống trị phần lớn châu Âu tư bản chủ nghĩa và ráo nết chuẩn bị cho cuộc tấn công Liên Xô.
	Từ cuối 1940, với ưu thế về quân sự, quân Đức đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh. Rạng sáng 22/6/1941, với một lực lượng hùng hậu cùng với trang thiết bị hiện đại cùng với yếu tố bất ngờ Đức tấn công và nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ của Liên Xô. Lần đầu tiên, quân Đức vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân Liên Xô. Đến 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ thủ đô Mát-xcơ-va. Chiến thắng Mátxcơva đã làm phá sản Chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức.
	Sau thất bại ở Mátxcơva, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía nam nhằm chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọng nhất của Liên Xô. Mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm Xtalingrat, thành phố được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô. Cuộc chiến đấu kéo dài hơn hai tháng, nhưng quân Đức không thể chiếm được thành phố này.
	Hành động xâm lược của CNPX thúc đẩy các quốc gia liên minh chống kẻ thù chung. Sự tham chiến của Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến. Cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. Việc thành lập một liên minh quốc tế chống phát xít dã trở thành một đòi hỏi bức thiết của các lực lượng dân chủ và yêu chuộng hòa bình. Các chính phủ Anh, Mĩ đã dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống CNPX. Ngày 1/1/1942, tại Oa-sinh-tơn, đại diện 26 nước (đứng dầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra một tuyên bố chung gọi là Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc. Các nước tham gia tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình.
	Ở mặt trận Xô - Đức, từ tháng 11/1942 đến 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công và giành thắng lợi lớn ở Xta-lin-grat, tạo ra bước ngoặt, làm xoay chuyển của cuộc chiến tranh thế giới, kể từ đây Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
	Đầu năm 1944, cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô diễn ra với 10 chiến dịch lớn nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ của mình. Tiếp đó, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước Đông Âu và tiến sát tới biên giới nước Đức.
	Mùa hè năm 1944, Mĩ – Anh và quân đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc nước Pháp). Sự chuẩn bị đầy đủ và ưu thế tuyệt đối về quân sự , việc lựa chọn địa điểm đổ bộ chính xác đã đưa tới thắng lợi của quân đồng minh tại Noóc -măng-đi. Phong trào khởi nghĩa vũ trang diễn ra khắp nơi, giải phóng nhiều vùng rộng lớn và nước Pháp được giải phóng. Quân Đồng minh tiến vào giải phóng các nước Bĩ, Hà Lan, Lúcxămbua, chuẩn bị tấn cồng nước Đức.
Tháng 2 - 1945, quân Đồng minh tấn công quân Đức từ mặt trận phía Tây. Tháng 4 - 1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công vào Béclin- sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức, đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức. Ngày 30 - 4 - 1945, Hồng quân cắm cờ thắng lợi trên nóc toà nhà Quốc hội Đức. Hítle tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 9 - 5 - 1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
MC:
Vâng. Cảm ơn PV Lê Hồng Quang đã cho tôi và quý vị hiểu rõ hơn về diễn biến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận châu Âu, về thái độ, hành động và trách nhiệm của các bên tham chiến cũng như vai trò của các các cường quốc trong việc tiêu diệt CNPX Đức. Và chắc chắn rồi ạ, nhân loại tiến bộ sẽ không bao giớ quên những đóng góp của 3 nước trụ cột đi đầu trong việc tiêu diệt CNPX đó là Liên Xô, Mĩ, Anh. Sự hy sinh của hàng triệu người mà nhờ đó nhân loại đã thoát khỏi thảm hoạ Phát xít, đem lại hoà bình cho nhiều dân tộc và tạo nên những chuyển biến mang tính bước ngoặt của thế giới.
Và tiếp theo chương trình, thưa quý vị, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ PV JonhWeber hiện đang có mặt tại Tunisia để thông tin thêm về các nước tư bản tham chiến ở mặt trận Bắc Phi
PV (Nhóm 2) : 
Vâng thưa quý vị, nơi tôi đang đứng ở đây là chiến trường Tunisia, cách đây 75 năm, từng là một chiến trường đầy nắng và cát bụi, một chiến trường đẫm máu trong cuộc chiến. Mặt trận Bắc Phi là một trong những mặt trận đóng vai trò quan trọng trong cục diện của toàn cuộc chiến này.
	Ở Bắc Phi, tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập. Cuộc chiến này diễn ra trong thế giằng co, không phân biệt thắng bại giữa liên quân Đức-Italia với liên quân Anh – Mĩ. Tháng 10/1942, liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men (Ai Cập), giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. Từ tháng 3/1945 đến tháng 5/1945, liên quân Anh – Mĩ quét sạch quân Đức ra khỏi lục địa châu Phi.
	Ở Italia, sau khi quân Đồng minh đánh chiếm đảo Xixilia (7/1943) và bắt giam Mútxôlini, một chính phủ mới đã được thành lập, đầu hàng đồng minh. Phát xít Italia sụp đổ. Nhưng quân Đức đã đối phó kịch liệt, giải thoát cho Mút-xô-li-ni và lập lại chính phủ phát xít ở miền Bắc I-ta-li-a. Hơn 30 sư đoàn quân Đức được điều sang Italia, kéo dài sự kháng cự tới tháng 5 – 1945 mới chịu khuất phục.
MC:
Vâng, xin cảm ơn phóng viên Jonh rất nhiều, anh đã cho chúng tôi một bức tranh tổng thể về CTTG II cũng như các bên tham chiến tại mặt trận Bắc Phi.
PV (Nhóm 2):
Xin chào chị Hồng Vân( MC). Xin chào quý vị, nơi tôi đang đứng ở đây là thủ phủ thành phố Hirosima, có lẽ nhìn hình ảnh yên bình và trù phú này của Hirosima, ít ai có thể ngờ rằng, cách đây 75 năm, cùng với Nagasaki, đã trở thành những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử. Hai quả bom đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người vô tội, biến 2 thành phố này trở thành 2 thành phố chết. Tất cả giờ đã trở thành quá khứ, nhưng là 1 quá khứ ám ảnh với nỗi đau thương trải dài.Bây giờ tôi xin mời tất cả chúng ta hày cùng nhìn lại quá trình Nhật Bản tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với mặt trận châu Á Thái Bình Dương.
	Tháng 6/1940, trong khi chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở châu Âu, Nhật Bản công bố chính sách xây đựng khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á và từng bước triển khai chính sách xâm lược Đông Nam Á. Tháng 9/1940,quân đội Nhật kéo vào Đông Dương, nhưng vấp phải sự phản đối của Mĩ, quan hệ Mĩ – Nhật trở nên căng thẳng. Ngày 7/12/1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Sự kiện này đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa biệt lập Mĩ , Tổng thống Mĩ F. Roosevelt chính thức tuyên chiến với Nhật Bản mới sau đó là Đức và Italia. Như vậy chiến tranh đã lan rộng toàn thế giới và lôi cuốn tất cả các cường quốc tư bản tham chiến.
	Trong thời gian chiến tranh, Nhật Bản đều đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng tập trung cao độ. Các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất được mở rộng và tăng cường sản xuất đến mức tối đa nhằm phục vụ cho công nghiệp quân sự. Các nước tư bản đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản, ở các nước thuộc địa để cung cấp cho nhu cầu chiến tranh.
	Sau cuộc tập kích vào Trân Châu cảng, Nhật Bản mở một loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á và bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương. Đến năm 1942, quân phiệt Nhật đã thống trị khoảng 8 triệu km2 đất đai với 500 triệu dân ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
	Ở Thái Bình Dương, sau khi hoàn thành kế hoạch xâm chiếm Đông Nam Á, Nhật Bản sử dung chính sách “châu Á của người châu Á” nhằm mục tiêu gạt bỏ ảnh hưởng của các nước thực ân phương tây ở khu vực này. Về kinh tế, từ tháng 7/1942, quân đội Nhật chiếm đóng ở các nước Đông Nam Á kiểm soát toàn bộ các ngành kinh tế then chốt của các quốc gia trong khu vực. Chính sách vơ vét bóc lột của quân đội Nhật đã gây ra một thảm họa chưa từng có đối với các nước trong khu vực, làm tan biến ảo tưởng về sứ mệnh xây dựng Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Ácủa Nhật. Tuy nhiên sau khi mở rộng xâm lược châu Á- Thái Bình Dương, Nhât Bản đã gặp những khó khăn trong việc chiếm đóng và kiểm soát những khu vực rộng lớn. Từ mùa hè năm 1942, quân đội Nhật mất dần ưu thế ban đầu. Từ tháng 8 - 1942 đến tháng 1 - 1943quân đội Mĩ đánh bại Nhật trong trận Guađancananđã tạo ra được bước ngoặt quan trọng và chuyển sang phản công, lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
Ở mặt trận Thái BìnhDương, từ tháng 10 - 1944 đến tháng 8-1945, liên quân Mĩ - Anh triển khai cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philippin. Từ cuối năm 1944, Mĩ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật Bản bằng không quân.
Trong bối cảnh chiến tranh đã kết thúc ở châu Âu và đang đi vào hồi kết ở châu Á- Thái Bình Dương, tháng 7/1945 tại Pốtxđam (Đức) nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã gặp nhau để giải quyết các vấn đề ở châu Âu sau chiến tranh và việc đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật.
	Ngày 6/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima làm 8 vạn người chết. Ngày 8/8/1945 Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông Nhật gồm 70 vạn quân ở Mãn Châu. Ngày 9/8/1945, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Nagaxaki giết hại 2 vạn người. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. CTTG II kết thúc.
	Xin được trở lại với trường quay!!!
MC:
Vâng, rất cảm ơn PV Azinomo bởi nhờ anh mà tôi cũng như khán giả đã hiểu rõ hơn về mặt trận châu Á Thái Bình Dương trong cuộc chiến này,quả thật là rất khốc liệt.
Kính thưa quý vị, như vậy Chiến tranh thế giới thứ hai đãkhép lại cách 75 năm, với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít trong đó Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Thế giới ngày nay đã bước vào toàn cầu hóa, lợi ích quốc gia và quốc tế được xây dựng trên nền tảng các mối quan hệ đa phương, đa dạng với mong muốn cùng tồn tại hoà bình và phát triển.Tuy nhiên, tư tưởng của chủ nghĩa phát xít chưa hoàn toàn bị diệt vong, mà đã biến tướng sang nhiều hình thức khác nhau. Đã từng có độc tài Pinoche tiêu diệt mọi đảng phái và nhân vật đối lập. Đã từng có Khmer Đỏ tiến hành chính sách diệt chủng dân tộc mình. Đã từng có những kẻ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đàn áp nô dịch người da đen. Đã từng có nhà nước Taliban áp đặt sự hà khắc và nuôi dưỡng lực lượng khủng bố quốc tế. Vẫn còn những thế lực cuồng tín sử dụng những biện pháp khủng bố giết hại dân lành như tổ chức Hồi giáo tự xưng IS.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của các dân tộc cực đoan tại 1 số nước châu Âu chính là manh nha của chủ nghĩa phát xít mới của tư tưởng bài ngoại.
Bởi thế ý nghĩa của chiến thắng phát xít cách đây 75 năm vẫn còn giá trị to lớn cho thế giới ngày hôm nay trong việc đoàn kết nhân dân toàn thế giới, đoàn kết mọi dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đến đây, chương trình của chúng tôi cũng xin phép được khép lại. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong những chương trình lần sau.
Phụ lục IV: ĐĨA CD (GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ, PHIM TƯ LIỆU VÀ MỘT SỐ VIDEO MINH HỌA HOAT ĐỘNG DẠY HỌC) 
Phụ lục V. Đề kiểm tra lớp thực nghiệm, đối chứng được xây dựng trong dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực, phẩm chất HS
Họ và tên..................lớp: 11A
PHIẾU KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP
I.Trắc nghiệm
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để phân chia quyền lợi các nước tư bản đã làm gì ?
A . Ký hòa ước Vec xai (1919 – 1920) 	B. Hòa ước Oasinh tơn (1921 – 1922)
C. Ký hòa ước Pari (1920 – 1922) 	D.Câu a và b đúng
Câu 2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ?
A. Sản suất giảm sút 	 B. Thị trường tiêu thụ giảm
C. Năng suất tăng, sản suất ồn ạt. 	 D.Năng suất giảm, thất nghiệp tăng.
Câu 3. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ?
A.Khủng hoảng thừa kéo dài nhất B. Khủng hoảng thiếu
C.Khủng hoảng có quy mô trên thế giới D.Khủng hoảng thừa, có quy mô lớn
Câu 4: Điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức?
A.Thông qua sự chuyển từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B.Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược.
C.Thông qua việc xâm lược các nước.
D.Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa. 
Câu 5: Chủ nghĩa Phát xít Đức ra đời dẫn đến nguy cơ nào?
A.Một cuộc chiến tranh thế giới mới
B.Các nước đế quốc xâu xé lẫn nhau
C.Thất bại của các nước tư bản thắng trận
D.Nền hòa bình nhanh chóng kết thúc
Câu 6. Mĩ đã làm gì để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng ?
A.Đóng cửa tất cả các nhà máy 	B.Thực hiện Chính sách mới
C.Thực hiện Chính sách Kinh tế mới 	D. Phát động chiến tranh
Câu 7: Ý nào sau dây không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
A.Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản
B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản
C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, đời sống khó khăn
D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản
Câu 8: chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lí do chủ yếu nào sau đây
A.Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
B.Thái độ thù ghét cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ
C.Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước vecsxai – Oasinhtơn
D.Chính sách trung lập của Mĩ để phát xít được tự do hành đông
Câu 9: Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai là
A.Liên xô B. Anh, Mĩ C. Liên Xô, Mĩ, Anh 	D. Anh, Pháp, Mĩ, Liên xô
Câu 10: Tháng 8/1945. Điều kiện khách quan bên ngoài thuân lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành độc lập đó là
A.Phe phát xít thất bại trên chiến trường châu âu	B.Phát xít Italia và phát xít Đức đầu hàng
C.Nhật đầu hàng phe đồng minh vô điêu kiện	D.Thắng lợi của phe đồng minh
Câu1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Điểm TN
II.Tự luận
Câu 1: hãy trình bày hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thừa 1929-1933. Theo em, hậu quả nào là nghiêm trọng nhất? vì sao?
Câu 2: Từ hậu quả của hai cuộc chiến tranh, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
Hướng dẫn chấmPhần Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Mức độ đầy đủ:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
D
C
D
B
A
B
B
A
C
C
Mức không tính điểm: HS chọn các đáp án khác, hoặc không trả lời
* Phần tự luận
Mức độ đầy đủ:
Câu1
Nội Dung
Điểm
Câu 1: hãy trình bày hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thừa 1929-1933. Theo em, hậu quả nào là nghiêm trọng nhất? vì sao?
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia...
+ Về quan hệ quốc tế:
- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản => Chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Hậu quả nghiêm trọng nhất là: Chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
- Giải thích: Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện => Cuộc chạy đua vũ trang ngày càng ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới...
Câu 2: Từ hậu quả của hai cuộc chiến tranh, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
Chiến tranh thế giới thứ kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Từ đó, nhân loại cần tránh những cuộc xung đột quân sự , đấu tranh để bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. Cố gắng giải quyết các tranh bằng giải pháp hoà bình, trách xa bạo lực 
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
2.0
Mức tương đối đầy đủ: Hs trả lời đúng một số đáp án nhưng chưa đầy đủ
Mức không tính điểm: HS chọn các đáp án khác, hoặc không trả lời
Phụ lụcVI: PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA HỌC SINH.
Nội dung phiếu tìm hiểu ý kiến học sinh về việc dạy học chủ đề “các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945”
PHIẾU THĂM DÒ TÌM HIỂU Ý KIẾN HỌC SINH
Họ tên học sinh: .(Có thể ghi hoặc không ghi tên)
Lớp: .
Sau khi được tham gia học xongchủ đề “các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945”
Em hãy vui lòng cho biết suy nghĩ của mình:
1/. Cảm nhận của em sau khi học chủ đề này so với tiết học truyền thống theo bài trong sách giáo khoa?
.....
3/. Ý kiến đóng góp của em (nếu có)
Cảm ơn em!
	 Học sinh (Kí tên hoặc có thể không kí) 
Phụ lục VII
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐỒNG NGHIỆP DỰ GIỜ
1. Một số ý kiến nhận xét của đồng nghiệp.
* Cô Cao Thị Hằng - Giáo viên dạy môn Lịch sử: 
-Kết cấu chủ đề, phân bố lượng kiến thức cho từng tiết học phù hợp
- Bài giảng có tính hệ thống, rõ trọng tâm, sinh động, gây hứng thú cho học sinh. 
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp trong hoạt động Dạy - Học. 
- Học sinh tích cực, chủ động chuẩn bị bài học, tài liệu và tư liệu. 
- Giáo viên những câu hỏi có tính liên môn và gắn liền với thực tiễn rất tốt
* Cô Lê Thị Hạnh - Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân:
 - Giáo viên chuẩn bị giáo án, tư liệu công phu, hợp lý. 
- Giáo viên đã vận dụng nhiều phương pháp tích cực, linh hoạt, tạo hứng thú cho HS
- Học sinh chuẩn bị bài học tốt, công phu, kỹ lưỡng; tham gia tích cực, sôi nổi đóng góp xây dựng kiến thức.
- Tiết học tích hợp linh hoạt, liên môn cả kiến thức các môn Giáo dục công dân, lịch sử và địa lí.
- Tiết học sinh động, hấp dẫn, tư liệu phong phú. 
* Cô Vũ Thị Mỹ Hạnh - Giáo viên dạy môn Địa lí:
- Bài dạy có sự chuẩn bị công phu, chu đáo. 
- Giáo viên trình bày bảng hợp lý, lời nói rõ ràng, chuẩn mực.
- Giáo viên đã phối kết hợp gắn kết 3 môn Sử - Địa – GDCD
- Tiết học hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh. 
- HS hoạt động rất hiệu quả.
Phụ lục VIII: Một số sơ đồ tư duy bài học của HS

File đính kèm:

  • docx90_SKKN_NGUYeN_Le_LAN_-_TRuoNG_THPT_PHAN_daNG_LuU_9595f2e55f.docx
Sáng Kiến Liên Quan