Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hệ thống, ôn tập khắc sâu kiến thức Hóa học trung học phổ thông

Để tồn tại, loài người phải thích nghi với tự nhiên, với thế giới bên ngoài, tìm cách thay đổi thế giới theo nhu cầu cuộc sống của mình, tất yếu, tất thảy mọi người trong xã hội phải hiểu biết về thế giới, có nhận thức chuẩn mực về đạo đức, về xã hội. Với con người Việt Nam không những phải có nhận thức đúng đắn về con đường, sự phát triển của đất nước mà còn phải có tư duy ngang tầm thời đại, có khả năng vươn xa hơn trong mêng mông tri thức nhân loại tiến bộ, đủ năng lực thực hành, làm chủ được sản phẩm của nền văn minh tri thức, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trí tuệ cao, đảm bảo là người chủ của đất nước.

Đứng trước yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, ngành giáo dục đang tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ trong đó đổi mới chương trình và sách giáo khoa, được tiến hành song song với đổi mới phương pháp dạy học đồng thời đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh giá các môn Lý-Hoá-Sinh-Anh theo hướng trắc nghiệm khách quan (Đặc biệt trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh cao đẳng, đại học ).

Trong quá trình nhận thức tri thức khoa học của học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Chiềng Ve nói riêng, chịu ảnh hưởng trực tiếp ở khả năng tổ chức của giáo viên trong mỗi tiết ôn tập, luyện tập do đó mỗi giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ dạy học đều cần có những phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp nhằm mục đích: tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo kiến thức thông qua đó phát triển trí tuệ, xử lý nhanh các tình huống trong việc vận dụng kiến thức và nhân cách, đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới.

Từ đó mỗi giáo viên đều nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Tích cực hoá-hoạt động hoá” người học là rất cần thiết và cấp bách trong trường phổ thông.

Với mục đích dạy học không phải chỉ là truyền thụ kiến thức mà là biến đổi nhận thức của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo kiến thức thông qua đó mà phát triển trí tuệ và nhân cách, học sinh có thể chia xẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới. Qua bài học, học sinh học hỏi lẫn nhau không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Học sinh phải tích cực, tự lực tìm tòi trước nhiệm vụ học tập sáng tạo, học sinh giải quyết sau thời gian ngắn làm việc tích cực có hiệu quả, qua quá trình học tập học sinh có đủ khă năng làm bài theo yêu cầu mới của đề thi và tiếp tục học các bậc học tiếp theo.

 

doc58 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3686 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong hệ thống, ôn tập khắc sâu kiến thức Hóa học trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p án B)
2. KLPTTB của các muối clorua:
	.
Khối lượng muối clorua khan là 105,67´0,03 = 3,17 gam. (Đáp án C)
Phương pháp 6: Tăng giảm khối lượng
Nguyên tắc của phương pháp là xem khi chuyển từ chất A thành chất B (không nhất thiết trực tiếp, có thể bỏ qua nhiều giai đoạn trung gian) khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam thường tính theo 1 mol) và dựa vào khối lượng thay đổi ta dễ dàng tính được số mol chất đã tham gia phản ứng hoặc ngược lại. Ví dụ trong phản ứng:
MCO3 + 2HCl ¾® MCl2 + H2O + CO2­
Ta thấy rằng khi chuyển 1 mol MCO3 thành MCl2 thì khối lượng tăng
(M + 2´35,5) - (M + 60) = 11 gam
và có 1 mol CO2 bay ra. Như vậy khi biết lượng muối tăng, ta có thể tính lượng CO2 bay ra.
Trong phản ứng este hóa:
CH3-COOH + R¢-OH ¾® CH3-COOR¢ + H2O
thì từ 1 mol R-OH chuyển thành 1 mol este khối lượng tăng
(R¢ + 59) - (R¢ + 17) = 42 gam.
Như vậy nếu biết khối lượng của rượu và khối lượng của este ta dễ dàng tính được số mol rượu hoặc ngược lại.
Với bài tập cho kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi dung dịch muối dưới dạng tự do:
- Khối lượng kim loại tăng bằng
	mB (bám) - mA (tan).
- Khối lượng kim loại giảm bằng
	mA (tan) - mB (bám).
Sau đây là các ví dụ điển hình:
VD: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B.
Tính % khối lượng các chất trong A.
	A. = 50%, = 50%.
	B. = 50,38%, = 49,62%.
	C. = 49,62%, = 50,38%. 
	D. Không xác định được.
Hướng dẫn giải
Trong dung dịch:
	Na2CO3 ¾® 2Na+ + CO32-
	(NH4)2CO3 ¾® 2NH4+ + CO32-
	BaCl2 ¾® Ba2+ + 2Cl-
	CaCl2 ¾® Ca2+ + 2Cl-
Các phản ứng:
	Ba2+ + CO32- ¾® BaCO3¯	(1)
	Ca2+ + CO32- ¾® CaCO3¯	(2)
Theo (1) và (2) cứ 1 mol BaCl2, hoặc CaCl2 biến thành BaCO3 hoặc CaCO3 thì khối lượng muối giảm (71 - 60) = 11 gam. Do đó tổng số mol hai muối BaCO3 và CaCO3 bằng:
	 = 0,3 mol
mà tổng số mol CO32- = 0,1 + 0,25 = 0,35, điều đó chứng tỏ dư CO32-.
Gọi x, y là số mol BaCO3 và CaCO3 trong A ta có:
	 	Þ x = 0,1 mol ; y = 0,2 mol.
Thành phần của A:	 = 49,62%;	 = 100 - 49,6 = 50,38%. (Đáp án C)
Phương pháp 7: Sơ đồ đường chéo
Bài toán trộn lẫn các chất với nhau là một dạng bài tập hay gặp trong chương trình hóa học phổ thông cũng như trong các đề thi kiểm tra và đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Ta có thể giải bài tập dạng này theo nhiều cách khác nhau, song việc giải loại dạng bài tập này theo phương pháp sơ đồ đường chéo theo tác giả là tốt nhất.
Nguyên tắc: Trộn lẫn hai dung dịch:
Dung dịch 1: có khối lượng m1, thể tích V1, nồng độ C1 (nồng độ phần trăm hoặc nồng độ mol), khối lượng riêng d1.
Dung dịch 2: có khối lượng m2, thể tích V2, nồng độ C2 (C2 > C1 ), khối lượng riêng d2.
Dung dịch thu được: có khối lượng m = m1 + m2, thể tích V = V1 + V2, nồng độ C (C1 < C < C2) và khối lượng riêng d.
Sơ đồ đường chéo và công thức tương ứng với mỗi trường hợp là:
a. Đối với nồng độ % về khối lượng:
	 ®	(1)
b. Đối với nồng độ mol/lít:
	 ®	(2)
c. Đối với khối lượng riêng:
	 ®	(3)
Khi sử dụng sơ đồ đường chéo cần chú ý:
	- Chất rắn coi như dung dịch có C = 100%
	- Dung môi coi như dung dịch có C = 0%
	- Khối lượng riêng của H2O là d = 1g/ml.
Sau đây là một số ví dụ sử dụng phương pháp sơ đồ đường chéo trong tính toán các bài tập.
VD: Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 45% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ m1/m2 là:
A. 1:2.	B. 1:3.	C. 2:1.	D. 3:1.
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức (1):
	. (Đáp án C)
IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng trên đối tượng học sinh trường THPT Chiềng Ve, đã góp phần nâng cao hơn ý thức học tập, thái độ tích cực, hợp tác trong học tập trên lớp và chuẩn bị bài ở nhà. 
So sánh kết quả thu được trên các đối tượng học sinh trong cùng đơn vị trường học, cùng đặc điểm vùng, đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đối tượng được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong các bài luyện tập, ôn tập kiểm tra theo nội dung sáng kiến kinh nghiệm có kết quả vượt trội so với đối tượng thực hiện theo cách truyền thống cũ.
Chất lượng chung học sinh các lớp thực nghiệm cụ thể các tiết nghiên cứu: 
Năm học
Đối tượng nghiên cứu
Đối chứng
% giỏi
% khá
% TB
% giỏi
% khá
% TB
% yếu
% kém
2006-2007
18.1
30.17
51.73
-
13.89
56.94
22.23
6.94
2007-2008
14.67
39.93
54.4
-
16.67
55.56
22.21
5.56
2008-2009
14.88
35.54
49.58
-
23.38
41.56
20.78
14.28
2009-2010
18.81
42.57
38.61
-
15.69
47.06
27.45
9.80
2010-2011
34.69
41.45
23.86
-
7.4
61.01
31.54
-
2011-2012
Chất lượng chuyên môn tăng đáng kể qua các năm học, điểm khá giỏi tăng vượt trội năm học 2010-2011 so với năm học 2009-2010 là 14.76% đối tượng nghiên cứu và trong năm học 2011-2012 
Đây là kết quả sau những nỗ lực của thầy và trò trong quá trình hợp tác thực hiện nhiệm vụ dạy-học đáp ứng mục tiêu giáo dục năm học và những năm tiếp theo.
Qua bảng thống kê kết quả kiểm tra sau các tiết ôn tập, luyện tập xác định tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm, tương đối phù hợp với đối tượng học sinh phổ thông tại trường. Phương pháp trình bày trong nội dung SKKN không chỉ được áp dụng cho môn hóa học mà còn áp dụng có hiệu quả cho các môn tự nhiên trong chương trình phổ thông vận dụng linh hoạt cách tiếp cận kiến thức và phát triển năng lực tư duy của học sinh.
Đối với Mind Maps: Mặc dù là nội dung rất mới nhưng có hiệu quả vợt trội đối với HS tương đối có ý thức học tập, có khả năng tư duy độc lập; còn với đối tượng HS chưa chăm chỉ học tập thì hoàn toàn không có tác dụng.
Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm ở một số đối tượng học sinh Trường THPT Chiềng Ve tôi càng ý thức được vai trò của người tổ chức những hoạt động học tập của học sinh không chỉ qua các bài luyện tập mà trong các giờ lên lớp, người thầy không được tạo cho học sinh cách học gò ép, máy móc, áp đặt, thụ động trong quá trình học sinh lĩnh hội tri thức khoa học mà ứng dụng giải bài tập phát triển tư duy độc lập, hợp tác, tự chủ, sáng tạo, tạo cho học sinh tự tin với bản thân, yêu thích môn học, tôn trọng lẫn nhau. 
Tôi hy vọng trong thời gian tới “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” được ứng dụng có hiệu quả ở các bộ môn văn hoá, nâng cao chất lượng dạy học thêm một tầm cao mới, đáp ứng được mục tiêu dạy học trong thời kỳ “Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá” công cuộc đổi mới đất nước. 
Là người thầy tôi luôn mong muốn học trò không chỉ biết những điều thầy dạy, mà biết vận dụng tri thức khoa học trong cuộc sống, có đủ mọi khả năng về trí tuệ, đạo đức, lòng nhiệt tình và mong muốn cống hiến cho quê hương, đất nước Việt Nam.
Từ đó đề xuất thêm kinh nghiệm khi tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực không chỉ ở các bài ôn tập, luyện tập hoá học mà có thể áp dụng cho các môn tự nhiên trong chương trình THPT ở trường THPT Chiềng Ve.
Khi tiến hành cần thực hiện:
-Phải áp dụng triệt để các phương pháp mới ngay từ đầu năm học, có như vậy mới dần hình thành thói quen cho học sinh tính độc lập suy nghĩ , tự giải quyết vấn đề, hoặc tham gia hoạt động nhóm.
-Giáo viên thiết kế bài soạn một cách khoa học, tỉ mỉ có chất lượng song lại phải phù hợp với đối tượng học sinh. Luôn dự báo trước được tình huống và những lỗi học sinh hay mắc phải để xử lý một cách nhẹ nhàng, linh hoạt.
-Có ý thức chuẩn bị và sử dụng các phương tiện dạy học: Bảng phụ, Bảng nhóm, phiếu học tập, ứng dụng công nghệ thông tin-trình chiếu bố trí hợp lý slides có hiệu ứng phù hợp, không quá phức tạp hay lạm dụng hiệu ứng, khai thác và sử dụng internet phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp
-Tổ chức được giờ học có kỷ luật, sinh động, cả giáo viên và học sinh hoà nhịp được vào bài học, luôn động viên, khuyến khích các em một cách kịp thời.
-Cải tiến cách đánh giá chất lượng học sinh bằng nhiều hình thức như: Kiểm tra trắc nghiệm, trình bày lời nói, ý kiến tự đánh giá kết quả do chính từ phía học sinh và tăng cường kiểm tra đan xen trong tiến trình dạy học.
-Luôn tâm huyết với nghề nắm bắt được tâm lý lứa tuổi học sinh. Vào lớp luôn tạo không khí sôi nổi, thân mật, gần gũi, luôn tạo mọi cơ hội cho học sinh được nói lên chính kiến của mình.
Trong quá trình áp dụng SKKN một số vấn đề mong muốn được chia xẻ cùng đồng nghiệp:
1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng.
2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.
3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.
4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của học trò, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học các em cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.
6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những “chân lí” nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.
7. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên.
8. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.
9. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.
10. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.
11. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho học trò thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên các em khi khó khăn.
12. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho học trò đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.
13. Không cần che giấu cảm xúc của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.
14. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.
15. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.
16. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa vui và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.
17. Đừng dạy học sinh quá tự tin- sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.
18. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng. 
Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu, tiến hành từ tháng 9/2005 và tiếp tục thực hiện đến tháng 4/2012, trong phạm vi trường THPT Chiềng Ve sẽ không thể không có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường THPT đặc biệt với bộ môn hoá học trường THPT Chiềng Ve (Tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp, xin gửi theo địa chỉ: nguyenvanhungsl@yahoo.com).
Tôi xin chân thành cảm ơn Chi bộ, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, bộ môn hoá học và đồng nghiệp trường THPT Chiềng Ve và các bạn đồng nghiệp trường THPT Thảo Nguyên, trường THPT Mộc Lỵ, trường THPT An Bình và THPT Thanh Hà Hoà Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 
Mộc Châu, ngày 25 tháng 02 năm 2012
Người viết
Nguyễn Văn Hưng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng tài liệu:
1.Các phương pháp dạy học - Trần Bá Hoành. 
2.Các phương pháp dạy học tích cực của “Viện nghiên cứu sư phạm Trường Đại học sư phạm Hà Nội -Đặng Thị Oanh - Nguyễn Xuân Trường - Trần Trung Ninh.
2.1.Dạy học theo lý thuyết kiến tạo. 
2.2.Dạy học khám phá.
2.3.Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
2.4.Sử dụng bài tập hoá học theo hướng tích cực. 
2.5.Sử dụng một số phương pháp truyền thống theo hướng tích cực:
	-Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
	-Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
2.6.Phương pháp kiểm tra đánh giá.
3.Bộ sách phổ thông: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hoá học 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao.
4.Bài tập hoá học ở trường phổ thông - Nguyễn Xuân Trường.
5.Tuyển tập bài giảng hoá vô cơ, hữu cơ - Cao Cự Giác
6.Chuẩn kiến thức kỹ năng hóa học 10, 11, 12 -BGD
7.Hướng dẫn thực hiện chương trình giảm tải hóa học 10, 11, 12-BGD, SGD Sơn La
8.Website của các Sở giáo dục và đào tạo; Bộ giáo dục và đào tạo
PHỤ LỤC
Sơ đồ 1: Hệ thống trong giải bài toán hoá học 
Bài toán
 Người giải
Những điều kiện
Phương pháp
Những yêu cầu
Phương tiện
Sơ đồ 2
Quan sát (Nhận thức về kiến thức, tư duy)
Phân tích
(Tìm cách giải thích hợp lý hiện tượng quan sát ®­îc)
Nghi vấn
(Chưa xác định nội dung kiến thức)
Kiến thức được tìm ra
Tranh luận từ học sinh 
Định hướng của giáo viên, khuyến khích, động viên
Hứng thú trong học tập, mong muốn được tiếp tục thực hiện
Sơ đồ 3: Xây dựng bài toán hoá học theo hướng trắc nghiệm khách quan
Giả thiết
không cơ bản
Giả thiết 
cơ bản
Tính theo các 
phương trình 
phản ứng hoá học 
Kết quả 
thuộc dạng
không cơ bản
Kết quả thuộc
dạng cơ bản
Sơ đồ 4: Những bước xây dựng và giải quyết vấn đề có thể khái quát bằng sơ đồ
T¸i hiÖn kiÕn thøc cã liªn quan
TÝnh chÊt cña c¸c chÊt
Dự đoán hiện tượng phản ứng
Viết phản ứng, nêu bản chất
Tạo tình huống có vấn đề
Phát biểu và giải quyết tình huống
Lập mối liên hệ, kết luận theo bản chất
Sơ đồ 5: Mind Maps căn bản
Ai
Cái gì
Khi nào
Thế nào
Tại sao
Ở dâu
Tổng kết 6 khả năng tư duy bằng giản đồ ý
?!?!
Thông tin
Dữ kiệu
Sự kiện
Trung tính
Hoạch định
Sáng tạo
Lời giải
Lợi ích
Hiệu quả
Tích cực
Trực quan
Cảm giác
Tiêu cực
Phê phán
Vô lý
Điều chỉnh
Điều khiển
Ôn lại
Tổng kết
3
2
4
5
6
1
GIÁO ÁN CÓ SỬ DỤNG MIND MAPS
Ngày soạn
TIẾT 22: VẬT LIỆU POLIME (TIẾP)
Ngày dạy
Dạy lớp
Ngày dạy
Dạy lớp
25/10/2011
02/11
12A
01/11
12C
02/11
12B
02/11
12D
1.MỤC TIÊU
a.Về kiến thức 
Biết được Khái niệm, thành phần chính của cao su; sản xuất và ứng dụng của: tơ, cao su, lưu hóa cao su
b.Về kỹ năng
Viết các phương trình hoá học cụ thể điều chế một số tơ, cao su. Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
c.Về thái độ
Ý thức học tập, rèn luyện, khả năng hoạt động tập thể và độc lập
2.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a.Chuẩn bị của giáo viên
-Tài liệu: SGK, SGV, SBT/HH12-CB; Hoá hữu cơ/Nguyễn Trọng Thọ/NXBGD; Tuyển tập bài giảng hoá học hữu cơ/Cao Cự Giác/NXBĐHSP, bài tập về polime
b.Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước bài mới, chuẩn bị theo yêu cầu môn học.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài 	(5)
Hoạt động 1: Gọi 2 HS viết bảng:
1) Viết pư điều chế PE, PVC từ axetilen
2) Tính khối lượng PVC điều chế được từ 24 Kg C2H2 (hiệu suất 90%)
Nhận xét, tính điểm, nhắc lại đặc điểm cấu tạo polime. Định hướng HS tư duy theo nội dung bài–nêu mục tiêu tiết học
Trả lời được:
1) viết đúng pư
2) Khối lượng PVC: 62.5 Kg
b.Dạy nội dung bài mới.
II.TƠ
Hoạt động 2:	Tìm hiểu thành phần, tính chất, ứng dụng 1 số loại tơ tổng hợp thường gặp 	(15’)
	3.Một số loại tơ tổng hợp thường gặp 
Chiếu hình ảnh, đàm thoại→ HS phát biểu được nội dung tương ứng
+Mẫu tơ nilon, olon
+Liên kết trong phân tử→yêu cầu HS phát biểu tính chất hóa học
+Hình ảnh sản phẩm ứng dụng của tơ
Nhận xét, so sánh và kết luận chung về thành phần, cấu tạo, tính chất, ứng dụng của các loại tơ thường gặp
Phát biểu được theo trình tự:
+Tính chất vật lý
+Tính chất hóa học
+Những ứng dụng quan trọng
của tơ nilon-6,6; nitron
NILON-6,6
NITRON
Công thức cấu tạo
T/c vật lý
Dai mềm, óng mượt, ít thầm nước, kém bền nhiệt
Dai, bền nhiệt, cách nhiệt
T/c hóa học
Kém bền với axit, kiềm
Ứng dụng
dệt vải, bện cáp, dù
dệt vải, bện sợi len
Pư điều chế
từ hexanmetylendiamin và axit adipic
từ vinyl xianua
III.CAO SU
Hoạt động 5:	Hình thành khái niệm, phân loại cao su
	1.Khái niệm 	(5’)
Chiếu hình ảnh, đàm thoại→ HS phát biểu được nội dung tương ứng về cao su
Nêu được khái niệm
Phân biệt cao su với chất dẻo
	2.Phân loại	(15’)
Đàm thoại và thông qua hình ảnh nguồn gốc của cao su
Nhận xét, lấy các ví dụ cụ thể về sản phẩm cao su trong thực tế
Giảng giải quá trình lưu hóa cao su
Phát biểu phân loại theo nguồn gốc
-Cao su thiên nhiên
-Cao tổng hợp
CAO SU THIÊN NHIÊN
CAO SU TỔNG HỢP
Công thức cấu tạo
 buna-S
 buna-N
T/c vật lý
Đàn hồi, cách điện, nhiệt, không thấm khí, nước, tan trong dung môi hữu cơ
T/c hóa học
Tính chất không no (pư cộng, lưu hóa)
Ứng dụng
Làm săm, lốp, phao, chống giật...
c.Củng cố, luyện tập	(7’)
Hướng dẫn HS lập sơ đồ tư duy theo nội dung kiến thức trọng tâm về vật liệu polime (chất dẻo, tơ, cao su)
Thực hiện viết, lập hệ thống tư duy theo đơn vị kiến thức từ nhỏ đến lớn
Polime
Chất dẻo
Tơ
Cao su
PE
PVC
T.tinh hữu cơ
PPF
Thiên nhiên
Tổng hợp
Bán tổng hợp
Thiên nhiên
Tổng hợp
Buna-S
Buna-N
d.Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài	(3’)
–Thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : Chất dẻo, vật liệu compozit
–Viết các phương trình hoá học cụ thể điều chế một số chất dẻo.
–Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: tơ, cao su
Viết các phương trình hoá học cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su
Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
(Bài dạy có thanh tra Sở GD-ĐT Sơn La dự giờ-đánh giá)
KẾT QUẢ BỘ MÔN
NĂM HỌC 2005-2006 
NĂM HỌC 2006-2007
PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
PHƯƠNG PHÁP CŨ
NĂM HỌC 2007-2008
PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
PHƯƠNG PHÁP CŨ
NĂM HỌC 2008-2009
PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
PHƯƠNG PHÁP CŨ
NĂM HỌC 2009-2010
PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
PHƯƠNG PHÁP CŨ
NĂM HỌC 2010-2011
PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
PHƯƠNG PHÁP CŨ
KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA TNKQ VÀ TEST SAU KHI SỬ DỤNG MIND MAPS
NĂM HỌC 2011-2012
Bài kiểm tra lần 1
ÁP DỤNG SKKN
KHÔNG ÁP DỤNG SKKN
12C
12D
Cộng
12B
12B
Cộng
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Giỏi
8
21.1
7
20.6
19
17.9
 0
0
0 
0
0
0
Khá
6
15.8
7
20.6
41
38.7
2
5.88
0 
0
2
2.94
T.Bình
14
36.8
16
47.1
32
30.2
22
64.7
26
76.5
48
70.6
Yếu
10
26.3
4
11.8 
14
13.2
10
29.4
8
23.5
18
26.5
Bài kiểm tra lần 2
ÁP DỤNG SKKN
KHÔNG ÁP DỤNG SKKN
12C
12D
Cộng
12B
12A
Cộng
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Giỏi
8
21.1
2
5.88
11
10.4
 0
0
 0
0
0
0
Khá
3
7.89
4
11.8
14
13.2
6
17.6
3
8.82
9
13.2
T.Bình
17
44.7
16
47.1
59
55.7
24
70.6
19
55.9
43
63.2
Yếu
10
26.3
11
32.4
21
19.8
4
11.8
12
35.3
16
23.5
Bài kiểm tra lần 3
ÁP DỤNG SKKN
KHÔNG ÁP DỤNG SKKN
12C
12D
Cộng
12B
12A
Cộng
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Giỏi
14
40
3
9.09
19
17.9
0
0
0
0
0
0
Khá
5
14.3
2
6.06
10
9.43
0 
0
4
12.1
4
5.88
T.Bình
14
40
18
54.5
51
48.1
18
52.9
15
45.5
33
48.5
Yếu
2
5.71
10
30.3
12
11.3
16
47.1
14
42.4
30
44.1
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docdetai-Hung-TNKQ2.2012.doc
Sáng Kiến Liên Quan