Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tâm thế tự tin trong quá trình giao tiếp của giờ học ngoại ngữ

 Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy ngoại ngữ ai cũng muốn giờ dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất, tức là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp hứng thú làm việc với các tài liệu học tập qua đó học sinh biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ và từ đó học sinh tự hình thành và phát triển ở mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động .

 Như vậy, ta phải thừa nhận chức năng, vai trò của ngoại ngữ là vô cùng to lớn và dạy ngoại ngữ là một công việc không dễ dàng gì bởi tính trừu tượng của bộ môn này. Chẳng vậy mà nhiều năm nay ngành giáo dục và đào tạo liên tục có những cải tiến về phương pháp giảng dạy bộ môn ngoại ngữ sao cho có hiệu quả cao nhất theo đúng chức năng của nó.

 Với tôi, xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp, quá trình giảng dạy của bản thân và đặc biệt xuất phát từ thực tế từng bước đổi mới dạy học môn ngoại ngữ, tôi đặt cho mình mục tiêu phải làm gì để thực hiện yêu cầu của đổi mới, làm gì để khắc phục những thiếu xót để dạy đúng đặc trưng của bộ môn này.

 Với những lý do trên, tôi đã tìm tòi, áp dụng rút ra kinh nghiệm, làm được một số việc trong quá trình dạy học ngoại ngoại cho học sinh đạt kết quả cao. Đó là việc tạo tâm thế tự tin trong giờ học ngoại ngữ mà bài viết này tôi chỉ đề cập đến một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc “Tạo tâm thế tự tin trong quá trình giao tiếp của giờ học ngoại ngữ”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tâm thế tự tin trong quá trình giao tiếp của giờ học ngoại ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đặt vấn đề
 Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy ngoại ngữ ai cũng muốn giờ dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất, tức là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp hứng thú làm việc với các tài liệu học tập qua đó học sinh biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ và từ đó học sinh tự hình thành và phát triển ở mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động .
 Như vậy, ta phải thừa nhận chức năng, vai trò của ngoại ngữ là vô cùng to lớn và dạy ngoại ngữ là một công việc không dễ dàng gì bởi tính trừu tượng của bộ môn này. Chẳng vậy mà nhiều năm nay ngành giáo dục và đào tạo liên tục có những cải tiến về phương pháp giảng dạy bộ môn ngoại ngữ sao cho có hiệu quả cao nhất theo đúng chức năng của nó.
 Với tôi, xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp, quá trình giảng dạy của bản thân và đặc biệt xuất phát từ thực tế từng bước đổi mới dạy học môn ngoại ngữ, tôi đặt cho mình mục tiêu phải làm gì để thực hiện yêu cầu của đổi mới, làm gì để khắc phục những thiếu xót để dạy đúng đặc trưng của bộ môn này.
 Với những lý do trên, tôi đã tìm tòi, áp dụng rút ra kinh nghiệm, làm được một số việc trong quá trình dạy học ngoại ngoại cho học sinh đạt kết quả cao. Đó là việc tạo tâm thế tự tin trong giờ học ngoại ngữ mà bài viết này tôi chỉ đề cập đến một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc “Tạo tâm thế tự tin trong quá trình giao tiếp của giờ học ngoại ngữ”.
 Nội dung
 Trong thực tế khi lên lớp, người thầy giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Qua dự giờ của đồng nghiệp và thực tế của bản thân tôi thấy: Tâm thế của giáo viên có ảnh hưởng đến giờ học của học sinh rất lớn. 
 ( I) Tâm thế của người thầy
 Mỗi khi đến trường, đến lớp, tôi luôn tạo cho mình một tâm thế thanh thản, bình tĩnh, tự tin. Muốn vậy tôi đã từng phải quên đi những lo toan nhọc nhằn trong cuộc sống. Bởi lẽ: Bước lên bục giảng với các em người thầy phải luôn có cảm giác bước vào thế giới hoàn toàn mới tràn đầy hưng phấn thiết tha với sứ mệnh thiêng liêng cao cả, là người đưa đường dẫn các em vào vương quốc cái đẹp, để các em được cười, được nói, được suy nghĩvới những vấn đề hấp dẫn của mỗi chủ đề.
 Như thế, suốt giờ học người thầy phải biết quên mình để sống hết mình với giờ học, với học trò. Rõ ràng người thầy không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là một nghệ sĩ trên bục giảng.
 Nếu ta không tâm niệm và tạo được thói quen như thế thì giờ dạy của chúng ta sẽ hạn chế rất nhiều hiệu quả của nó. Từ đó tôi rút ra một điều là: Tâm thế người thầy khi đứng trên bục giảng là vô cùng quan trọng, nó góp phần không nhỏ vào kết quả trong giờ học. Người thầy giữ vai trò chủ đạo là vai trò trung tâm, thầy hướng dẫn giúp trò chiếm lĩnh kiến thức thì ngoài tâm thế của người thầy, thầy còn là người tạo được tâm thế cho trò nữa. Thầy- trò có tạo được tâm thế phù hợp thì mới có thể lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất.
 (II) một số biện pháp tạo tâm thế tự tin trong giao tiếp.
 Tôi quan nịêm tâm thế tự tin của học sinh phần lớn là do chính giáo viên tạo ra. Muốn làm được điều này ta phải thực hiện một cách nhuần nhuyện, thật nghệ thuật mọi bước, thao tác, với kĩ năng bộ môn như khâu tổ chức, khâu kiểm tra bài, khâu giới thiệu, khâu yêu cầuchúng ta đều biết theo phương pháp đổi mới dạy môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng- 2 thành tố chủ yếu trong nội dung dạy học. Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng trong quá trình dạy học. Kiến thức là điều kiện, là phương tiện, là nền tảng. Chỉ có kiến thức mà không có kĩ năng thì không có khả năng giao tiếp ngược lại chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức thì khả năng giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được. Trên cơ sở ấy tôi đi theo hướng: Tạo tâm thế tự tin cho học sinh bằng cách hỏi cụ thể: 
 1-Vấn đáp tìm tòi: câu hỏi có nội dung gay cấn, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của các em. Câu hỏi được giáo viên sử dụng với những mục đích khác nhau, ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học nhưng quan trọng nhất và cũng khó sử dụng nhất là ở khâu nghiên cứu tài liệu mới. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của lớp học. Trật tự logic của các câu hỏi hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra kiến thức mới, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết.
 * Ví dụ khi dạy chủ đề: ô nhiễm nước
 - GV tạo tình huống , nêu vấn đề:
 Cho học sinh xem một bức tranh:” Cái chết của một dòng sông”
 + Trạng thái ban đầu: Dòng sông êm đềm, ngư dân đánh cá nhộn nhịp, dân chúng hai bên bờ gánh nước, tắm gội đông vui.
 + Sau một thời gian bị ô nhiễm: thuyền chài thưa thớt, bến tắm vắng tanh. Cảnh đập vào mắt là cá chết nổi lềnh bềnh không ai thèm vớt.
Xem xong tranh tôi đặt câu hỏi:
 +Em hãy nhận xét sự biến đổi của dòng sông? Vì sao cá chết hàng loạt?
 + Học sinh đưa ra các nguyên nhân: Do đánh mìn để bắt cá, do rác thải hai bên bờ đổ xuống sông, nước trên đồng chảy xuống sông có lẫn phân bón
 + Tôi đưa ra gợi ý tiếp:(qua tranh): ở phía thượng lưu có một nhà máy lớn hàng ngày xả xuống sông một khối lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý
 + Học sinh kết luận: Vậy đây là nguyên nhân chính đã làm cá chết nhiều và nhân dân không dám dùng nước sông nữa.
 + Giáo viên bổ xung: Cần xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả xuống sông hoặc dẫn nước thải đến nơi an toàn, phải tôn trọng quy định về bảo vệ môi trường. 
 Nói tóm lại vấn đáp tìm tòi là phương pháp đang cần được phát triển rộng rãi. Qua đó học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực sáng tạo và có tiềm năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới , chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội- phát triển kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
 2- Tạo tâm thế tự tin cho học sinh khi trực tiếp phát ngôn câu hỏi.
 Những câu hỏi tạo gợi tình huống, tư duy đã có, hình thức câu hỏi đã mới lạ xong nếu nó được phát ra một cách hững hờ, khô khốc như lời hỏi cung thì chẳng bao giờ mong được một câu trả lời đầy đủ và đúng ngữ pháp. Chính vì vậy bao giờ tôi cũng nhìn thẳng vào mắt các em với sự giao cảm thân thiết, hỏi bằng ánh mắt, bằng nét mặt, gợi mở dần dần, lay động niềm tin để từ đó các âm bật ra được chính xác hơn, tự nhiên hơn.
 3-Tạo tâm thế bằng cách tăng cường nêu vấn đề chứa đựng những tình huống, giúp học sinh đưa ra được ý kiến của cá nhân mình: Đây là hình thức tổ chức giúp trí não học sinh hoạt động tích cực, vấn đề được nhai đi nặn lại, được nhìn từ nhiều phía khác nhau cũng là một đòi hỏi của phương pháp đổi mới.
 Ví dụ khi luyện nói về chủ đề phòng chống thiên tai: 
 Giáo viên đặt câu hỏi:
 + What does your family usually prepare when it’s going to have a typhoon?
 Khi học sinh còn lúng túng. Giáo viên gợi ý tiếp:
 + Tell something your family will buy/ will do when it is going to have a typhoon.
 Học sinh trả lời:
 + buying noodles soup, milk, food
 + buying raincoat, torch
 + buying candles
 + tyding big trees
 + tyding the garden
 Giáo viên gợi ý tiếp:
+ Why do we need to buy food?
+ Will we need bottled water?
+ Why do we need to fill buckets with water?
+ Why do we need to fix the leak in the roof?
+ Do we need anything else for a typhoon?
+ Why don’t we buy matches for there may be a power cut?
+ How about checking all the win dow and door latches?
 There must be strong wind blowing.
 Qua đó học sinh nêu được ý kiến của cá nhân mình tuỳ theo khả năng diễn đạt của mỗi em, từ đó giúp học sinh có ý thức hơn trong việc chuẩn bị phòng chống thiên tai.
 Như vậy, dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể. Học ngoại ngữ học sinh đồng thời tiếp cận với đất nước, nền văn hoá xa lạ. Mức độ tiếp cận thông tin càng cao thì việc dạy học càng thuận lợi. Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công dụng giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được biểu hiện bằng khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống và biết sử dụng các hệ thống đó để đạt được mục đích giao tiếp. 
 Kết quả của quá trình thực hiện kinh nghiệm:
 Nói tóm lại, vấn đề tạo tâm thể tự tin cho học sinh trong khi giao tiếp trong giờ học ngoại ngữ là một phương pháp hay, giáo viên phải biết đặt học sinh vào các tình huống dạy học, tổ chức và điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt động của các em. Để đạt được điều đó giáo viên cần phải được tập huấn, đào tạo một cách cụ thể, bài bản, có khả năng chuyển kiến thức trong sách giáo khoa sang dạy tình huống. Các tình huống phải phong phú, phải hiệu quả, phải phát huy được tư duy của học sinh, sát với thực tế.
 Có thể nói năng lực sư phạm của người thầy trong vấn đề tạo tâm thế tự tin cho học sinh trong giao tiếp chính là năng lực thiết kế và kiến tạo tình huống dạy học. Ngoài kĩ năng sư phạm chung dạy học theo phương pháp này người thầy cần phải có kĩ năng hướng dẫn học sinh tự học, tự xác định mục đích lựa chọn phương pháp, phân tích tình huống, biết tóm tắt vấn đề, hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức, người thầy biết cách khuyến khích học sinh, biết cách giải quyết vấn đề khi học sinh bế tắc.
 Như vậy, qua thực tế giảng dạy, qua kết quả của quá trình vận dụng kinh nghiệm tôi nhận thấy vấn đề giúp học sinh tự tin trong giao tiếp, gợi tìm thực chất là vấn đề then chốt tạo nên hiệu xuất cho giờ học ngoại ngữ . Thực chất của vấn đề này quy lại là nghệ thuật biết ứng xử các tình huống sư phạm, biết cách hỏi, cách nghe, cách đáp, nghệ thuật biết giao hoà với học trò và bản thân tôi cũng nhận thấy như vậy học sinh rất hứng thú. Trong giờ học các em được bộc lộ mình một cách thoải mái, bình đẳng, tích cực. Do vậy giờ học không nặng nề, không gượng ép mà có nhiều giờ ngoại ngữ các em thực sự như đã được bồi dưỡng về nhân cách, về lẽ sống và hành động của con người mới. Không những thế, tạo được tự tin cho học sinh trong giao tiếp còn là một nhân tố tác động tích cực đến học trò bởi học trò có ý thức hơn trong việc chuẩn bị bài ở nhà để cho bài ở lớp được tốt hơn, đó cũng là mục tiêu cần đạt được của mỗi người giáo viên.
An Vũ, ngày10 tháng 4 năm 2008
 Người viết 
 Nguyễn Thị Thắm

File đính kèm:

  • docKinh nghiem loai A cap tinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan