Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực

Phần I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày 12/4/2017, Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và GS.TS Nguyễn Minh Thuyết Tổng chủ biên chương trình chủ trì họp báo.

Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Về Phương pháp xây dựng chương trình, với định hướng tiếp cận năng lực (thay vì định hướng tiếp cận nội dung), dự thảo chương trình GDPT tổng thể áp dụng phương pháp Sơ đồ ngược (Back - Mapping) và Phương pháp Đánh giá tác động của chính sách.

 

doc55 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3545 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên trường THPT 19-5. Mọi ý kiến phản hồi trực tiếp cho Đc Nguyễn Trung Kiên, Đt: 0986834234 hoặc qua mail: kienhien195@gmail.com. 
BTV Đoàn trường trân trọng cảm ơn!
LÃNH ĐẠO DUYỆT
BÍ THƯ CHI BỘ -HIỆU TRƯỞNG
TM. BTV ĐOÀN TRƯỜNG
BÍ THƯ
(Đã ký, đóng dấu)
(Đã ký, đóng dấu)
Lê Văn Vinh
Nguyễn Trung Kiên
	Nhận xét: Nội dung trên đã được triển khai với sự tham gia của rất nhiều các tổ chức, bộ phận trong và ngoài trường: Ban chi ủy, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Tổ chuyên môn, Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, sinh viên thực tập, phụ huynh, nhân dân, Đặc biệt là sự tham gia tích cực của trên 1000 học sinh trong và ngoài trường. Thông qua đó học sinh được trải nghiệm và được tham giá tích cực, chủ động, tự giác, được rèn luyện rất nhiều các kỹ năng sống, góp phần phát triển năng lực học sinh
	- Kỹ năng giao tiếp
	- Kỹ năng tính toán
	- Kỹ năng phân tích thị trường
	- Kỹ năng xây dựng kế hoạch
	- Kỹ năng phối hợp
	- Kỹ năng làm việc khoa học
	- Kỹ năng làm việc nhóm
	- Kỹ năng thuyết phục người khác
	- Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo
	- Kỹ năng kinh doanh
	- Kỹ năng báo cáo
	-
	Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh nhà trường, tạo điều kiện để học sinh được giao lưu, trao đổi, học hỏi; tạo không khí vui tươi phấn khởi, giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống.
Thật vậy, trong trường học, các thầy cô giáo đã cố gắng trang bị cho người học từ bậc Mầm Non, Tiểu học, Phổ thông,.. những tri thức cơ bản nhất về các bộ môn khoa học tự nhiên, xã hội, các quy luật, cách thức, phương pháp, nhằm giúp học sinh ngày càng trưởng thành.
	Rõ ràng, không có thầy, cô thì người học quả thật sẽ vô cùng khó khăn khi đi tìm chân lý; Tuy nhiên, trong thực tế có khá nhiều người đã thành đạt trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống mà không cần đến trường lớp, thậm trí có người đã từng trở nên rất giầu có trong khi bản thân không hề biết ký tên mình. Ngược lại số ít những người đó lại có khả năng tính nhẩm rất nhanh, tinh tế trong quan sát, sáng tạo trong công việc, linh hoạt trong xử lý tình huống, quyết đoán trong công việc, đặc biệt là kiếm tiền rất hiệu quả.
	Bên cạnh đó, về mặt khoa học, ngày nay chúng ta thường xét đến 2 loại chỉ số liên quan đến sự thành công của mỗi con người. Trước đây là chỉ số IQ (Chỉ số thông minh) và ngày nay có thêm chỉ số EQ( Chỉ số cảm xúc). Nhìn chung có chỉ số IQ và EQ cao sẽ có cơ hội thành đạt cao hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ số IQ cao thì vẫn chưa đủ, trên thực tế có rất nhiều người mặc dù IQ không cao, nhưng lại có EQ rất cao và thường họ là những người rất thành đạt trong kinh doanh, trong công tác xã hội cũng như trong quản lý nhà nước. Một trong những minh chứng, bạn cũ của chúng ta có thể học dốt hơn ta trước đây, nhưng bây giờ chúng ta có thể sẽ thua xa về mặt kinh tế, sự thành đạt và chắc chắn là mối quan hệ với mọi người xung quanh.
	Chính vì lẽ đó, những phép toán đơn thuần như cộng, trừ, nhân, chia hay tên hóa chất, công thức vật lý, kiến thức về động thực vật chắc chắn sẽ giúp ích cho mỗi học sinh khi bước vào đời tự lập, lập thân, lập nghiệp.
5. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TẾ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
	Bài toán 1: Nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn trường THPT 19/5 tổ chức Hội chợ. Giả sử Lớp em được giao 1 gian hàng tại Hội chợ chào mừng ngày 26-3. Với cương vị là Bí thư chi đoàn, em hãy lập kế hoạch triển khai, phân công các thành viên và áp dụng thực tế, đánh giá số tiền lãi (lợi nhuận) thu được?
Định hướng giải quyết:
Đây là một bài toán tương đối khó khăn đối với đa số học sinh; tuy nhiên, đối với một số học sinh khối 12 và đội ngũ là Bí thư các chi đoàn hoặc lớp trưởng; học sinh hoàn toàn có thể đưa ra các ý tưởng cho buổi hội chợ.
Do đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi chủ yếu kỳ vọng vào việc xây dựng các ý tưởng hành động hoặc tổ chức như một diễn đàn “Hiến kế cho đoàn” nhân dịp ngày thành lập Đoàn 26/3. 
Kết quả thu được vượt trên cả mong đợi: Các em học sinh là Bí thư các chi đoàn học sinh đã đề xuất rất nhiều ý tưởng, cụ thể như sau: Bán sữa chua, bán giải khát, bán đồ lưu niệm học sinh tự làm, bán sách, bán thịt nướng, bán xúc xích,.... Các ý tưởng kinh doanh có thể rất táo bạo, nhưng sau khi được họp bàn trong tập thể chi đoàn, dưới sự hướng dẫn của BCH Đoàn trường và các thầy cô giáo bộ môn. Cuối cùng 27/27 chi đoàn đã mạnh tự xây dựng đượng kế hoạch chi tiết, cụ thể và triển khai đồng loạt vào ngày 26/3.
Ngày 25/3/2016 nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Đoàn trường tổ chức cho các Bí thư chi đoàn đi thăm quan trải nghiệm “Hội trại gian hàng quốc tế” tại trường Phổ thông quốc tế Newton (Cổ Nhuế, Hà Nội) để các em được trao đổi kinh nghiệm về áp dụng tại chi đoàn mình.
Ngày 26/3/2016 Đoàn trường đã tổ chức “Ngày hội thanh niên” với những hoạt động chủ yếu sau: Hội chợ gian hàng thanh niên; Hội thi nấu ăn; Trò chơi dân gian.
Kết quả cụ thể:
- 100% các chi đoàn đã có gian hàng thanh niên
- Doanh số bán hàng ước đạt gần 100 triệu (27 * 3 triệu = 81 triệu)
- Doanh số Gian hàng cao nhất trên 5 triệu
- Thu hút trên 1000 ĐVTN, phụ huynh, nhân dân trên địa bàn
- 100% gian hàng kinh doanh có lãi (theo kết quả của Ban giám khảo)
Kết luận: Đã có 27 gian hàng kinh doanh có lãi, thông qua đó hình thành và phát triển nhiều kỹ năng, năng lực thực tiễn cho học sinh; tạo ra sân chơi bổ ích để học sinh được rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
	Bài toán 2: Giả sử gia đình em có mặt bằng thuận lợi cho việc kinh doanh, em hãy đưa ra ý tưởng làm thêm khi còn đang là học sinh cấp III.
Định hướng giải quyết:
Sau khi triển khai tới một số chi đoàn có học sinh ở khu vực gần đường, thuận lợi cho việc làm thêm; Hầu hết học sinh trường THPT 19-5 rất hào hứng, đặc biệt là đối tượng học sinh các lớp chọn như: 10ª1, 11ª3, 11ª4,... 
Kết quả cụ thể như sau:
- Hoạt động kinh doanh Onlie của em Nguyễn Minh Châu lớp 12ª4 thu được hiệu quả cao: Thông qua mạng xã hội facebook, nhờ maketting qua bạn bè, thầy cô, phụ huynh,.... mỗi tháng mô hình này có thể đem lại lợi nhuận từ 2,5 triệu đến 6 triệu đồng. Đáng chú ý, mô hình này chủ yếu tập chung vào các mặt hàng thiết yếu, giá rẻ, chủng loại đa dạng như quần áo (20k, 30k), mỹ phẩm, xà phòng, ... nên rất phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Dịch vụ ăn sáng free ship: 11a4: Một nhóm học sinh lớp 11a4 đã chủ động lên Menu rất đơn giản như: Xôi chả, Xôi ruốc, Bánh mì ba tê, Xúc xích, nước giải khát,... và phục vụ tận bàn học trước khi vào lớp truy bài hoặc trong giờ ra chơi 15 phút, sau các tiết học thể dục,... Mỗi xuất có lẽ chỉ lãi tối đa 1000đ nhưng đem lại niềm vui rất lớn cho các em học sinh...
	Bài toán 3: Giả sử có 1 người gọi bán Trâu, người này Yêu cầu bán tù mù với giá 18 triệu đồng. Em gọi điện cho người chuyên bán lẻ thịt Trâu và nhận được câu trả lời: 180.000đ/kg Thịt trâu (mua buôn). Em sẽ làm gì?
Định hướng giải quyết:
Bước 1. Trước hết cần xác định trọng lượng của cả con Trâu:
Việc xác định khối lượng cơ thể chính xác nhất vẫn là cân trực tiếp. Tuy nhiên, để cân trọng lượng của một con trâu hay bò đôi khi lại gặp khó khăn vì trong nông hộ không phải lúc nào cũng sẵn cân, và để tiến hành cân 1 con trâu hay bò có khối lượng lớn không phải là chuyện dễ.
Vì vậy chúng ta có thể ước lượng khối lượng con trâu hay bò tương đối chính xác thông qua công thức đã được nghiên cứu khi biết được vòng ngực và độ dài thân chéo của con trâu (bò) đó. (với sai số khoảng 5%). Công thức này chỉ áp dụng đối với trâu bò từ 2 tuổi trở lên; Nếu trâu bò mập thì cộng thêm 5% trọng lượng của nó.
Đối với trâu: Khối lượng (kg) = 90,0 x Vòng ngực x Vòng ngực x Độ dài chéo
Đối với bò: Khối lượng (kg) = 88,4 x Vòng ngực x vòng ngực x Độ dài chéo
Bước 2: Xác định tỷ lệ thịt Trâu (Đa số ở mức 60%)
à Lượng thịt = Khối dượng Trâu x 60/100
Bước 3. Hạch toán kinh tế: Ngoài phần thịt bán buôn, Trâu còn có cả lòng, Trân trâu, tim, gan,... có thể bán được.
Bước 4. Xác định các chi phí phát sinh: Vận chuyển, thuê người mổ, thuế và lệ phí khác,...
Bước 5. Đưa ra quyết định và trả giá nhằm tăng lợi nhuận.
Ghi chú: Các thương lái thường ước lượng bằng mắt thường.
	Bài toán 4: Một học sinh làm thêm nghề buôn gà, vì thời gian còn dành cho học tập nên bạn đó đã quyết định chủ yếu buôn vào ngày dằm và mồng một. Mỗi tháng, trước ngày dằm và mồng một học sinh này đi thu mua gà tại các hộ gia đình ở các xóm vùng sâu, vùng xa; sau đó đem bán tại chợ Bãi Chạo cho các lái buôn. Giả sử trong một đợt mua 20 con gà, mỗi con trung bình 1,5kg với giá thành 80.000đ/1kg; Chở bằng xe đạp điện bán tại chợ Bãi Chạo được 95.000đ/1kg. Hãy xác định số tiền mỗi tháng học sinh đó kiếm được.
Định hướng giải quyết:
Việc lựa chọn thời gian, địa điểm mua bán và đối tượng gà để buôn là tương đối phù hợp và kỳ vọng thu được hiệu quả. Bởi lẽ, hàng tháng vào dịp ngày dằm, mùng một nhu cầu gà tăng cao; mặt khác học sinh đi thu mua tại các thôn xóm vùng sâu sẽ được gà ngon hơn, bán cho lái buôn hoặc các quán ăn, nhà hàng sẽ được giá cao hơn.
Thời gian không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập. Bên cạnh gà có thể kết hợp thêm các loại mặt hàng khác như: Vịt, ngan, Chó con,.. để tăng thêm thu nhập. Vốn đầu tư ban đầu không cần nhiều, dủi do và chi phí phát sinh hầu như không có nhiều.
Số tiền có thể kiếm được mỗi đợt:
- 20 con gà x 1,5kg = 30kg
- Số tiền mua vào: 30kg x 80.000d/1kg = 2.400.000đ
- Số tiền bán ra: 30kg x 95.000đ/kg = 2.850.000đ
- Số tiền lãi (kỳ vọng) = 2.850.000đ = 2.400.000đ = 450.000đ
Đó là thu nhập của mỗi dịp ngày dằm hoặc mồng một. Chênh lệch giá có thể đến 15.000đ/kg; vào nhữn phiên chợ khác trong tháng, chênh lệch giá chủ yếu khoảng 10.000đ/kg; Mỗi Phiên chợ thu lời khoảng 300.000đ
Vậy số tiền kiếm được hàng tháng có thể là: 2x 450.000đ + 4 x300.000đ = 2.100.000đ. Đây là số tiền không nhỏ đối với học sinh vùng khó khăn.
	Bài toán 5: Nghề Sửa chữa otô, xe máy
Đây là nghề có tính chất tương đối chuyên sâu, muốn trở thành thợ lành nghề cần phải có thời gian tham gia đào tạo từ 3 tháng đến vài năm. Bên cạnh kỹ thuật lành nghề, cần có thêm vốn, mặt bằng, thị trường,... nên trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số gợi ý mang tính chất định hướng học sinh:
- Vừa học cấp ba vừa làm thợ phụ sửa chữa xe máy hoặc thợ phụ cho các xưởng sửa chữa ô tô để làm quen, học việc,... (thường nuôi ăn không lương)
Khi tốt nghiệp THPT các em có thể lựa chọn học vào các lĩnh vực chuyên sâu như sau:
- Học sửa chữa xe máy
- Học về làm lốp, sửa chữa vặt ô tô
- Học chuyên về điện ô tô
- Học chuyên về máy, gầm ô tô
- Học chuyên về nội thất ô tô
- Học chuyên về Sơn ô tô
Về địa chỉ học có rất nhiều cơ sở, các trường nghề. Tuy nhiên để thành thạo thì nên lựa chọn các cơ sở ở những trung tâm lớn, có lượng khách đông và nhất thiết phải qua thực tế, thực hành thì trình độ tay nghề mới được nâng cao, thu nhập sau này mới ổn định.
Về động cơ ô tô xe máy: Có 2 loại động cơ là động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ. Ngày nay, chủ yếu các loại xe được trang bị động cơ 4 kỳ (Hút, nén, nổ, xả sinh công). Xe máy chủ yếu chạy bằng nguyên liệu xăng; ô tô có thể chạy xăng hoặc chạy dầu. Xe xăng đi bốc hơn, tiếng nổ êm hơn nhưng thường tốn nhiên liệu hơn. Xe chạy dầu đi không bốc bằng, tiếng nổ ồn hơn nhưng lại tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đây chỉ là những kiến thức sơ lược mang tính chất giới thiệu cho học sinh lựa chọn, tìm hiểu về nghề nghiệp.
Bài toán 6: Giả sử nhà em đang làm nhà hài tầng (2 sàn), mỗi sàn có diện tích 80m2. Cần mua gạch lát nền kích thước gạch là 80cm x80cm. Giá gạch lát là 450.000đ/m2. Cần bao nhiêu tiền để mua đủ số gạch lát cho nhà mình.
Định hướng giải quyết:
Nếu tính đơn giản: 80m2 x 2 sàn x 450.000đ = 72.000.000đ
Tuy nhiên, đó chỉ là con số lý thuyết. Nếu mua như vậy sẽ bị lãng phí tiền của của gia đình.
Trong thực tế, khi tính gạch lát sàn, cần trừ đi các các nơi không lát đến như: Tường, cột, cầu thang, bậc tam cấp (lát đá); nhà vệ sinh (lát gạch loại khác), phần trang trí, ,... 
Mặt khác trong quá trình lát gạch, khi cắt nối có thể sẽ bị vỡ, gẫy,...
Chính vì lẽ đó nên cần trao đổi với thợ xây, để mua với số lượng hợp lý, tránh lãng phí,...
Ví dụ: Một căn nhà có diện tích 2 sàn, mỗi sàn 80m2 khi mua đá lát chỉ mua hết 140m2 x 450.000đ = 63.000.000đ (vẫn còn thừa 8 viên). Như vậy sẽ tiết kiệm được 72.000.000đ - 63.000.000đ = 9.000.000đ. 
Bài toán 7. Xác định diện tích hình tròn, tính diện tích tam giác, diện tích hình chữ nhật,... Ví dụ như: Khi làm nhà mặt tiền 5m, gia chủ yêu cầu làm mái chéo, với độ chéo 45 độ. Nhiều thợ xây không biết cách tính như thế nào để tìm ra chiều cao của tam giác cần xây cao lên bao nhiêu để được 1 góc 45 độ.
Định hướng giải quyết:
Trong xây dựng, kiến trúc nhà dân thông thường; khi đi làm sẽ cần khá nhiều cách tính các diện tích, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật,... Điều đáng nói ở đây, mặc dù đã học tới cấp III nhưng nhiều em học sinh vẫn quên những kiến thức cơ bản này. Do đó chúng tôi đã đề cập đến để giúp học sinh có thể vận dụng thực tế, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực,...
Bài toán 7: Nghề Trồng trọt, trang trại, ...
	Có thể khẳng định đây là nghề nghiệp gần gũi với học sinh nhất, tuy nhiên ở gia đình hầu hết chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi theo kinh nghiệm, tập quán. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật”. Dẫn đến làm ăn kinh tế không hiệu quả, có làm nhưng không có lãi, là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. 
	Tình trạng “lãi giả, lỗ thật” là thương đối phổ biến, ngay cả bản thân gia đình chúng tôi những năm trước đây vẫn xảy ra tình trạng này.
	Bên cạnh đó, ngày nay có khá nhiều hộ gia đình đã và đang thành công với những mô hình trang trại như: Trồng nấm, nuôi lợn, trang trại bưởi diễn, trang trại cam, ... 
	Chính vì lẽ đó, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu giới thiệu tên các mô hình, cách làm hay đem lại hiệu quả kinh tế; đồng thời giới thiệu cho học sinh một số cách hạch toán kinh tế:
	Chi phí sản xuất bao gồm:
	- Thuê đất (nếu của nhà cần tính tiền hằng năm thu được từ đất)
	- Mua con giống, cây giống
	- Tưới tiêu
	- Phân bón
	- Thuê nhân công lao động, bảo vệ (nếu có)
	- Phòng trừ sâu bệnh hại
	- Thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch,...
	- Thù lao chuyên gia tư vấn, trao đổi kinh nghiệm
	Kinh phí thu hoạch:
	- Dự đoán được giá cả và lựa chọn thời điểm bán thích hợp
	- Kỳ vọng khối lượng thu hoạch có thể đạt được
	- Số tiền = khối lượng x đơn giá
	Cần chú ý rằng: Trồng trọt, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực phụ thuộc vào thời tiết, mức độ rủi ro cao.
	Tuy nhiên, nếu người chủ thực sự tâm huyết, đầu tư ứng dụng các công nghệ hiện đại, say mê yêu nghề thì vẫn có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế. Cách làm này tương đối bền vững, phù hợp với vùng miền như: Quỹ đất còn nhiều, chi phí nhân công thuận lợi, điều kiện nước tưới tiêu tương đối ổn định, đầu tư ban đầu không quá cao,...
Chương III. Thực nghiệm sư phạm
1. Phương pháp thực nghiệm
	Trên cơ sở các bài toán thực tế, giáo viên tiến hành lồng ghép dạy học theo các chuyên đề: 
	Sau đó dùng các phương pháp khảo nghiệm, điều tra nhằm đánh giá hứng thú, kỹ năng, năng lực,... của học sinh
	Thông qua đó đánh giá hiệu quả của đề tài
2. Kết quả thực nghiệm
	Trong khuân khổ đề tài, bằng nhiều phương pháp phỏng vấn khảo nghiệm khác nhau, chúng tôi thu được kết quả khảo nghiệm như sau:
Bảng đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm: Phỏng vấn Giáo viên, nhân viên
tt
Kết quả
Ghi chú
1
95% số giáo viên được hỏi biết về dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể
2
75 % giáo viên được hỏi ủng hộ việc đổi mới; 15% tỏ ra hoài nghi; 10% không có đánh giá
3
80% giáo viên hứng thú với cách thức tiếp cận của đề tài về Tích hợp và phát triển năng lực; 10% không ủng hộ; 10 % không đưa ra quan điểm
4
Tỷ lệ ủng hộ các bài toán thực tế: theo bộ môn
+ Môn Toán: 50% tán thành; 50% không tán thành
+ Các môn KHTN: Lý, Hóa, Sinh,: 80% tán thành, 20% không tán thành
+ Các môn KHXH: Văn, Sử, Địa, NN, 95% tán thành; 5% không tán thành
5
6
Tỷ lệ ủng hộ các bài toán thực tế: theo nhiệm vụ
+ Cán bộ quản lý: BGH, TTCM, 100% tán thành
+ Cán bộ Đoàn, Công đoàn: 100% tán thành
+ Tổ trưởng chuyên môn: 60% tán thành, 40% không tán thành
7
Tỷ lệ ủng hộ các bài toán thực tế: theo độ tuổi
+ Cao tuổi: 30% tán thành; 70% không tán thành
+ Trung tuổi: 60% tán thành; 40% không tán thành
+ Thanh niên: 95% tán thành; 5% không tán thành
8
Tỷ lệ ủng hộ các bài toán thực tế: theo giới
+ Nam: 90% tán thành; 10% không tán thành
+ Nữ: 70% tán thành; 10% không tán thành
Bảng đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm: Khảo sát học sinh
tt
Kết quả
Ghi chú
1
95% Học sinh hứng thú với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoại khóa
2
100% Học sinh tham gia các hoạt động trải ngiệm sáng tạo được chúng tôi triển khai:
+ Tích cực: 65%
+ Khá tích cực: 20%
+ Tham gia ở mức bình thường: 15%
(15% tham gia mức bình thường do bắt buộc vì tính thi đua)
3
Đánh giá năng lực xây dựng kế hoạch (thông qua bài toán thực tế được triển khai)
+ Giải quyết tình huống mức Tốt: 80%
+ Giải quyết tình huống mứcKhá: 10%
+ Giải quyết tình huống mức Trung bình: 10%
4
Đánh giá năng lực triển khai kế hoạch (thông qua bài toán thực tế được triển khai)
+ Giải quyết tình huống mức Tốt: 60%
+ Giải quyết tình huống mứcKhá: 20%
+ Giải quyết tình huống mức Trung bình: 20%
5
Đánh giá năng lực tính toán cộng trừ nhân chia(thông qua bài toán thực tế được triển khai)
+ Giải quyết tình huống mức Tốt: 10%
+ Giải quyết tình huống mứcKhá: 10%
+ Giải quyết tình huống mức Trung bình: 80%
6
Đánh giá năng lực kinh doanh (thông qua bài toán thực tế được triển khai)
+ Giải quyết tình huống mức Tốt: 20%
+ Giải quyết tình huống mứcKhá: 20%
+ Giải quyết tình huống mức Trung bình: 60%
7
Đánh giá năng lực giao tiếp (thông qua bài toán thực tế được triển khai)
+ Giải quyết tình huống mức Tốt: 30%
+ Giải quyết tình huống mứcKhá: 20%
+ Giải quyết tình huống mức Trung bình: 50%
8
Đánh giá năng lực thực tiễn nói chung (thông qua bài toán thực tế được triển khai)
+ Giải quyết tình huống mức Tốt: 10%
+ Giải quyết tình huống mứcKhá: 50%
+ Giải quyết tình huống mức Trung bình: 40%
Phần III: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN CHUNG
	Đề tài đã bước đầu tiếp cận được dạy học tích hợp theo hướngphát triển năng lực thực tiễn cho học sinh.
	Đề tài đã được áp dụng thực tế tại trường THPT 19/5 và trường THPT Bắc Sơn; thông qua đó học sinh được trải nghiệm thực tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh trong dạy học phát triển năng lực người học.
	Kết quả là đa số học sinh đã lựa chọn hướng đi và con đường lập nghiệp sau khi học xong bậc THPT, góp phần giải quyết tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong xã hội.
	Đã vận dụng một số tri thức phổ thông cơ bản vào cuộc sống hằng ngày, trong các nghề có liên quan đến học sinh, gia đình tại địa phương.
	Đề tài đã gợi ý, định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế gia đình và vấn đề việc làm khu vực.
2. ĐỀ NGHỊ
Tiếp tục nghiên cứu để xây dựng các chuyên đề có sử dụng các tri thức phổ thông, cơ bản vào cuộc sống. Các chuyên đề được xây dựng dựa trên các hoạt động trải nghiệm thực tế, cho học sinh thực hành thực với các nghề để thử sức mình, đánh giá xem có phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng thành các chuyên đề có thể ứng dụng vào giảng dạy theo chuyên đề tự chọn liên môn, tự chọn theo từng bộ môn, tự chọn theo lĩnh vực nghề nghiệp học sinh có hứng thú,
Kiến nghị với Bộ GD&ĐT: Chỉ đạo việc xây dựng chương trình đổi mới sách giáo khoa từ sau năm 2018 theo hướng: Giảm thời lượng, số lượng các môn học bắt buộc; tăng các môn, chủ đề tự chọn; tăng thời lượng các môn học có trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp để phát triển năng lực thực tiễn người học.
Kiến nghị với Sở GD&ĐT: Tạo điều kiện về kinh phí để cho học sinh được trải nghiệm nhiều hơn.
Kiến nghị với nhà trường: Dành một phần kinh phí trong ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.
Kim Bôi, ngày 25 tháng 5 năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NHÓM NGHIÊN CỨU
Nguyễn Trung Kiên .
Lê Văn Vinh .....
Bùi Thị Thu Hiền..................

File đính kèm:

  • doc6. Noi dung de tai- Ki↑n-Vinh-Hiền.doc
  • doc1. Bia de tai.doc
  • doc4. Muc luc.doc
  • doc8. Noi dung de cuong de tai.doc
Sáng Kiến Liên Quan