Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS

 PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài :

1.1.Cơ sở lí luận

Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.

Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và cả phương pháp giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học ở trường phổ thông THCS. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách sách giáo khoa ở các bậc học. Sách giáo khoa mới được biên soạn trên hình thức đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Nhìn chung, giáo viên và học sinh đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của sách giáo khoa mới. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí theo chương trình đổi mới sách giáo khoa thì học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, đào sâu kiến thức bài học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, chủ yếu là thực nghiệm hơn thuyết giảng, nhằm giúp các em tự giác học tập, độc lập suy nghĩ và tích cực học tập trên lớp và ở nhà để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những kiến thức đã được thầy cô giảng dạy.

 

doc30 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5213 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG HỌC TẬP (7 phút).
1. Kiểm tra bài cũ:
-Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì? Tác dụng của các bộ phận đó?
-Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
2.Tạo tình huống học tập: Như SGK.
*H. Đ.2: TÌM HIỂU CẤU TẠO MẮT (7 phút)
I.CẤU TẠO CỦA MẮT.
-Các em hãy nhớ lại kiến thức đã học trong môn Sinh học 8,Mắt có cấu tạo như thế nào?HS quan sát tranh đã vẽ ở nhà và mang tới:( Liên môn Mĩ Thuật)
Yêu cầu HS đọc tài liệu,thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? 
+Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như TKHT? Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào?
+Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu?
-Yêu cầu HS yếu nhắc lại.
-Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh?
Thể thuỷ tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt?
1.Cấu tạo:
-Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
-Thể thuỷ tinh là một TKHT, nó phồng lên, dẹt xuống để thay đổi f
-Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ.
2. So sánh mắt và máy ảnh.
C1: -Giống nhau: +Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT.
+Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.
-Khác nhau: +Thể thuỷ tinh có f có thể thay đổi.
+Vật kính có f không đổi.
*H. Đ.3: TÌM HIỂU SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT ( 15 phút).
II. SỰ ĐIỀU TIẾT.
-Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu.
-Trả lời câu hỏi:
+ Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực hiện quá trình gì?
+Sự điều tiết của mắt là gì?
-Yêu cầu 2 HS vẽ lên ảnh của vật lên võng mạc khi vật ở xa và gần f của thể thuỷ tinh thay đổi như thế nào?
( Chú ý yêu cầu HS phải giữ khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến phim không đổi).
Các HS khác thực hiện vào vở.
Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
Vật càng xa tiêu cự càng lớn. O
B
A
I
F
A’
B’
B
A
I
F
O
A’
B’
*H. Đ 4: III. ĐIỂM CỰC CẬN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN ( 10 phút)
-HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi:
+Điểm cực viễn là gì?
+Khoảng cực viễn là gì?
-GV cho HS cùng nhìn ra sân trường và cho biết cảm giác của mắt .
HS kết luận được :người mắt tốt có thể nhìn thấy vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết.
-HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
+Điểm cực cận là gì?
+Khoảng cực cận là gì?
-GV cho HS nhìn trang sách đặt tại điểm cực cận và cho biết cảm giác của mắt?
HS rút ra được kết luận: tại điểm cực cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt. Chúng ta không nên nhìn gần
-Yêu cầu HS xác định điểm cực cận, khoảng cực cận của mình.
 Liên môn với Ngữ Văn để HS thay đổi không khí học tập và nhớ bài tốt hơn bằng một số câu ca dao,tục ngữ hoặc câu thơ,câu văn đã học có nói tới hình tượng đôi mắt
 - GV tổ chức cho HS một trò chơi : Tìm những câu thơ,câu văn có hình tượng đôi mắt.Đội nào tìm được nhiều hơn trong 3’sẽ thắng và nhận được phần thưởng.
 - HS có 2 đội ,mỗi đội có 5 bạn,trong đó có 1 bạn đội trưởng,viết ra giấy của mỗi đội.
 - GV sử dụng máy chiếu trình chiếu bài viết của Trương Quang Cảm viết về hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng,một nhà thơ nổi tiếng mà HS đã học trong môn Ngữ Văn
 (Phần 4.1.Tích hợp với môn Ngữ Văn)
1.Cực viễn:
Cv: Là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn thấy vật.
Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt.
2.Cực cận:
Cc: Là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật.
Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt là khoảng cực cận.
C4: HS xác định cực cận và khoảng cách cực cận.
 - HS quan sát ,lắng nghe GV giới thiệu 
*H. Đ.5: VẬN DỤNG, CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 6 mắt).
-Yêu cầu HS tóm tắt, dựng hình, chứng minh C5.
C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất?
-Yêu cầu hai HS nhắc lại kiến thức đã thu thập được trong bài.
-Hướng dẫn HS đọc mục “Có thể em chưa biết”.
 * Liên môn sinh học, GV cho HS thảo luận : các cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt yêu quý của bản thân
 Sau đó GV trình chiếu một số kiến thức cần thiết đó
(phần 4.4.Tích hợp với môn sinh học)
C5: d=20m=2000cm; h=8m=800cm; d’=2cm.
h’=?
Đáp : Chiều cao của ánh cột điện trên màng lưới là:
 B
 H A’
 O H
 A B’
C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất.
Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ ngắn nhất.
-Ghi nhớ: +Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
+Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. +Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
+Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
+Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tíêt gọi là điểm cực viễn.
+Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận. 
 Hướng dẫn về nhà:-Học phần ghi nhớ.
 -Làm bài tập-SBT.
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................
5. Minh hoạ bằng bài giảng điện tử. (tập đính kèm)
6. Hiệu quả của sáng kiến:
 Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về việc học môn Vật lý có sự kết hợp việc thực hiện đề tài, giảng dạy tích hợp kiến thức môn Vật lý với các bộ môn Ngữ văn, Mĩ thuật,sinh học,lịch sử ở trường THCS Phương Trung, tôi thấy chất lượng học vật lý của các em có tiến bộ rõ rệt. Giờ đây không khí học tập của lớp đã sôi nổi, hào hứng. Môn Vật lý đã trở thành môn học bổ ích và lý thú đối với các em. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú với các môn học khác nữa. 
 Tôi đã tổ chức khảo sát và được biết:
Số em thích học vật lý là: 38 em
Số cảm thấy bình thường là : 7 em
Không có em nào không thích học vât lý. Các em không còn có tâm lí sợ và ngại học vật lý 
Kết quả xếp loại môn Vật lý lớp 9A1 là:
Sĩ số
Thời gian
Giỏi
Khá
T.Bình
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
45
Đầu năm,
15 em
33,30%
15 em
33,3%
5
11,1%
45
Cuối năm
44 em
97,7%
1 em
2,3%
0
0
III- KẾT LUẬN
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lý nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào cũng thực hiện được.
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học Vật lý như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Vật lý trong việc đào tạo con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Vật lý hiện nay không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng học sinh không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy - học môn Vật lý cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo hướng tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc.
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp Việt Nam
	Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Vật lý trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình Vật lý cấp THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS Phương Trung trong năm học vừa qua.Tôi hy vọng rằng : Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Vật lý, Không chỉ ở môn Ngữ văn, Mĩ thuật,sinh học, mà còn ở các môn khác.Tôi rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện đề tài này. 
Để giúp cho GV có thêm hiểu biết sâu sắc, dễ dàng vận dụng phương pháp này vào giảng dạy có hiệu quả nhất, tôi trích dẫn thêm bài báo 
 Phó Vụ trưởng gỡ rối dạy học 'tích hợp, liên môn'
 - Trước băn khoăn của nhiều giáo viên về dạy học tích hợp, liên môn - phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành gửi tới VietNamNet bài viết giải thích thêm về phương pháp dạy học được xem là giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục trong giai đoạn tới.  Dưới đây là nội dung bài viết. 
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông quaĐề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"?
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Sự khác nhau giữa chủ đề "đơn môn" và chủ đề "liên môn"?
Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác.
Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp.
Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Ưu điểm với học sinh
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Ưu điểm với giáo viên
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT): Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
Giáo viên có gặp khó khăn?
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học.
Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông...
Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.
Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán....
Tới đây, Bộ sẽ ban hành văn bản "Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông".
Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.
Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Giáo viên cần trang bị những gì?
Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đó chính là nội dung trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên.
Bộ GD-ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 2 chủ đề/học kì. Việc thực hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn, trong nhà trường.
Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh khác, đơn vị khác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ GD-ĐT mới xây dựng.
Nguyễn Xuân Thành(Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT)
 Phương Trung ngày 17 tháng 3 năm 2015
 	Tác giả đề tài
 Nguyễn Thị Thanh Tâm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội ,ngày 15 tháng 3 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết ,không sao chép nội dung của người khác.
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thanh Tâm
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ,XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỞ SỞ:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Chủ tịch 
 (Ký tªn,®ãng dÊu)
MỤC LỤC
Phần I. Đặt vấn đề 	Trang 2	
1.Lí do chọ đề tài 
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm	 
3. Phương pháp nghiên cứu 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 	
 5. Kế hoạch nghiên cứu 	Trang 3
Phần II. Nội dung 	 Trang 4
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 	
 Giải thích các thuật ngữ khoa học 
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 	
2.1 Đặc điểm nhà trường 
2.2 Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên cứu
3. Các giải pháp 	 Trang 6-17
4. Kết quả 	 Trang 31
Phần III.Kết luận và khuyến nghị 	 Trang 32
Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng cơ sở 	Trang 34

File đính kèm:

  • docskkn_ly_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan