Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - Bài học STEM “mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng Sinh học 11

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị kinh tế Thế giới, với cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 cho thấy khoảng 50% việc làm hiện nay sẽ bị mất trong vòng 20 năm tới, nhiều việc làm chân tay sẽ không còn nữa mà được thay thế bằng robot, phần lớn thông tin thế giới thực đang dần chuyển hóa thành thế giới số Trước sự thay đổi lớn của nghề nghiệp, đòi hỏi các kỹ năng của người lao động cũng phải thay đổi. Chính vì vậy, việc đổi mới tư duy giáo dục chuyển mạnh từ quá trình chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học để đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống là một tất yếu.

Đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực là một xu hướng đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nhưng cũng đòi hỏi người dạy và người học đều phải thay đổi cách dạy và cách học. Giáo viên hướng đến đào tạo những học sinh không chỉ: Biết gì mà làm được gì? Những học sinh không chỉ biết kiếm việc mà còn tạo ra được công việc. Những học sinh biết liên hệ thông tin, kết nối thông tin giữa các lĩnh vực vào giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống; hướng đến người thầy không chỉ giỏi về truyền thụ kiến thức mà còn truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh.

Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận liên ngành từ hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên. Thông qua cách tiếp cận giáo dục tích hợp trong STEM, học sinh nhận thức được sự giao thoa giữa các ngành khoa học và toán học, thấy được sự cần thiết của các kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề thực tiễn hay tạo nên một sản phẩm. Đồng thời, trong quá trình đó HS được khuyến khích sáng tạo, khơi gợi niềm say mê học tập và giúp các em khám phá tiềm năng của bản thân.

 

doc47 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3375 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - Bài học STEM “mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(T)
Kĩ thuật (E)
Toán học (M)
- Sinh học: Cơ chế hấp thu nước và muối khoáng ở rễ, vai trò của các nguyên tố khoáng, ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Vật lý: Hoạt động của máy bơm, Timer.
- Hóa học: Pha chế dung dịch dinh dưỡng phù hợp với từng loại rau, xác định được độ pH, ppm trong dung dịch.
Hệ thống bơm, ống dẫn, van điều chỉnh, thùng chứa dung dịch thủy canh, rọ đựng giá thể trồng rau, giá thể, thiết bị khoan cắt để tạo mô hình thủy canh hồi lưu, bút đo pH, bút đo ppm
Bản vẽ và mô hình chế tạo thủy canh hồi lưu, mô hình thủy canh tĩnh.
Đo chiều dài ống nhựa theo bản vẽ, khoảng cách giữa các rọ giá thể, tính toán tỉ lệ pha dung dịch thủy canh. Đo chiều cao cây trong các loại môi trường dinh dưỡng thủy canh khác nhau.
- Nghiên cứu tài liệu về mô hình trồng rau thủy canh.
- Máy tính có kết nối mạng để làm báo cáo PowPoint.
IV. Phương pháp: Dạy học dựa vào khám phá, hợp tác nhóm, thuyết trình
V. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Nêu vấn đề thực tiễn
Bước 2: Xác định hướng giải quyết vấn đề thực tiễn
Thời gian: Bước 1 và bước 2 thực hiện vào phần củng cố của tiết ppct 1
Hoạt động 1: Nêu tên dự án và lựa chọn giải pháp
Đưa ra tình huống có vấn đề về thực trạng rau nhiễm hóa chất độc hại, nhu cầu rau sạch hiện nay bằng 1 câu chuyện hoặc 1 đoạn video.
Tìm hiểu, phân tích được tình huống từ đó xác định được vấn đề cần giải quyết.
Tổ chức cho HS đề xuất các giải pháp bằng câu hỏi định hướng:
+ Vì sao cần phải trồng rau sạch?
+ Hiện nay có những phương pháp trồng rau sạch nào? Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp.
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi định hướng của GV để đề xuất các giải pháp khắc phục
- Phân tích các giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu.
Thống nhất giải pháp.
Đặt tên cho giải pháp: Thiết kế mô hình trồng rau thủy canh.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
- Phân chia nhóm: HS thuộc các xã gần nhau sẽ thành một nhóm.
- Phát bộ câu hỏi định hướng giải quyết vấn đề cho HS.
+ Có những loại mô hình thủy canh nào? Loại mô hình nào tạo điều kiện thuận lợi nhất để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn?
+ Hệ thống thủy canh hồi lưu có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như thế nào?
+Từ các những nguyên liệu gần gũi, vật liệu phế thải, làm thế nào để có được mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu
+ Để cây trồng phát triển khỏe mạnh thì trồng rau thủy canh phải đảm bảo những nhu cầu nào của cây trồng?
+ Vì sao cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây trồng?
+ Bố trí thí nghiệm như thế nào để có thể nghiên cứu được ảnh hưởng của việc thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với cây trồng? Mô tả một số dấu hiệu điển hình khi cây thiếu một vài nguyên tố khoáng thiết yếu.
- Yêu cầu HS dựa vào bộ câu hỏi định hướng nêu được các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Phát tài liệu về mô hình trồng rau thủy canh và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu chủ đề trên internet, tạp chí khoa học, youtube
- Giáo viên phát các phiếu đánh giá: Đánh giá sản phẩm, đánh giá hoạt động cho HS.
Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của giáo viên, HS phải nêu ra các nhiệm vụ cần thực hiện:
+ Thiết kế và chế tạo mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu
+ Bố trí được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố khoáng thiết yếu đến sinh trưởng phát triển của cây.
+ Trồng và chăm sóc rau thủy canh.
+ Thiết kế powerPoint và trình bày.
- Thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo.
Hoạt động chính
Thời gian
1. Nêu tên dự án và giao nhiệm vụ của dự án.
- Phần củng cố tiết ppct 1.
2. Nghiên cứu kiến thức nền, tham quan mô hình vườn rau thủy canh, xác định kế hoạch thực hiện dự án.
- Ngoài giờ lên lớp.
3.Xây dựng sản phẩm STEM.
Khoảng 2 tuần, ngoài giờ lên lớp.
4. Báo cáo giới thiệu sản phẩm.
1 tiết học, tiết ppct 4.
Bước 3: Tìm tòi, huy động kiến thức liên quan, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề thực tiễn
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hướng dẫn HS tìm hiểu các tài liệu đã cung cấp.
HS tìm hiểu tài liệu từ sách giáo khoa Sinh học, Công nghệ, tài liệu GV cung cấp, internet, tạp chí khoa học về mô hình trồng rau thủy canh.
- Tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm tại vườn rau thủy canh nhà lưới. (Từ 14h30’ đến 16h30’ tại vườn rau thủy canh nhà lưới xã Tân Thành).
- Yêu cầu ở từng nhóm ngay trong buổi tham quan phải:
1. Phác thảo được bản thiết kế mô hình thủy canh hồi lưu quy mô hộ gia đình.
2. Phác thảo ý tưởng bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố dinh dưỡng.
3. HS thảo luận các phương án đề ra.
4. Thống nhất ý kiến, xây dựng phương án của nhóm; dự kiến nguyên liệu và tính toán giá thành chế tạo sản phẩm.
- Tham quan mô hình trồng rau thủy canh và lắng nghe những chia sẻ của chủ vườn về hệ thống hoạt động của mô hình thủy canh hồi lưu, ưu điểm vượt trội của thủy canh hồi lưu so với thủy canh tĩnh, kĩ thuật pha chế dung dịch thủy canh, quy trình trồng và chăm sóc, lợi nhuận vườn rau thủy canh
- Đặt câu hỏi về những vấn đề còn thắc mắc.
- Thảo luận và lên kế hoạch tạo sản phẩm theo bảng 4: Phân công nhiệm vụ của HS.
Bước 4: Giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách xây dựng mô hình sản phẩm STEM
Thời gian: khoảng 2 tuần, hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp
- Nhiệm vụ của GV: Thiết kế một số video, hình ảnh và đăng tải lên nhóm học tập trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động xây dựng sản phẩm của HS bên ngoài lớp học.
- Nhiệm vụ của HS: 
* Xây dựng mô hình thủy canh hồi lưu
(1) Thiết kế mô hình thủy canh hồi lưu:
- Xác định loại cây dự định trồng: Các loại rau ăn lá (rau muống, rau dền, rau cải)
- Ngâm ủ hạt giống, gieo hạt, chăm sóc.
- Tính toán tỉ lệ giữa các rọ chứa giá thể trồng rau, kích thước phù hợp giữa các rọ và hệ thống ống dẫn đảm bảo các quy luật vật lý, sinh học nhằm đảm bảo quá trình quang hợp diễn ra bình thường.
- Thiết kế hệ thống dẫn dung dịch thủy canh nhờ máy bơm hoặc máy bơm tự chế.
- Mô hình hoàn thiện có thể hoạt động tốt cung cấp rau sạch cho hộ gia đình.
(2) Chế tạo mô hình thủy canh hồi lưu:
- Nguyên liệu: Ống nhựa PVC, keo dán ống nước, máy khoan, dây nhựa dẫn nước, súng bắn keo nến, keo nến, dao, kéo, bút, hạt giống, xơ dừa, phân NPK, muối Epsom, máy bơm hoặc tự thiết kế máy bơm, timer tự động.
- Xây dựng mô hình theo bản thiết kế:
+ Kích thước:
+ Quy mô:
+ Khoảng cách trồng cây:
+ Lắp thùng chứa dung dịch thủy canh, gắn máy bơm gắn timer tự động.
+Lắp ống dây dẫn dung dịch thủy canh từ thùng chứa lên hệ thống và ống dây dẫn từ hệ thống về thùng chứa.
(3) Pha chế dung dịch thủy canh
- Đổ 10 lít nước vào thùng
- Thêm 6 thìa cà phê NPK, đảm bảo trong phân có các thành phần vi lượng như: sắt , đồng, kẽm
- Thêm 3 thìa cà phê muối Epsome vào nước
- Trộn đều đến khi hòa tan
- Sử dụng 1 miếng vải để lọc dung dịch, loại bỏ những tạp chất không tan trong nước.
* Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đến sinh trưởng phát triển của cây bằng mô hình thủy canh tĩnh:
(1)Thiết kế mô hình thủy canh tĩnh:
- Xác định loại cây dự định trồng: Các loại rau ăn lá (rau muống, rau dền, rau cải)
- Trồng cây con (hoặc ủ hạt, gieo hạt), chăm sóc.
- Tính toán tỉ lệ phù hợp của bình chứa dung dịch thủy canh và rọ chứa giá thể
(2) Chế tạo mô hình thủy canh tĩnh:
- Nguyên liệu: Vỏ chai nhựa, vỏ thạch rau câu hoặc ly nhựa tiện lợi, súng bắn keo nến, dao, kéo,bút, hạt giống, xơ dừa, dung dịch để trồng rau thủy canh, phân bón đạm, kali, nước sạch
- Cách tiến hành: 
+ Làm rọ chứa giá thể:
+ Làm bình chứa dung dịch thủy canh
+ Pha chế dung dịch dinh dưỡng tương ứng với các thí nghiệm mà HS tự bố trí. Có thể tham khảo các thí nghiệm GV hưỡng dẫn qua bài giảng điện tử như:
TN1: Trồng rau thủy canh bằng dung dịch phân bón NPK
TN2: Trồng rau thủy canh bằng dung dịch thiếu N
TN3: Trồng rau thủy canh bằng dung dịch thiếu P
TN4: Trồng rau bằng nước sạch.
* Hoàn thành báo cáo để chuẩn bị trình bày sản phẩm
- HS hoàn thiện sản phẩm.
- Viết báo cáo trình bày về sản phẩm: Vật liệu, cách làm, cách vận hành sản phẩm, tính ứng dụng của sản phẩm.
- Sử dụng PowerPoint để xây dựng bản thuyết minh cho nhóm.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị báo cáo.
Bước 5: Kết luận, báo cáo kết quả
Thời gian: 1 tiết học theo tiết PPCT 4 - Địa điểm : Tại lớp học 11A3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả và hình thành kiến thức mới
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi.
- Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.
- Qua thí nghiệm GV yêu cầu HS tự trả lời được các câu hỏi sau:
+ So sánh sinh trưởng của cây trong bình chứa dung dịch thủy canh với bình chỉ chứa nước sạch. Giải thích nguyên nhân gây ra sinh trưởng khác biệt đó?
+ Thế nào là các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? Vai trò? 
+ Mô tả một số dấu hiệu khi cây thiếu một số nguyên tố khoáng thiết yếu?
+ Kể tên các nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây.
+ Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ gây ra những hậu quả gì? ( Ở câu hỏi này HS sẽ thấy được trồng rau thủy canh lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây luôn được điều chỉnh đo đạc nồng độ phù hợp với cây bằng bút đo pH, ppm, tránh tình trạng bị dư nitrat trong cây).
- Các nhóm báo cáo kết quả
-Trình chiếu PowerPoint
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn
- Thảo luận nhóm, cử thành viên trả lời câu hỏi để hình thành kiến thức mới.
I. Báo cáo sản phẩm mô hình thủy canh hồi lưu
1. Bản vẽ thiết kế
2. Vật liệu sử dụng.
3. Cách tiến hành
4. Kết quả thu được
II. Báo cáo thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đến sinh trưởng phát triển của cây
1. Bản vẽ thiết kế mô hình thủy canh tĩnh
2. Vật liệu sử dụng
3. Cách bố trí thí nghiệm
III. Vai trò của các nguyên tố khoáng
1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
- Có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây gồm các nguyên tố đại lượng ( C, H, O, N, P, K, S Ca, Mg) và một số nguyên tố vi lượng ( Fe, Mn, Cu, Zn, Cl, B, Mo, Ni).
2. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
- Tham gia cấu tạo nên chất sống và điều tiết các hoạt động sống trong cây.
3. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
Gồm: Đất và phân bón
- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hòa tan. Cây chỉ hấp thụ muối khoáng ở dạng hòa tan.
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây ngộ độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.
Hoạt động 2: Đánh giá và rút kinh nghiệm
- GV hướng dẫn HS 
tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng. Sau đó GV sẽ đánh giá HS và công bố kết quả chấm dựa trên bảng tiêu chí bảng 2, 3.
- Mở rộng kiến thức: Giới thiệu về mô hình thủy canh nuôi cá. 
HS sử dụng các phiếu để tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Để thực hiện được dự án này tôi được nhà trường, ban chuyên môn tạo điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đồng thời cũng được sự phối hợp của cơ sở sản xuất rau thủy canh tại địa phương và phụ huynh học sinh nên qua quá trình thí điểm tôi nhận thấy dự án đã có những những kết quả nổi trội sau đây:
1. Đối với nhà trường
- Tác dụng tốt đối với hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Thúc đẩy được phát triển chương trình nhà trường.
2. Đối với GV
Căn cứ vào thực tế của nhà trường, địa phương tôi đã xây dựng và tổ chức được chủ đề dạy học STEM, xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm STEM; đổi mới phương pháp hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Khơi gợi và truyền được ngọn lửa đam mê nghề nghiệp cho HS
3. Đối với HS
- Tiến hành điều tra khảo sát ở 2 nhóm đối tượng lớp 11A3 (thực nghiệm) và 11A4 (đối chứng) với sĩ số và trình độ học sinh ở 2 lớp tương quan nhau 
- Thời gian tiến hành vào cuối tiết học (tiết ppct 4).
Đánh giá mức độ hứng thú với tiết học
Nhóm đối tượng
Số lượng HS
Tiết học hứng thú
Tiết học bình thường
Tiết học không hứng thú
11A3 - Thực nghiệm
44 HS
42 HS– 95%
2 HS – 5%
0 HS – 0%
11A4 – Đối chứng
44 HS
22 HS– 50%
16HS – 36%
6 HS – 13%
Bảng 6: Điều tra mức độ hứng thú học tập của HS
Biểu đồ minh họa:
Nhận xét: Hứng thú là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết học. Qua bảng số liệu 6 và biểu đồ chứng tỏ bài học STEM đã đạt được mục đích tạo hứng thú học tập cho HS.
- Đánh giá kết quả thu được
Trả lời cho câu hỏi: “Qua bài học em rút ra cho mình được những hiểu biết gì?”
STT
Kết quả thu được
Nhóm đối tượng
11A3 - TN
11A4 - ĐC
1
Hiểu được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, hiểu được tác hại của việc bón phân không hợp lý
44HS-100%
30HS-68%
2
Biết cách bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố khoáng đến sinh trưởng của cây
35HS-80%
11HS-25%
3
Biết khám phá kiến thức mới theo quy trình học tập khoa học, mong muốn được khám phá kiến thức mới
30HS - 68%
5HS-11%
4
Giúp HS yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường
44HS -100%
40HS-91%
5
Biết ủ hạt, gieo trồng và chăm sóc rau
44HS -100%
11HS-25%
6
Giúp HS phát hiện được năng khiếu và đam mê của bản thân qua đó định hướng được nghề nghiệp trong tương lai
30HS - 68%
8HS-18%
7
Giúp HS biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
32HS - 73%
7HS-16%
8
Giúp HS tự chủ, sáng tạo và thực tế hơn
29HS - 66%
8HS-18%
9
Tập cho HS cách thuyết trình, làm việc nhóm
38HS - 86%
16HS-36%
10
Biết thiết kế, gia công, lắp ráp sản phẩm mô hình thủy canh
36HS - 82%
0
11
Khác
2HS - 4%
0
12
Không trả lời
0
0
Bảng 7: Điều tra kết quả thu được của HS
Biểu đồ minh họa:
Nhận xét: Qua bảng số liệu 7 và đồ thị chứng tỏ tiếp cận dạy học theo định hướng STEM có thể phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người. Cụ thể:
- Tham gia chủ đề học tập này HS được thỏa sức sáng tạo theo 1 quy trình khoa học - kĩ thuật: Tự phát hiện vấn đề cần giải quyết - sử dụng kiến thức khoa học, toán học, công nghệ, kĩ thuật sáng tạo ra giải pháp giải quyết vấn đề - thử nghiệm - kết luận. Giải pháp giải quyết vấn đề nếu được thử nghiệm thành công sẽ sinh ra công nghệ mới. Qua đó HS có thể nhận thấy được sự phát triển không ngừng của chính bản thân.
- Hình thành và rèn luyện được năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực quan sát và giải thích, năng lực ngôn ngữ, tính toán, tin học, công nghệ, thẩm mĩ.
- Thông qua các hoạt động thực hành, kiến thức được vận dụng, HS sẽ dễ dàng nhận thấy được các năng khiếu và đam mê của bản thân trong một lĩnh vực nào đó. Từ đó có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
- HS được học theo cách mà mình mong muốn đó chính là cách học dựa trên óc tò mò, học dựa vào khám phá đem lại sự hứng thú trong học tập.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Giáo dục STEM có ý nghĩa thiết thực trong dạy học các môn học. Thông qua dạy học STEM sẽ giúp cho HS phát triển phẩm chất năng lực; khám phá tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Tuy nhiên tại địa phương, việc triển khai dạy học theo định hướng STEM trong các môn học gần như chưa được áp dụng, nguyên nhân do từ nhiều phía, trong đó phải kể đến việc GV vẫn còn chưa nhận thức rõ bản chất dạy học STEM cũng như cách thức thiết kế và tổ chức hoạt động STEM trong các môn học nói chung và sinh học nói riêng.
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã đề xuất và làm rõ quy trình thiết kế chủ đề STEM cũng như quy trình tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM như sau: 
1. Lựa chọn chủ đề giáo dục STEM
6. Thiết kế hoạt động học tập
2. Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục STEM
5. Xác định các nội dung cụ thể cần sử dụng để giải quyết vấn đề trong chủ đề STEM.
3. Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề giáo dục STEM
4. Thiết kế tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh.
Sơ đồ: Quy trình thiết kế chủ đề STEM
1. Nêu vấn đề thực tiễn
2. Xác định hướng giải quyết vấn đề thực tiễn
3. Tìm tòi, huy động kiến thức liên quan, xây dựng kế hoạch giải quyết vấnđề thực tiễn
4. Giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách xây dựng mô hình sản phẩm STEM
5. Kết luận, báo cáo kết quả
Sơ đồ: Tiến trình tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM dựa trên nhiệm vụ cần thực hiện của HS
	Qua thực nghiệm, đề tài đã thu được kết quả tốt . Mở ra chân trời sáng tạo cho HS, phát huy được phẩm chất năng lực cho HS một cách tối đa. Như vậy nếu GV biết cách tổ chức dạy học theo định hướng Giáo dục STEM đúng nguyên tắc và quy trình sẽ góp phần đạt được mục tiêu trong đổi mới giáo dục.
Kiến nghị 
Để thực hiện hiệu quả giáo dục STEM vào trường THPT tại đơn vị công tác, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Với nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (như phòng trải nghiệm, trang bị thiết bị để HS thực hành) một cách đầy đủ; Nhà trường cần tổ chức nhiều lớp tập huấn cho GV và cả HS. Kết nối cộng đồng STEM với nhà trường.
- Với GV: Phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động học tập STEM, trải nghiệm STEM cho HS, kết nối kiến thức học đường với thế giới thực qua đó hình thành được nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, năng lực sáng tạo cho HS, hướng nghiệp cho HS. Đồng thời, cần tranh thủ nguồn lực từ phía phụ huynh hoc sinh, các ban ngành đoàn thể có liên quan để hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm của HS.
- Mở rộng mô hình: Từ những kết quả đạt được của đề tài tôi mong muốn mô hình được triển khai rộng hơn qua các cuộc thi “Trường học xanh, lớp học xanh”; Tổ chức khóa hè trải nghiệm nông nghiệp; Xây dựng vườn thông minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - bài học STEM “Thiết kế mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11 .Chắc chắn đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. 
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát nhận thức về giáo dục STEM đối với GV
PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ GIÁO DỤC STEM
1.Thầy cô hiểu thế nào về giáo dục STEM? 
..
2.Các em học sinh được học gì thông qua chương trình đó? 
3.Thầy/cô hãy đề xuất các biện pháp giảng dạy STEM? 
4.Thầy cô đã áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào tiết dạy của mình chưa?
5.Thầy/cô có mong muốn giảng dạy STEM vào môn học của mình không?
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BÀI HỌC STEM
Hình 1: HS tham quan mô hình vườn rau thủy canh
Hình 2: Thảo luận nhóm để thống nhất bản thiết kế
Hình 3: Một số bản thiết kế HS phác thảo trong buổi tham quan
Máy bơm do HS tự chế tạo
Hình 4: Nhóm 1 chế tạo mô hình thủy canh hồi lưu
Hình 5: Nhóm 2 chế tạo sản phẩm mô hình thủy canh hồi lưu
Hình 6: Video chế tạo sản phẩm thủy canh hồi lưu của nhóm 3
Hình 7 : Một số sản phẩm hoàn thiện của HS
Hình 8: Nhóm 4 đang bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của việc thiếu 1 vài nguyên tố khoáng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Hình 9: Một số kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố khoáng đến sinh trưởng của cây
Hình 10: Một số video và hình ảnh tiết học báo cáo sản phẩm
Hình 11: Niềm vui, sự phấn khởi khi HS chế tạo được sản phẩm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên, 2017) – Phùng Việt Hải – Nguyễn Quang Linh – Hoàng Phước Muội. Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thành Hải. Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. NXB Trẻ.
3. Lê Xuân Quang (2017). Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Trần Thị Gái – Nguyễn Thị Phương – Nguyễn Thị Hoài Thanh. Thiết kế chủ đề giáo dục stem trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, sinh học 11 – THPT. Tạp chí Giáo dục, số 443 (kì 1- 12/2018), tr 59-64.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Định hướng giáo dục STEM ở trường phổ thông.Tài liệu tập huấn
6. https://m.giaoducthoidai.vn

File đính kèm:

  • doc14_SKKN_Tran_Thi_Kim_Luong_319c68832c.doc
Sáng Kiến Liên Quan