Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường Trung học cơ sở

II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN:

1. Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học

phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường Trung học cơ sở.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học Hóa học

3. Mô tả bản chất sáng kiến: Thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9,

hình thành và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh THCS

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:2

Môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động lên con

người cũng như mọi sinh vật. Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với

sự sống và chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy mà môi trường là

một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Tuy nhiên môi

trường ngày nay đang bị ô nhiễm nặng nề do nền sản xuất phát triển và ý thức

của con người. Do vậy, việc giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường đóng vai trò

rất quan trọng, nhằm giúp nâng cao ý thức của mỗi người về bảo vệ môi trường,

đồng thời trang bị cho mọi người những kĩ năng và hành động bảo vệ môi trường

một cách hiệu quả.

pdf18 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5738 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của etilen, metan và suy luận của mình đưa ra giải thích. 
GV: Kết luận lại về hiện tượng thí nghiệm, đưa ra giải thích chính xác và kết 
luận về tính chất hóa học của etilen là có thể tham gia phản ứng cộng với dung 
dịch brom 
Thí dụ 2: Khi dạy bài “Rượu etylic”, phần ứng dụng của rượu etylic. Mặc dù 
rượu etylic không phải là chất độc có độc tính cao, nhưng nó có thể gây ra tử 
vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,4%. Nồng độ thậm chí thấp hơn 0,1% 
có thể sinh ra tình trạng say, nồng độ 0,3-0,4% gây ra tình tạng hôn mê, nhưng 
tại sao người ta vẫn chọn rượu etylic khử trùng, kháng khuẩn, 
GV: Nêu vấn đề 
HS: Thảo luận, tìm câu trả lời, và viết câu trả lời ra giấy và nộp lại cho GV. 
GV: Công bố đáp án của các nhóm trước lớp 
HS: Thảo luận về các phương án và tìm ra phương án giải thích hợp lý nhất. 
I.2.2. Dạy học dự án 
Thí dụ : Khi dạy bài “Rượu etylic” trong SGK HH lớp 9. 
8 
Rượu etylic là một trong những chất quan trọng và gần gũi với đời sống con 
người. GV có thể thiết kế tiểu dự án để học sinh có thể thực hiện ở nhà và báo 
cáo trước lớp bằng bài powerpoin theo các tổ. 
I. 2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học tích 
hợp GDBVMT thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 9 trường THCS nhằm 
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS 
Bài tập hóa học là một trong những nội dung có vai trò qua trọng trong 
dạy học hóa học. Để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa 
học, GV có thể sử dụng các bài tập thực tiễn liên quan đến nội dung giáo dục 
bảo vệ môi trường để củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức hay kiểm tra – đánh 
giá, thông qua đó góp phần nâng cao hiểu biết về các vấn đề môi trường và giáo 
dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức 
đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Với biện pháp này chúng ta có 
thể sử dụng thích hợp trong tất cả các giờ học có kiến thức hóa học liên quan 
đến môi trường. 
I.2.3.1. Một số bài tập có nội dung giáo dục môi trường có thể sử dụng trong dạy 
học phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường THCS . 
a. Một số câu hỏi, bài tập chương “Hiđrocacbon.Nhiên liệu” 
Câu 1. Trong các mỏ than ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, có tai nạn nổ 
mỏ than gây thiệt hại về người và của. Nguyên nhân của các vụ nổ mỏ than là 
gì ? Khí metan nguy hiểm như thế nào khi làm trong hầm mỏ? 
Trả lời: Trong các mỏ than thường có nhiều khí metan, do đó ở một nhiệt độ 
nhất định, khí metan phản ứng với oxi không khí trong hầm lò gây nổ. Nổ khí 
metan và tiếp theo nữa là nổ bụi than là một trong những mối hiểm họa nguy 
hiểm nhất trong ngành công nghiệp khai thác mỏ. Khí metan là nguyên nhân 
của các tai nạn hầm mỏ lớn. Vụ tai nạn lớn nhất liên quan đến metan xảy ra vào 
năm 1903 tại Hoa Kỳ với 1.234 thợ mỏ thiệt mạng. Khí metan đặc biệt nguy 
hiểm khi tiến hành khai thác than hầm lớn mà không tuân thủ quy trình kỹ thuật 
9 
và quy phạm an toàn. Nguyên nhân đó là do phản ứng: CH4 + 2O2 → CO2 + 
2H2O tỏa nhiệt lớn và gây ra nổ. 
Câu 2. Vì sao có khí metan thoát ra từ các đầm lầy? 
Trả lời: Trong đầm lầy thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối 
rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan và một số khí 
khác như khí hiđrosunfua, ... 
Câu 3. Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO, CO2 hoặc khí thiên nhiên 
CH4 , không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt? 
Trả lời: Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc 
CO , CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy 
hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí 
độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có 
xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem 
trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt 
rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc. 
Câu 4. Làm cách nào để quả mau chín ? 
Trả lời: Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí 
này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho 
quả mau chín. Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín 
của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã 
được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược 
lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô 
hấp của tế bào trái cây. Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây 
để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường 
ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín. 
Câu 5. Trong quá trình sản xuất chất diệt cỏ 2,4-D có thể bị lẫn chất độc đioxin. 
Em hãy kể về một thảm họa của chất này đã gây ra cho nhân loại? 
Trả lời: Trong quá trình sản xuất chất diệt cỏ 2,4-D, có thể bị lẫn chất độc 
đioxin. Một thảm họa của chất này đã gây ra cho nhân loại là: Trong chiến 
10 
tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng 2,4-D có lẫn Đioxin (là sản phẩm phụ 
được sinh ra trong quá trình sản xuất 2,4-D ) để phá hủy rừng Trường Sơn của 
Việt Nam gây ra thảm họa phá hủy rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ 
sinh thái. Sau hơn 40 năm ở Việt Nam vẫn còn hơn 4 triệu dân bị di chứng 
nghiêm trọng bởi chất độc này. Ngay cả quân đội Mỹ và các công ty hóa chất 
Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. 
Câu 6. Vì sao không dùng xăng pha chì nữa? 
Trả lời: Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu 
khi sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành 
xilanh nên thực tế có hòa tan thêm vào xăng đibrom etan thì chì oxit sẽ chuyển 
thành muối Chì Brommua dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả, thải vào 
không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì chì sẽ trong môi trường 
không khí, tồn tại trong thực vật, động vật khi tiếp xúc với khí thải sẽ ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, hơi Br2 bay ra gây 
nguy hiểm đến đường hô hấpVì thế hiện nay nước ta không sử dụng xăng 
pha chì nữa. Lĩnh vực này có thể xen trong tiết dạy về dầu mỏ 
Câu 7. Vì sao để dập tắt các đám cháy xăng dầu, người ta không dùng nước mà 
dùng cát hoặc chăn dạ nhúng nước chùm lên ngọn lửa? 
Trả lời: Xăng, dầu là hỗn hợp hữu cơ, gồm nhiều chất khác nhau, thành phần 
chủ yếu là các ankan có phân tử lượng nhỏ, dạng lỏng. Do xăng nhẹ hơn nước, 
không tan trong nước, rất dễ cháy... Vì vậy nếu dùng nước để dập cháy xăng 
dầu... thì không những không tắt mà đám cháy lan nhanh hơn vì xăng nổi lên 
bề mặt nước, lan tràn nhanh hơn... Phải dùng cát hay trùm chăn để cách ly xăng 
dầu với không khí thì dập tắt được đám cháy. 
Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là 
A. giảm giá thành sản xuất dầu, khí. B. đốt để lấy nhiệt, giảm ô nhiễm môi 
trường. 
C. phát triển chăn nuôi. D. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. 
Trả lời: B 
11 
Câu 9. Hiện nay, các nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than 
đá, khí thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Để thay 
thế một phần nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt của người dân ở nông thôn, 
người ta đã có giải pháp sản xuất khí metan bằng cách nào dưới đây? 
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogas. 
B. Thu khí metan từ bùn ao. 
C. Lên men ngũ cốc. 
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. 
Trả lời: A 
Câu 10. Một trong những thách thức trong tương lai của loài người là tình trạng 
khan hiếm và cạn kiệt năng lượng. Để đảm bảo sự phát triển của nhân loại được 
bền vững, cần phải tiến hành thay thế dần việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa 
thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch. Trong số 
các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những 
nguồn năng lượng sạch là 
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), 
(3). 
Trả lời: D 
b. Một số câu hỏi, bài tập chương “ Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime” 
Câu 1. Cồn khô và cồn lỏng có cùng là một chất không ? Tại sao cồn khô lại 
được sử dụng trong nấu ăn ( ăn lẩu...)? 
Trả lời: Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta 
cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô. 
Cồn khô được sử dụng trong nấu ăn vì nó tiện lợi và an toàn hơn khi sử dụng. 
Ngoài ra loại chất này còn dùng trong sản xuất tã lót,  
Câu 2. Tại sao rượu “giả” có thể gây chết người ? 
Trả lời: Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha 
loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm 
một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ 
12 
độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng 
hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc axit. 
Câu 3. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ? 
Trả lời: Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có 
thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế 
bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 
75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng 
nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi 
khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém. 
Câu 4. Giấm thanh (giấm ăn) là gì ? Có ích lợi gì? 
Trả lời: Trong giấm ăn có vị chua và có 3-5% là axit axit axetic (CH3COOH). 
Giấm có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng và làm cho cơ thể có cảm giác 
muốn ăn và tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu độc sát khuẩn. Giấm ăn là một thứ gia 
vị gần gũi trong đời sống. 
Câu 5. Ngày nay người ta có xu hướng dùng giấy để bảo quản các loại thực 
phẩm. Tại sao giấy có khả năng này ? 
Trả lời: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện khi phủ bên trong các hộp giấy một 
lớp mỏng dung dịch axit socbic thì thời gian bảo quản thực phẩm tăng lên rất 
nhiều. Thí dụ: nếu sữa chua đựng trong hộp này và giữ trong tủ lạnh thì sau 40 
ngày vẫn không thấy men phát hiện đáng kể. 
Câu 6. Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ? 
Trả lời: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ 
tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. 
Câu 7. Công dụng của sữa chua như thế nào ? 
Trả lời: Một loại vi khuẩn vô hại có trong sữa, gọi là khuẩn sữa nó tạo ra axit 
lactic 
CH3 – CHOH – COOH ở nhiệt độ ấm. Vi khuẩn lên men sữa, nhờ đó tạo thành 
sữa chua. Thành phần của sữa chua gồm: Vitamin và chất khoáng ~ 2% ; chât 
đạm ~ 5%; chất béo ~2,5%; cacbon hyđrat ~12%; nước ~ 78,5%. Sữa chua có 
13 
tác dụng trung hòa vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng 
cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cung cấp năng lượng, vi khoáng, canxi và các 
dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, 
Câu 8. Những lợi ích cơ bản của việc trồng những cánh rừng cây cao su là gì ? 
A. Tăng độ che phủ, chống xói mòn đất canh tác. Làm trong lành môi 
trường sống 
B. Cung cấp cao su để xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp. 
C. Gỗ cây cao su hết tuổi khai thác mủ là nguyên liệu quý cho ngành chế 
biến gỗ. 
D. Tất cả các lợi ích trên. 
Trả lời: Đáp án D 
Câu 9. Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại 
sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ? 
Trả lời: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của 
người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân 
một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt. 
I.2.3.2. Cách sử dụng bài tập thực tiễn 
 a) Sử dụng bài tập trong khi dạy kiến thức mới 
Thí dụ 1: khi dạy bài “Protein”, GV có thể sử dụng BTHH dưới đây để HS tự 
rút ra kết luận về tính chất hóa học của protein khi bị đun nóng mạnh không có 
nước tạo thành những chất bay hơi có mùi khét : 
Đốt cháy tóc, móng hoặc sừng,...có hiện tượng 
A. không cháy. B. tạo thành chất bay hơi có mùi khét. 
C. tạo thành chất khí không mùi. D. tạo thành chất có mùi thơm.. 
Thí dụ 2: Khi dạy bài: “Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ”, có 
thể sử dụng BT sau để hình thành khái niệm hợp chất hữu cơ: 
Dựa vào dữ kiện nào sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ? 
A. Trạng thái ( rắn, lỏng, khí ). B. Màu sắc. 
C. Độ tan trong nước. D. Thành phần nguyên tố 
14 
b) Sử dụng bài tập trong khi củng cố bài học 
Thí dụ: Khi dạy bài Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. Phần 
cuối giờ dùng để củng cố bài học chúng ta có thể sử dụng một số BT sau: 
1. Trong hợp chất hữu cơ chắc chắn phải có chứa nguyên tố hóa học nào 
trong các nguyên tố hóa học dưới đây ? 
A. Hiđro. B. Nito. C. Oxi. D. Cacbon. 
 2. Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại chính? 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 
c) Sử dụng bài tập trong khi dạy các bài luyện tập. 
Bài tập hóa học thực tiễn được sử dụng cho kiểu bài ôn tập, luyện tập không 
giới hạn mức độ nhận thức của HS. Các bài tập thực tiễn không chỉ nhằm tái 
hiện kiến thức cho HS mà quan trọng hơn là giúp HS biết sử dụng linh hoạt 
phối hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải một bài tập 
thực tiễn. Từ việc giải các bài tập thực tiễn, HS sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã 
học và bước đầu biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình huống 
thực tiễn. 
- Bài tập thực tiễn rất thích hợp cho kiểu bài ôn tập, luyện tập nhất là khi 
làm bài tập ở nhà. HS có nhiều thời gian để suy ngẫm, trao đổi với nhau hoặc 
với người có kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề được nêu trong bài tập. 
Ví dụ khi dạy bài “ Luyện tập chương 4. “Hiđrocacbon- Nhiên liệu”, thông 
qua giờ luyện tập GV hệ thống hóa kiến thức chương 4, giải các bài tập cơ bản 
của SGK, GV cần bổ sung thêm một số bài tập thực tiễn để rèn luyện năng lực 
vận dụng kiến thức cho HS, ví dụ như: 
Ví dụ 1: Một hợp chất hữu cơ: 
- Là chất khí ít tan trong nước 
- Cháy toả nhiều nhiệt, tạo thành khí cacbonic và hơi nước 
- Tham gia phản ứng thế clo, không tham gia phản ứng cộng clo. 
- Có trong khí Biogas 
Hợp chất đó là: A. CH4 B. C2H2 C. C2H4 D. C6H6 
15 
Bài tập này giúp HS hiểu rõ tính chất hóa học đặc trưng của từng hiđrocacbon 
và những ứng dụng trong đời sống... 
Hoặc sau khi dạy bài Protein, có thể luyện tập cho HS bằng các sabài tập sau: 
Ví dụ 2: Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc 
chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn ? 
Trả lời: Trong môi trường axit protein trong thịt, cá dễ thủy phân hơn nên khi 
chấm và nước mắm giấm hoặc chanh có môi trường axit thì quá trình nhai 
protein nhanh thủy phân thành các animo axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu 
hơn. 
d) Sử dụng bài tập trong kiểm tra, đánh giá 
Bài tập hóa học là một công cụ hữu ích trong việc kiểm tra đánh giá về kiến 
thức, kỹ năng, năng lực của học sinh, đặc biệt là bài tập có liên quan đến giáo 
dục bảo vệ môi trường, vì vậy, giáo viên nên lồng ghép các bài tập có liên quan 
đến giáo dục bảo vệ môi trường trong các đề kiểm tra... 
3.3. Khả năng áp dụng của biện pháp: 
 Qua thực tế năm học 2016 – 2017 nghiên cứu và thử nghiệm đề tài, tôi 
nhận thấy đề tài có tính khả thi cao: 
- Trong các giờ học ở lớp thực nghiệm HS rất sôi nổi, hứng thú tham gia vào 
các hoạt động học tập và nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết các 
vấn đề thực tiễn học tập nhanh hơn. 
- Các giờ dạy thực nghiệm đều khẳng định dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi 
trường rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo cho HS, tăng hứng thú học 
tập và đặc biệt có tác dụng giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa 
học vào thực tiễn. 
 Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường THCS với học sinh lớp 
9 và các nhóm học sinh tham gia chương trình bồi dưỡng nâng cao hóa học lớp 9. 
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp 
16 
Tình hình thực tiễn trước khi áp dụng đề tài 
a. Khảo sát trước khi áp dụng đề tài: 
 Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài : 
 Qua kết quả khảo sát, kiểm tra trước khi áp dụng đề tài tích hợp giáo dục 
bảo vệ môi trường năm học 2016- 2017, khi dạy phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở 
trường THCS với 70 học sinh lớp 9 về kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường 
phần hóa học hữu cơ lớp 9 tôi thấy kết quả thu về như sau: 
Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 
SL % SL % SL % SL % 
15 21.43% 33 47.14% 22 31.43% 0 0% 
b. Nguyên nhân của thực tế trên: 
 Đây là dạng bài tập áp dụng kiến thức đã học vào thực tế nhằm phát triển 
năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh nhưng kiến thức trong SGK 
giới thiệu chỉ giúp các em làm được các bài tập cơ bản, học sinh chưa được 
trang bị các kiến thức, kĩ năng, biện pháp, hành động, để bảo vệ môi trường 
nên việc suy luận, ý thức, hành động, việc làm,  còn hạn chế và nhiều khi 
không có lối thoát dẫn đến kết quả rất thấp và đặc biệt đối với học sinh trung 
bình của lớp các em càng khó giải quyết. 
Kết quả sau khi áp dụng đề tài 
 Năm học 2016 - 2017 sau khi áp dụng đề tài với 70 học sinh học chủ đề hóa 
học hữu cơ lớp 9, thu được kết quả như sau: 
Mức điểm Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 
Năm học SL % SL % SL % SL % 
14 - 15 3 4.26% 15 21.43% 42 60% 10 14.29% 
15 - 16 2 2.86 14 20% 43 61.43% 11 15.71% 
17 
Kết luận: 
- Việc triển khai đề tài: “Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 
thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường Trung học cơ sở” có tính 
khả thi và mang lại hiệu quả cao trong dạy và học nhất là phát triển năng lực 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh và việc nâng cao ý thức bảo vệ 
môi trường cho HS sau này. 
 - Để có thể áp dụng được đề tài cần có khoảng thời gian ít nhất là 20 tiết 
dạy với kiến thức trải dài hết phần hóa hữu cơ của lớp 9 nên giáo viên phải tổ 
chức, giúp đỡ học sinh tự học và tìm tòi các bài tập áp dụng, vận dụng được lý 
thuyết vào giải các bài tập có dạng đã nêu và biết quy các bài tập khác về đúng 
dạng bài đã học để có thể làm bài một cách sáng tạo cũng như áp dụng kiến 
thức đã học để chung tay bảo vệ môi trường sống ngày một xanh, sạch, đẹp 
hơn... 
 - Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi người giáo viên 
cần hệ thống, phân loại bài tập thành từng dạng, giáo viên xây dựng từ kiến 
thức cũ đến kiến thức mới từ cụ thể đến tổng quát, từ dễ đến khó và phức tạp, 
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và tích hợp phù hợp kiến thức về 
môi trường trong mỗi bài dạy một cách linh hoạt, sáng tạo,... Người thầy cần 
phát huy chú trọng tính chủ động tích cực và sáng tạo của học sinh từ đó các 
em có nhìn nhận bao quát, toàn diện và định hướng học tập, hành động và áp 
dụng kiến thức một cách đúng đắn. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như bảo vệ môi trường 
sống của chúng ta ngày một tốt hơn. 
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: 
không 
3.6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
18 
 - Giáo viên phải có tâm huyết, có phương pháp nghiên cứu, có nghiệp vụ 
sư phạm tốt để tổ chức được các hoạt động tìm tòi kiến thức cho học sinh, 
hướng học sinh tới việc tự học tập và nghiên cứu. 
 - Nhà trường bố trí đủ thời lượng cho chủ đề của chương trình hóa học 
hữu cơ lớp 9 và các phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu,  Nhà 
trường cần tổ chức cho các HS tham gia các hoạt động chung tay, chung sức 
bảo vệ môi trường tại nhà trường, địa phương,  
 - Thư viên nhà trường có đủ sách tham khảo cho học sinh nghiên cứu mở 
rộng các dạng bài tập áp dụng khi cần thiết. 
3.8. Tài liệu kèm: Không 
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: 
Tôi cam đoan đề tài này do bản thân tôi nghiên cứu từ thực tiễn dạy và 
học của mình; không sao chép của ai hoặc vi phạm bản quyền. 
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. 
 Thái Bình, ngày 20 tháng 2 năm 2017 
CƠ QUAN ĐƠN VỊ 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
(xác nhận) 
(Ký tên, đóng dấu) 
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
Bùi Thị Thủy 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien.pdf
Sáng Kiến Liên Quan