Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh ảnh, tổ chức một vài trò chơi nhằm tạo hứng thú trong tiết học Tập làm văn 8 nhóm bài "Thuyết minh về danh lam thắng cảnh"

 Từ lâu các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò hứng thú trong quá trình học tập. Các nhà giáo dục Xô viết trước đây chẳng hạn, A.Komenski xem “việc tạo hứng thú là một trong các con đường chủ yếu để làm cho học tập trong nhà trường trở thành niềm vui”. Còn K.D.Usin ki xem hứng thú là một cơ chế bên trong bảo đảm cho học tập có hiệu quả”. Hay J.Diây cho rằng việc giảng dạy của người thầy phải kích thích được hứng thú của học sinh. Muốn vậy phải cho trẻ em độc lập tìm tòi, sáng tạo, thầy giáo chỉ là người tổ chức cố vấn.

 Như vậy lí luận học hiện đại đã đánh giá cao vai trò hứng thú, không chỉ có nghĩa trong quá trình giảng dạy, học tập mà cả đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh.

 Luật giáo dục qui định tại điều 28, chương II như sau:”Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”

 

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6385 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh ảnh, tổ chức một vài trò chơi nhằm tạo hứng thú trong tiết học Tập làm văn 8 nhóm bài "Thuyết minh về danh lam thắng cảnh"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Sử dụng tranh ảnh, tổ chức một vài trò chơi nhằm tạo
 hứng thú trong tiết học Tập làm văn 8 nhóm bài:
 “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh”
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 1.Lí do và mục đích chọn đề tài:
 Từ lâu các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò hứng thú trong quá trình học tập. Các nhà giáo dục Xô viết trước đây chẳng hạn, A.Komenski xem “việc tạo hứng thú là một trong các con đường chủ yếu để làm cho học tập trong nhà trường trở thành niềm vui”. Còn K.D.Usin ki xem hứng thú là một cơ chế bên trong bảo đảm cho học tập có hiệu quả”. Hay J.Diây cho rằng việc giảng dạy của người thầy phải kích thích được hứng thú của học sinh. Muốn vậy phải cho trẻ em độc lập tìm tòi, sáng tạo, thầy giáo chỉ là người tổ chức cố vấn.
 Như vậy lí luận học hiện đại đã đánh giá cao vai trò hứng thú, không chỉ có nghĩa trong quá trình giảng dạy, học tập mà cả đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh. 
 Luật giáo dục qui định tại điều 28, chương II như sau:”Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”
 2.Ý nghĩa của đề tài:
 Xác định xu hướng chung của việc đổi mới giảng dạy trong trường THCS là:”Tích cực hóa hoạt dộng của trò làm cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, từ đó học sinh tự giác, khám phá chiếm lĩnh kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Học sinh THCS trong tuổi thiếu niên, các em hiếu động, thích những hoạt động sôi nổi, có nhu cầu hoạt động tập thể, học sinh thích thi đua, có tâm lí mong muốn thầy cô giáo giao nhiệm vụ, muốn “lập chiến công” để được biểu dương. Các em có trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ, hồn nhiên, thích mới lạVì thế sẽ hứng thú tham gia hình thức học tập kiểu “ Học mà chơi – Chơi mà học”. Vì vậy nếu giáo viên cố gắng tìm tòi, chọn lựa sử dụng dụng cụ trực quan như tranh ảnh, chọn lựa một vài trò chơi phù hợp, tổ chức cho học sinh tham gia sẽ có tác dụng hổ trợ rất lớn nhằm nâng cao kết quả học tập.
 Trong chương trình ngữ văn, tập làm văn lớp 8 có hai tiết học: 
 + Tiết 83 :Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”
 + Tiết 100: Chương trình địa phương ( phần tập làm văn) với nội dung: Giới thiệu di tích, thắng cảnh ở điạ phương . 
 Nội dung bài học không chỉ cần thiết trong việc củng cố phương pháp viết văn thuyết minh mà còn giáo dục học sinh tình yêu, lòng tự hào về danh lam thắng cảnh của quê hương. Chính vì vậy tôi quyết định nghiên cứu, tìm tòi , lựa chọn tranh ảnh, tố chức một vài trò chơi phù hợp cho học sinh tham gia trong hai tiết học trên. Mục đích là làm cho học sinh hứng thú học tập từ đó củng cố lí thuyết, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ tập làm văn từ đó giáo dục nâng cao lòng yêu quê hương, gắn bó tự hào về danh lam thắng cảnh của quê mình.
II.SỐ LIỆU VÀ THỰC TRẠNG:
 Qua điều tra học sinh lớp 8/1 trường THCS Trần Phú tôi thấy học sinh thường cho rằng giờ tập làm văn quá khô khan so với Văn học và Tiếng Việt. Những giờ học này học sinh ít phát biểu, thậm chí thờ ơ, chán nãn. Bài tập thực hành ở lớp cũng như ở nhà làm qua loa, không đầy đủ. Các em có hiện tượng chép sách giải, sách học tốt, thậm chí không làm bài tập.
 Trước tình hình trên tôi đã thăm dò ý kiến trực tiếp của học sinh và điều tra qua các câu hỏi sau:
 1.Em nhận thấy tiết học tập làm văn so với văn học và Tiếng Việt như thế nào?
Số học sinh lớp 8/1
Rất thích
Không thích
Bình thường
Chán
33
0
12
6
17
 2.Phần nào trong nội dung bài học tập làm văn em thấy khó tiếp thu hay không hứng thú?
Số học sinh lớp 8/1
Phần lí thuyết
Phần bài tập ở lớp
Phần bài tập ở nhà
Cả ba phần
33
14
19
22
20
 3. Trong giờ học môn văn và các môn học khác, em thấy có những hình thức học tập nào gây hứng thú và được các bạn tham gia sôi nổi?
Số học sinh lớp 8/1
Kể chuyện
Tranh ảnh
Trò chơi
Hình thức khác
33
13
18
33
0
 4.Ở nhóm bài “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh em không thích, không hứng thú, thấy khó khăn trong tiếp thu ở phần nào?
Số học sinh lớp 8/1
Phần lí thuyết
Phần bài tập ở lớp
Phần bài tập ở nhà
Cả ba phần
33
14
18
20
22
 5.Hãy kể , giới thiệu các trò chơi trong các giờ học mà em thích?
 Tró chơi ô chữ, Tiếp sức, Rung chuông vàng,Thỏ ăn cà rốt
 6.Nếu tổ chức các trò chơi theo hình thức:”Học mà chơi – Chơi mà học” em có tham gia không?
Số học sinh lớp 8/1
Đồng ý tham gia
Không tham gia
Không ý kiến
33
33
0
0
 Qua quá trình điều tra tôi rút ra kết luận:
 + Cần nghiên cứu, tìm tòi , lựa chọn tranh ảnh, tố chức một vài trò chơi phù hợp cho học sinh tham gia trong hai tiết học trên. Qua đó phát huy tính tích cực chủ động, tự giác của học sinh trong học tập .
 + Tranh ảnh phải chọn lọc phù hợp nổi bật danh lam thắng cảnh ở địa phương, nội dung trò chơi không chỉ có tính giáo dục mà còn cân đối với tiến trình giảng dạy, không để tình trạng “ học chín, chơi mười”.
III.BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
 Qua quá trình tìm hiểu điều tra học sinh, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong những tiết dự giờ, thao giảng, tôi quyết định sử dụng tranh ảnh kết hợp tổ chức các trò chơi với hình thức: “ Học mà chơi – Chơi mà học” vào hai tiết:
 + Tiết 83: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
 + Tiết 93: Chương trình địa phương ( phần tập làm văn) với nội dung “ Giới thiệu di tích, thắng cảnh ở điạ phương” .
 A.Đặc diểm của hai tiết học:
 +Tiết 83: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. 
 Tiết này có hai phần:
 I.Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh:
 Phần này có bài thuyết minh “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Từ bài văn giáo viên phải hướng dẫn học sinh rút ra phần lý thuyết về thuyết minh một danh lam thắng cảnh với các câu hỏi sau:
 1.Bài văn giới thiệu đã giúp em những hiểu biết gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?
 2.Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy , cần có những kiến thức gì?
 3.Làm thế nào để có kiến thức về danh lam thắng cảnh?
 4.Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em bài viết này có thiếu sót gì về bố cục?
 5.Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
 II.Luyện tập:
 1.Lặp lại bố cục bài “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” một cách hợp lí
 2.Nếu muốn giới thiệu tham quan Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp giới thiệu như thế nào? Hãy ghi ra giấy.
 3.Nếu viết bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh?
 4.Một nhà thơ uước ngoài gọi “Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu nói đó vào phần nào trong bài viết của mình?
 +Tiết 93: Chương trình địa phương ( phần tập làm văn)
 Bài này có nội dung, yêu cầu các tổ, học sinh theo sự phân công của thầy cô giáo điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu rồi viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 B. Nhận xét hai tiết học:
 Cả hai tiết học đều có nội dung thuyết minh danh lam thắng cảnh.
 +Tiết 83: Phần tìm hiểu bài văn lại viết về một thắng cảnh ở Hà Nội, đối với đa số học sinh ở Huế các em không có dịp tham quan nên để hiểu rõ cụ thể, chính xác về danh lam thắng cảnh này việc sử dụng tranh ảnh làm dụng cụ trực quan rất cần thiết.
 +Tiết 93: Ở Huế có nhiều di tích thắng cảnh, việc sưu tầm giới thiệu thắng cảnh, di tích qua tranh ảnh có tác dụng rất lớn trong bổ sung tri thức cũng như giáo dục học sinh tình yêu quê hương, tự hào về cảnh đẹp, lịch sử, văn hóa của Huế.
 Cả hai tiết có thể tổ chức một vài trò chơi để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm gây hứng thú cho học sinh.
 C.Những biện pháp trong tiến hành soạn giảng hai tiết học:
Tiết 83:
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp học sinh:
 + Biết viết bài giới thiệu một danh lam
 + Qua bài học tiếp tục củng cố về phương pháp viết văn thuyết minh
 + Giáo dục học sinh tình yêu, lòng tự hào về danh lam thắng cảnh của quê hương
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 - Giáo viên: tranh ảnh chuẩn bị trò chơi
 - Học sinh: tìm hiểu bài, ôn tập văn bản thuyết minh, sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp quê hương, chọn và giới thiệu cảnh đẹp yêu mến
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1:
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Các phương pháp thuyết minh?
Câu 2: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) chú ý những yêu cầu nào?
GV giới thiệu bài:
Chúng ta đã biết thuyết minh về loài vật, phương pháp, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu để biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh
HOẠT ĐỘNG 2:
Bước 1:
Cho HS đọc văn bản và trả nêu nội dung từng đoạn?
Bước 2:
- Cho HS thảo luận:
* Nhóm 1: Bài viết đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? 
* Nhóm 2: Làm thế nào để có thể giới thiệu đúng và hay về danh lam thắng cảnh?
* Nhóm 3: Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
* Nhóm 4: Theo em bài viết này có đủ ba phần chưa? Về nội dung bài viết cần bổ sung những gì để thuyết phục, hấp dẫn?
Bước 3:
Chia nhóm cho HS hướng dẫn chơi trò chơi:
 “NHÌN TRANH NÓI 
 NHANH TÊN THẮNG 
CẢNH” (bài tập quan sát)
- GV chiếu tranh các địa danh có trong bài, quan sát và lần lượt gọi tên các địa danh
- GV hướng dẫn chốt ý, cho HS đọc ghi nhớ
Bước 4:
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn luyện tập:
- Chia nhóm cho HS đọc, thảo luận và các câu hỏi
+ Nhóm 1: Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí?
+ Nhóm 2: Một nhà thơ nước ngoài gọi hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
+ Nhóm 3: Viết đoạn mở bài cho bài văn
+ Nhóm 4: Viết đoạn kết bài cho bài văn
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi: 
 Trò chơi”Ô cửa bí mật”: 
(Luyện tập quan sát)
Trên màn ảnh có 4 ô cửa, tranh danh lam thắng cảnh của đất nước ẩn dưới từng ô cửa ấy, lần lượt các nhóm chọn ô cửa, khi xuất hiện ảnh của danh lam, thành viên trong nhóm nói đúng tên danh lam ghi được 1 điểm. Nói đúng vị trí địa lí ghi 1 điểm. Đối với ô cửa chọn đúng danh lam thắng cảnh ở Thừa Thiên Huế sẽ ghi thêm một điểm. Khi nhóm không nói được theo yêu cầu, nhóm bạn sẽ trả lời và điểm nhường cho nhóm bạn.Cuối cùng chọn hai nhóm có điểm cao vào vòng chung kết, tiếp tục chơi trò chơi tiếp theo
+ “Hướng dẫn viên 
du lich“: 
(Luyện tập nói)
Quan sát tranh và thuyết minh ngắn gọn về thắng cảnh (thuyết minh từ 4 đến 5 câu về thắng cảnh, nét nổi bật, vị trí địa lí)
HOẠT ĐỘNG 4:
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Nắm chắc phương pháp làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh..
+ Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh ở Huế
+ Viết đoạn văn giới thiệu một thắng cảnh em yêu mến
+ Chuẩn bị bài: Ôn tập văn bản thuyết minh
=> HS Trả lời câu hỏi
Liệt kê, số liệu, ví dụ, định nghĩa, so sánh, phân tích, phân loại
=> Người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
 + Khi thuyết minh cần làm rõ điều kiện, cách thức, trình tự,làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
 + Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
=> HS đọc và trả lời:
=> Cách đây vài nghìn năm hồ Hoàn Kiếm là một đoạn của dòng cũ sông Hồng 
+ Gọi hồ Lục Thủy 
+ Gọi hồ Thủy quân
=> Đền Ngọc Sơn:
+ Vị trí địa lí
+ Các địa danh gắn bó
=> Sinh hoạt lễ hội Bờ Hồ
=> Thảo luận và rút ra nhận xét:
+ Vị trí địa lí, lịch sử, không gian hình thành và phát triển
+ Cần phải hiểu thấu đáo về danh lam thắng cảnh ấy ở mọi phương diện
+ Tìm tài liệu từ sách báo, hỏi han người hiểu biết, tham quan, quan sát
+ Bài viết trên thiếu Mở bài. Nên bổ sung miêu tả và bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn
=> Tham gia trò chơi
=> HS đọc ghi nhớ
=> Bố cục 3 phần: 
Mở bài: Giới thiệu vị trí địa lí danh lam thắng cảnh
Thân bài: Lần lượt giới thiệu, mô tả từng bộ phận
Kết bài: Vị trí thắng cảnh trong lòng con người
=> Phần kết thúc bài viết
=> Viết đoạn văn
=> HS tham gia trò chơi
Tiết 83:
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. GIỚI THIỆU VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH:
Bài văn: 
“Hồ Hoàn Kiếm 
và đền Ngọc Sơn”
1. Hồ Hoàn Kiếm
+ Lịch sử 
+ Tên gọi khác nhau 
2. Đền Ngọc Sơn
+ Vị trí địa lí
+ Các địa danh gắn bó
3. Sinh hoạt lễ hội Bờ Hồ
B.Thảo luận và rút ra nhận xét:
+ Muốn viết bài giới thiệu danh lam thắng cảnh thì phải đến nơi tham quan, quan sát, hiểu biết về vị trí địa lí, lich sử thắng cảnh, truyền thống văn hóa, câu chuyện danh nhân
+ Bố cục rõ ràng
+ Lời văn chính xác và biểu cảm
Ghi nhớ SGK
II. LUYỆN TẬP:
A. Thảo luận:
Bố cục 3 phần:
 a. Mở bài: Giới thiệu vị trí địa lí danh lam thắng cảnh
 b. Thân bài: Lần lượt giới thiệu, mô tả từng bộ phận
 c. Kết bài: Vị trí thắng cảnh trong lòng con người
B. Trò chơi:
1. Trò chơi” Ô cửa bí mật”:
2.“ Hướng dẫn viên du lich“:
Tiết 93:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần tập làm văn)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
 + Biết viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương
 + Qua bài học tiếp tục củng cố về phương pháp viết văn thuyết minh
 + Giáo dục học sinh tình yêu, lòng tự hào về danh lam thắng cảnh của quê hương
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 - Giáo viên: tranh ảnh chuẩn bị trò chơi
 - Học sinh: tìm hiểu bài, ôn tập văn bản thuyết minh, sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp quê hương, chọn và giới thiệu cảnh đẹp yêu mến
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
a. Giáo viên chia tổ cho học sinh chuẩn bị tìm hiểu và viết thành bài (yêu cầu có số liệu cụ thể) đề bài sau:
Đề 1: Em hãy giới thiệu thắng cảnh ở Huế
Đề 2: Em hãy giới thiệu di tích ở Huế
b. Giáo viên giao nhiệm vụ, đặt vấn đề và nêu yêu cầu thật cụ thể.
c. Các nhóm trình bày phần thuyết minh đã chuẩn bị với hình thức tham gia trò chơi: “Thi và bình chọn Hướng dẫn viên du lịch”
d. Giáo viên biểu dương, khen thưởng những Hướng dẫn viên thuyết minh lưu loát, có sử dụng tranh ảnh minh họa tốt.
e. Giáo viên cho điểm những cá nhân trình bày, giới thiệu tốt
Củng cố, dặn dò:
- Học lí thuyết văn thuyết minh, sưu tầm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh ở Huế
 - Chuẩn bị tiết Ôn tập về luận điểm.
 PHẦN TRANH ẢNH MINH HỌA CHO TRÒ CHƠI
Trò chơi “Nhìn tranh nói nhanh thắng cảnh”
Hồ Hoàn Kiếm
 Cầu Thê Húc
Đền Ngọc Sơn
Tháp Bút
Đài Nghiên
Bờ Hồ 
Ba Đình
1
2
3
6
7
4
5
Trò chơi “Ô cửa bí mật”
C.Hướng dẫn viên du lịch
Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới
 Sông Hương thơ mộng
IV. KẾT QUẢ:
 Nhìn lại quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên, bản thân tôi nhận thấy tuy tiết học tập làm văn là khô khan, song đối với nhóm bài “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh”, nếu giáo viên đầu tư đúng mức, chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn cụ thể thì việc sử dụng tranh ảnh, tổ chức vài trò chơi với hình thức “ Học mà chơi – Chơi mà học” vào hai tiết học trên sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giờ học không những tạo hứng thú cho học sinh mà còn nâng chất lượng học tập: khắc sâu, củng cố kiến thức, tăng cường thực hành. Sau đây là những kết quả chuyển biến của hai tiết học trên:
 1. Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia hoạt động, kể cả những em yếu kém. Học sinh được “suy nghĩ nhiều, nói nhiều, làm nhiều hơn”
 2. Học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức qua quá trình tham gia trò chơi, quan sát chứng kiến các bạn chơi.
 3.Tiết học đã gắn việc giảng dạy theo hướng tích cực, sáng tạo, vận dụng thực hành luyện nói trôi chảy, lưu loát
 4. Giờ học phát huy tác dụng đố:i với ba đối tượng: Giỏi khá , trung bình và yếu kém.
 5.Giờ học còn phát huy tính tập thể, tinh thần đoàn kết. tinh thần thi đua trong kỉ luật.
 Đặc biệt năm học này, tôi chọn tiết 83 là tiết thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, tiết học cũng đã đạt kết quả tốt góp phần được công nhận giáo viên giỏi (Giải nhì). Trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết 93 các em có nguyện vọng và đề nghị giáo viên nên áp dụng thường xuyên hình thức học tập trên
 Hứng thú, nhất là hứng thú học tập không thể tính bằng con số, nhưng thiết nghĩ rằng sự tham gia của học sinh sôi nổi, những ý kiến, kiến nghị của học sinh về các hình thức “ Hướng dẫn viên du lịch”, Thuyết minh phim.đã chứng minh phần nào phương pháp trên bước đấu có hiệu quả.
V. MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 
 VÀ SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀO TIẾT HỌC TẬP LÀM VĂN ĐỐI 
 VỚI NHÓM BÀI “THUYẾT MINH DANH LAM THẮNG CẢNH “
 Qua thực hiện hai tiết dạy trên, hiệu quả bước đầu của phương pháp ấy, một lần nữa giúp tôi khẳng định rằng: giáo viên muốn đạt hiệu quả nâng chất lượng học tập cho học sinh trong giờ Tập làm văn cần đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp cho học sinh có thói quen chủ động học tập, tích cực, sáng tạo tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học vào thực hành, luyện tập. Đói với nhóm bài tập làm văn lớp 8 “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh”, việc tổ chức trò chơi và sử dụng tranh ảnh với hình thức “ Học mà chơi – Chơi mà học” cần phải lưu ý những điều sau:
Trò chơi phải phù hợp, sát với nội dung bài học, phải đảm bảo tính giáo dục, vừa sức với học sinh của trường lớp đang dạy, sắp xếp từ dễ đến khó
Nội dung hình thức trò chơi phải phát huy tính chủ động, tự giác của học sinh, nhất là với tập thể học sinh với nhiều hình thức hợp tác nhóm, cứu trợ
Chú ý sử dụng dụng cụ trực quan qua tranh ảnh phải lựa chọn tiêu biểu cho danh lam thắng cảnh của cả nước, của địa phương. Qua đó giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về các danh lam thắng cảnh gắn với lịch sử văn hóa dân tộc
Các trò chơi phải vận dụng một cách linh hoạt, cân đối để đảm bảo thời gian. Mặt khác tăng cường khâu giám sát, quản lí để giờ học không trở thành “ học chín, chơi mười”.
Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ cách chơi cho học sinh từ khâu chuẩn bị đến khi tham gia. Nếu cần, giáo viên phải thông báo trước và kiểm tra sự chuẩn bị ấy.
Nên thay đổi tên gọi, hình thức, chi tiết giữa lớp này và lớp khác. Giáo viên đánh giá nhận xét cụ thể, biểu dương nhân tố tích cực 
Tổ chức trò chơi mang tính “Hoạt động’ lẫn trò chơi “Nghiên cứu” xen kẻ hài hòa để tạo không khí lớp không quá “sôi nổi” mà không quá trầm lắng
Tóm lại, việc sử dụng tranh ảnh, tổ chức vài trò chơi với hình thức “ Học mà chơi – Chơi mà học” vào hai tiết học trên sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giờ học không những tạo hứng thú cho học sinh mà còn nâng chât lượng học tập: khắc sâu, củng cố kiến thức, tăng cường thực hành đối với tiết học tập làm văn ở nhóm bài “ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh”. Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề không có gì xa lạ đối với giáo viên chúng ta, nhất là đối với thầy cô yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với học sinh.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy môn ngữ văn nói chung và tập làm văn nói riêng ở nhóm bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh” (Tập làm văn 8 ). Rất mong được đồng nghiệp góp ý.
 Huế, ngày 21 tháng 04 năm 2010
 Người viết
 Ý kiến của HĐXD Trương Thị Khoa

File đính kèm:

  • docSKKN_MOI.doc
Sáng Kiến Liên Quan