Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS

Học đi đôi với hành. Nguyên lí ấy đã được thực hiện triệt để trong nền giáo dục Việt Nam chưa? Ở bậc giáo dục trung học cơ sở, HS đã học đi đôi với hành khi tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa? Đặc biệt là đối với môn Ngữ văn, CB-GV đã tạo điều kiện tối đa để HS THCS được ứng dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm thu nhận từ môn học vào quá trình học tập, rèn luyện chưa?

 Theo kết quả khảo sát thực tế dạy – học ở trường THCS Ngô Mây và đối chiếu với cơ sở lí luận về giáo dục – đào tạo của ngành, của Đảng ta hiện nay, tôi nhận thấy một thực trạng đa chiều như sau:

- Về mặt ưu điểm: những năm gần đây, hoạt động giáo dục, giảng dạy của trường THCS Ngô Mây ngày càng khởi sắc. Trong đó có phần đóng góp không nhỏ của CB,GV khi tạo điều kiện cho HS tích cực ứng dụng môn Ngữ văn vào thực tiễn. Kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm mà các em thu nhận từ môn Ngữ văn đã từng bước được ứng dụng linh hoạt, sáng tạo và đem lại một số kết quả đáng mừng. Nhân tố tích cực trong đội ngũ CB, GV, HS ngày càng nhiều. Có sự chuyển biến mạnh mẽ theo tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo với những hoạt động phong phú.

- Về mặt nhược điểm: tuy có nhiều cố gắng, nhưng việc tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS ở trường THCS Ngô Mây còn một số hạn chế cần khắc phục.

 Biểu hiện chán học, xem thường môn Ngữ văn vẫn còn tồn tại trong các đối tượng HS, kể cả HS K, G. Trong giờ học tại lớp, HS lười thực hành các kĩ năng; về nhà, các em còn yếu về năng lực tự học; trong quan hệ cuộc sống, các em non nớt về năng lực giao tiếp.

Nhìn chung toàn trường, chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn chưa cao. Các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa có ứng dụng môn Ngữ văn cho HS chưa diễn ra thường xuyên và thiếu đồng bộ.

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó gồm nhiều yếu tố. Xét về khách quan, ở tầm vĩ mô thì đúng như phát biểu của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại Hội nghị quán triệt NQ T.Ư 8 khóa XI (đăng trên báo Giáo dục và thời đại , thứ năm ngày 2/01/2014) khi nói về những hạn chế yếu kém của giáo dục Việt Nam :

 

doc80 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4378 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện?
A. CB quản lý chỉ đạo, định hướng và tạo điều kiện thực hiện (như trang bị CSVC: phòng ốc, máy móc, thiết bị  ; lên kế hoạch công tác có liên quan; tập huấn về chuyên môn; tạo phong trào thi đua; nhắc nhở, đôn đốc).
B. Đồng nghiệp phối hợp (chia sẻ thông tin, hướng dẫn phương pháp, tư vấn kỹ thuật, kĩ năng )
C. PHHS quan tâm, ủng hộ (khích lệ, tạo điều kiện cho con em).
D. HS tích cực hưởng ứng.
8. Thầy cô đã thực hành được những PP, KT dạy học tích cực nào để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn?
A- Học theo dự án B- Học theo góc C- Học theo hợp đồng
D- Kĩ thuật KWL E- Kĩ thuật các mảnh ghép G- Kĩ thuật BĐTD
9. Thầy cô đã rèn cho HS những kĩ năng nào?
A- Tốc kí B- Đọc nhanh, đọc kĩ C- Nghiên cứu sách, tài liệu
D- Lập biểu, bảng, BĐTD E- Phản biện G- Thuyết trình 
10. Thầy / cô gặp phải trở ngại, khó khăn gì khi giúp HS ứng dụng môn Ngữ văn trong học tập, rèn luyện?
A. Từ bản thân (tuổi tác, sức khỏe, thời gian, tài chính, năng lực chuyên môn )
B. PHHS chưa quan tâm tạo điều kiện cho con em.
C. HS chưa tích cực hưởng ứng.
D. CB quản lý chưa tạo điều kiện
E. Đồng nghiệp chưa phối hợp, trợ giúp.
	Qua kết quả khảo sát, thầy cô giáo đều thấy được sự cần thiết phải tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS. Họ đã khởi động, đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy còn nhiều khó khăn, lúng túng nhưng họ đều cố gắng để bắt nhịp với cái mới, với nhiệm vụ cấp bách của ngành trong hiện tại và tương lai. 
	Tóm lại, những giải pháp của đề tài TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN CHO HS THCS chắc chắn là áp dụng được trong đơn vị trường THCS Ngô Mây cũng như có thể nhân rộng trong toàn ngành.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
3.1/ Lợi ích có thể đạt được đối với quá trình giáo dục, công tác: 
Nếu áp dụng giải pháp của đề tài thì đạt được những lợi ích trước mắt và lâu dài như sau: 
- Cải thiện thực trạng GV Ngữ văn ở trường ta và trong TP ngại tổ chức hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS 
- Đẩy mạnh phong trào đổi mới PP dạy học trong tổ, nhóm Ngữ văn trường ta và các trường khác trong TP. 
- Quá trình dạy – học của GV, HS ngày càng phát triển mạnh mẽ, tích cực. 
- Chất lượng giáo dục của nhà trường, của ngành ngày càng tốt hơn, góp phần đào tạo ra những lứa học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời đại mới. 
- Góp phần cùng toàn ngành thực hiện được Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI.
3.2/ Chất lượng, hiệu quả:
Đề tài TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN CHO HS THCS đảm bảo tính khoa học của một công trình nghiên cứu trong lĩnh vực dạy và học. Các giải pháp của đề tài được trình bày một cách hệ thống, khoa học dựa trên những cơ sở lí luận đầy tin cậy và quá trình trải nghiệm thực tiễn qua nhiều năm học của nhiều đối tượng giáo viên, học sinh ở trường THCS Ngô Mây. Nguồn minh chứng dồi dào chọn lọc từ thực tiễn đều được đối chiếu với định hướng đổi mới của Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI và Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam để kết luận về tính đúng đắn, tích cực, khả thi.
Chất lượng của đề tài thể hiện ở hiệu quả giáo dục, giảng dạy. Xin dẫn một số kết quả của việc áp dụng những giải pháp đã nêu trong đề tài	
	* Nhiều giờ học tiêu biểu theo hướng giờ học mở đã được ghi nhận: HS được tăng cường tối đa các hoạt động rèn kĩ năng NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT 
- Bài: ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI – Tiết 159 
(Lớp 9A1 – Năm học 2010-2011) – GV giảng dạy: Cô Phượng Hiền.
Tiết dạy trong hoạt động giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với GV trường kết nghĩa – Trường phổ thông cơ sở nội trú Vĩnh Kim, có đại biểu của Công đoàn Ngành giáo dục tỉnh Bình Định tham dự.
HS tham gia vô cùng hào hứng. Có thể nói là đã huy động được tất cả các đối tượng HS cùng hợp tác với GV. Từ khâu chuẩn bị kịch bản đến thiết kế các dự án; từ biên soạn lời dẫn chương trình đến cặp đôi MC tập phối hợp; từ việc tự chọn kiểu, may, dán trang phục cho nhân vật kịch đến dựng và tập hai tiểu phẩm hài Lễ phục, Mơ tưởng tình nương (dự án Hóa thân nhân vật nước ngoài); từ những ô chữ, hình ảnh sống động của dự án Khám phá văn hóa nhân loại đến những văn bản nghị luận sắc sảo mà hóm hỉnh gần gũi của dự án Nhớ hoài ấn tượng khó phai ...; tất cả đều nói lên tính ứng dụng cao của môn Ngữ văn đã đi vào đời sống học đường một cách tự nhiên, hiệu quả. HS được gợi ý, tư vấn để tha hồ sáng tạo và hoàn toàn làm chủ tiết học.
 Trích hình ảnh từ màn hình trình chiếu chương trình tiết học do HS tự thực hiện.
- Bài: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT – TIẾT 73 (Lớp 9A5 – Năm học 2012-2013)
	GV giảng dạy: Cô Huỳnh Nga
	Tiết dạy minh họa cho chuyên đề Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong môn Ngữ văn trong buổi sinh hoạt chuyên môn do Hội đồng bộ môn thuộc Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Quy Nhơn tổ chức. Tiết dạy đã được ghi nhận khen ngợi từ phía đồng nghiệp ở các trường bạn về năng lực sáng tạo, hành vi chủ động tích cực của HS khi các nhóm tự thiết kế chương trình ôn luyện rồi vừa trình chiếu vừa thuyết trình, vừa điều hành tổ chức lớp bằng sự kết hợp kĩ năng tin học với các kĩ năng NGHE-NÓI-ĐỌC-VIẾT của bộ môn Ngữ văn. Các em không chỉ có tài CNTT mà còn biết tốc kí trong hoạt động nhóm (tạo sản phẩm viết ĐV rất nhanh từ sự đóng góp ý của cả nhóm).
- Nhiều bài dạy về chương trình địa phương, ôn tập thơ, tập làm thơ, tổng kết về Tiếng Việt, luyện nói, đọc – hiểu VB, luyện tập tạo lập VB ... của GV trong nhóm Ngữ văn đã thực hiện và được giới thiệu trong các đề tài SKKN của cô giáo Huỳnh Thị Phượng Hiền (các đề tài SKKN đã được các cấp chuyên môn của ngành công nhận).
* Nhiều sản phẩm tiêu biểu của HS đã được chọn lọc lưu lại ở Thư viện, phòng Truyền thống của nhà trường và đóng góp ở Kho tài nguyên giáo dục Việt Nam (Thư viện Violet) như: 
- Tiết mục múa “ Bình minh nơi thôn dã” đạt Giải Nhất do lớp 9A5 (2005-2006) biểu diễn trong Hội diễn văn nghệ Mừng Đảng mừng Xuân tại trường, sau đó còn được UBND phường Ngô Mây chọn mời biểu diễn tại Phường trong đêm Giao thừa đón Xuân 2006. HS lớp 9A5 tự chọn bài hát, tự biên đạo, chọn trang phục với năng lực cảm thụ nghệ thuật và tình yêu quê hương, đất nước . 
- Các tập san, báo ảnh, báo tường, tranh vẽ, bức thiệp ... kỷ niệm ngày 20-11 của các lớp 9A5 (2005-2006), 9A7, 9A8 (2007-2008), 7A1 (2007-2008), 8A1(2008-2009), 8A4(2009-2010), 9A4(2013-2014)HS ứng dụng môn Ngữ văn để chọn nhan đề, thiết kế trang bìa, viết bài, chú thích hình ảnh
- Các tập san Chương trình địa phương, Tư liệu thuyết minh trong môn Ngữ Văn, tập san Sưu tập các loài thực vật, động vật trong môn Sinh học,của các lớp 7, 8, 9 (được lưu lại nhiều năm, sử dụng như đồ dùng dạy – học). HS ứng dụng môn Ngữ văn tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, lập biểu bảng, viết bài giới thiệu
- Một số sản phẩm BĐTD của nhiều lớp, nhiều môn học (đĩa DVD kèm theo). HS sử dụng phần mềm IMindmap và kĩ năng môn Ngữ văn để chọn lọc, sắp xếp, tóm ý để lập BĐTD trên máy tính.
- Một số chương trình Powerpoint phục vụ tiết học ở nhiều môn hay sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt lớp cuối tuần (đĩa DVD kèm theo). 
- Trang web bổ ích của các lớp 9A1 (2009-2010), 9A5 (2011-2012), 9A1 (2013-2014): là nơi giao lưu, gặp gỡ giữa GV-HS, HS-HS; là nơi để HS chia sẻ kiến thức, kĩ năng học tập, rèn luyện, vui chơi. 
- Đề cương, dàn bài, đáp án phục vụ ôn tập, kiểm tra.
- Một số sản phẩm đã chọn gởi Thư viện Violet : 
+ Bài văn: Tôi yêu trăng (Nguyễn Gia Hân, lớp 9a2, năm 2007-2008)
+ Đề cương ôn tập tiếng Việt, tập làm văn lớp 9, HKII (Ngô Mỹ Trinh, lớp 9A1, năm 2009-2010).
+ Dàn bài ôn tập tập làm văn lớp 7, HKII (Phan Hoàng Lưu Ly, lớp 7a5, năm 2009-2010)
+ Bài văn: Sen Việt Nam (Phan Hoàng Lưu Ly, lớp 7a5, năm 2009-2010)
+ Bài văn: Phần thưởng cho loài trâu (Võ Hoàng Quân, lớp 9a4, năm học 2011-2012).
+ Bài văn: Cảm nhận của em về bài Sang thu của Hữu Thỉnh (Nguyễn Lưu Thái Thuận, lớp 9A4, năm học 2011-2012).
+ VB tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học, Chiếc lá cuối cùng (Bùi Thanh Mai, lớp 8A1, năm 2011-2012).
- Các tập san Lưu niệm cuối khóa của các lớp 9, năm 2011-2012; 2012-2013.
- Bài phát biểu, bản kế hoạch, bài viết của em Trần Nguyễn Anh Thư, 9A1, năm 2013-2014.
- Tập san Tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lớp 9A1 năm 2013-2014).
* Nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội của HS đạt kết quả tốt:
- Liên đội đã đề xuất và được nhà trường cho phép tổ chức cho các chi đội tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực như: cử đại diện trực tiếp liên lạc với Ban chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định để đến dự lễ viếng và lễ Truy điệu; các chi đội tổ chức tưởng niệm tại lớp học; sưu tầm tranh ảnh, viết bài, làm tập san tưởng niệm Đại tướng, trả lời phỏng vấn của phóng viên ( Đã được báo Bình Định đăng bài giới thiệu về hoạt động bổ ích ấy – bài viết “ Học sinh Trường THCS Ngô Mây: Nhiều hoạt động tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”; số báo ra ngày thứ hai, 21.10.2013).
- Chi đội lớp 9A1(2013-2014) tổ chức tham quan Nhà bảo tàng thuộc Ban chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định nhân dịp kỉ niệm 69 năm (22.12.1944 – 22.12.2013) ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (với sự hướng dẫn của cô giáo Huỳnh Thị Phượng Hiền).
- Đồng thời chi đội lớp 9A1(2013-2014) còn tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với chủ đề: Quân đội nhân dân Việt Nam – Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ (với sự hướng dẫn của cô giáo Huỳnh Thị Phượng Hiền, Nguyễn Thị Bích Vân).
Những hoạt động trên đã được Truyền hình Quân đội đến trường quay phim, phỏng vấn; sau đó phát chương trình trên Đài Truyền hình Bình Định lúc 20 giờ 15 phút ngày 19.12.2013 và sau đó phát ở chuyên mục Truyền hình Quân đội trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Hoạt động của cán bộ lớp (lớp 9A4, năm 2011-2012; lớp 9A1, năm 2013-2014) trong các cuộc họp PHHS cuối học kì I đã nhận được sự ủng hộ, khích lệ rất lớn của các bậc cha mẹ. Trong cuộc họp và sau cuộc họp, nhiều vị phụ huynh bày tỏ sự tán thành, niềm phấn khởi khi được chứng kiến con em biết giao tiếp lễ phép, chững chạc, biết nói năng lưu loát khi thuyết trình kết hợp với bảng biểu, máy chiếu; từ đó, họ càng đồng thuận tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho lớp hoàn thành nhiệm vụ năm học. (Các em cùng dự họp để báo cáo tình hình, trình bày dự thảo hoạt động, bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học cùng quí phụ huynh của lớp).
* Nhiều HS đạt kết quả tốt trong kì thi HS Giỏi các cấp
 Trong 5 năm qua, ở môn Ngữ văn, năm học nào trường ta cũng có HS đạt HS Giỏi các cấp.
* Hoạt động viết thư UPU đã có chuyển biến tích cực: 
Trước đây, hoạt động này không được quan tâm nhiều nên hầu như không có HS gửi bài dự thi. Từ năm học 2011-2012 đến nay, nhóm Ngữ văn đã tích cực vận động, hướng dẫn cùng với sự phối hợp cao nên đã đẩy mạnh được phong trào tham gia của HS. Tỷ lệ tham gia của các em trong 3 năm học liền kề này là khoảng 80%. Và cũng rất đáng mừng là đã có nhiều HS đạt giải cấp Tỉnh trong hoạt động này (em Nguyễn Ngọc Uyên (Giải Ba); em Trần Thị Mỹ Triều (Giải Nhì), Trần Nguyễn Anh Thư, Bảo Ngọc, Thùy Duyên (Giải Khuyến khích)); đồng thời còn đạt Giải Nhất, Giải Đặc biệt dành cho Tập thể HS toàn trường.
* Hoạt động nghiên cứu khoa học của HS đã bước đầu khởi động:
- Đề tài SKKN của nhóm gồm 10 HS tham gia do cô giáo Phượng Hiền chủ trì: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. (Năm 2011-2012)
	- Một số sản phẩm có chất lượng tham gia dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn do các nhóm HS lớp 9A1 thực hiện (Năm 2013-2014).
3.3/ Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động:
- Tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS giúp GV hứng khởi giảng dạy, HS tích cực học tập. Môi trường học tập thực sự được cải thiện theo hướng hợp tác thân thiện. Tinh thần trách nhiệm được nâng cao ở cả hai phía: người dạy và người học.
- Quá trình lao động của GV Ngữ văn vốn rất nặng nhọc, họ cảm thấy áp lực lớn bởi lượng công việc rất dày với những khó khăn chồng chất từ nhiều yếu tố. Giải pháp của đề tài góp phần chia sẻ áp lực ấy, đem đến cho cả GV và HS những điều kiện thuận lợi hơn để cùng nhau dạy – học đạt chất lượng, hiệu quả. Có thể nói thêm rằng, giải pháp của đề tài chú trọng giá trị của sự tương hỗ, hợp tác cao giữa đồng nghiệp, thầy – trò để làm nên sức mạnh tinh thần cùng giúp nhau vượt khó hoàn thành nhiệm vụ.
- Những thông tin phản hồi từ phía phụ huynh HS cho thấy sự đồng thuận, ủng hộ đối với việc tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn. Họ cho biết con em phản ánh rằng chúng nắm vững kiến thức, được vận dụng kĩ năng ngay tại lớp hoặc được sáng tạo trong cách nói, cách viết, được thầy cô giáo và bạn bè hỗ trợ để tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích (Theo ý kiến của PPHS trong các cuộc họp PHHS hàng năm hoặc qua những cuộc trò chuyện, phỏng vấn)...PHHS ngày càng tin tưởng và yên tâm khi con em được học tại trường THCS Ngô Mây. 
- Công việc giáo dục, giảng dạy theo những giải pháp của đề tài không đem lại lợi ích kinh tế ngay trước mắt nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ tác động đến nền kinh tế đất nước với lớp trẻ đầy năng lực sáng tạo, có kĩ năng thích ứng tốt với đời sống thực tiễn. Vài năm nay, nhiều cựu HS của trường sau khi ra trường đã bày tỏ niềm tự hào về một ngôi trường không chỉ có cảnh quan xanh – sạch – đẹp mà còn có quan hệ thầy trò, bạn bè thân thiện và đặc biệt là có không khí học tập tích cực, chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ. Những kĩ năng, phương pháp, năng lực mà các em được rèn từ những hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn ở trường THCS Ngô Mây đã giúp ích nhiều cho các em trong quá trình học lên bậc cao hơn và cả khi đã hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại.
	- Và nói rộng ra, xa hơn nữa, điều có thể khẳng định chắc chắn là khi môn Ngữ văn phát huy được giá trị đối với thế hệ trẻ thì nền tảng văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội sẽ vững chắc, tốt đẹp để đất nước hội nhập và phát triển.
C.KẾT LUẬN: 
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng giải pháp tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS:
Đề tài được nghiên cứu, triển khai trên cơ sở lí luận về khoa học giáo dục, khoa học dạy – học bộ môn Ngữ văn với những định hướng điều chỉnh, bổ sung theo tinh thần của Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam và chỉ đạo của Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI. Cho nên, trước hết phải nắm vững nội dung Nghị quyết, Đề án; đồng thời nghiên cứu những tài liệu tập huấn về PP, KT dạy – học tích cực, sau đó thông qua trải nghiệm thực tế thì GV Ngữ văn THCS có thể từng bước áp dụng những giải pháp đã nêu trong đề tài.
Đồng thời, để áp dụng giải pháp mới như đã nêu trong đề tài, rất cần đến sự phối hợp đồng bộ với sức mạnh tập thể của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, CB quản lý cần quan tâm; GV phải có tinh thần quyết tâm và kiên trì vượt khó đồng thời luôn có ý thức trau dồi chuyên môn, tay nghề, chú trọng việc thường xuyên học hỏi, chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm dạy – học. Đặc biệt là nên khích lệ, phát huy tính sáng tạo, ý thức cầu tiến của HS; đảm bảo nguyên tắc phân hóa để quan tâm, đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của từng đối tượng HS. 
Cần lưu tâm đến những khó khăn, trở ngại của GV- HS trong quá trình thực hiện các giải pháp của đề tài để từng bước tháo gỡ; không nên nôn nóng, vội vã, nếu quá máy móc cứng nhắc sẽ phản tác dụng. 
Đây mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu nên trong quá trình áp dụng, mọi người tiếp tục rút kinh nghiệm, bổ sung và đóng góp cho đề tài thêm hoàn thiện. Thiết nghĩ, không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Cần vận dụng đề tài một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng nơi, từng thời điểm, từng tính chất công việc, từng người khác nhau. 
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS:
- Đề tài được áp dụng hiệu quả, sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong trào Xây dựng Trường học văn hóa, phong trào Ứng dụng CNTT; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS; nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, gắn môn học với thực tiễn, đem lại niềm say mê, hứng khởi đối với cả người dạy lẫn người người học ...
- Có thể áp dụng các giải pháp của đề tài một cách linh hoạt với mọi đối tượng GV, HS ở trường THCS. Điều đó có thể khẳng định được bởi vì trong thời gian qua, với vị trí công tác là cộng tác viên thanh tra của Sở giáo dục – đào tạo Bình Định, thành viên của Hội đồng bộ môn thuộc Phòng giáo dục – đào tạo TP Quy Nhơn, tôi đã chia sẻ một số giải pháp với các đồng nghiệp ở nhiều trường trong TP, trong tỉnh và nhận được thông tin phản hồi rất khả quan.
- Áp dụng các giải pháp của đề tài sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh tất cả các hoạt động liên quan đến môn Ngữ văn như Phụ đạo HS yếu kém, Bồ dưỡng HS giỏi, Câu lạc bộ văn học, Giới thiệu sách, Nghiên cứu khoa học, Hoạt động xã hội.
- Từ những giải pháp nêu trong đề tài, có thể tiếp tục phát triển thành một số đề tài SKKN hoặc Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS. Chẳng hạn như : 
+Vai trò của HS nòng cốt trong các hoạt động dạy - học tích cực.
+ Xây dựng tài nguyên dạy học trong tổ, nhóm bộ môn Ngữ văn THCS.
+ Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THCS.
+ Xây dựng phong trào đọc sách văn học trong trường THCS.
+ Hướng dẫn HS kĩ năng tốc kí.
+ Hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học.
+ Hướng dẫn HS tham gia công tác xã hội.
- Khi áp dụng đề tài một cách sáng tạo, thực tiễn giáo dục ở trường THCS sẽ làm giàu thêm những giải pháp mới; góp phần thực hiện đổi mới giáo dục Việt Nam một cách căn bản, toàn diện.
3.Đề xuất, kiến nghị:
 - Các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm chia sẻ khó khăn với GV, HS trong việc thực hiện đổi mới PP dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường hoạt động ứng dụng. 
+ Tạo điều kiện để GV, HS chuẩn bị CSVC, thiết bị, đồ dùng học tập.
+ Cải cách hành chính về các loại hồ sơ, sổ sách hoặc những công việc gián tiếp để GV có đủ thời gian, sức lực, tâm huyết đầu tư cho chuyên môn giảng dạy nhiều hơn nữa.
+ Xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa theo hướng ưu tiên thực hành, chú trọng rèn luyện phương pháp học tập và kĩ năng sống.
+ Quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của CB-NV-GV để họ toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người, trong đó có việc tích cực đổi mới PP dạy học, giáo dục.
+ Tránh nôn nóng, cầu toàn, gây áp lực quá tải lên GV, HS hoặc duy ý chí, máy móc khi kiểm tra, đánh giá. Các cấp lãnh đạo, quản lý nên dành phần chủ động, linh hoạt sáng tạo cho GV, HS THCS – những người trực tiếp thực hiện việc đổi mới giáo dục một cách căn bản, toàn diện.
- Mỗi GV, HS THCS phải quán triệt tinh thần, PP đổi mới của giáo dục Việt Nam, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự nguyện tự giác gắn bó với công việc, quyết tâm đóng góp vào Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo chỉ đạo của Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI bằng những hành động thiết thực, cụ thể.
 Đề tài hoàn thành ngày 22 tháng 2 năm 2014
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý đồng nghiệp và các em học sinh !
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để đề tài thêm phần hữu ích !
 	 Người thực hiện
 Huỳnh Thị Phượng Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Một số tài liệu tập huấn, băng hình về PP dạy học tích cực của dự án Việt - Bỉ 
2- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập Ngữ văn 6,7,8,9 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
3- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
4-Luật Giáo dục
5- Tài liệu tập huấn về đổi mới kiểm tra, đánh giá. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
	6- Nhiều tác giả (2008), Đổi mới dạy và học văn, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB văn hóa Sài Gòn.
	7- Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI (Nguồn: Internet).
	8- Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam (Nguồn: Internet)
	9- Đỗ Ngọc Thống. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2011.
	10- Đỗ Ngọc Thống. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam và hướng phát triển sau 2015 (Nguồn: Internet)
11- Tài liệu Tập huấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 œ œ œ œ œ œ œ œ œ œ œ

File đính kèm:

  • docSKKN_TANG_CUONG_TINH_UNG_DUNG_MON_NGU_VAN.doc
Sáng Kiến Liên Quan