Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp đối với học sinh chưa ngoan các trường THCS huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Trong chiến lược con người, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, chính đạo đức đã góp phần quan trọng vào quá trình giáo dục nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác Hồ đã dạy: “ Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Đạo đức cũng phải là cái gốc của con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo”.

Thực vậy nhà trường là nơi có điều kiện tốt nhất để giáo dục thế hệ trẻ có hiệu quả nhất, đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người.

Ở mọi thời đại, mọi quốc gia vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được nhà trường và xã hội quan tâm. Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của các em.

Trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung, nhà trường trung học cơ sở nói riêng, vấn đề học sinh chưa ngoan luôn là nội dung được các cấp của ngành giáo dục, các nhà quản lý đặc biệt quan tâm, tìm và thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục có hiệu quả. Tuy nhiên thực tế vẫn còn là điều bức xúc của nhà trường, gia đình và xã hội. Các nhà giáo dục, các thầy cô giáo vẫn luôn phàn nàn về tình trạng học sinh chưa ngoan được biểu hiện ở các hành vi chưa tốt, năng lực học tập yếu kém với những cái tên khá phổ biến thông thường như: học sinh cá biệt, khó dạy, hư hỏng, chậm tiến, lười học luôn tồn tại ở các nhà trường phổ thông trong đó có ở 16 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Đại.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp đối với học sinh chưa ngoan các trường THCS huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thuộc tăng cường công tác giáo dục đạo đức học sinh trong học kỳ, tổ chức sơ kết sau học kì I để rút kinh nghiệm.
2. Các biện pháp đã tiến hành.
2.1. Tham mưu chỉ đạo.
- Tham mưu UBND huyện chủ trì và phối hợp với các Ban, Ngành đoàn thể huyện, tổ chức hội thảo với chủ đề: Giáo dục đạo đức học sinh với sự tham dự của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND các xã, Thị trấn, hiệu trưởng các trường trực thuộc, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn và các giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm tốt ở các trường trên địa bàn huyện. Trong hội thảo có 6 tham luận của các trường, trong đó có 3 trường trung học phổ thông và 3 tham luận các ngành huyện vào ngày 30/8/2011.
- Qua Hội thảo đã rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, các giải pháp các trường thực hiện có hiệu quả đồng thời đã phát họa bức tranh toàn cảnh về tình hình đạo đức học sinh nói chung và học sinh chưa ngoan nói riêng trên địa bàn huyện ở các cấp học.
- Tham mưu cho Huyện ủy có công văn số 257/CV – HU “ V/v chỉ đạo ngăn ngừa học sinh vi phạm đạo đức” ngày 21/10/2011 đến các ngành liên quan Mặt trận tổ quốc đoàn thể huyện và chi ủy, Ban giám hiệu các trường trên địa bàn huyện. Trong nội dung có lưu ý các hành vi thiếu đạo đức của học sinh, cùng các biện pháp cần thực hiện của Ngành giáo dục huyện nhà trên cơ sở kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục có hiệu quả.
- Tham mưu UBND huyện có công văn số 1342/UBND – VX ngày 18/10/2011 về việc giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay gởi đến Mặt trận tổ quốc, Ban ngành huyện và các xã thị trấn trong công tác phối hợp chỉ đạo đến các trường.
- Đề xuất với UBND huyện có kế hoạch số 177/KH – UBND tổ chức tọa đàm chuyên đề “ Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông” cho toàn thể cán bộ giáo viên trong Ngành giáo dục huyện và đại biểu các Ban ngành huyện. Báo cáo viên là Bà Đặng Huỳnh Mai nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT và Ông Giản Tư Trung viện trưởng viện nghiên cứu phát triển giáo dục ( IRED ) Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE Thành Phố Hồ Chí Minh qua đó giúp cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc hơn nữa về công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay, nâng cao vai trò giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức các em có phẩm chất tốt đẹp trong nhà trường cũng như ở gia đình.
- Trong các phiên họp hiệu trưởng hàng tháng, lãnh đạo Phòng GD&ĐT điều có quan tâm đến công tác chỉ đạo đến các trường tập trung giáo dục học sinh bằng nhiều hình thức nhằm hạ thấp tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình và yếu, ngăn chặn các hành vi chưa ngoan, chấp hành tốt nội quy nhà trường và các biểu hiện vi phạm pháp luật ở cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự nhà trường
- Cử cán bộ giáo viên các trường dự tập huấn chuyên đề công tác giáo viên chủ nhiệm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chỉ đạo các trường tổ chức triển khai lại cho giáo viên vào đầu năm học, vận dụng các biện pháp đã tiếp thu vào công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường mình.
2.2. Những việc các trường trung học cơ sở đã thực hiện trong học kỳ.
- Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, của ngành giáo dục, đồng thời vận dụng các bài học kinh nghiệm qua hội thảo chuyên đề do Sở GD&ĐT; Ủy ban nhân dân huyện và Phòng GD&ĐT tổ chức, tập trung xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện trong điều kiện cụ thể của nhà trường. Tổ chức sơ tổng kết theo học kỳ và cuối năm để rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác.
- Chủ động làm tham mưu với Đảng và chính quyền địa phương, phối hợp với các Ban, Ngành thông qua ký biên bản liên tịch ở đầu năm học về các nội dung như: đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông
- Có kế hoạch và biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Cụ thể hóa công tác chủ nhiệm, trên cơ sở đã tiếp thu nội dung chuyên đề do Sở GD&DDT tổ chức, và đặc thù riêng của nhà trường, trong đó tập trung cho công tác tìm hiểu học sinh đầu năm, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu của lớp, thăm gia đình học sinh có biểu hiện chưa ngoan, theo dõi sát tình hình của lớp hàng tuần, liên hệ cha mẹ học sinh qua điện thoại, hội họp.
- Tổ chức báo cáo chuyên đề về công tác chủ nhiệm trong nhà trường, hưởng ứng tích cực các đợt thi đua, kích thích tinh thần học tập vươn lên, có sự gắn bó trong tập thể từng lớp học.
- Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ học sinh giỏi với học sinh toàn trường, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh.
- Tổ chức tổ tư vấn gồm những giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm thành đạt trong công tác, tư vấn giải tỏa tâm tư tình cảm các em, thông tin có được từ các buổi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý phản ánh của học sinh.
- Tạo điều kiện cho Đoàn, Đội làm nồng cốt trong các phong trào, xây dựng nề nếp nhà trường công tác xã hội ở địa phương.
Trong các đợt thi đua, nâng cao hệ số các tiêu chí có liên quan đến các hành vi chưa ngoan trong và ngoài nhà trường, thông báo kết quả thi đua từng ngày để học sinh theo dõi và phấn đấu. Trong thi đua có chú ý đến việc khen thưởng biểu dương người tốt việc tốt, những học sinh có tiến bộ để khích lệ tinh thần phấn đấu ở lớp và toàn trường.
- Nhiều trường tổ chức phiếu theo dõi học tập và rèn luyện, hàng tuần có ký xác nhận của gia đình về những ưu điểm, những hạn chế cần phấn đấu khắc phục, trên cơ sở đó có sự phối hợp với nhà trường tốt hơn.
- Phối hợp với công an xã, công an huyện, cán bộ tư pháp xã tổ chức các buổi tuyên truyền về kiến thức pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm thanh thiếu niên, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Như đã trình bày, thực trạng học sinh chưa ngoan đã có từ nhiều năm qua ở nhiều trường học và mức độ và số lượng có khác nhau, luôn là sự quan tâm của xã hội mà trước nhất là nhà trường. Do đó các trường phải có vai trò chủ động phối hợp với xã đình và xã hội để giáo dục các em. Bên cạnh đa số các em chăm ngoan, học giỏi đạt nhiều thành tích cao bao giờ cũng còn một số em chưa ngoan tồn tại, chính vì thế từ lãnh đạo ngành giáo dục đến các trường đều quan tâm. Từ những việc làm nêu trên trong công tác chỉ đạo và tập trung thực hiện của các trường trung học cơ sở trên toàn huyện từ đầu năm học 2011 – 2012 đến nay, qua thống kê đã có kết quả đáng trân trọng như sau:
1. Số liệu học sinh chưa ngoan ở 16 trường trung học cơ sở sau HKI.
Tổng số hs toàn trường
Tổng số hs chưa ngoan
Tỉ lệ hs chưa ngoan
Học sinh chưa ngoan chia theo khối
TS
Nữ
TS
Nữ
%
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
TS
Nữ
TS
Nữ
TS
Nữ
TS
Nữ
7438
3788
510
62
6,85%
130
15
137
13
108
18
135
16
Từ kết quả thống kê sau học kì I cho thấy rằng số học sinh chưa ngoan đã giảm từ 13,85% xuống còn 6,85%.
Tỉ lệ học sinh chưa ngoan giảm ở các khối
Khối
Đầu năm
Sau HKI
Tỉ lệ giảm còn
Khối 6
3,59%
1,74%
1,85%
Khối 7
3,98%
1,84%
2,14%
Khối 8
3%
1,45%
1,55%
Khối 9
3,26%
1,81%
1,45%
Tỉ lệ học sinh chưa ngoan giảm khá đều ở 4 khối lớp tuy nhiên tỉ lệ ở khối 7 còn khá cao là 2,14%. Số học sinh chưa ngoan ở 4 khối giảm từ 1045 em xuống còn 510 em ( tỉ lệ giảm: 48,8% ).
Số học sinh chưa ngoan còn cao ở trường THCS Định Hòa 74 em, tỉ lệ 13,2% và THCS Lộc Thuận là 53 em, tỉ lệ 8,2%.
Trường có tỉ lệ học sinh chưa ngoan thấp nhất là trường THCS Định Trung có 2 em, tỉ lệ 0,4%, trường THCS Thị Trấn là 11em, tỉ lệ 1,5%.
2. Thống kê về biểu hiện của học sinh chưa ngoan ở 16 trường trung học cơ sở sau HKI.
Khối
Lớp
Tổng số hs chưa ngoan
Những biểu hiện của học sinh chưa ngoan
Đánh nhau
Nói tục chửi thể
Xúc phạm GV
Chơi game nhiều
Không thuộc bài thường xuyên
Vắng nhiều buổi
Mất trật tự giờ học
Không quan tâm đến việc học
Kết băng nhóm
Biểu hiện khác
( ghi cụ thể )
Trang 
phục
Ham 
chơi
6
133
10
33
5
21
58
14
39
35
7
137
10
15
2
23
49
24
38
27
1
8
114
8
18
5
18
41
11
30
31
9
126
4
23
3
11
55
6
31
40
4
Cộng
510
32
89
15
73
203
55
138
133
5
Các biểu hiện học sinh giảm hầu hết ở các hình thức biểu hiện. Hình thức giảm cao nhất là.
Biểu hiện
Đầu năm
Sau HKI
Không thuộc bài thường xuyên
44,4%
19,42%
Mất trật tự trong giờ học
31,57%
13,2%
Chơi game nhiều
15,5%
6,98%
Kết băng nhóm
1,91%
0,47
Đặc biệt số học sinh có thái độ không tốt đối với giáo viên có giảm nhưng vẫn còn 15 trường hợp. Tình trạng học sinh không thuộc bài nhiều lần, làm mất trật tự trong giờ học còn khá cao. Học sinh đánh nhau giảm từ 5,55% xuống còn 3,06% so đầu năm học.
Từ kết quả trên cho thấy rằng số biểu hiện các hành vi chưa ngoan có giảm ở hầu hết các hình thức, chứng tỏ các trường có tập trung cho việc giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường bước đầu có hiệu quả, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý để đạt kết quả cao hơn vào cuối năm học.
3. Thống kê nguyên nhân của học sinh chưa ngoan ở 16 trường trung học cơ sở sau học kỳ I.
Khối 
lớp
Tổng số học
sinh chưa ngoan
Nguyên nhân của học sinh chưa ngoan
Gia đình không hạnh phúc
Gia đình không quan tâm
Gia đình quan tâm nhưng không hiệu quả
Không sống chung cha mẹ
Học yếu
Kết bạn theo băng nhóm
Do
bạn bè xa
lánh
Nguyên nhân khác ( ghi cụ thể
nếu có )
Ham chơi
6
133
20
33
43
20
67
9
1
7
137
16
28
48
18
55
18
4
8
114
20
14
41
15
38
9
9
126
16
15
10
12
52
3
4
2
Cộng 
510
72
90
142
65
212
39
9
2
Nhìn chung nguyên nhân của học sinh chưa ngoan giảm so đầu năm, chứng tỏ khắ phục dần nguyên nhân sẽ đem lại kết quả tốt.
Những nguyên nhân giảm rõ rệt như:
Biểu hiện
Đầu năm
Sau HKI
Gia đình quan tâm không hiệu quả
34,64%
13,58%
Học yếu
42,48%
20,28%
Gia đình không quan tâm
18,18%
8,61%
Các nguyên nhân khác cũng được kéo giảm. Tuy nhiên các nguyên nhân giảm thường thiếu bền vững cần thường tác động giáo dục từ nhiều phía của trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là sự tập trung lãnh chỉ đạo của các nhà trường là rất quan trọng.
Trên đây là kết quả đạt được bước đầu sau một học kỳ lãnh đạo Phòng GD&ĐT Bình Đại cùng các trường trung học cơ sở đã tập trung thực hiện. Đây là việc làm lâu dài đòi hỏi phải có sự kiên trì, không ngại khó, có bản lĩnh nghề nghiệp và tâm huyết vì học sinh mới thành công. Từ kết quả nêu trên cho phép chúng tôi tin tưởng rằng nếu được tiếp tục quan tâm chắc rằng sẽ đạt được nhiều kết quả cao hơn trên cơ sở tiếp tục thực hiện các giải pháp đã nêu.
	C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Học sinh chưa ngoan nói riêng, đạo đức học sinh nói chung đã thật sự thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cấp lãnh đạo và những người làm công tác giáo dục. Nguyên nhân và mức độ biểu hiện của học sinh chưa ngoan ở từng cấp học có khác nhau. Qua nghiên cứu, khảo sát tình hình học sinh chưa ngoan ở bậc trung học cơ sở trên địa bàn huyện cùng các giải pháp đã thực hiện đem lại kết quả bước đầu đáng trân trọng và khích lệ. Nội dung đề tài sát với tình hình mà nhà trường, gia đình, xã hội cùng quan tâm góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm đối với thế hệ trẻ. Những việc Ngành Giáo dục Bình Đại đã làm, các trường tập trung thực hiện là cần thiết có hiệu quả thiết thực, ngăn chặn và đẩy lùi một bước về số lượng và mức độ của các hành vi chưa ngoan của các em học sinh.
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này, chúng tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:
- Lãnh đạo Phòng Giáo và Đào tạo, hiệu trưởng các nhà trường cần làm tốt các công tác tham mưu đối với Đảng, chính quyền về công tác giáo dục nói chung trong đó có tập trung cho việc tăng cường phối hợp và giáo dục đạo đức cho các em ngay từ đầu năm học.
- Học sinh có nề nếp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, do vậy việc ổn định nề nếp dạy và học đầu năm học không thể thiếu nội dung tìm hiều tình hình học sinh của lớp, nhất là giáo viên chủ nhiệm qua việc bàn giao lớp chủ nhiệm, quan tâm đến học sinh chưa ngoan để có biện pháp giáo dục cho phù hợp.
- Giáo viên chủ nhiệm cần dành riêng thời gian nhất định cho học sinh chưa ngoan, giúp học sinh xây dựng kế hoạch phấn đấu và rèn luyện, có sự giúp đỡ của bạn bè và giáo viên. Qua khảo sát đã cho thấy rằng học sinh không dành thời gian học tập ở nhà phù hợp sẽ dẫn đến học yếu là không tránh khỏi.
- Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và nắm vững từng học sinh về hoàn cảnh, khí chất, sinh hoạt, giao tiếp, năng lực học tập, sở thíchkhéo léo sử dụng dư luận tập thể tích cực để điều chỉnh hành vi sai trái của các em ngay từ những biểu hiện ban đầu, giúp các em nhận ra và tiếp nhận ý kiến đúng của tập thể mà sửa chữa khắc phục. Trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan cần quan tâm đến phương pháp thuyết phục, nêu gương để tác động vào ý thức, tình cảm, niềm tin và ý chí các em. Phát hiện kịp thời, không bỏ qua, biết động viên các em dù là những tiến bộ nhỏ, vì phần lớn các em chưa ngoan đã đánh mất niềm tin vào bản thân mình, nếu được khơi dậy sẽ có cơ hội vươn lên. Các em không bị mặc cảm bị ghét bỏ, động cơ học tập và ý chí vươn lên dần dần phục hồi.
- Giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan là khó nhưng không phải là không thực hiện được, vấn đề là đòi hỏi người lãnh đạo, giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức về tâm lý lứa tuổi, kiên trì trong biện pháp, tâm huyết với ngành nghề, luôn nêu cao tấm gương của mình để cảm hóa học sinh. Trong thái độ cần thẳng thắn, công bằng, nghiêm túc, tạo niềm tin của các em, lấy dư luận để thuyết phục.
- Lãnh đạo nhà trường cần có định hướng và kế hoạch cụ thể trong việc kết hợp với gia đình và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi, đồng thời giữ mối liên lạc thường xuyên trong công tác phối hợp.
- Vấn đề cơ bản và lâu dài là mỗi cán bộ giáo viên cần gương mẫu trước học sinh từ lời nói đến việc làm như Bác Hồ đã dạy “ Giáo viên phải chú ý cả tài cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu nhất là đối với trẻ con” ( Trích lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân).
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục học sinh chưa ngoan vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục với tư cách trồng người. Giáo dục học sinh chưa ngoan có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hạ thấp tỉ lệ hạnh kiểm học sinh trung bình và yếu, nền nếp dạy và học sẽ được thiết lập, mối quan hệ giữa thầy với trò, trò với trò tốt đẹp hơn bầu không khí tâm lý sư phạm trong nhà trường được tạo ra, việc tiến hành xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ thuận lợi, niềm vui đến trường chan hòa cả thầy và trò, giáo viên không phải bận tâm nhiều, không khí thi đua sẽ sôi nổi, gia đình sẽ yên tâm khi đưa con em đến trường, tất cả sẽ cùng góp phần cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thực chất là làm cho ngành giáo dục huyện nhà đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong từng năm học. Đề tài có tác dụng sẽ giúp cho các em có tiền đề về chuẩn mực đạo đức nhất định khi các em tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chuyên nghiệp sau cấp học, tạo lòng tin cho xã hội đối với ngành giáo dục huyện nhà, giải quyết một phần nhu cầu bức xúc hiện nay có thể được xem là một áp lực lớn đối với các nhà trường về các hành vi chưa ngoan của học sinh.
III. Khả năng ứng dụng triển khai và hướng phát triển của đề tài.
- Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các trường phổ thông ở nhiều cấp học trong, ngoài huyện và cả ngoài tỉnh và không chỉ trong năm học này mà còn có thể áp dụng trong nhiều năm tiếp theo, càng quan tâm và vận dụng sẽ có nhiều kinh nghiệm và khả năng thành công nhiều hơn. Vì thực tế các biểu hiện học sinh chưa ngoan luôn điều tồn tại ở nhiều trường dưới hình thức và mức độ khác nhau, nhiều hay ít phụ thuộc vào công tác lãnh đạo của các cấp quản lý giáo dục và từng nhà trường.
- Biểu hiện đạo đức học sinh nơi này nơi khác diễn biến khá phức tạp trước những chuyển biến của xã hội, chúng tôi nghĩ rằng đề tài còn mang tính cấp thiết và lâu dài, rất cần được các nhà giáo dục có tâm huyết tiếp tục nghiên cứu để góp phần tháo gỡ những khó khăn trên lĩnh vực này đối với ngành giáo dục luôn đã và đang quan tâm.
IV. Kiến nghị và đề xuất.
Như đã trình bày học sinh chưa ngoan tồn tại hầu hết tồn tại ở các trường dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau không chỉ riêng nhà trường mà có thể tự khắc phục được, nhất thiết phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục khác, do đó chúng tôi kiến nghị như sau:
- Đảng, chính quyền các cấp ngoài việc chỉ đạo bằng Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch cần hình thành cơ chế phối hợp đồng bộ, có tính dài hạn, từ đó các Ban Ngành liên quan tùy theo điều kiện có sự phối hợp giáo dục nhất là ở cơ sở. Đó cũng là một cách tích cực góp phần vào việc xây dựng xã hội ổn và phát triển.
- Các nhà trường chủ động trong công tác phối hợp ở địa phương, đặc biệt là cha mẹ học sinh, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên, đồng thời có giải pháp đón đầu ngăn chặn giáo dục hơn là xử lý khi vụ việc đã xãy ra.
Vang Quới Tây, ngày 10 tháng 02 năm 2012
ĐẠI DIỆN NHÓM THỰC HIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Văn kiện Nghị quyết TWII khóa VIII.
2. Văn kiện đại hội đại biểu Huyện Đảng bộ lần thứ X
3. Các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về giáo dục đạo đức học sinh năm học 2011 – 2012.
4. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT – BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Giáo trình bồi dưỡng công tác quản lý giáo dục “ trường quản lý TWII.
6. Hồ Chí Minh, 2001, về vấn đề giáo dục, nhà xuất bản CTQG.
7. Vụ giáo dục trung học, 2009, Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỹ luật tích cực, nhà xuất bản công ty cổ phần thương mại – Hà Nội.
8. Bùi Minh Công, 2009, Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết, nhà xuất bản lao động – Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Trần kiểm, 2004, khoa quản lý giáo dục một số vấn đề và thực tiễn, nhà xuất bản giáo dục – Hà Nội.
10. Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh, 2008, tư vấn tâm lý học đường, nhà xuất bản trẻ - Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Bùi Quang Tú, 2002, Những mẫu chuyện về quản lý giáo dục, nhà xuất bản trẻ - Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Kailwite, Jame Saide, Montessori, 2006, Những phương pháp giáo dục hiệu quả trên thế giới, tập 1,2,3. Nhà xuất bản tư pháp – Hà Nội.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Bối cảnh của đề tài. 	- Trang 1
II. Lý do chọn đề tài. 	- Trang 1 – 2
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 	- Trang 2 – 3
IV. Mục đích nghiên cứu.	- Trang 3
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 	- Trang 3 – 4
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận. 	- Trang 4 – 5
II. Thực trạng của vấn đề. 	- Trang 5 – 9
III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề. 	- Trang 9 – 12
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 	- Trang 12 – 15
C. KẾT LUẬN
I. Những bài học rút ra từ quá trình áp. 	- Trang 15 – 17
dụng sáng kiến kinh nghiệm
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 	- Trang 17
III. Khả năng ứng dụng triển khai và hướng phát triển của đề tài. - Trang 17 - 18
IV. Kiến nghị và đề xuất. 	 - Trang 17 - 18
PHỤ LỤC KÈM THEO
	I. Tổng hợp báo cáo học sinh chưa ngoan đầu năm học 2011 – 2012 của các trường THCS huyện Bình Đại.
II. Tổng hợp biểu hiện học sinh chưa ngoan đầu năm học 2011 – 2012 của các trường THCS huyện Bình Đại.
III. Tổng hợp nguyên nhân học sinh chưa ngoan đầu năm học 2011 – 2012 của các trường THCS huyện Bình Đại.
V. Kết quả khảo sát nguyện vọng và thời gian học tập của học sinh ở nhà.
	VI. Tổng hợp báo cáo học sinh chưa ngoan sau HKI năm học 2011 – 2012 của các trường THCS huyện Bình Đại.
	VII. Tổng hợp biểu hiện học sinh chưa ngoan sau HKI năm học 2011 – 2012 của các trường THCS huyện Bình Đại.
	VIII. Tổng hợp nguyên nhân học sinh chưa ngoan sau HKI năm học 2011 – 2012 của các trường THCS huyện Bình Đại.
IX. Mẫu báo cáo các trường đầu năm và sau HKI.

File đính kèm:

  • docSKKN_THAY_THO7cda.doc
Sáng Kiến Liên Quan