Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn Lý 9

Đất nước ta đang từng bước tiến trên con đường xây dựng CNXH. Nhằm tiến tới một xã hội " dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Đảng ta đã xác định muốn xây dựng đất nước XHCN trước tiên phải xây dựng con người mới XHCN, có đầy đủ phẩm chất năng lực để giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội. Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chính vì vậy để xây dựng được con người mới hiện nay thì phải tập trung đổi mới phương pháp giáo dục trong hệ thống giáo dục phổ thông thông qua việc đổi mới sách giáo khoa, tập trung đổi mới phương pháp giáo dục ở tất cả các bộ môn khoa học, trong đó việc đổi mới GD môn Lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển năng lực chuyên môn và các đức tính của con người – trong các hoạt động giáo dục ở trường PT nói chung và của trường THCS nói riêng thì hoạt động dạy và học giữ một vị trí quan trọng. Là trung tâm thu hút mọi hoạt động trong nhà trường. Hoạt động dạy học chiếm nhiều thời gian công sức, trí tuệ của giáo viên, mọi hoạt động GD của nhà trường đều phục vụ cho dạy và học. Mọi chủ trương cho việc xây dựng cơ sở vật chất đều nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trí dục cho học sinh. Đây chính là nhiệm vụ chính trị của trường học. Hoạt động dạy và học được duy trì và ổn định ngoài các điều kiện thiết yếu phải có của xã hội địa phương và gia đình HS thì hoạt động tích cực của GV chiếm vị trí quan trọng số 1. Hoạt động dạy và học trong nhà trường được tiến hành bằng kế hoạch giảng dạy cụ thể và chi tiết. Bài nào cần sử dụng dụng cụ thực hành, tiết bao nhiêu, ngày bao nhiêu, khi sử dụng xong phải bảo quản như thế nào, biết được dụng cụ nào sử dụng được , cái nào hư hỏng cần phải khắc phục và phải khắc phục bằng cách nào? Có như vậy việc giảng đạy môn Vật Lý đạt được những thành công nhất định. Đồng thời các thiết bị không bị mai một và chất lượng không bị sa sút. Như chúng ta đã biết môn Vật lý có khả năng to lớn giúp học sinh phát triển được năng lực, phẩm chất trí tuệ. Do tính cẩn thận, tỉ mỉ mà môn vật lý có thể giúp rất nhiều cho việc rèn luyện đức tính kiên nhẫn và khả năng xử lý các tình huống, xử lý các thông tin một cách chính xác, khả năng suy luận lôgíc một cách chặt chẽ giữa lý thuyết thực hành, giữa kiến thức học và kiến thức ở thực tế.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5048 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn Lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài
Sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn lý 9.
A . đặt vấn đề:
lời nói đầu:
Đất nước ta đang từng bước tiến trên con đường xây dựng CNXH. Nhằm tiến tới một xã hội " dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Đảng ta đã xác định muốn xây dựng đất nước XHCN trước tiên phải xây dựng con người mới XHCN, có đầy đủ phẩm chất năng lực để giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội. Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chính vì vậy để xây dựng được con người mới hiện nay thì phải tập trung đổi mới phương pháp giáo dục trong hệ thống giáo dục phổ thông thông qua việc đổi mới sách giáo khoa, tập trung đổi mới phương pháp giáo dục ở tất cả các bộ môn khoa học, trong đó việc đổi mới GD môn Lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển năng lực chuyên môn và các đức tính của con người – trong các hoạt động giáo dục ở trường PT nói chung và của trường THCS nói riêng thì hoạt động dạy và học giữ một vị trí quan trọng. Là trung tâm thu hút mọi hoạt động trong nhà trường. Hoạt động dạy học chiếm nhiều thời gian công sức, trí tuệ của giáo viên, mọi hoạt động GD của nhà trường đều phục vụ cho dạy và học. Mọi chủ trương cho việc xây dựng cơ sở vật chất đều nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trí dục cho học sinh. Đây chính là nhiệm vụ chính trị của trường học. Hoạt động dạy và học được duy trì và ổn định ngoài các điều kiện thiết yếu phải có của xã hội địa phương và gia đình HS thì hoạt động tích cực của GV chiếm vị trí quan trọng số 1. Hoạt động dạy và học trong nhà trường được tiến hành bằng kế hoạch giảng dạy cụ thể và chi tiết. Bài nào cần sử dụng dụng cụ thực hành, tiết bao nhiêu, ngày bao nhiêu, khi sử dụng xong phải bảo quản như thế nào, biết được dụng cụ nào sử dụng được , cái nào hư hỏng cần phải khắc phục và phải khắc phục bằng cách nào? Có như vậy việc giảng đạy môn Vật Lý đạt được những thành công nhất định. Đồng thời các thiết bị không bị mai một và chất lượng không bị sa sút. Như chúng ta đã biết môn Vật lý có khả năng to lớn giúp học sinh phát triển được năng lực, phẩm chất trí tuệ. Do tính cẩn thận, tỉ mỉ mà môn vật lý có thể giúp rất nhiều cho việc rèn luyện đức tính kiên nhẫn và khả năng xử lý các tình huống, xử lý các thông tin một cách chính xác, khả năng suy luận lôgíc một cách chặt chẽ giữa lý thuyết thực hành, giữa kiến thức học và kiến thức ở thực tế.
	Môn Lý là một môn đặc thù, là một môn khoa học thực nghiệm, mọi vấn đề đều bắt nguồn từ cái có thực nên mọi tư duy đều xây dựng trên thực tế và khái quát ở mức độ cao hơn. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà mỗi tiết học, mỗi một kiến thức mới các em đều được xây dựng trên cơ sở của các thao tác thí nghiệm tìm ra nguyên nhân, tìm cách xử lý các tình huống các thông tin, có như vậy tiết học mới phong phú có chất lượng. Môn Vật lý có khả năng giúp học sinh rèn luyện óc trừu tượng, khả năng tư duy chính xác một cách có lôgíc trong việc tìm ra kiến thức mới có tác dụng rèn luyện cho học sinh phương pháp thực hành, phương pháp suy luận, phương pháp xử lý các thông tin để giải quyết vấn đề qua đó rèn luyện cho học sinh trí thông minh, óc sáng tạo, tính cần cù, chịu khó và phương pháp làm việc một cách khoa học.
Nhiệm vụ của đề tài: 
Là nghiên cứu cách sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học môn Vật lý lớp 9 trong trường THCS trong giai đoạn hiện nay vận dụng trong việc giảng dạy môn Vật lý 9.
Phạm vi nghiên cứu: 
Tập trung nghiên cứu việc sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học môn Vật lý lớp 9.
Đối tượng nghiên cứu: 
Sắp xếp dụng cụ của phòng thiết bị và xử lý các thiết bị môn Vật lý 9
Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp theo dõi đúc rút kinh nghiệm qua các lần thí nghiệm.
Phương pháp tìm tòi 
Phương pháp hỗ trợ.
Phương pháp thực hành.
B. Nội dung của đề tài.
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 
1. Thực trạng: 
	Trường PTCS Giáo Hiệu là một trường miền núi của huyện Pác Nặm, khó khăn về điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn về trường học, trang thiết bị dạy học. Hầu hết giáo viên còn trẻ, bề dày kinh nghiệm còn ít ỏi, thường là làm việc qua loa đại khái, chất lượng giảng dạy đạt dược chưa cao. Những năm gần đây do sự phát triển của xã hội và công tác đổi mới GD cùng với sự cố gắng của đội ngũ giáo viên, chất lượng văn hoá trong nhà trường đã có sự chuyển biến tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được đối với đà phát triển của khoa học kĩ thuật. 
	Năm học 2006-2007 trường PTCS Giáo Hiệu nhận về một số trang thiết bị dạy học ở lớp 9 như chương điện học, điện từ học, quang học và cơ học. Các thiết bị cấp về hầu như đầy đủ song chất lượng của các thiết bị này là quá thấp vì thế việc sử dụng gặp phải khó khăn. trong quá trình sử dụng bị hư hỏng và mất mát do một số nguyên nhân: ý thức của học sinh chưa cao, chưa đủ phòng học, Chưa có phòng thực hành riêng nên việc vận chuyển thiết bị từ kho thiết bị đến lớp học sẽ có thể xảy ra sự cố
	Trong quá trình sử dụng thiết bị sẽ bị hư hỏng nếu không bổ sung kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến tiết học của năm học sau.
2. Kết quả hiệu quả của thực trạng trên.
	Qua 3 năm sử dụng các thiết bị ở trường PTCS Giáo Hiệu đối với môn Vật lý 9. Tôi nhận thấy rằng học sinh rất thích được làm thực hành .Từ kết quả của thực hành học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu sắc hơn. Dụng cụ nhận về đầy đủ nhưng chất lượng của một số dụng cụ kém có cái không thẻ dùng được, sau đây là kết quả thống kê của các dụng cụ đó.
TT
Tên gọi
Số lượng
Thực trạng
Chất lượng sử dụng
Ghi chú
1
Biến trở có con chạy
4
Các má con chạy không tiếp xúc với các vòng dây con chạy tách khỏi thanh kim loại.
50%
Cần phải sữa chữa kịp thời.
2
Hộp nguồn điện đựng pin
4
Các ốc bị trờn den, chỗ tiếp xúc kém.
20%
Sửa chữa mới sử dụng.
3
Máy phát điện xoay chiều
4
Trục cong vênh, ốc trờn den không quay được.
50%
Sửa chữa mới sử dụng.
4
đoạn dây đẫn đặt trong từ trường khi có dòng điện chạy qua.
4
Không xảy ra hiện tượng.
0%
Không khắc phục được.
5
Dây dãn có chốt cắm.
Nhiều
Dây dẫn bị long khỏi chốt.
70%
Sữa chữa
Thông qua việc sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học ở lớp 9 tôi nhận thấy trong giảng dạy và học tập đối với giáo viên. Dành nhiều thời gian để chuẩn bị các dụng cụ, thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo, nếu dụng cụ nào hư hỏng phải tu sửa, thay thế một cách kịp thời có như vậy kết quả giảng dạy sẽ cao hơn. Tất cả các kiến thức Vật lý đều bắt nguồn từ hiện tượng thực tế và hiện tượng thí nghiệm,	thí nghiệm thành công gây ra sự hứng thú của các em, phát huy được tính tích cực tìm tòi sáng tạo của các em, trong học tập. Nếu thí nghiệm không thành công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của của các em vì kiến thức đưa ra không có cơ sở khoa học dẫn tới sự chán nản khi tiếp thu kiến thức.
Khi mình chuẩn bị trước nếu thấy dụng cụ học tập chất lượng chưa đạt hoặc hư hỏng và trục trặc mình phải sửa chữa hoặc phải thay thế dụng cụ khác chứ không được dạy chay. Đồng thời mình có bổ sung như vậy thì sang năm mới có dụng cụ mà học tập. Sau khi sử dụng xong phải tháo giỡ từng bộ phận một đưa về đúng vị trí của nó như lúc ban đầu, cứ như vậy phòng thực hành mới gọn gàng và không lộn xộn, tiết kiệm được thời gian khi lấy.
ii. Giải quyết vấn đề
 Một số giải pháp trong bố trí các thiết bị dạy học môn vật lí 9.
Năm học 2008-2009 tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Vật Lý‏‎ 9, cùng với môn Toán 6. Với căn phòng rộng m2 mà để tất cả thiết bị của khối THCS và khối Tiểu Học, kể cả dụng cụ của môn thể dục, dụng cụ nhiều phòng chật hẹp vì vậy khâu đầu tiên phải cải tổ phòng để đồ thực hành như thế nào cho gọn gàng, ngăn nắp,
1.Sắp xếp các dụng cụ:
 Trong kho thiết bị có 5 giá đựng dụng cụ mỗi giá có 3 tầng, Môn Vật lý 9 được xếp vào tầng 1 và 2 của một giá đựng. Tầng 1 tôi để dụng cụ phần điện và phần và dụng cụ phần điện từ học; tầng 2 tôi dành cho dụng cụ phần quang học và dụng cụ phần cơ học
2. Vấn đề sử dụng:
Như chúng ta đã biết môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm mọi vấn đề đều được xây dựng trên cơ sở hiện tượng Vật lí, vì thế trong mỗi bài dạy mỗi một phần đều có thí nghiệm, người giáo viên không chuẩn bị chu đáo kĩ càng thì việc xây dựng các kiến thức không có tính thuyết phục vì lẽ này bản thân tôi phải có ‏‎ thức giành thời gian cho việc lắp ráp tiến hành trước các thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng xẩy ra, chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Để hoàn thành tốt điều này tôi phải lên lịch chuẩn bị dụng cụ trước ít nhất là 3 ngày. Cụ thể như lấy ví dụ sau:
Bài
TPPCT
Dụng cụ
S.Lượng
KQ sử dụng
Thấu kính hội tụ
46
Thấu kính hội tụ
- Giá quang học
- Màn chắn
- Nguồn sáng
4
4
4
4
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
hội tụ
47
Thấu kính hội tụ
- Giá quang học
- Nến
- Màn hứng
- Diêm
4
4
4
4
4
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Sau khi sắp xếp xong đầy đủ các dụng tôi tiến hành lắp ráp và làm trước nếu công việc tiến hành một cách bình thường kết quả đưa ra theo đúng í đồ của sách giáo khoa đưa ra. Nếu hiện tượng quan sát được không đúng với í đồ của mình. Tôi nhờ đến bạn bè đồng nghiệp hỗ trợ giúp tìm ra nguyên nhân do đâu, có thể là do:
- Do dụng cụ.
- Do trình tự làm chưa đúng.
- Sau khi tìm ra nguyên nhân của sự việc tôi cùng đồng nghiệp tìm cách khắc phục những nguyên nhân không thành công hoặc bằng cách thay thế dụng cụ khác.
- Do trình tự làm chưa đúng, tháo ra lắp lại thực hiện lại các bước tiến hành.
Khi làm gặp phải những sự cố trên đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại:
Ví dụ 1: Dạy bài: "Lực điện từ" 
Thí nghiệm của bài này gồm: 1 nam châm hình chữ U, nguồn điện 6V, đoạn dây AB bằng đồng, số đoạn dây dẫn nối, 1 điện trở, 1 công tắc, 1 giá thí nghiệm, 1 Am pe kế. Bố trí thí nghiệm xong đóng công tắc dòng điện chạy vào đoạn dây đồng kết quả là gì? Không hề thấy hiện tượng gì xẩy ra có nghĩa là đoạn dây đồng không chuyển động. Khi gặp phải trường hợp này bản thân tôi nghĩ không thể không có thí nghiệm cho học sinh quan sát vì thế tôi nhờ bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ để khắc phục tình trạng trên. Khi không được tôi quyết định phải sử dụng bộ thí nghiệm cũ để thay thế. Kết quả hiện tượng xẩy ra đúng như y đồ của mình. Học sinh hào hứng tiếp nhận kiến thức mỗi tiết học đạt kết quả cao.
Ví dụ 2: Dạy bài: " Máy phát điện xoay chiều"
Dụng cụ của bài này gồm: Mô hình của máy phát điện xoay chiều khi đưa các máy này ra làm thử: Quay vô lăng được một vài vòng dây cu roa bị bong ngay vì các trục lắp không thẳng hàng, các ốc vít bị trờn zen. Để vận hành tốt máy phát điện này tôi phải chỉnh sửa lại những máy chưa chuẩn trục vênh, ốc vít trờn zen, trục phải nắn lại, ốc, vít phải thay, tra dầu mỡ vào bộ phận chuyển động.
Kết quả của việc tu bổ: Máy quay nhanh liên tục tiếng phát ra êm, các bóng sáng tắt liên tục. 
Kết quả của việc dạy bài này: Học sinh rất hứng thú từ đó phát huy được khả năng tư duy, khả năng tìm tòi các kiến thức mới. Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiến. 
3. Vấn đề bảo quản:
Theo chủ trương của cải cách giáo dục đối với môn Vật lí 9 đối với học sinh: 
Đòi hỏi kĩ năng thực hành, năng lực tư duy của học sinh cao hơn so với môn Lí của lớp 6,7,8. Để có được kỹ năng và năng lực tư duy đòi hỏi phải có dụng cụ để hoàn thành những kỹ năng trên chính vì thế mỗi phần , mỗi bài học đều có các thiết bị dạy học. Nếu chúng ta sử dụng không bảo quản và tu bổ thì dụng cụ sẽ bị mai một đi đến năm học sau không còn dụng vụ để học nữa, nếu có chỉ bằng cách mua dụng cụ khác thay thế vào, cái này còn phụ thuộc vào kinh tế của Nhà trường. Nói tóm lại chỉ thiệt thòi cho các em. Do đó việc bảo quản rất cần thiết cụ thể tôi tiến hành xử lí những dụng cụ hư hỏng như sau: 
Dạy xong mỗi bài tôi cân nhắc về đúng vị trí của nó như lúc ban đầu. Dạy xong mỗi chương tôi tập hợp lại những dụng cụ nào hư hỏng, bị gãy, bị vỡ tôi làm như sau: 
 	 - Các dụng cụ hư hỏng hoàn toàn không thể khắc phục được đề nghị mua dụng cụ khác bổ sung ngay.
 	 - Nếu dụng cụ hư hỏng có thể khắc phục được tôi sẽ cùng các em học sinh lao động để chỉnh sửa lại
Kết quả dụng cụ: Ngày càng đạt được chất lượng cao. Mà số lượng không giảm.
 - Sau đây tôi đưa ra bảng kết quả của giáo viên sửa chữa dụng cụ:
TT
Dụng cụ
Chất lượng sử dụng ( Tính %)
Chưa tu sửa
Sau sửa chữa
Máy phát điện
50%
100%
Hộp đựng Pin
20%
70%
Biến trở
20%
100%
Dây dẫn có chốt cắm
15%
80%
Vôn Kế
30%
100%
Am pe kế
30%
100%
Động cơ nhỏ
30%
100%
Nam châm điện
25%
100%
Đối với học sinh: 
 Ngay từ ban đầu tôi giáo dục cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của thiết bị dạy học đó là: Thông qua thí nghiệm hình thành kiến thức mới thông qua hiện tượng khả năng tư duy, khả năng khái quát hoá vấn đề cao hơn. Đồng thời qua việc sử dụng thiết bị dạy học giáo dụ cho các em tính cẩn thận, chịu khó, y thức tự lập, y thức nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Chính vì lẽ đó qua mỗi tiết dạy các em có y thức giữ dìn cẩn thận không tranh giành nhau trong khi làm, không tự y tháo lắp khi chưa có y kiến của giáo viên. Nếu trường hợp nào vi phạm tuỳ từng mức độ mà có hình thức xử lí thích đáng. Trường hợp này tôi lấy ví dụ như sau khi học bài quan hệ giữa góc và góc khúc xạ đối với lớp 9 sự cố xẩy ra trong khi làm thí nghiệm với bài này dụng cụ gồm: Vòng tròn chia độ, khối thuỷ tinh trong suốt hình bán nguyệt, một số chiếc đinh gim sau khi giới thiệu xong dụng cụ, học sinh nghiên cứu thí nghiệm sách giáo khoa tiến hành thao tác quan sát hiện tượng trong đó có một nhóm khi cắm các đinh gim tay không giữ giá thí nghiệm làm cho khối thuỷ tinh hình bán nguyệt rơi xuống bị vỡ nhưng vẫn còn có thể dùng được. Khi học xong bài này tôi cho học sinh rút ra bài học kinh nghiệm cho việc cẩu thả dẫn tới dụng cụ hư hỏng. Học sinh đề xuất; Mua dụng cụ khác thay thế khối thuỷ tinh bị hỏng. 
- Kết quả: Đã mua được dụng cụ khác thế cho dụng cụ bị vỡ. 
Hoặc trường hợp: Đối với dây dẫn có chất cắm tôi hướng dẫn cho học sinh một tay giữ chắc tay kia cầm để rút lên nếu nhóm nào làm không cẩn thận bị bong chốt cắm nhóm đó phải chịu trách nhiệm nối lại.
Tóm lại: Nếu giáo viên nghiêm khắc, thường xuyên nhắc nhở các em phải hết sức cẩn thận trong khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. Có như vậy thiết bị dạy học không bị giảm đi về số lượng.
C. Kết luận
1. Kết quả của đề tài: 
Qua việc sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học trong điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn với cách sử dụng và bảo quản như trên đã thu được kết quả đáng khích lệ. 
 - Về phía học sinh: Học sinh được học, được làm, được nghiên cứu các thí nghiệm có y thức giữ gìn và bảo quản các thiết bị chính vì thế mà thu hút được tất cả học sinh thích học môn này. Kết quả chất lượng ngày càng được nâng cao. 
 - Về phía giáo viên: Đã hình thành kỹ năng chuẩn bị và thực hiện thành thạo các thao tác thí nghiệm.
 + Có y thức giữ gìn, bảo quản các thiết bị. 
 + Có ý thức tu sửa các thiết bị khi chúng bị hư hỏng và sắp xếp các đồ dùng thực sự khoa học, không những đối với môn Vật lí 9 mà còn các khối 8,7,6 của môn Lí và tất cả các môn khác
Tóm lại: Tất cả các thiết bị được cấp về đều thực hiện tốt bài học nào cũng có các dụng cụ học tập. 
2. Bài học kinh nghiệm: 
Thông qua việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, bản thân tôi muốn làm tốt 2 vấn đề trên, bất cứ người giáo viên nào cũng phải hiểu rõ được tầm quan trọng của các thiết bị dạy học, thiếu nó giống như thiếu trụ cột trong gia đình với dụng cụ nhỏ dễ mất phải có cách giữ gìn không rơi mất. 
 - Mình chuẩn bị được chu đáo thí nghiệm thành công tạo nên sự hưng phấn, phấn khởi trong công việc giảng dạy, tất nhiên kết quả học tập của các em tốt hơn.
 - Thường xuyên quan tâm, chăm sóc phòng thiết bị tạo cho căn phòng lúc nào cũng gọn gàng, thoải mái, rộng rãi, coi phòng thiết bị như nhà ở của mình. 
 - Với học sinh tạo nên sự chủ động trong công việc học tập, rèn luyện của các em, có y thức bảo vệ của công, không tự y vào phòng thiết bị.
 - Nếu giáo viên và học sinh cùng thực hiện tốt, đầy đủ chắc rằng phòng thực hành ngày càng phong phú hơn.
3. ý kiến đề xuất: 
- Để sử dụng thiết bị ngày càng tốt hơn tôi đề nghị các cấp quản lí giáo dục cần quan tâm hơn nữa tạo điều kiện cho vùng khó khăn, đầu tư trang thiết bị cần thiết nhưng phải có chất lượng để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học như Máy chiéu, Máy tính để tiết dạy đạt kết quả cao hơn. 
- Đề nghị các cấp lãnh đạo cần bổ sung kịp thời một phụ tá thí nghiệm để giảm bớt thời gian cho việc chuẩn bị thí nghiệm, dành thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy, nghiên cứu tài liệu.
- Đề nghị Ban giám hiệu Nhà trường: Cần chuyển bớt thiết bị môn thể dục sang phòng khác. Đóng thêm các giá để dụng cụ cho gọn gàng hơn. 
- Đề tài trên có sự tham khảo sách giáo khoa Lí 9, sách giáo viên Lí 9. Được đúc rút từ việc sử dụng và quản lí phòng thiết bị, cùng với kinh nghiệm giảng dạy môn Vật Lí cấp THCS.
Rất mong được sự góp ý kiến xây dựng của các đồng nghiệp
Giáo Hiệu, Ngày 01 tháng 11 năm 2008
 Người Viết
 Trần Văn Thành

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan