Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954 -1965

Quan hệ giữa LSĐP và LSDT là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “cái chung” (lịch sử dân tộc) và “cái riêng” (lịch sử địa phương). Chúng ta đều biết LSĐP là một bộ phận cấu thành có liên quan mật thiết với LSDT. Tri thức LSĐP là biểu hiện cụ thể sinh động, đa dạng của tri thức LSDT. Lịch sử của mỗi địa phương đều phong phú và có nét độc đáo nhưng đều nằm trong tính thống nhất với lịch sử của cả nước. Do đó, nghiên cứu LSĐP sẽ góp phần bổ sung nguồn sử liệu cho việc xây dựng LSDT, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương trong mỗi quốc gia. Nói như vậy không có nghĩa là một công trình nghiên cứu LSDT là kết quả của phép tính cộng đơn giản các cuốn LSĐP. LSDT được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức LSĐP đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.

Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính địa phương, bởi nó gắn liền với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất qui mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng đến một phạm vi nhỏ hẹp của một địa phương.

Nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt ra ngoài giới hạn địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, gắn liền với lịch sử cả nước. Ví như, sự kiện quân và dân ta giải phóng tỉnh Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975. Bởi, Ninh Thuận được giải phóng, thì “lá chắn Phan Rang” tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa của địch hoàn toàn bị ta vỡ. Mất Phan Rang, khoảng cách bảo vệ Sài Gòn bị thu hẹp dần, tinh thần chiến đấu của ngụy quân, ngụy quyền giảm sút, khả năng phòng thủ ở các vị trí trên đường số 1 bị yếu hẳn. Giải phóng được Ninh Thuận đã mở đường để đại quân ta tiến về Sài Gòn theo đường số 1, giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy và tiến sát Xuân Lộc, uy hiếp cánh cửa phía đông của Sài Gòn; thậm chí, có những sự kiện hiện tượng lịch sử xảy ra có ảnh hưởng đến lịch sử của nhiều quốc gia. Không chỉ đối với các nhà sử học nói chung, mỗi người ở những mức độ khác nhau đều có nhu cầu tìm hiểu về LSĐP của mình

và lịch sử đất nước, mối quan hệ giữa lịch sử quê hương với LSDT. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn luôn là kinh nghiệm để cho con người biết cách hành động đúng đắn. Sự am hiểu về LSDT còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về LSĐP, hiểu biết về mối quan hệ giữa LSĐP và LSDT.

Những tri thức về LSDT sẽ góp phần quan trọng và hữu ích vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy LSĐP một cách đầy đủ, hoàn chỉnh, sâu sắc, sinh động và khoa học hơn. Nếu nghiên cứu LSĐP mà tách rời, thoát li khỏi lịch sử cả nước tức là tách rời hoàn cảnh LSDT trong từng giai đoạn lịch sử tương ứng có quan hệ với LSĐP thì sẽ không sâu sắc, thiếu tính khoa học. Mặt khác, tri thức LSĐP góp phần quan trọng, bổ sung cho sự hiểu biết đầy đủ về LSDT, đất nước; bổ sung tư liệu lịch sử để dạy và học LSDT, sinh động, hấp dẫn hơn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954 -1965", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách mạng Việt Nam.
+ Thông qua kế hoạch 5 năm (1961 – 1965).
+ Bầu BCH TW Đảng, bầu Bộ Chính trị.
Ý nghĩa: Tạo ra cơ sở, phương hướng 
cho cách mạng từng miền. 
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 
5 năm (1961 – 1965)
- Nhiệm vụ: Phát triển công nghiệp, 
nông nghiệp, tiếp tục cải tạo XHCN...
- Nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng CNXH.
- Thành tựu: SGK
- Ý nghĩa: 
+ Làm thay đổi bộ mặt miền Bắc, trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng miền Nam và cả nước. 
+ Tạo cơ sở vật chất và chính trị cho cách mạng trong giai đoạn sau.
V. Miền Nam chiến dấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965)
1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ ở miền Nam.
- Hoàn cảnh:
+ “CTĐB” về cơ bản: bằng quân đội tay sai với tiền của, vũ khí và sự chỉ huy của Mĩ. 
+ Âm mưu: “dùng người Việt đánh người Việt”.
* Thủ đoạn và biện pháp:
+1961 - 1963: Kế hoạch Xtalây-Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
+1964-1965: Kế hoạch Giônxơn-Macnamara bình định MN có trọng điểm trong 24 tháng. 
+ Mĩ tăng viện trợ quân sự cho Diệm, đưa cố 
vấn Mĩ và vũ khí hiện đại vào MN, lập bộ 
chỉ huy quân sự Mĩ. 
+ Tăng lực lượng quân ngụy; dồn dân lập “Ấp chiến lược”; mở các cuộc hành quân càn quét..
2. Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt”
- Chủ trương của ta: kết hợp đấu tranh chính trị 2 với đấu tranh vũ trang, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược, phối hợp 3 mũi giáp công.
- Cuộc đấu tranh chống bình định: Cuối 1962 trên nửa tổng số ấp (8000 ấp) và 70% dân (6,5 triệu) vẫn do cách mạng kiểm soát.
- Phong trào đấu tranh chính trị ở: tiêu biểu ở Huế, Đà nẵng, Sài Gòn, đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ ...
- Quân sự:
+ 2/1/1963, chiến thắng Ấp Bắc chứng minh khả năng thắng Mĩ của nhân dân ta trong “Chiến tranh đặc biệt”;
+ Đông xuân 1964-1965 ta mở các chiến dịch ở Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài... làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
 3. Củng cố tóm tắt bài dạy:
- Thành tựu chủ yếu của miền Bắc về kinh tế - xã hội 1954-1965.
- Phong trào Đồng khởi: Hoàn cảnh, diễn biến - kết quả, ý nghĩa.
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và thắng lợi của ta.
 4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: - Chuẩn bị bài 22 và trả lời các câu hỏi SGK.
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG 
NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN
	1. Đánh giá kết quả: 
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm bằng phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh vào cuối bài học (Phụ lục 2) cho thấy mức độ hiểu và nắm chắc kiến thức bài học của học sinh được nâng lên rõ rệt và kết quả học tập bộ môn Lịch Sử trong năm học 2012-2013 cũng đạt điểm TBM khá cao. Cụ thể: 
1.1. Kết quả áp dụng phiếu trả lời trắc nghiệm vào cuối bài học: 
Stt 
Sĩ số HS
 HS trả lời đúng 
(từ 5 câu trở lên)
HS trả lời sai
(trên 5 câu) 
SL
%
SL 
%
Lớp 12T4
40
38
95.0
2
5.0
Lớp 12T5
30
25
83.4
5
16.6
1.2. Kết quả học tập bộ môn Lịch Sử năm học 2012-2013: 
1.2.1. Kết quả đánh giá đầu năm học:
Stt 
Sĩ số HS
 Giỏi
Khá
Trung bình
 Yếu 
Số lượng 
%
Số lượng 
%
Số lượng 
%
Số lượng 
%
Lớp 12T4
40
0
0.0
3
7.5
24
60.0
13 
 32.5
Lớp
12T5
30
0
0.0
2
6.7
16
53.3
 12
40.0
1.2.2. Kết quả đánh giá cuối năm học:
Stt 
Sĩ số HS
 Giỏi
Khá
Trung bình
 Yếu 
Số lượng 
%
Số lượng 
%
Số lượng 
%
Số lượng 
%
Lớp 12T4
40
5
12.5
6
15.0
29
72.5
0 
 0.0
Lớp
 12T5
30
2
6.7
2
6.7
24
80.0
 2
6.7
2. Bài học kinh nghiệm: 
1. Việc sử dụng tài liệu LSĐP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường THPT. Bởi nguồn tài liệu này có liên quan trực tiếp
 đến những sự kiện LSDT nhất là giai đoạn 1954 - 1965.
2. Sự kiện LSĐP dùng để cụ thể hoá, bổ sung cho LSDT, giúp cho HS thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa LSĐP và LSDT trong quá trình phát triển của nó. Nhằm đảm bảo tính lịch sử, tính lôgic và tính toàn diện, từ đó phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học.
3. Sử dụng sử liệu mà các sự kiện lịch sử vốn đã diễn ra ngay tại mảnh đất quê hương của các em đang sống chính là góp phần thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành”, nhà trường gắn liền với xã hội, lí luận kết hợp với thực tiễn. Đây là biện pháp tốt nhất để giáo dục HS lòng yêu quê hương, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ. Từ đó, các em xác định nhiệm vụ cho mình là bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương mình.
4. Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học bài nội khoá sẽ mang lại cho HS nhận thức đúng đắn về truyền thống đấu tranh yêu nước, tinh thần bất khuất, sự chịu đựng gian khổ, vượt lên khó khăn trong tiến trình đấu tranh chống quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, nhằm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Góp phần giáo dục cho thế hệ HS đang học ở trường THPT tư tưởng, tình cảm, nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân, về Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự bền vững và phát triển của lịch sử đất nước.
5. Trong dạy và học lịch sử ở trường THPT, sử dụng nguồn tài liệu LSĐP là cơ hội để giáo dục cho các em nhận thức đầy đủ ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn những giá trị văn hoá, truyền thống, vốn quý di sản, di tích. Cũng nhằm góp phần nâng cao ý thức của học sinh THPT trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích, môi trường văn hoá chung của cả dân tộc, đất nước.
6. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi GV phải thật sự có năng lực chuyên môn, có khả năng xử lý tốt các tình huống sư phạm; linh hoạt, sáng tạo trong lựa chọn nội dung, phương pháp. Người dạy cần tránh những áp đặt chủ quan, bởi không có tài liệu nào ưu việt và hoàn thiện nhất. Điều quan trọng là phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng chương, từng bài dạy cụ thể, từng đối tượng học tập, từng điều kiện thuận lợi và khó khăn về trang thiết bị dạy học ở mỗi vùng miền khác nhau để biết lựa chọn và sử dụng tài liệu LSĐP sao cho thật hợp lý.
KẾT LUẬN 
Tóm lại, việc sử dụng tài liệu LSĐP vào trong bài giảng LSVN giai đoạn 1954 - 1965 ở trường THPT có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyện kĩ năng cho HS. Song muốn làm được điều đó không đơn giản chỉ dừng ở chỗ thực hiện đúng và đủ những yêu cầu, những đề xuất nêu trên mà cốt lõi vẫn phụ thuộc vào năng lực của mỗi một thầy cô giáo để tìm được những biện pháp mới, con đường đi mới cho việc sử dụng tài liệu LSĐP trong các bài giảng lịch sử nội khoá ở trường THPT. Điều này được xem là một trong những động thái tích cực nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất, toàn diện.
	 Ninh Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2014
	 Người thực hiện
	 Bùi Chí Cang 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1995), Lịch sử Đảng bộ Ninh Thuận (1930 - 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930 - 1975) (xuất bản lần thứ hai có chỉnh lý, bổ sung), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ninh Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Sơn (1930 - 2000), in tại Xí nghiệp in Phan Rang, Ninh Thuận.
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Thuận (2004), Những người con trung hiếu, in tại Xí nghiệp in Phan Rang, Ninh Thuận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo viên Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (Chủ biên) (1998), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thế Kim, Phạm Hồng Việt, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử (tập 1) (in lần thứ hai có sửa chữa bổ sung), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2010), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Phương pháp dạy học lịch sử (tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Cảnh Minh (Chủ biên) (2007), Giáo trình lịch sử địa phương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH VỀ VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Họ và tên........................................................, Lớp................
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở các trường THPT, các em cho biết ý kiến của mình về vấn những đề sau đây:
1. Em có thích học môn Lịch sử ở trường THPT?
Rất thích  	 Thích 	 
Bình thường 	 Không thích 		
a. Nếu không thích, theo em vì lý do nào sau đây:
- Nội dung tài liệu, cách giảng không hấp dẫn 	
- Tài liệu học tập thiếu	
- Nguồn tài liệu đưa vào khó tiếp thu 	
b. Nếu thích là do:
- Nội dung tài liệu, cách giảng hay, hấp dẫn	
- Do năng khiếu bản thân đối với bộ môn	
- Do sự ham hiểu biết	
2. Em có thích nội dung LSVN qua vận dụng tài liệu lịch sử địa phương ?
Rất thích  Thích 
Bình thường  Không thích 
 	3. Anh hùng nổi tiếng với bẫy đá huyền thoại ở miền núi Bác Ái là ai?
 Pinăng Thạnh 		Pinăng Tắc	
 Đổng Dậu 		Ta Pô Cương 
4. Khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Ninh Thuận diễn ra vào ngày:
18/8/1945  19/8/1945  20/8/1945  21/8/1945 
5. Phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Bác Ái vào thời điểm nào ?
2/1959  3/1959  4/1959  5/1959 
6. Tỉnh Ninh Thuận được hoàn toàn giải phóng trong đại thắng mùa xuân năm 1975 vào ngày: 
14/4/1975  15/4/1975 
16/4/1975 	 17/4/1975  
7. Em có nhận xét gì về nội dung các tài liệu lịch sử địa phương mà thầy (cô) đã sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam?
Nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu 	
Nội dung dài, nặng nề, phân tán sự tập trung vào bài giảng 	
Hay, hấp dẫn và làm sinh động giờ học	
Tạo được sự hứng thú học tập đối với bộ môn 	
8. Để có nguồn tài liệu lịch sử địa phương khi học lịch sử Việt Nam, em đã thực hiện những công việc nào dưới đây?
Thu thập tài liệu qua nhân chứng 	
Sưu tầm qua sách, báo, tạp chí	
Tham gia các hoạt động ngoại khóa tại địa phương	
Chưa thực hiện	
Xin chân thành cảm ơn các em!
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA HỌC SINH
TT
Nội dung điều tra
Số HS trả lời
Tỉ lệ %
1
Em có thích học môn Lịch sử ở trường THPT ?
Rất thích 	 
Thích 
Bình thường 
Không thích	
a. Nếu không thích, theo em vì lý do nào sau đây:
- Nội dung tài liệu, cách giảng không hấp dẫn 
- Tài liệu học tập thiếu 
- Nguồn tài liệu đưa vào khó tiếp thu 
b. Nếu thích là do:
- Nội dung tài liệu, cách giảng hay, hấp dẫn 
- Do năng khiếu bản thân đối với bộ môn 
- Do sự ham hiểu biết 	
5
23
72
0
26
39
35
18
25
57
5,0
23
72
0
26,0
39,0
35,0
18,0
25,0
57,0
2
Em có thích nội dung LSVN qua vận dụng tài liệu LSĐP?
Rất thích. 
Thích.
Bình thường. 
Không thích
30
42
28
0
30,0
42,0
28,0
0
3
Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Ninh Thuận được thành lập vào thời gian nào?
2/1930.	
3/1930.	
4/1930 (x)	
5/1930.	
15
31
39
15 
15,0
31,0
39,0
15,0
4
Khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Ninh Thuận diễn ra vào ngày:
18/8/1945	
19/8/1945	
20/8/1945	
21/8/1945 (x)
12
24
25
39
12,0
24,0
25,0
39,0
5
Phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Bác Ái vào thời điểm nào ?
2/1959 (x)	
3/1959	
4/1959	
5/1959
46
12
14
28
46,0
12,0
14,0
28,0
6
 Tỉnh Ninh Thuận được hoàn toàn giải phóng trong Đại thắng mùa xuân năm 1975 vào ngày: 
14/4/1975	
15/4/1975	
16/4/1975	 (x)
17/4/1975
11
29
32
28
11,0
29,0
32,0
28,0
7
 Em có nhận xét gì về nội dung các tài liệu LSĐP mà thầy (cô) đã sử dụng trong dạy học LSVN?
Nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu 
Nội dung dài, nặng nề, phân tán sự tập trung vào bài giảng 
Hay, hấp dẫn và làm sinh động giờ học 
Tạo được sự hứng thú học tập đối với bộ môn 
21
26
20
33
21,0
26,0
20,0
33,0
8
Để có nguồn tài liệu LSĐP khi học LSVN, em đã thực hiện những công việc nào dưới đây?
Thu thập tài liệu qua nhân chứng 
Sưu tầm qua sách, báo, tạp chí 
Tham gia các hoạt động ngoại khóa tại địa phương
Chưa thực hiện 
10
51
22
17
10,0
51,0
22,0
17,0
Ghi chí: Trong phần lịch sử địa phương, dấu (x) là câu lựa chọn đúng.
PHỤ LỤC 2
Phiếu trắc nghiệm khách quan đánh giá kết quả học tập cuối bài học 
Câu 1: Hình thức đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chủ yếu là gì?
a. Đấu tranh vũ trang 	b. Đấu tranh chính trị, hòa bình.
b. Khởi nghĩa giành lại quyền làm chủ. 	d. Dùng bạo lực cách mạng.
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào Đồng khởi 1959-1960 là gì?
a. Mĩ- Diệm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
b. Có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam. 
c. Do chính sách cai trị của Mĩ- Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
d. Câu A và B đúng. 
Câu 3: Tháng 2-1959, diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào miền Nam ở đâu?
a. Trà Bồng (Quảng Ngãi)	b. Phước Hiệp (Bến Tre)
c. Bác Ái (Ninh Thuận)	d. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 4: Phong trào Đồng khởi ở miền Nam đã góp phần đánh bại loại hình chiến tranh nào của Mĩ? 
a. Chiến tranh một phía.	b. Chiến tranh đặc biệt.	
c. Chiến tranh cục bộ. 	d. Việt Nam hóa chiến tranh. 
Câu 5: Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì? 
a. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. 
b. Dùng “Người Việt đánh người Việt”. 
c. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.
d. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam. 
Câu 6: Xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
a. Lực lượng ngụy quân, ngụy quyền.	b. Hệ thống “Ấp chiến lược”.
c. Lực lượng cố vấn Mĩ.	D. Chương trình “Bình định”.
Câu 7: Ngày 15-2-1961 diễn ra sự kiện gì ở miền Nam?
a. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
b. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi).
c. Trung ương Cục miền Nam thành lập.
d. Các lực lượng vũ trang thống nhất thành quân giải phóng miền Nam.
Câu 8: Anh hùng nổi tiếng với bẫy đá huyền thoại ở miền núi Bác Ái (Ninh Thuận) là ai?
a. Pinăng Thạnh 	b. Pinăng Tắc
c. Đổng Dậu 	d. Ta Pô Cương 
PHỤ LỤC 3
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................. 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_Bui_Chi_Cang.doc
Sáng Kiến Liên Quan