Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần vô cơ môn Hóa học lớp 9

- Nghiên cứu và vận dụng ba phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần hóa học hữu cơ lớp 9:

+ Phương pháp dạy học theo hợp đồng dành cho các kiểu bài luyện tập.

+ Phương pháp Bàn tay nặn bột dành cho các kiểu bài lý thuyết, kiến thức mới được rút ra từ quan sát, thí nghiệm – tìm tòi, nghiên cứu.

+ Phương pháp dạy học theo góc dành cho các kiểu bài đa dạng về nội dung, hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.

+ Kết hợp ba phương pháp dạy học tích cực trên với phương pháp dạy học sử dụng bản đồ tư duy và một số phương pháp dạy học khác.

- Xây dựng một số giáo án cho từng tiết dạy theo từng phương pháp dạy học khác nhau

- So sánh kết quả đạt được từ việc áp dụng phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy học truyền thống. Từ đó nâng cao việc sử dụng các phương phương pháp dạy học đã ứng dụng có hiệu quả.

 

doc46 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 3680 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần vô cơ môn Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Củng cố kiến thức bằng bản đồ tư duy. 
Bài tập1: Hãy nhận biết 4 dd: NaOH, NaCl, HCl, Ca(OH)2 đựng trong 4 lọ mất nhãn bằng phương pháp hoá học.
- Hs hệ thống kiến thức qua đồ tư duy
- hs trả lời
 4. Daën doø hoïc sinh chuaån bò cho tieát hoïc tieáp theo(2/): 
* HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI TẬP:
Hoïc kyõ nội dung baøi học. 
Laøm caùc baøi taäp 1,3,4 trang 30 SGK 
*CHUẨN BỊ BÀI:
Chuaån bò baøi “ Tính chất hóa học của muối” 
Ôn lại kiến thức về: muối không tan, muối tan, muối axit, muối trung hòa.
V. RUÙT KINH NGHIEÄM , BOÅ SUNG: 
Bản đồ tư duy của bài dạy: 
2.3.2.3.2. Sử dụng phương pháp dạy học theo góc
a. Sơ lược phương pháp dạy học theo góc
* Dạy học theo góc là gì?
Dạy học theo góc là các học sinh của một lớp học được học tại các vị trí, khu vực khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong một môi trường học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đâỷ việc học tập. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.
* Quy trình thực hiện dạy học theo góc.
 	** Giai đoạn 1: chuẩn bị.
 	- Bước 1. Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả
+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp: không phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho HS học theo góc có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả hơn các phương pháp dạy học khác.
 	+ Thời gian học tập: giáo viên cần tính toán thời gian học sinh thực hiện nhiệm vụ và thời gian luân chuyển nhóm
+ Không gian lớp học và sỉ số học sinh: Không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện tích nhỏ hơn và có nhiều HS.
 	+ Đối tượng HS: khả năng tự định hướng, mức độ làm việc chủ động, tích cực của học sinh càng cao thì việc tổ chức học theo góc càng thuận tiện.
 	- Bước 2: Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc.
+ Đặt tên góc thể hiện đặc thù hoạt động của góc, ví dụ: góc quan sát (xem hình ảnh, băng hình, mô hình) , Góc trải nghiệm (làm thí nghiệm), Góc phân tích (đọc tài liệu), Góc áp dụng (làm bài tập)
+ Thiết kế nhiệm vụ của mỗi góc: Căn cứ vào nội dung, giáo viên cần xác định 3- 4 góc để HS thực hiện học theo góc tùy theo nội dung bài học. Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phảm cần có và tư liệu thiết bị cần cho họat động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau.
 	+ Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
+ Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động.
** Giai đoạn 2: Tổ chức cho học sinh học theo góc
- Bước 1: Bố trí không gian lớp học.
+ Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và 
phù hợp với không gian lớp học.
+ Đảm bảo đủ tài liệu phương tiện, đồ dung học tập cần thiết ở mỗi góc. 
+ Lưu ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc.
 	- Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập.
+ Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc.
 	+ Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
+ Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc.
+ GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi 
HS đã quen với phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự 
các góc theo sơ đồ sau:
 	- Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc.
+ HS làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động.
+ GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
+ Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
- Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). 
* Yêu cầu tổ chức dạy học theo góc.
 	- Nội dung phù hợp: Lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo 
phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau.
 	- Không gian lớp học: Phòng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc. 
Thiết bị dạy học và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị tư liệu để cho HS 
hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học.
 	- Năng lực GV: GV có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc.
 	- Năng lực HS: HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động độc lập và sáng tạo theo cá nhân và hợp tác.
- Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học và HS cần luân chuyển  qua cả 3 góc, HS được chia sẻ kết quả, được góp ý và hoàn thiện.
 	- Số lượng HS trong một lớp vừa phải, khoảng từ 20 – 35 HS thì mới 
thuận tiện cho việc di chuyển các góc.
- Với các bài dạy tiến hành làm thí nghiệm được thì tiến hành góc trải nghiệm nếu không thì cho học sinh quan sát các clip thí nghiệm thông qua góc quan sát. Qua quá trình tiến hành thực nghiệm một số tiết dạy theo góc, tôi thấy rằng thời lượng 45’ với chương trình phần hóa học vô cơ lớp 9 thì chỉ nên cho học sinh trải qua 3 góc thì mới đủ thời gian, vì thế tùy vào từng bài học cụ thể mà giáo viên lựa chọn số góc phù hợp 
- Phương pháp dạy học theo góc cần có sự phối hợp các phương pháp daỵ học khác như: Bản đồ tư duy, kỹ thuật khăn trải bàn
2.3.2.3.3. Sử dụng phương pháp Dạy học theo hợp đồng
a. Sơ lược phương pháp Dạy học theo hợp đồng 
* Phương pháp Dạy học theo hợp đồng là gì?
- Dạy học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó mỗi học sinh (mỗi nhóm nhỏ) làm việc theo một gói các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định (không nhất thiết chỉ thực hiện trong tiết học). Trong hợp đồng học sinh có quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
- Trong phương pháp dạy học theo hợp đồng giáo, viên là người thiết kế, xây dựng các nhiệm vụ/bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng theo năng lực, trình độ và nhịp học tập của cá nhân nhằm đạt mục tiêu dạy học. 
* Quy trình thực hiện dạy học theo hợp đồng
 	** Giai đoạn 1: chuẩn bị.
- Bước 1: Chọn nội dung và quy định về thời gian
+ Nội dung: Tùy theo môn học, dạng bài học , giáo viên xác định nội dung học tập sao cho việc dạy học theo hợp đồng có hiệu quả hơn so với sử dụng các phương pháo dạy học khác.
+ Thời gian: Tùy theo nội dung học tập. Những HS có nhịp độ chậm thì hoàn thành nhiệm vụ bắt buộc trên lớp trong giờ học, nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà. theo hợp đồng
- Bước 2: Thiết kế kế hoạch dạy học
Sau khi xác định nội dung và thời gian, giáo viên cần thiết kế kế hoạch dạy học để làm cơ sở tổ chức dạy học theo hợp đồng.
+ Xác định mục tiêu của bài/nội dung
+ Xác định phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp dạy học theo hợp đồng nhưng cần phải sử dụng phối hợp các phương pháp hoặc các kỹ thuât dạy học khác, như thế sẽ làm cho tiết học đa dang, phong phú hơn.
+ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Cần chuẩn bị các tài tài liệu, phiếu học tập, sách tham khảo, dụng cụĐặc biệt là giáo viên phải chuẩn bị bản hợp đồng. 
+ Thiết kế văn bản hợp đồng:. Căn cứ vào nội dung, thời gian và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn và thiết kế bản hợp đồng phù hợp, đủ chi tiết để học sinh có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập hoặc có sự hỗ trợ của giáo viên và học sinh khác. 
Hợp đồng học tập có nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn. Nhiệm vụ bắt buộc được xây dựng dựa trên chuẩn kiến thức – kỹ năng của môn học. Nhiệm vụ tự chọn mang tính cũng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thực tế. Ngoài nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, cần đa dạng các nhiệm vụ theo hướng xây dựng các nhiệm vụ: Đóng – Mở; Dựa trên các hoạt động học tập - dựa trên các hoạt động vui chơi; Độc lập – có hướng dẫn; Cá nhân – hợp tác.
** Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo hợp đồng
Bước 1: Giới thiệu bài học/ nội dung học tập và hợp đồng học tập
- Giới thiệu bài học/ nội dung học tập theo phương pháp hợp đồng.Giới thiệu và thống nhất các nguyên tắc học theo hợp đồng của cả lớp. Nêu sơ lược bản hợp đồng học tập, thời gian tối đa để thực hiện các nhiệm vụ bao gồm: phương tiện, tài liệu (tài liệu nguồn, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, đáp án) hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ
Bước 2: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và ký hợp đồng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trao cho học sinh hợp đồng chung đã có chữ kí của giáo viên
- Học sinh nghiên cứu nội dung của bản hợp đồng
- GV yêu cầu học sinh hỏi những vấn đề chưa rõ và giải thích
- Học sinh đặt câu hỏi về vấn đề còn chưa rõ
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ, chọn các nhiệm vụ tự chọn, có hỗ trợ hoặc không hỗ trợ
- Học sinh kí hợp đồng
Bước 3: Thực hiện hợp đồng
Nếu hợp đồng chỉ yêu cầu học sinh thực hiện trên lớp gồm các hoạt động sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện theo hợp đồng. Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập nhưng nếu cần có thể nhận trợ giúp của giáo viên và học sinh khác.
- Học sinh thực hiện theo hợp đồng theo nhịp độ, hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ cá nhân các em tiến hành hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ
- Học sinh có thể xin nhận trợ giúp của giáo viên và học sinh khác bằng tín hiệu.
- Giáo viên có thể đưa ra trợ giúp nên hay không. 
- Học sinh có thể xin làm việc theo cặp, nhóm nếu cần thiết
Bước 4: Thanh lí hợp đồng
Nếu hợp đồng chỉ yêu cầu học sinh thực hiện trên lớp gồm các hoạt động sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Thanh lí hợp đồng hoạt động cá nhân: 
Giáo viên yêu cầu học sinh dừng làm việc và tự đánh giá hoạt động cá nhân. Giáo viên cho các học sinh nhận xét lẫn nhau, sau đó đưa ra kết quả, đáp án của đã chuẩn bị sẵn để học sinh hoàn thiện kiến thức. 
- Học sinh dừng làm việc và tự đánh giá, nhận xét và hoàn thiện
- Thanh lí hợp đồng hoạt động nhóm: Giáo viên yêu cầu trao đổi bài chéo nhau giữa 2 nhóm để học sinh đánh giá chéo lẫn nhau và ghi vào hợp đồng bằng nét bút khác, hoặc giáo viên có thể đánh giá trực tiếp bằng cách yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm, các nhóm nhận xét lẫn nhau. Giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện kiến thức.
- Học sinh đánh giá bài của bạn, có thể chấm điểm hoặc chỉ đánh giá đúng, sai.Học sinh ghi rõ tên mình chấm vào bài của bạn
- Học sinh nhận xét, hoàn thiện kiến thức
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
- Học sinh lắng nghe, chỉnh sửa
Bước 5: Củng cố, đánh giá
Trong khi thanh lí (nghiệm thu) hợp đồng có thể thiết kế các hoạt động để học sinh có thể đánh giá lẫn nhau và học sinh tự đánh giá kết quả các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn. Giáo viên có thể đưa ra kết luận đánh giá hoàn thiện.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, cần thiết phải củng cố khắc sâu kiến thức hoặc kĩ năng cụ thể. Giáo viên có thể cho thêm 1-2 bài tập để học sinh thực hiện trong thời gian ngắn.
Mẫu dạy học hợp đồng:
HỢP ĐỒNG
Bài: Luyện tập chương 
Họ và tên::Lớp: 9/
Thời gian thực hiện hợp đồng : 27 phút
Nhiệm vụ
Nội dung
Yêu cầu
Hình thức hợp đồng
¸
√
C
D
Tự đánh giá
1
BT 1
¶
€ €
4/
J
K
L
2
BT 2
¶
€
4/
J
K
L
3
BT 3
¶
€
3/
J
K
L
4
BT 4
¶
€
3/
J
K
L
5
BT 5
¶
€
3/
J
K
L
6
BT 6
‹
”
5/
J
K
L
7
BT 7
‹
”
5/
J
K
L
 ¶ Nhiệm vụ bắt buộc 
¸ Thời gian tối đa 
‹ Nhiệm vụ tự chọn
√ Đã hoàn thành
€ Hoạt động cá nhân
C Tiến triển tốt
€ € Nhóm đôi
D Gặp khó khăn
” Hoạt động theo nhóm 
J Rất thoải mái
 Cần GV hướng dẫn
K Bình thường
L Không hài lòng
 BT thực hiện ở nhà
Tôi cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng
Học sinh 
(ký, ghi rõ họ và tên)
Giáo viên 
(Ký, ghi rõ họ và tên)
2.4. Kết quả thực hiện
Qua thời gian hai năm thử nghiệm và ứng dụng giải pháp mới: “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần vô cơ môn hoá học lớp” bản thân tôi nhận thấy rằng: Sử dụng ba phương pháp dạy học tích cực: phương pháp dạy học theo hợp đồng, phương pháp dạy học theo góc, phương pháp bàn tay nặn bột, trong dạy học phần hữu cơ môn hoá học lớp mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. 
Sáng kiến đã nghiên cứu và tạo ra giải pháp mới giải quyết được khó khăn của giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng kiểu bài dạy, phù hợp với thời gian tiết dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Việc áp dụng phương pháp mới tăng tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập, hình thành và phát huy tính tìm tòi, yêu thích khám phá khoa học của học sinh từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu học khoa học của các em sau này. 
Sáng kiến giúp nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học. Từ đó chủ động tiếp cận và ứng dụng các phương pháp dạy học mới.
Khả năng áp dụng và triển khai của giải pháp mới rất khả thi, thời gian áp dụng được thực hiện trong mỗi tiết dạy ở phần hóa vô cơ lớp 9
	Ba phương pháp dạy học được nghiên cứu này dễ áp dụng, có thể áp dụng để khai thác kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, luyện tập, kiểm tracó thể thay thế phương pháp giảng dạy truyền thống. Mặt khác, ba phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác nhau tạo nên tính phong phú cho tiết dạy
Qua kết quả áp dụng ba phương pháp dạy học tích cực trên, bản thân tôi đã xây dựng các tiết dạy mẫu và các giáo án mẫu làm tư liệu và tiền để để ứng dụng rộng rãi hơn ở các tiết dạy khác.
Phương pháp này dễ áp dụng, có tính khoa học, chất lượng và hiệu quả sử dụng rất cao, phạm vi áp dụng rộng rãi cho các bài học, các môn học khác nhau, có thể thay thế phương pháp giảng dạy truyền thống, có thể được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy và trong học tập bộ môn hóa học ở chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông và các môn học khoa học tự nhiên hoặc xã hội khác.
Nhờ sử dụng hiệu quả giải pháp mới đã tác động tích cực đến quá trình giáo dục, cụ thể chất lượng dạy học môn hóa học đã được nâng cao rõ rệt.
Kết quả tỉ lệ học sinh theo các mức học lực theo từng đơn vị kiến thức được trình bày ở bảng 3 và biểu đồ 1. 
Bảng 2.3. Tỉ lệ học sinh ở các mức phân loại học lực theo từng nội dung kiến thức theo phương pháp mới.
Nhóm đối chứng (X1)
Tỉ lệ %
Nhóm thực nghiệm (X2) Tỉ lệ %
X2 – X1 Tỉ lệ %
Giỏi
12,2
20,8
8,6
Khá
21,5
30,5
9,0
Trung bình
58,1
46,6
- 11,5
Yếu
8,2
2,1
- 6,1
	Biểu đồ 1: So sánh tỉ lệ học sinh ở các mức học lực theo phương pháp cũ và phương pháp mới
Qua kết quả số liệu bảng 2 và biểu đồ 1 cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt mức khá giỏi tăng cao và tỉ lệ học sinh đạt mức yếu kém giảm dần so với phương pháp cũ. Theo dõi kết quả học tập của học sinh năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017, tôi thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ, các em vừa khắc sâu kiến thức vừa củng cố và phát huy các kỹ năng như: làm việc độc lập, kỹ năng hợp tác theo nhóm, kỹ năng quan sát, thí nghiệm, đề xuất nghiên cứu, tính toán, giải thích, hệ thống kiến thứcKhi áp dụng phương pháp dạy học mới, việc dạy học của giáo viên cũng khoa học hơn, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh để các em tự tìm tòi, tìm ra tri thức, học sinh luôn đóng vai trò trung tâm. Từ đó làm cho tiết học sôi nổi, sinh động và chất lượng dạy học được nâng cao. Theo tôi, kết quả này có được nhờ giáo viên đã vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Giải pháp mới của đề tài đã cải thiện rõ rệt đến tư duy dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm cho quá trình dạy học mang tính khoa học, sáng tạo hơn, tiết dạy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, học sinh thích thú hơn khi học tập. Từ đó gúp các em yêu thích, tự giác, tích cực trong học tập.
Như vậy, thực nghiệm đã cho thấy, việc áp dụng ba phương pháp dạy học tích cực : phương pháp dạy học theo hợp đồng, phương pháp dạy học theo góc, phương pháp bàn tay nặn bột vào giảng dạy phần hoá vô cơ lớp 9 mang lại hiệu quả cao hơn so với giải pháp hiện có, có tác động tích cực, cải thiện điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh. Giải pháp này có tác động lớn đến quá trình giáo dục, làm cho chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
Đề tài đã được thử nghiệm và áp dụng có hiệu quả tại nhà trường vào năm học 2016 – 2017. Qua một năm thử nghiệm và áp dụng, giải pháp mới của đề tài đã mang lại hiệu quả cao, chất lượng giảng dạy môn hóa học đã được nâng cao rõ rệt.
Sáng kiến đã nghiên cứu và taọ ra giải pháp mới giải quyết được khó khăn của giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng kiểu bài dạy, phù hợp với thời gian tiết dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Việc áp dụng phương pháp mới tăng tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập, hình thành và phát huy tính tìm tòi, yêu thích khám phá khoa học của học sinh từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu học khoa học của các em sau này. 
Sáng kiến giúp nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học. Từ đó chủ động tiếp cận và ứng dụng phương pháp dạy học mới.
Khả năng áp dụng và triển khai của giải pháp mới rất khả thi, thời gian áp dụng được thực hiện trong mỗi tiết dạy ở phần hóa vô cơ lớp 9. Sáng kiến đã áp dụng có hiệu quả tại trường THCS Cát Nhơn và có thể áp dụng có hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh và cả nước.
	Ba phương pháp được nghiên cứu áp dụng này dễ áp dụng, có thể áp dụng để khai thác kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, luyện tập, kiểm tracó thể thay thế phương pháp giảng dạy truyền thống. Mặt khác, ba phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác nhau tạo nên tính phong phú cho tiết dạy
Ba phương pháp này được nghiên cứu áp dụng này có thể được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy và trong học tập bộ môn hóa học ở chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông. Ba phương pháp này có thể được phát huy và áp dụng ở các tiết học, ở những bài học khác nhau trong chương trình bộ môn hóa học. Có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh.
3.2. Các đề xuất khuyến nghị
Phương pháp này rất dễ áp dụng, tuy nhiên để phát huy tối đa tiềm năng của giải pháp, giáo viên và học sinh cần phải: 
3.2.1. Về phía học sinh:
	+ Biết cách học tập theo phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp học theo góc, phương pháp học theo hợp đồng, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.
+ Phải tích cực, tự giác và có tinh thần cầu tiến trong học tập.
	+ Phải có tư duy logic, sáng tạo, biết hệ thống hóa và kết nối kiến thức.
	+ Phải có tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm.
+ Phải có kỹ năng thực hành thí nghiệm
3.2.2. Về phía giáo viên:
	+ Giáo viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác.
+ Linh hoạt phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù của môn học, phù hợp với từng nội dung kiến thức.
	+ Để áp dụng tốt 3 phương pháp giảng dạy tích cực có hiệu quả, giáo viên cần kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác như: tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đạt hiệu quả, phương pháp đàm thoại, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh là người hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức mới.
	+ Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là ứng dụng phần mềm iMind map để vẽ bản đồ tư duy.
3.2.3. Về phương tiện kỹ thuật, đồ dùng dạy học: 
Cần cung cấp đầy đủ dụng cụ, hóa chất, thiết bị để học sinh thực hành thí nghiệm, sắp xếp phòng học theo nhóm để học sinh dễ dàng thảo luận nhóm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Trọng (2005), Hóa học 9, NXB Giáo Dục
2. Trần Bá Hoành (2003), Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực. NXB Giáo dục, Hà Nội . 
3. Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2002), Áp dụng dạy học tích cực bộ môn hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
3. Nguyễn Xuân Trường (1999), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Tài liệu tập huấn: dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn hóa học cấp THCS.

File đính kèm:

  • docSKKN SU DUNG PHUONG PHAP DAY HOC TICH CUC DE GIANG DAY PHAN HOA VO CO LOP 9_12862448.doc
Sáng Kiến Liên Quan