Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại trong bài 11 Lịch sử 10

1. Lí do chọn đề tài

1.1 Cơ sở lí luận

 Giáo dục phổ thông nước ta, đang thực hiện bước chuyển, từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

 Trong một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có: Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống; Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; Vận dụng dạy học định hướng hành động; Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí hỗ trợ dạy học; Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 7570 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại trong bài 11 Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cái, điều phát hiện có ý nghĩa khoa học. Những phát kiến địa lí của thế kỉ XV – XVI.
- “ Phát minh”: đg. ( hoặc d ). Tìm ra cái có cống hiến lớn cho khoa học và loài người. Sự phát minh ra lửa thời Tiền sử, Những phát minh, sáng chế khoa học.
( Từ điển Tiếng Việt- 2001) 
- “ Phát kiến địa lí ”: là quá trình đi tìm những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới của người châu Âu . 
 - Vì sao ? 
+ Hai nước này có vị trí địa lí thuận lợi ( có bờ biển, bến cảng ... )
+ Nền kinh tế hàng hóa của hai nước này khá phát triển, nhất là các thành thị ven biển, mới có điều kiện đầu tư tiền cho các chuyến đi
+ Đều có hạm đội thuyền vào loại mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ, với nhiều thủy thủ gan dạ, có tầng lớp quí tộc thượng võ hiếu chiến.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn học: Lịch sử - lớp 10
Bài 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI ( tiết 2 )
I. Mục tiêu 
Học xong tiết học này, học sinh đạt được 
Kiến thức 
- Hiểu được những nét chính về hoàn cảnh ra đời của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- Nắm được những thành tựu chính của Văn hóa Phục hưng.
- Thấy rõ Văn hóa Phục hưng có giá trị nhân văn sâu sắc, tính phản phong mạnh mẽ, song chưa triệt để.
Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng phân tích, phê phán, thấy rõ sự lạc hậu của giai cấp 
phong kiến và Giáo hội, hiểu được nguyên nhân của phong trào Văn hóa Phục hưng.
3. Thái độ 
- Giúp học sinh thấy rõ được những giá trị văn hóa của loài người trong thời kì Phục hưng, từ đó có ý thức trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa đó.
4. Định hướng năng lực hình thành
4.1 Năng lực chung: 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
4.2 Năng lực bộ môn: 
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
- So sánh, phân tích, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử .
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
	1. Chuẩn bị của thầy:
- Máy chiếu, máy tính xách tay.
- Phiếu học tập; Tư liệu lịch sử
- Bảng phụ hoặc giấy A0, A4, bút dạ.
2. Chuẩn bị của trò :
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 10, vở ghi, bút viết, thước 
- Giấy A4, A0, bút dạ
III. Các hoạt động dạy – học	
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Tổ chức dạy học
 3.1 Khởi động : Cho học sinh xem một đoạn video về các gương mặt tiêu biểu phong trào Văn hóa Phục hưng.
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức 
Nội dung
Hoạt động của
 giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
Năng lực hình thành
3. Phong trào Văn hoá Phục hưng 
- Hoàn cảnh 
- Thành tựu 
- Tính chất 
( Nội dung )
- Ý nghĩa 
4. Cải cách tôn giáo và Chiến tranh nông dân 
a) Cải cách tôn giáo 
( Đọc thêm ) 
- Nguyên nhân - Nội dung
- Tác động
b) Chiến tranh nông dân Đức 
( Đọc thêm )
- Tình hình nước Đức trước chiến tranh
- Kết quả
- Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.
GIỚI THIỆU BÀI
Trong giai đoạn phát triển ban đầu, giai cấp tư sản đã kế thừa những tinh hoa văn hóa của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại, xây dựng cho mình một nền văn hóa mới tự do - Văn hóa Phục hưng. Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng ? Những thành tựu chính, ý nghĩa của phong trào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực hợp tác. 
- Năng lực sử dụng CNTT
- Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử 
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau
- So sánh, phân tích, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử .
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
HỌC BÀI
Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức giờ học.
Giai đoạn 1:
 “Nhóm chuyên sâu”
Chia lớp thành
 3 nhóm
Nhóm 1: Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nào ? 
Nhóm 2: Nêu những thành tựu chính của phong trào Văn hoá Phục hưng ? 
 Nhóm 3: Nêu nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng ? 
Giai đoạn 2:
 “Nhóm mảnh ghép”
Nhóm 1: 
- Những nét chính về phong trào Văn hoá Phục hưng ? 
- Lập sơ đồ tư duy về phong trào Văn hoá Phục hưng.
Nhóm 2: Lập bảng so sánh những điểm tích cực và hạn chế của văn hóa Hi Lạp và Rô-ma với phong trào Văn hóa Phục Hưng. 
Lắng nghe để nắm chắc việc học theo kĩ thuật mảnh ghép
Giai đoạn 1: 
“ Nhóm chuyên sâu ”
- Lớp học được chia đều thành ba nhóm. 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Kết thúc giai đoạn 1, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được cho các bạn ở nhóm khác, trong giai đoạn tiếp theo. Có ghi kết quả vào vở.
- ( Phụ lục1)
Giai đoạn 2 
“ Nhóm mảnh ghép ” 
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”
- Sau đó, nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm 
“ mảnh ghép ”. 
- Nhóm thống nhất nội dung
( ghi ra giấy khổ A0, bảng phụ )
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm còn lại nhận xét theo kĩ thuât 321. 
- ( Phụ lục 2)
 Hoạt động thực hành Ghi nội dung cơ bản vào vở học tập cá nhân.
3.4 Hoạt động ứng dụng Giải thích khái niệm “ Văn hoá Phục hưng ”
3.5 Hoạt động bổ sung
- Giáo viên bổ sung, chốt ý. Nhắc học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Phụ lục 1 ( Dùng ở giai đoạn 1 “Nhóm chuyên sâu” )
NHÓM 1
( Thời gian thực hiện tối đa 5 phút )
1.Mục tiêu: học sinh tìm hiểu được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng. 
2.Nhiệm vụ: 
2.1 Đọc sách giáo khoa, đọc tư liệu đã chuẩn bị.
2.2 Ghi nội dung cơ bản vào vở học tập cá nhân.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được ( tùy theo sự chuẩn bị, nhận thức của từng học sinh )
* Hoàn cảnh 
+ Xã hội: Bước sang giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh tế, song lại chưa có địa vị xã hội tương ứng, họ mong muốn xoá bỏ trở ngại phong kiến.
+ Khoa học- kĩ thuật: cùng với việc con người bước đầu nhận thức được bản chất của thế giới ( với những phát minh khoa học, phát kiến địa lí ) giai cấp tư sản muốn xây dựng nền văn hóa của mình.
+ Trong tình hình đó, thế giới quan, hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, của Giáo hội Kitô vẫn giữ những quan điểm lỗi thời, và là trở ngại nặng nề cho sự phát triển của quan hệ sản xuất TBCN, sự phát triển của giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị về tư tưởng tất nhiên phải nổ ra.
NHÓM 2
( Thời gian thực hiện tối đa 5 phút )
1.Mục tiêu: Tìm hiểu những thành tựu chính của phong trào Văn hoá Phục hưng.
 2.Nhiệm vụ : 
2.1 Đọc sách giáo khoa, đọc tư liệu đã chuẩn bị.
2.2 Ghi nội dung cơ bản vào vở học tập cá nhân.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được ( tùy theo sự chuẩn bị, nhận thức của từng học sinh )
* Thành tựu 
- Văn học và nghệ thuật: là thành tích sáng chói nhất trong Văn hóa Phục hưng
+ Văn học: thành tựu nổi bật nhất là thơ, tiểu thuyết và kịch ( Đan-tê, Ra-bơ-le, Xécvantéc, Sếchxpia, Đê-các-tơ )
+ Nghệ thuật: gồm cả hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Tiêu biểu có Lêôna đơ Vanhxi, Mikenlănggiơ, Raphaen, Rembran  ). Những tác phầm nổi tiếng: Lagiôcông, Bữa tiệc cuối cùng; Bích họa trang trí trần nhà thờ Xíchxtin ở điện Vatican.
- Khoa học - kĩ thuật: 
+ Về khoa học, tiêu biểu có Côpécních, Brunô, Galiê ( phủ nhận thuyết Địa tâm, chứng minh thuyết Nhật tâm ). 
+ Về kĩ thuật với những phát minh như: thuật ấn loát, súng và hỏa pháo, địa bàn nam châm, vẽ những hải đồ chính xác 
NHÓM 3
( Thời gian thực hiện tối đa 5 phút )
1.Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng ? Giải thích khái niệm “ Văn hoá Phục hưng ”
 2.Nhiệm vụ : 
2.1 Đọc sách giáo khoa, đọc tư liệu đã chuẩn bị.
2.2 Ghi nội dung cơ bản vào vở học tập cá nhân.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được ( tùy theo sự chuẩn bị, nhận thức của từng học sinh )
* Nội dung:
- Văn hoá Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến. 
- Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.
- Coi trọng khoa học – kĩ thuật, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
* Ý nghĩa: 
- Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời.
- Cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển hơn.
* Khái niệm: Văn hoá Phục hưng là khôi phục lại tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô - ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
Phụ lục 2 ( Dùng ở giai đoạn 2 “ Nhóm mảnh ghép ” )
NHÓM 1
( Thời gian thực hiện tối đa 7 phút )
1.Mục tiêu : - Những nét chính về phong trào Văn hoá Phục hưng. 
 - Lập sơ đồ tư duy về phong trào Văn hoá Phục hưng. 
2.Nhiệm vụ : 
2.1 Là “ Mảnh ghép” của ba nhóm ở giai đoạn 1. Tiến hành trao đổi, thảo luận.
2.2 Lập được sơ đồ trên bảng phụ hoặc vào giấy A0.
Văn hoá Phục hưng
1a - Hoàn cảnh 
1b - Thành tựu 
1c - Nd, ý nghĩa
 + Xã hội: giai cấp tư sản mới ra đời
+ Khoa hoc - kĩ thuật: bước đầu nhận thức được bản chất của thế giới 
+ Chế độ phong kiến, Giáo hội Kitô vẫn giữ những quan điểm lỗi thời. Cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị về tư tưởng tất nhiên phải nổ ra.
+ Văn học: Đan-tê, Ra-bơ-le, Xécvantéc, Sếchxpia, Đê-các-tơ 
+ Nghệ thuật: tiêu biểu có Lêôna đơ Vanhxi, Mikenlănggiơ, Raphaen, Rembran  ).
+ Về khoa học có Côpécních, Brunô,Galiê 
+ Về kĩ thuật: có thuật ấn loát, địa bàn nam châm, vẽ những hải đồ chính xác
* Nội dung 
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội, tấn công vào trật tự xh phong kiến. 
- Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.
- Coi trọng KH-KT
* Ý nghĩa:
 - Đây là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản 
- Cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển hơn.
* Khái niệm: là khôi phục lại tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô - ma và ...
NHÓM 2
( Thời gian thực hiện tối đa 7 phút )
1.Mục tiêu : Lập được bảng so sánh những điểm tích cực và hạn chế của văn hóa Hi Lạp và Rô-ma với phong trào Văn hóa Phục Hưng. 
2.Nhiệm vụ : 
2.1 Là “Mảnh ghép” của ba nhóm ở giai đoạn 1
2.2 Tiến hành trao đổi, thảo luận. Lập được bảng so sánh vào giấy A0.
3. Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được ( tùy theo sự chuẩn bị, nhận thức của nhóm ) 
 So sánh
Hi Lạp và Rô-ma
Văn hóa Phục Hưng
Tích 
cực
(1a)
- Tồn tại và phát triển trên nền tảng của nền DC chủ nô, chế độ chiếm nô.
+ Tư tưởng triết học được hình thành trên nền tảng của thành tựu KHTN, ít bị chi phối bởi tôn giáo
+ Đã tạo nên nền nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực, được dùng làm tiêu chuẩn, mẫu mực.
+ Những hiểu biết về K.học đến thời Hi Lạp và Rô-ma mới trở thành khoa học.
- Mang tính chất tư sản tiến bộ: 
+ Chống giáo hội và phong kiến
+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân
+ Đề cao tinh thần dân tộc
Hạn 
chế 
(1b)
+ Những tư tưởng triết học duy vật còn mang nặng tính thô sơ, máy móc
+ Chế độ chiếm nô, dựa trên sức lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Nô lệ là lực lượng lao động chính, làm ra sản phẩm nuôi sống XH nhưng có địa vị thấp kém nhất trong xã hội. Họ chỉ được coi là “ công cụ biết nói ”, chủ có toàn quyền, kể cả quyền giết họ.
+ Chưa triệt để chống Giáo hội và phong kiến
+ Ủng hộ sự bóc lột để làm giầu. Họ đề cao những đức tính như: “ khôn ngoan”, 
“ nghị lực”, “ kiên nhẫn”, mà thực chất là gian ngoan, xảo quyệt.
Khi hai nhóm đã hoàn thành, nội dung được ghi ra giấy A0, giáo viên cho đại diện nhóm lên trình bày, thành viên các nhóm khác nghe, góp ý bổ sung theo kĩ thuật 321. Cuối cùng giáo viên bổ sung, chốt ý. 
2.4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học có áp dụng kĩ thuật mảnh ghép 
- Một nội dung hay chủ đề của bài học, phải bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung/ chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm. Cần lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau.
- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “ chuyên sâu” giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian qui định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm.
- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó, giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải đảm bảo tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”
- Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho một số thành viên: trưởng nhóm, thư kí ...
- Khi hoạt động nhóm, cần có sự hỗ trợ, phát triển kĩ năng tự học và tự quản của học sinh. Để đạt mục tiêu chung của bài thì sẽ có nhiều mục tiêu thành phần và từng học sinh phải hoàn thành mục tiêu thành phần. Trước khi có thể học theo nhóm, mỗi học sinh sẽ phải học cá nhân, hoàn thành mục tiêu thành phần, nếu có điều gì chưa hiểu thì nhờ nhóm hoặc giáo viên giúp đỡ. Cuối cùng học theo nhóm là để hoàn thiện các mục tiêu khác.
2.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
Những lớp
đã dạy
Lượt dạy 
trên lớp
Lượt giáo 
viên dự
Đánh giá định tính 
Giáo viên
Học sinh
10A2, 10A4, 10A5, 10A6
08
50
Đã áp dụng 
thành công Kĩ thuật mảnh ghép và Sơ đồ tư duy
-Tiếp cận được 
năng lực 
học sinh. 
-Học sinh tích cực học
 Đánh giá qua kết quả kiểm tra thường xuyên, định kì
Câu 1: Trình bày nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lí.
Câu 2: Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 3: Phân tích hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng. 
Câu 4: Trình bày nội dung và nêu ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng ? Giải thích khái niệm “ Văn hoá Phục hưng ”
Câu 5: Lập bảng so sánh những điểm tích cực và hạn chế của văn hóa Hi Lạp và Rô-ma với phong trào Văn hóa Phục Hưng. 
Bảng đối chiếu so sánh
Những lớp không áp dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duytrong dạy học
Đạt điểm
khá, giỏi
( %)
Những lớp có áp dụng kĩ thuật mảnh ghép và sơ đồ tư duy trong dạy học
Đạt điểm
khá, giỏi
( %)
10A1, 10A3, 10A7, 10A8
50%
10A2, 10A4,
10A5, 10A6
80%
 III . KẾT LUẬN
1. Phân tích kết quả nghiên cứu
	Như vậy, qua hai bảng kết quả thực nghiệm sư phạm ở trên, tôi rút ra một số kết luận như sau: 
Các đồng nghiệp, nhà quản lí, học sinh đều nhận thấy việc áp dụng Kĩ thuật mảnh ghép và Sơ đồ tư duy vào soạn giảng ở môn lịch sử là có hiệu quả. Kĩ thuật này đã tiếp cận, phát huy được năng lực học sinh. Kiến thức hình thành cho học sinh đạt được ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Kết quả kiểm tra, đánh giá: Những lớp dạy theo Kĩ thuật mảnh ghép và Sơ đồ tư duy có kết quả cao hơn những lớp dạy theo cách truyền thống.
Trong điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, thói quen học tập của học sinh, cách kiểm tra đánh giá  như hiện nay. Các nhà trường phổ thông, các giáo viên dạy môn lịch sử hoàn toàn có thể sử dụng Kĩ thuật mảnh ghép và Sơ đồ tư duy vào soạn giảng.
2. Ưu điểm của kĩ thuật mảnh ghép
	Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các hoạt động với các nhiệm vụ khác nhau và mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kĩ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân.
	Thông qua hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh kĩ năng, năng lực giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề..... 
Việc học của học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học, được giáo viên quan tâm, hỗ trợ. Học sinh tự tin hơn, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học, tất cả học sinh được tạo điều kiện để phát triển năng lực học tập, học sinh tự tin, mạnh dạn đề xuất ý kiến hoặc yêu cầu giáo viên giải đáp những thắc mắc khi không hiểu bài. 
3. Ưu điểm của lược đồ tư duy
- Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
- Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
- Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
- Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
4. Điều kiện thực hiện 
	Để hoạt động đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần hình thành ở học sinh thói quen học tập hợp tác và tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong học tập. Đồng thời, giáo viên cần theo dõi quá trình hoạt động của các nhóm, để đảm bảo tất cả mọi học sinh ở các nhóm, đều hiểu nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, ở giai đoạn 2, mọi thông tin ở các nhóm “chuyên sâu” đều phải được trình bày, cung cấp đầy đủ. Nếu một thành viên nào đó trình bày không rõ ràng, đầy đủ thì phần thông tin đó bị khiếm khuyết, điều đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ tiếp theo và chắc chắn không hiệu quả nếu giáo viên không can thiệp, hỗ trợ kịp thời.
 Cần nhanh chóng thay đổi cách đánh giá học sinh, theo hướng phát triển năng lực người học, ra đề theo hướng mở, nhìn nhận đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử theo hướng đa chiều, tránh phiến diện, một phía, áp đặt. 
5. Đề xuất
	Các cấp quản lí cần tăng thêm quyền chủ động cho giáo viên được lựa chọn nội dung, dung lượng kiến thức, cách thức tổ chức lớp học. Để giáo viên chủ động hơn trong áp dụng kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực. Các cấp quản lí, phải luôn giữ vai trò là người bạn đồng hành cùng giáo viên để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy. Cần tạo điều kiện và giúp đỡ giáo viên trở thành người biết quan tâm, suy ngẫm sau khi dạy, dự giờ. Biết xây dựng tập thể sư phạm thành cộng đồng học tập chuyên nghiệp. Có như vậy, mới tạo được niềm tin, sự an tâm, thân thiện và gần gũi với mọi người. Từ đó mới tập hợp được trí tuệ tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối với người dạy: sau khi đã nắm vững kĩ thuật dạy học tích cực, họ cần chủ động trong việc sắp xếp lại nội dung, cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng người học, trên cơ sở đó giáo viên có thể chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Như vậy, với người giáo viên, trước hết họ có quyền sở hữu việc dạy học của mình, sau đó người giáo viên hãy làm cho bài học trở nên đơn giản và dễ hiểu.
	Đối với đồng nghiệp, người dự giờ: người dự giờ đồng nghiệp chỉ đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng. Các ý kiến thảo luận, góp ý tập trung vào phân tích các hoạt động của học sinh: học sinh học như thế nào ( mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em ). Cùng suy nghĩ, tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả  và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu của bài học, tạo cơ hội học tập cho mọi học sinh, không có học sinh bị “bỏ quên” trong quá trình học tập.
Cách sắp xếp lớp học cũng cần linh hoạt hơn, số lượng học sinh trong một lớp không được quá đông, trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học  cũng cần được trang bị đầy đủ hơn đến từng lớp học  từ đó quan hệ giữa học sinh với học sinh trở nên thân thiện, không có sự phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém, học sinh có ý thức giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Muốn vậy, các em học sinh cũng cần có thời gian để làm quen với thay đổi này.
	Như vậy, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó có thay đổi phương pháp dạy học, giáo viên cũng không thể thay đổi ngay lập tức mà cần có thời gian để mọi người chấp nhận, có thời gian cho giáo viên thuần thục khi thực hiện mô hình này. Cùng với đổi mới SHCM dựa trên NCBH không phải để ép buộc giáo viên thay đổi hoàn toàn phong cách dạy học của họ và loại bỏ hoàn toàn cách dạy trước đây.
Cuối cùng, tất cả giáo viên và học sinh cần cùng nhau bắt đầu ngay trong mỗi bài học và ở mỗi môn học để thực hiện yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà. Nhà quản lý không nên đưa phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào trường học một cách hời hợt và càng không nên tiến hành đổi mới nhà trường theo mô hình này như một phong trào, sẽ không giúp cải thiện được chất lượng dạy học.

File đính kèm:

  • docSK Su dung phuong phap va ki thuat day hoc hien dai trong bai 11 Lich su lop 10_12351020.doc
Sáng Kiến Liên Quan