Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hoá học vui trong giờ học ngoại khoá

Quy trình thiết kế thí nghiệm

Để thí nghiệm hóa học kích thích tư duy đem lại hiệu quả cao, người giáoviên

cần chuẩn bị và nghiên cứu cẩn thận trước khi sử dụng. Trước hết, giáo viên cần tìm

hiểu để thiết kế các thí nghiệm. Công việc này có thể thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định nội dung kiến thức có thể xây dựng thí nghiệm kích thích tư

duy: giáo viên lựa chọn, kết hợp những nội dung có thể thiết kế được thí nghiệm.

- Bước 2: Xác định đối tượng thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm sẽ dành cho giáo

viên hay học sinh. Nếu thí nghiệm biểu diễn của giáo viên thì mức độ khó và nguy

hiểm có thể cao hơn. Còn thí nghiệm do học sinh thực hiện cần đơn giản, ít độc hại

và dễ thực hiện.

- Bước 3: Thiết kế thí nghiệm hóa học kích thích tư duy. Điều này cần rất

nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Những thí nghiệm này ngoài tác dụng

kích thích tư duy, gây hứng thú cho học sinh cũng cần phải dùng dụng cụ, hóa chất

dễ tìm để có thể thực hiện thí nghiệm được nhiều lần.

- Bước 4: Làm thử thí nghiệm và kiểm tra những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật thực

hiện và khả năng thành công, an toàn, hiện tượng rõ, đẹp.

- Bước 5: Thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch.

Giáo viên có thể sử dụng những thí nghiệm này vào bài giảng trên lớp hoặc trong

những buổi ngoại khóa, đố vui hóa học hay cho học sinh thực hiện. Tùy vào từng

trường hợp cụ thể mà giáo viên sử dụng và điều chỉnh nội dung thí nghiệm cho hợp lí.

- Khi sử dụng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy trên lớp, giáo viên cần khai

thác nguồn kiến thức hóa học cho phù hợp với thí nghiệm, giúp học sinh khơi dậy sự

hứng thú của học sinh vào nội dung bài học. Lượng hóa chất sử dụng cần vừa phải,6

tránh gây ngột ngạt không khí lớp học sẽ làm phản tác dụng của thí nghiệm. Ngoài ra,

giáo viên cần khai thác các phương pháp dạy học, những hoạt động dạy học và thủ

pháp về tâm lí để thí nghiệm có thể mang đến kết quả cao hơn.

- Khi sử dụng thí nghiệm trong những buổi ngoại khóa, đố vui hóa học, giáo viên

có thể dùng lượng hóa chất lớn để thực hiện thí nghiệm vì không gian rộng rãi,

thoáng đãng. Giáo viên cần lưu ý về dụng cụ thích hợp để cho hiện tượng rõ, đẹp

và dễ quan sát. Nếu giáo viên biết kết hợp những thủ pháp tâm lí gây bất, ngờ

và cách tổ chức hoạt động tốt có kèm câu hỏi và phần thưởng thì học sinh sẽ hứng

thú với thí nghiệm được xem và tham gia giải thích những hiện tượng hóa học đó.

- Khi cho học sinh tự thực hiện thí nghiệm, các em sẽ rất thích thú vì được tự

mình tìm hiểu, khám phá. Tuy nhiên, các em còn chưa có nhiều kinh nghiệm xử lí

khi có sự cố xảy ra. Do đó, khi chọn thí nghiệm dành cho học sinh, giáo viên cần

thiết kế những thí nghiệm với mức độ khó vừa phải, ít nguy hiểm. Thí nghiệm nên

vận dụng những kiến thức mà các em đã biết. Nếu kiến thức quá khó thì các em rất

dễ gây chán nản, không hứng thú tìm hiểu.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hoá học vui trong giờ học ngoại khoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u diễn. 
MC: Các bạn hãy quan sát nhé ảo thuật gia của chúng tôi đã bỏ một viên nước đá vào 
chén sứ và bạn ấy đang châm lửa đốt, các bạn thấy gì không ạ, nước đá đã bốc cháy, 
thật kỳ lạ. 
MC: Vậy tại sao đây? Có bạn nào biết không ạ? 
MC: Chắc chắn không rồi. Một gợi ý dành cho các bạn như sau: Trong chén sứ đã 
chứa sẵn đất đèn (CaC2). 
 26 
MC: Chúng ta hãy quan sát xem cánh tay nào được giơ lên, một phần quà hấp dẫn sẽ 
dành cho câu trả lời chính xác. 
Khán giả: . 
MC: Xin mời ảo thuật gia đưa ra đáp án cho câu hỏi. 
Ảo thuật gia: Đáp án của chúng tôi như sau: 
Do có phản ứng: 
CaC2 + 2H2O -> C2H2 + Ca(OH)2 
Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy 
2C2H2 + 5O2 -> 4CO2 + 2H2O 
Nếu khán giả trả lời đúng sẽ được trao phần thưởng 
Thí nghiệm 3 
Khăn mùi soa không cháy- Đốt cháy bàn tay 
MC: Bây giờ chúng ta sẽ làm các thí nghiệm với axeton, mình tin rằng qua các 
thí nghiệm sau các bạn sẽ khắc sâu về tính chất của axeton. 
MC: Thí nghiệm thứ nhất là “khăn mùi soa không cháy”, thí nghiệm thứ 2 là “đốt 
cháy bàn tay” 
MC: Xin mời các bạn hãy quan sát các ảo thuật gia của chúng tôi. Bạn ấy đã chuẩn bị 
một chiếc khăn mùi soa, khăn này rất ẩm, tiếp tục bạn ấy nhúng vào một cốc nước ở 
trên bàn, và bạn ấy vắt khô, không biết đây là nước gì đây. 
MC: Bạn cho khán giả biết bạn đã tẩm khăn bằng nước gì được không ạ. 
Ảo thuật gia: Đây là axeton. 
MC: Bây giờ bạn làm gì với chiếc khăn này 
 27 
ẢO thuật gia: Tôi sẽ đốt nó 
MC: Chắc chắn chiếc khăn này sẽ không bị cháy vì nó đã được làm ướt phải không 
các bạn. 
MC: Mời ảo thuật gia. 
MC: Nhưng các bạn thấy không ngọn lửa bắt cháy rất nhanh, rất mạnh chắc chắn 
chiếc khăn mùi soa cũng sẽ cháy theo. 
MC: Nhưng không lửa yếu dần và chiếc khăn không cháy. Một hiện tường kỳ lạ phải 
không các bạn. 
ẢO thuật gia: Bây giờ chúng ta sẽ làm thí nghiệm “đốt cháy bàn tay”. 
ẢO thuật gia: Có bạn khán giả nào lên biểu diễn thí nghiệm này không ạ. 
MC: Bây giờ tôi sẽ mời một bạn lên thực hiện thí nghiệm này cùng với ảo thuật gia. 
MC: Mời bạn A lớp 11A2, bạn hãy lên sân khấu. 
Ảo thuật gia: Bạn hãy nhúng bàn tay vào chậu nước này, bây giờ tôi sẽ nhỏ axeton 
vào bàn tay bạn. 
Ảo thuật gia: Bạn hãy cố gắng chịu đựng nhé, bây giờ tôi sẽ châm lửa để đốt cháy bàn 
tay của bạn. 
MC: Các bạn thấy gì không ạ ngọn lửa đã bắt cháy rất nhanh, bàn tay cháy bỏng mất 
các bạn ơi. 
Khán giả:. 
MC: Nhưng ngọn lửa đã tắt rồi, bàn tay của bạn có bị bỏng không? 
A: Không sao ạ, chỉ hơi nóng thôi. 
MC: Đúng là không hề gì. Cảm ơn bạn đã tham gia cùng chúng tôi. 
MC: Các bạn thấy có lạ không ạ. 
MC: Một câu hỏi dành cho các bạn như sau: Tại sao chiếc khăn tay không bị cháy và 
bàn tay không bị bỏng? 
Khán giả: .. 
MC: Chúng ta hãy xem bạn khán giả trả lời chính xác không nhé. 
MC: Xin mời ảo thuật gia công bố đáp án. 
Ảo thuật gia: Axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Với vài 
giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng toả ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước 
trên, khăn và da tay. Vì thế, khăn không bị cháy và tay chỉ cảm thấy hơi nóng chứ 
không bị bỏng. 
 28 
Nếu khán giả trả lới đúng sẽ được nhận quà. 
MC: Những thí nghiệm rất thú vị sẽ tiếp tục được biểu diễn ngay sau đây 
Thí nghiệm 4 
Cắt chảy máu tay 
Ảo thuật gia đã chuẩn bị trước dung dịch FeCl3, dung dịch KCNS, một con giao 
cùn sáng bóng. 
MC: Tiếp theo chúng ta sẽ làm thí nghiệm “Cắt chảy máu tay”. Thí nghiệm này rất 
nguy hiểm các bạn ạ. Các bạn thấy con dao sáng bóng trên tay ảo thuật gia không ạ. 
Bạn ấy đang xoa vào lòng bàn tay dung dịch màu vàng. 
 MC: Bạn có thể cho khán giả biết đây là nước gì không ạ? 
Ảo thuật gia: Đây là cồn iot sát trùng trước khi cắt. 
MC: Oà nghe nguy hiểm quá. 
MC: Tiếp theo bạn ấy đang nhúng dao vào một dung dịch không màu hình như là để 
rửa lưỡi dao. Bạn ấy đã cầm con dao và cắt vào lòng bàn tay. Máu đã chảy ra các bạn 
ơi, kinh khủng quá. 
MC: Ta sẽ xem bạn ấy cắt vào lòng bàn tay có sâu không nhé. 
MC: Mời bạn rửa tay và đem cho khán giả xem. 
MC: Bàn tay bạn ấy có bị rách không ạ? 
Khán giả: Không.. 
MC: Đúng là không vấn đề gì. 
MC: Mời ảo thuật gia hãy giải thích cho khán giả hiện tượng xảy ra? 
Ảo thuật gia: Nước cồn iot màu nâu chính là dung dịch FeCl3, con dao tôi đã rửa 
bằng dung dịch KCNS. Khi dung dịch KCNS tiếp xúc với dung dịch sắt III clorua 
(FeCl3) tạo thành Fe(CNS)3 có màu đỏ máu. 
FeCl3 + 3KCNS ---> Fe(CNS)3 + 3KCl 
 MC: Vậy trông các bộ phim có những cảnh đánh nhau chảy máu, máu đó có thể là do 
Fe(CNS)3 phải không các bạn. 
Thí nghiệm 5 
Châm lửa không cần diêm và những chiếc cốc thần 
MC: Tiếp theo mời các bạn đến với thí nghiệm “Châm lửa không cần diêm” 
và “Những chiếc cốc thần” 
 29 
MC: Trên bàn đây đã có sẵn một chiếc đèn cồn và 3 chiếc “cốc thần” bằng sứ. 
MC: Bạn nào có thể làm cho đèn cồn và những cốc này bốc cháy mà không càn dùng 
lửa không ạ? 
MC: Chắc chắn là không rồi, nhưng ảo thuật gia của chúng tôi sẽ làm được đấy các 
bạn ạ. 
MC: Anh ấy đang lấy một chiếc đũa thuỷ tinh và nhúng vào hỗn hợp gì đấy 
MC: Tiếp theo anh ấy đã quét vào bấc đèn. 
MC: Các bạn thấy hiện tượng gì xảy ra không ạ, đèn đã bùng cháy thật kỳ lạ. 
MC: Bây giờ những chiếc cốc thì thế nào đây. Ba ảo thuật gia của chúng tôi đang 
dùng kẹp sắt, kẹp 3 miếng bông và bắt đầu họ đều nhúng vào chất lỏng gì đấy. 
MC: Tiếp theo họ làm gì đây? 
MC: Họ ném ba cục bông vào 3 chiếc “cốc thần” các bạn ơi. 
MC: Vâng 3 chiếc cốc thần bùng cháy, thật kỳ lạ. Hiện tượng thần bí này được giải 
thích như thế nào đây. 
MC: Xin mời ảo thuật gia 
Ảo thuật gia: Thưa các bạn đây không phải là một hiện tượng thần bí nào cả, mọi sự 
vật hiện tượng đều có cơ sở khoa học, chỉ có một điều là ta đã tìm ra cơ sở khoa học đó 
chưa thôi. 
Ảo thuật gia: Hai thí nghiệm trên bản chất khoa học giống nhau. Đèn ở đây được thắp 
bằng cồn và bông chúng tôi bỏ vào ba chiếc cốc cũng được tẩm bằng cồn. chiếc đũa 
thuỷ tinh được nhúng vào hỗn hợp KMnO4, nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch H2SO4 
đặc, trong 3 chiếc cốc chúng tôi cũng đã quét vào đáy cốc hỗn hợp này. 
Ảo thuật gia: như vậy các bạn thấy đấy nguyên nhân bốc lửa là do sự tiếp xúc của 3 
chất KMnO4, dung dịch H2SO4 đặc và cồn (ancol etylic 90%). Vậy tại sao 3 chất này 
tiếp xúc lại có hiện tượng cháy xảy ra. Khi kabemanganat tác dụng với axit sulfuric, có 
 30 
phản ứng trao đổi xảy ra, axit pemanganic (HMnO4) là axit rất không bền. Axit này dễ 
phân huỷ tạo ra anhidrit pemanganic (Mn2O7) là một chất oxi hoá rất mạnh, làm ancol 
etylic bốc cháy. 
MC: Xin cảm ơn ảo thuật gia, vâng chúng ta đã biết thêm một kiến thức về HMnO4 và 
MnO2. 
Thí nghiệm 6 
Kem đánh răng voi 
MC: Các bạn ơi, đã khi nào các bạn nghe nói “kem đánh răng voi” không ạ. 
Khán giả:  
MC: Vậy hôm nay đây chúng ta sẽ làm thí nghiệm với “kem đánh răng voi” các bạn 
nhé. 
MC: Nghe nói đến kem đánh răng voi chắc là một lượng khổng lồ đây. 
MC: Các bạn hãy hướng lên sân khấu, các ảo thuật gia của chúng tôi đang cho dung 
dịch gì đấy vào 3 ống thuỷ tinh. Bây giờ tôi sẽ hỏi xem đó là những chất gì. 
MC: Xin hỏi ảo thuật gia các bạn đã cho chất gì vào các ống thuỷ tinh này ạ. 
Ảo thuật gia: Tôi cho vào 3 ống này mỗi ống khoảng 10ml dung dịch KI và ít giọt 
nước rửa bát, và các phẩm màu để tạo màu sắc khác nhau. 
MC: Tiếp theo các bạn sẽ làm gì? 
ẢO thuật gia: Chúng tôi sẽ mời ba bạn khán giả lên đổ các dung dịch hidropeoxit tức 
là nước oxi già, trên thị trường hay bán để sát trùng vết thương có công thức H2O2. 
Ảo thuật gia: Ai có thể lên tham gia biểu diễn thí nghiệm này cùng với chúng tôi 
không ạ. 
MC: Vâng rất nhiều cánh tay giơ lên 
 31 
Ảo thuật gia: Mời 3 bạn ở lớp 10A1, 11A12, 12A2. Mời các bạn lên sân khấu. 
Ảo thuật gia: Các bạn hãy lấy các đựng H2O2 ở đây đổ từ từ vào các ổng thuỷ tinh, 
các bạn hãy dữ bình tĩnh nhé! 
MC: Oà các bạn thấy không kem đánh răng đã xuất hiện một khối rất lớn đúng là 
“kem đánh răng voi” các bạn ạ. 
MC: Tôi xin hỏi bạn lớp 10A1 một câu. Bạn có bất ngờ khi làm khi khối kem xuất 
hiện không? 
Bạn lớp 10A1: Tôi rất bất ngờ và đã dật mình khi thấy khối kem xuất hiện. 
MC: Rất cảm ơn các bạn đã tham gia cùng với chúng tôi. 
MC: Câu hỏi đặt ra cho các bạn khán giả như sau: Giải thích hiện tượng trên. 
MC: Chúng ta hãy xem khán giả đã lời đúng câu hỏi chưa nhé. 
MC: Mời ảo thuật gia công bố đáp án. 
Ảo thuật gia: Khi H2O2 tiếp xúc với dung dịch KI có các phản ứng xảy ra 
2KI + H2O2→ 2KOH + I2 
Mặt khác KI là xúc tác cho quá trình phân huỷ của H2O2 xảy ra rất nhanh hơn 
H2O2 + I
- →H2O + IO- 
H2O2 + OI
- →H2O + O2 + I- 
Vì vậy một lượng khí oxi thoát ra nhanh, dầu rửa bát có sức căng bề mặt lớn nên tạo 
nên một lượng bọt “khổng lồ” 
MC: Qua thí nghiệm này chắc chắn các bạn sẽ khắc sâu được kiến thức về tính chất 
oxi hoá của H2O2 và tính chất dễ phân huỷ của nó rồi đúng không ạ? 
Thí nghiệm 7 
Khói không lửa 
 32 
MC: Tiếp theo chương trình chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn một thí nghiệm không 
kém phần hấp dẫn cũng đến từ hidropeoxit. 
MC: Các ảo thuật gia của chúng tôi đang chuẩn bị gì đây. 
MC: Vâng thưa các bạn cậu ấy đang đổ hidropeoxit vào bình cầu. 
MC: Tiếp tục các bạn sẽ làm gì đây? 
Ảo thuật gia: Chúng tôi sẽ cho vào bình một nữa thìa thuốc tím vào bình cầu. 
MC: Các bạn hãy dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra sau đây. 
MC: Vâng các bạn thấy không ạ, khỏi toả ra rất mạnh, thí nghiệm rất thành công. 
MC: Bây giờ hiện tượng này được giải thích như thế nào đây? Xin mời các bạn khán 
giả 
 Khán giả: . 
MC: Mời ảo thuật gia công bố đáp. 
Ảo thuật gia: Phản ứng oxi hoá khử giữa chất khử là H2O2 và chất oxi hoá là KMnO4 
phản ứng toả nhiệt và sinh ra khí O2, lượng khí O2 sinh ra nhiều đẩy hơi nước phun ra 
ngoài bình 
Phương trình phản ứng 
3H2O2 + 2KMnO4 → 2H2O + 2KOH + 2MnO2 + 3O2 
Nếu khán giả trả lời đúng sẽ được trao một phần quà. 
MC: Qua hai thí nghiệm trên ta thấy hidropeoxit vừa có thính chất khử vừa có tính 
chất oxi hoá. Gặp chất khử nó thể hiện tính oxi hoá, gặp chất oxi hoá nó thể hiện tính 
khử. 
Thí nghiệm 8 
MC: Tiếp theo chúng ta sẽ làm thí nghiệm với khí cacbonic (CO2) 
MC: Ảo thuật gia chúng ta sẽ làm như thế nào đây? 
Ảo thuật gia: Chúng tôi đã chuẩn bị 10 cốc nước có cắm mỗi cốc một ống hút, các 
bạn thấy đấy các cốc nước đều trong veo, chúng tôi sẽ đưa xuống cùng khán giả làm 
thí nghiệm này. 
Ảo thuật gia: Mời đại diện lớp 10A2, 10A5, 10A9, 10A12, 11A3, 11A7, 11A10, 
12A1, 12A6, 12A13, mới các bạn đứng dậy nào. 
Ảo thuật gia: Mời các phụ tá đưa cốc nước cho các bạn ấy. Các bạn hãy cầm cốc, 
ngậm ống hút và thổi mạnh vào cốc, không được hút nhé các bạn. 
Ảo thuật gia: Được chưa các bạn, bây giờ các bạn hãy giơ cao cốc lên cho các bạn 
khán giả xem nào. 
 33 
Ảo thuật gia: Các bạn thấy sao ạ? 
Khán giả: Nước đã vẫn đục ... 
Ảo thuật gia: Tiếp tục các bạn ngậm vòi thổi tiếp nào, thổi mạnh vào các bạn ơi! 
Ảo thuật gia: Các bạn thấy hiện tượng gì rồi ạ. 
Khán giả: Nước trong cốc đã trong lại rồi ... 
Ảo thuật gia: Đúng rồi các bạn ạ, các bạn thấy lạ không các bạn. 
Khán giả:. 
MC: Cảm ơn các ảo thuật gia, cảm ơn các bạn cộng sự đã làm thí nghiệm cùng chúng 
tôi, một thí nghiệm đã làm cho buổi ngoại khoá vô cùng sôi động. 
MC: Sau đây là câu hỏi dành cho khán giả. 
MC: Nước trong cốc là nước gì, hãy giải thích hiện tượng xảy ra? 
Khán giả: .. 
MC: Xin mời ảo thuật gia công bố đáp án 
Ảo thuật gia: Nước trong cốc là nước vôi trong (nước có hoà tan Ca(OH)2). Nước vôi 
trong khi gặp khí cacbonic có trong hơi thở sẽ phản ứng tạo ra canxicacbonat (CaCO3). 
CaCO3 là những hạt rất nhỏ màu trắng, không tan nên lơ lững trong nước, cho nên thấy 
nước trở nên vẫn đục màu trắng sữa. Khi tiếp tục thổi khí cacbonic vào thì khí 
cacbonic sẽ tác dụng với canxicacbonat tạo thành canxi hidrocacbonat là chất tan 
không màu nên chất lỏng trong cốc lại trở nên trong suốt. 
Phương trình phản ứng: 
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O 
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 
Ảo thuật gia: Vậy chúng ta đã giải thích những nguyên nhân của các hiện tượng xảy 
ra trong các thí nghiệm trên. Qua đây minh muốn gửi đến các bạn một thông điệp rằng 
“Mọi sự vật hiện tượng đều có cơ sở khoa học, hãy học tập nghiêm túc để đem những 
kiến thức của mình khám phá thề giới muôn màu” 
MC: Kết thức chương trình ngoại khoá hôm nay mời các bạn cùng các thầy giáo, cô 
giáo đến với màn ảo thuật “Tôn ngộ không đi mây về gió”. Một hiệu ứng sân khấu 
hoành tráng với mây mù, sương khói chính là do nước đá khô (CO2 dạng rắn) được thả 
vào nước nóng. 
MC: Khi những viên nước đá khô thả vào nước nóng, những viên CO2 rắn thăng hoa 
nhanh. Quá trình thăng hoa này thu nhiệt nên sẽ làm giảm nhiệt độ của vùng khí xung 
 34 
quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ lại, tạo thành đám khói như sương mù 
màu trắng. 
MC: Chương trình biểu diễn thí nghiệm hoá học vui đến đây kết thúc. Cảm ơn các 
thầy giáo cô giáo cùng các bạn đã chú ý theo dõi. Kính chào các thầy cô cùng toàn thể 
các bạn học sinh luôn tràn đầy năng lượng để làm việc và học tập hiệu quả. 
 2.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
 2.2.1. Lựa chon đối tượng 
* Để có số liệu khách quan và chính xác, tôi chọn thực hiện ở trường THPT.... 
- Lựa chọn HS các lớp 12 – Ban KHTN tương đương nhau về chất lượng học tập ở 
trường THPT đã chọn. 
- Lựa chọn cặp lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo các yêu cầu tương đương nhau 
về các mặt: 
 + Số lượng HS, độ tuổi. 
 + Chất lượng học tập nói chung và môn hoá học nói riêng. 
 + Lớp thực nghiệm, lớp đối chứng do cùng một giáo viên phụ trách. 
 + Thực hiện lớp thực nghiệm đã được tham gia học các buổi học ngoại khoá có sử 
dụng các thí nghiệm hoá học vui, lớp đối chứng không được tham gia các buổi ngoại 
khoá với các thí nghiệm hoá học vui. 
 * Trên cơ sở các yêu cầu đã nêu tôi chọn các lớp thực nghiệm - đối chứng theo 
bảng 
 35 
 2.2.2 Tiến hành thực nghiệm 
Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã tổ chức gặp gỡ và trao đổi với các giáo 
viên dạy thực nghiệm về các vấn đề sau: 
- Soạn, in sẵn phiếu điều tra, giáo án cho buổi ngoại khoá có sử dụng các thí nghiệm 
hoá học vui và các phương án triển khai kế hoạch thực hiện để giáo viên nghiên cứu 
trước. 
- Sau đó tiến hành trao đổi kĩ lưỡng, cẩn thận với các giáo viên dạy lớp thực nghiệm về 
phương pháp tiến hành, cách thức tổ chức, dự đoán một số tình huống có thể xảy ra trong 
giờ học và cách giải quyết. 
Tôi đã tiến hành thực nghiệm đánh giá trong tháng 12 năm học 2020 – 20101 tại 
trường THPT với số lượng lớp thực nghiệm là 1 lớp. 
2.2.3. Kết quả thực nghiệm 
 2.2.3.1 Kết quả điều tra HS 
Câu hỏi 1: Cảm nhận của các em về buổi ngoại khoá? 
Chúng tôi đã thu được 40 phiếu phản hồi của HS từ 2 lớp dạy của nhà trường. Kết quả 
như sau: 
Ý kiến của HS về buồi ngoại khoá có sử dụng thí nghiệm 
hoá học vui Số HS Tỉ lệ % 
Rất thích 35 87,5 
Thích 5 12,5 
Bình thường 0 0 
Không thích 0 0 
Giáo viên dạy Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 
Phan Thị Hải 
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 
12A1 40 12A2 40 
 36 
Kết quả thu được về lí do sở thích của buổi học này, đa số các HS đều cho rằng 
buổi học rất vui, hứng thú, đem lại nhiều hiểu biết. 
Kết quả câu 2: Nhận xét phần tổ chức thực hiện buổi ngoại khoá của giáo viên. 
Ưu điểm: Đạt hiệu quả, các em đều thích, hào hứng nắm bắt được kiến thức của các 
thí nghiệm. 
Nhược điểm: Một số học sinh chưa quan sát thấy hiện tượng do trời sáng ánh lửa xa 
không nhìn thấy. 
 2.2.3.2 Kết quả của bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 
* Kết quả bài kiểm tra của HS 
Tiến hành chấm điểm 2 bài kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC tôi thu được kết quả như 
sau: 
Bảng 3.1: Kết quả của lớp TN và lớp đối chứng 
ở trường THPT 
Đối 
tượng Số 
HS 
Số HS đạt điểm Xi 
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
TN 40 0 0 0 0 0 0 0 2 15 13 10 
ĐC 40 0 0 0 0 0 0 2 10 15 10 3 
Đồ thị biểu diễn kết quả bài kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 
* Kết luận về quá trình thử nghiệm 
 37 
Qua số liệu thu thập được từ kết quả thực nghiệm chúng tôi rút ra một số nhận 
xét: Học sinh ở các lớp thực nghiệm có chất lượng học tập tốt hơn ở lớp đối chứng, điều 
đó thể hiện ở các điểm chính. 
+Tỉ lệ % học sinh đạt khá, giỏi của các lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối 
chứng. 
 Như vậy, có thể kết luận rằng: việc sử dụng thí nghiệm hoá học vui trong giờ 
học ngoại khoá đã kích thích sự nghiên cứu, học tập tích cực, nghiêm túc. Học sinh hứng 
thú hơn trong học tập, nâng cao chất lượng học tập.
 38 
C. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
 Sau khi hoàn thành đề tài tôi đã áp dụng với học sinh Trường THPT năm học 
2020- 2021. Tôi đã triển khai trong một số tiết học ngoại khoá, yêu cầu học sinh thực 
hiện một số thí nghiệm có thể làm được tại nhà và báo cáo kết quả. Khi tôi chưa áp 
dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học chưa cao nên kết quả học 
tập cũng hạn chế. 
Sau khi tôi tích cực sử dụng các thí nghiệm vui trong các giờ học ngoại khoá 
thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt, học sinh say mê nghiên cứu các 
hiện tượng về hoá học hơn, kỉ năng làm thí nghiệm được nâng lên rất nhiều. 
Với cố gắng của bản thân, tôi tin rằng ngày càng được nhiều học sinh yêu thích 
môn hoá học, say mê nghiên cứu, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho 
huyện nhà góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục “ định hướng chuẩn đầu ra về 
phẩm chất và năng lực của chương trình giá dục cấp trung học phổ thông” . 
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã thực hiện được các vấn đề sau: 
- Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng các 
thí nghiệm hoá học vui. 
- Đề xuất được quy trình và xây dựng được các thí nghiệm vui, an toàn, phù 
hợp với học sinh, tạo sự hứng thú, sự tin tưởng vào khoa học đối với học sinh. 
- Đã tiến hành tổ chức thực hiện buổi học ngoại khoá có sử dụng thí nghiệm 
hoá học vui. Kết quả thự nghiệm chứng tỏ đề tài “Xây dựng và sử dụng thí 
nghiệm hoá học vui trong giờ học ngoại khoá” là rất khả quan. Tạo được sân chơi 
lành mạnh, thúc đấy niềm đam mê nghiên cứu, học tập, tin tưởng vào khoa học đối 
với học sinh. Là rất cần thiết và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa 
học. 
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ rất bổ ích trong bối cảnh giáo dục phổ thông 
đang chuẩn bị đổi mới toàn diện và phát huy khả năng tư duy sáng tạo, học đi đôi 
với hành, kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. 
2. Kiến nghị 
Để có thể sử dụng rộng rãi và hiệu quả các thí nghiệm hoá học vui ở trường 
THPT nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng chiến lược giáo dục 
phù hợp, đáp ứng những tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế, tác giả xin mạnh dạn đề 
xuất một số kiến nghị sau: 
 39 
- Phổ biến rộng rãi việc thiết kế và sử dụng các thí nghiệm vui cho học sinh 
nhằm tăng thêm sự yêu thích bộ môn và lòng tin vào khoa học, cần chú trọng đến 
khả năng vận dụng kiến thức mà người học đã tiếp thu được vào các tình huống khác 
nhau trong thực tiễn của cuộc sống. 
- Phổ biến và tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên sử dụng thí nghiệm trong quá 
trình dạy học 
- Cần đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn cho giáo dục, đặc biệt là các hoá chất 
thực hành thí nghiệm đối với bộ môn hoá học. 
 40 
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 40/2000/QH X về đổi mới 
chương trình giáo dục 
2. Vụ giáo dục trung học phổ thông : Tài liệu tập huấn giáo viên - dạy học, kiểm 
tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình GD THPT, Hà 
nội 2010 
3. Vụ giáo dục trung học phổ thông : Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá theo 
hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn hóa học, Hà nội 2014 
4. Lê Xuân Trọng - Nguyễn Hữu Đĩnh.Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hóa 
học 12. Nhà xuất bản Giáo dục 2001. 
5. Thế Trường -Hoá học các câu chuyện lý thú. Nhà xuất bản giáo dục.2006 
6. Các website: https://www.google.com.vn 
7. Trần Quốc Đắc-Thí nghiệm hoá học ở trường THPT-Nhà xuất bản giáo dục 
 41 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_thi_nghiem_hoa_hoc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan