Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Thực tế trong giảng dạy, đa số giáo viên đã cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp sử dùng đồ dùng trực quan, đàm thoại, . tuy nhiên phương pháp chủ đạo vẫn là phương pháp tường thuật miêu tả, thuyết trình, ít sử dụng phương pháp nêu vấn đề hoặc các tình huống có vấn đề. Cách dạy học mang tính thông báo kiến thức định sẵn, độc thoại đọc chép vẫn tồn tại. Ưu điểm của giải pháp này là thông báo được hết những sự kiện sách giáo khoa giới thiệu, học sinh chỉ cần ghi chép và học thuộc những gì mà giáo viên đã cung cấp. Nhược điểm của giáo viên là người có sứ mạng truyền thụ kiến thức cho học sinh, là trung tâm của giờ học, còn học sinh đóng vai trò thụ động, phải ghi nhiều, do đó học sinh chưa thực sự chủ động nghiên cứu kiến thức, chưa độc lập làm việc với sách giáo khoa, kiến thức cung cấp cho học sinh còn nặng nề gây tâm lý không thích học bộ môn này vì dài và trừu tượng. Do vậy việc đổi mới phương pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập một cách say mê, cũng như chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự định hướng của người thầy là hết sức cần thiết.

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chủ động giải quyết vấn đề trong tình huống có vấn đề
Cơ chế chủ yếu để đảm bảo cho con người có khả năng khám phá ra một đặc tính, một quan hệ một quy luật mới  của sự vật hiện tượng chính là sự hình thành những mối liên hệ giữa những điều chưa biết với những điều đã biết. Vì vậy, để giúp học sinh giải quyết tình huống có vấn đề, giáo viên có thể nêu những kiến thức (vấn đề) ít phức tạp để nâng dần năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh. Thực chất là giáo viên giúp tìm ra con đường đi đến nhận thức điều chưa biết dựa trên điều đã biết. Điều đáng lưu ý trong dạy học nêu vấn đề là giáo viên từ vai trò một người truyền đạt kiến thức có sẵn trở thành người hướng dẫn tổ chức, điều khiển, điều chỉnh con đường học sinh hoạt động tích cực để tìm đến tri thức mới bằng việc giải quyết tình huống có vấn đề. 
Dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh đặt ra một loạt yêu cầu đối với giáo viên không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kỹ năng sư phạm. Giáo viên có thể kết hợp đan xen nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy một cách khéo léo để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề. Sau khi đặt vấn đề nếu thấy học sinh gặp khó khăn, giáo viên phải biết cách chia nhỏ vấn đề tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận với nhau để bổ sung khẳng định kết quả nhận thức. Sau đó giáo viên là người đưa ra kết luận đúng nhất làm cơ sở cho học sinh tự hoàn thiện những điều các em vừa nhận thức.
Như vậy, quá trình tổ chức hướng dẫn điều khiển học sinh giải quyết tình huống có vấn đề, bên cạnh kỹ năng linh hoạt đưa ra cho học sinh những tình huống có vấn đề thu nhận các liên hệ ngược, giáo viên còn phải dựa vào đối tượng và biết cách xác định trình độ nhận thức của học sinh, từ đó đưa ra tình huống có vấn đề mà các em có thể giải quyết được. Qua thực tế giảng dạy trực tiếp tôi thấy dạy học nêu vấn đề thường được tiến hành dưới dạng: Nêu câu hỏi đặt vấn đề với câu hỏi “Vì sao”, hay “Tại sao”, bằng hai phương pháp cụ thể áp dụng dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh như sau: 
a. Phương pháp trao đổi, đàm thoại nêu vấn đề
Trước tiên giáo viên nêu vấn đề định hướng nhận thức cho học sinh kích thích sự chú ý của các em cần tìm tòi giải quyết nội dung bài học, học sinh có thể thông qua “tự làm việc” với sử liệu, sách giáo khoa và trao đổi nhóm với nhau, dựa trên cách tổ chức và gợi ý của thày, dưới sự chỉ đạo của thày, sau đó các em trình bày kết quả nhận thức của mình về vấn đề đó, cuối cùng giáo viên là người kết luận, giải thích làm sáng tỏ vấn đề qua đó đạt mục đích dạy học nêu vấn đề. Việc trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử được tiến hành dưới dạng sau:
+ Nêu vấn đề để tìm tòi, phát hiện kiến thức ở hoạt động tạo tình huống học tập
* Đối với giáo viên
Tổ chức hoạt động tạo tình huống học tập bằng hình ảnh, tư liệu, câu hỏi cho học sinh nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập. Đây là trường hợp nêu vấn đề lớn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vấn đề xuyên suốt một tiết học. Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm. Khi nêu vấn đề ra tức là giáo viên đang gieo vào học sinh sự tập trung suy nghĩ, đòi hỏi các em tự mình tìm tòi muốn đựơc khám phá. Tuy nhiên vấn đề cô giáo đưa ra không yêu cầu các em có thể trả lời ngay mà phải thông qua tìm hiểu một loạt các sự kiện trong tiết học các em mới có thể trình bày và hiểu sâu sắc được. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung cụ thể trong bài giáo viên sẽ sử dụng kết hợp với các phưong pháp khác có mối liên hệ chặt chẽ với dạy học nêu vấn đề như: Phương pháp thông tin tái hiện lịch sử (Tường thuật, miêu tả, giải thích, nêu đặc điểm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng các loại tài liệu), hoặc phương pháp nhận thức lịch sử (gồm các thao tác sư phạm như sử dụng sách giáo khoa, tài liệu trao đổi, phân tích khái quát rút ra kết luận bài học lịch sử) ... 
* Đối với học sinh
Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập muốn trả lời phải huy động kiến thức cơ bản của toàn bài. Chính vì vậy học sinh phải chuẩn bị bài và trả lời trước các câu hỏi cuối mục ở nhà, chú ý, tập trung cao độ theo dõi bài giảng, chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp.
- Khi dạy bài 1: “ Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên”( Sgk lịch sử 8 trang 3), giáo viên cho học sinh xem một đoạn clip về đất nước hà Lan sau đó hỏi: Em biết gì về tình hình Hà Lan thế kỉ XVI? Sau đó là các câu hỏi: Các em đã nghe đến cụm từ ‘‘cách mạng và cách mạng tư sản’’ vậy em hiểu thế nào là cách mạng? Đặc điểm của cách mạng tư sản là gì? cuộc cách mạng tư sản nào là cuộc cách tư sản đầu tiên? Qua quá trình nghiên cứu bài, các em chủ động nêu ý hiểu của mình: “Cách mạng là cuộc biến đổi xã hội- chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới, tiến bộ” và từ sự hướng dẫn của giáo viên bước đầu học sinh đã hiểu cách mạng là gì trên cơ sở đó kết hợp câu hỏi thứ hai, ba để giới thiệu bài mới. Từ cách đặt vấn đề này học sinh sẽ thấy bài học hấp dẫn và mong muốn được tìm hiểu để biết về cuộc cách mạng tư sản đầu tiên và đặc điểm của cách mạng tư sản.
- Khi dạy bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Học sinh quan sát những bức ảnh: Ảnh công nhân nữ đang quan sát chi tiết máy trong điều kiện không có dụng cụ bảo vệ mắt; Ảnh công nhân đang lao động trong nhà xưởng; Ảnh trẻ em đang đẩy xe trong hâm mỏ và trả lời các câu hỏi: Ba bức ảnh trên phản ánh điều gì? Em biết gì về điều kiện lao động, sinh hoạt của công nhân thế kỉ XIX? Tổ chức nào dứng ra bảo vệ quyền lợi của công nhân.Từ đó thấy được những vất vả của công nhân trong lao động và đó là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân.
- Khi dạy bài 5.“Công xã Pa ri 1871”(Sgk lịch sử 8 trang 35), giáo viên nêu câu hỏi đầu tiết học: Vì sao nói “Công xã Pa ri là một hình ảnh thu nhỏ của nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Câu hỏi vì sao sẽ kích thích trí tò mò của học sinh, từ đó lôi cuốn các em say mê, tìm hiểu bài học dưới sự hướng dẫn của cô giáo để rồi cuối bài các em trả lời được câu hỏi mà cô giáo nêu ra.
- Tương tự như vậy, giáo viên nêu vấn đề ở hoạt động khởi động đối với bài 13: “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)”(Sgk lịch sử 8 trang 70), giáo viên kích thích nhận thức, sự ham hiểu biết của học sinh bằng cách cho học sinh xem đoạn clip về chiến tranh thế gới, sau đó hỏi: Đoạn clip nói về sự kiên lịch sử nào? Em hiểu gì về sự kiện lịch sử đó? 
Như vậy, đối với một số bài học khi áp dụng phương pháp nêu vấn đề để tìm tòi phát hiện kiến thức mới ở đầu giờ học giáo viên đã góp phần giúp các em hình thành các phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, tinh thần vượt khó và những năng lực tự học để khám phá, tìm tòi kiến thức mới, năng lực sáng tạo gợi sự hứng thú, tự do suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
 + Nêu vấn đề để tìm tòi phát hiện kiến thức mới và phân tích kiến thức ở hoạt động hình thành kiến thức. 
Trong trường hợp này chúng ta sử câu hỏi nêu vấn đề về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng ta thường hỏi về nguyên nhân, điều kiện, bối cảnh hay hoàn cảnh lịch sử của sự kiện, hiện tượng lịch sử và thường áp dụng cho đối tượng học sinh yếu kém. Ví dụ:
- Khi dạy bài 3 mục I “Cách mạng công nghiệp”(Sgk lịch sử lớp 8 trang 18), giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi:Tại sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra ở Anh trước tiên? Vì sao nền kinh tế của Anh, nửa đầu thế kỷ XIX lại phát triển như vậy? Với những dạng câu hỏi nêu vấn đề này mức độ yêu cầu không cao lắm song vẫn đòi hỏi sự làm việc tích cực của học sinh với sách và sự tư duy tích cực của các em. Cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh trước tiên vì nước Anh sớm có đủ những tiền đề cho cách mạng công nghiệp như: Sớm làm cuộc cách mạng tư sản, tích luỹ được nguồn vốn lớn, nhân công đông đảo, cải tiến kỹ thuật. 
- Khi dạy bài 4 mục I “ Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX ”(Sgk lịch sử lớp 8 trang 28), giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao ngay từ lúc mới ra đời giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản? Giáo viên gợi mở để học sinh trình bày theo hướng sau: Ngay từ đầu giai cấp công nhân đã là đối tượng bóc lột của giai cấp tư sản, cường độ bóc lột ngày càng tăng lên, người công nhân phải lao động từ 12 giờ lên đến 14 giờ thậm chí 16 giờ nhưng họ chỉ nhận được đồng lương chết đói, bị cúp phạt cắt xén, bên cạnh đó họ còn bị đánh đập, bị sa thải bất cứ lúc nào, phụ nữ và trẻ em còn phải chấp nhận những đồng lương ít ỏi hơn trong khi đó điều kiện lao động vô cùng tồi tàn, họ không được coi trọng tính mạng trong quá trình lao động, Giai cấp công nhân đã ý thức được cần phải đấu tranh để đòi lại sự công bằng, họ thấy rõ bản chất của giai cấp tư sản, đó chính là nguyên nhân dẫn đến giai cấp công nhân ngay từ khi ra đời đã đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. 
Với những dạng câu hỏi nêu vấn đề ở mức độ gợi mở như trên, đòi hỏi sự làm việc và sự tư duy tích cực của các em, cuốn hút các em vào bài học và từ đó tiếp tục rèn luyện cho các em những phẩm chất và năng lực cần thiết như tự học, phân tích, giải quyết tình huống, sáng tạo trong việc giải quyết câu hỏi và trả lời các câu hỏi, có sự liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. 
+ Nêu vấn đề để củng cố nâng cao kiến thức ở hoạt động luyện tập. 
Trường hợp này vấn đề nêu ra đòi hỏi sự tư duy cao hơn của các em. Từ việc hiểu nắm được các sự kiện hiện tượng lịch sử, các em phải biết xâu chuỗi huy động kiến thức đã học với kiến thức vừa mới tiếp nhận có hệ thống rồi rút ra nhận xét đánh giá sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, có sự so sánh tìm thấy điểm giống hoặc nét độc đáo trong lịch sử, từ đó rút ra bản chất của sự kiện hiện tượng.Ví dụ:
- Khi dạy xong bài 2: “Cách mạng tư sản Pháp”( Sgk lịch sử 8 trang 10), giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm: Cách mạng tư sản ở các nước châu âu diễn ra dưới những hình thức nào? Tại sao các cuộc các mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều là cuộc cách mạng tư sản? Giáo viên gợi mở:Tuy giai cấp lãnh dạo cách mạng tư sản ở mỗi nước khác nhau nhưng đều có mục đích lật đổ chế độ phong kiến quét sạch mọi chướng ngại, cản trở kìm hãm cách mạng mở đưòng cho các nước chuyển mình sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên mức độ thành công ở mỗi nước có khác nhau.
- Khi dạy xong bài 6: “Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu Thế kỉ XX”( SGK lịch sử 8 trang 39), giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận: Tại sao gọi Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”, Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”, Đức là “Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến”, Mĩ là “xứ sở của các ông vua ô tô”? Đây là đặc điểm nổi bật của các đế quốc, khi nhìn vào người ta thấy những đặc điểm đó rõ nhất và nêu được bản chất của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
	Với các câu hỏi nêu vấn đề tổng hợp này giáo viên có thể cho các em thảo luận cặp, bàn hoặc nhóm. Từ nội dung các câu hỏi, từ phương pháp tổ chức giáo viên tiếp tục giúp các em học sinh rèn luyện các năng lực sáng tạo, quản lí, giao tiếp, hợp tác với các thành viên trong nhóm và năng lực sử dụng ngôn ngữ để nêu ý kiến trình bày vấn đề thảo luận. 
b. Phương pháp quan sát nêu vấn đề 
Đây cũng là một dạng nêu vấn đề thông qua phương pháp sử dụng đồ dùng trục quan. Phương pháp này yêu cầu tương đối cao đối với học sinh, các em tự mình tìm hiểu tranh ảnh, lược đồ thông qua kênh chữ ít ỏi để suy xét phán đoán bản chất của sự kiện ý nghĩa sâu xa của bức tranh hoặc ô chữ nào đó có liên quan đến bài học. Vấn đề này dành cho mọi đối tượng học sinh cho phép các em tự do tư duy, liên tưởng, tưởng tượng dưới sự điều khiển của người thày. Ví dụ:
- Khi dạy bài 2: “Cách mạng tư sản Pháp”(Sgk lịch sử 8 trang 10), giáo viên nêu vấn đề: Em hãy quan sát bức tranh hình 5 và cho biết tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng như thế nào? Giáo viên gợi mở để học sinh thấy ý nghĩa sâu xa của bức tranh, cuối cùng hướng cho các em rút ra ý nghĩa phản ánh của bức tranh: Hình ảnh ‘‘người nông dân Pháp cõng trên lưng đại diện của quý tộc và tăng lữ’’ phản ánh xã hội Pháp trước cách mạng có sự phân hoá đẳng cấp sâu sắc, đặc biệt người nông dân vô cùng lầm than bị nhiều đối tượng bóc lột nhũng nhiễu: tăng lữ, quý tộc và động vật như chim chuột. Bên canh đó hình ảnh chiếc cuốc mà người nông dân cầm trong bức tranh cũng phản ánh trình độ sản xuất nông nghiệp của nước Pháp rất thấp kém, lạc hậu do đó người trực tiếp chịu hậu quả của nền nông nghiệp lạc hậu chính là nông dân. Đây cũng là lý do khiến nông dân Pháp tích cực tham gia vào cuộc cách mạng và luôn đẩy cách mạng đi lên không ngừng, họ lực lượng đông đảo của cách mạng, là người rất trung thành với cách mạng
- Khi dạy bài 4: “Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”(Sgk lịch sử 8 trang 28), giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 24, kết hợp kênh chữ thảo luận câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về bức tranh “Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh”? Và vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Học sinh quan sát bức tranh thảo luận và nêu ý kiến của mình về bức tranh. Giáo viên định hướng đi đến kết luận: Trẻ em phải lao động cực nhọc trong các nhà máy, hầm mỏ với điều kiện lao động rất tồi tàn, công việc là quá sức đối với các em; Giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em vì trả công rẻ mạt. Quan sát và thảo luận học sinh sẽ hiểu được tình cảnh của những người công nhân Anh và gia đình họ, nguyên nhân vì sao công nhân đấu tranh, khơi gợi sự đồng cảm, thấy được giá trị tốt đẹp của cuộc sống hôm nay mà các em đang sống, đang được hưởng thụ, từ đó các em sẽ sống tốt hơn, trách nhiệm hơn với gia đình và xã hội. Như vậy, trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, giáo viên phải luôn biết đặt ra các vấn đề hoặc tình huống có vấn đề, từ đó học sinh thấy mình phải chủ động học tập và được kích thích học tập. Giáo viên có nhiệm vụ gợi mở giúp học sinh giải quyết các vấn đề vừa mang tính chất nhận thức kiến thức, vừa tư duy tìm hiểu sâu lịch sử từ đó rút ra ý nghĩa bản chất của vấn đề. Là được như vậy tức là giáo viên đã tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên. 
Trong sách giáo khoa, thường sau mỗi mục, mỗi bài có từ 1 đến 3 câu hỏi, những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề của bài học. Vấn đề đưa ra phải có sự chuẩn bị từ khi sọan giáo án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào. Rõ ràng việc sử dụng dạy học nêu vấn đề còn là một nghệ thuật. Những vấn đề đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là giúp học sinh yếu kém tích cực hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ bản cho các em qua đó các em có hứng thú học tập. Bên cạnh đó, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Mỗi khi quan sát vào loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung xem quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào? Từ đó các em mới suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những sự kiện, kiến thức lịch sử. Nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại và qua đó giáo viên đạt được mục đích rèn ruyện cho các em những phẩm chất năng lực cần thiết như năng lực thực hành với đồ dùng trực quan, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt điều mình suy nghĩ về các đồ dùng trực quan.
III. Hiệu quả dự kiến đạt được
Qua thực tế giảng dạy áp dụng “Phương pháp dạy học nêu vấn đề để theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ” tôi thấy hiệu quả chất lượng học tập lịch sử của học sinh được nâng lên rõ rệt về tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm giúp cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế (học tập và cuộc sống). Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của mỗi một giáo viên. Và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành động của mình trước khi giáo dục cho học sinh, cho nên phải nắm vững lý luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên. Phương pháp dạy học nêu vấn đề thực sự hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp dạy học truyền thống (Truyền thụ kiến thức theo một nội dung, chương trình được quy định sẵn mang tính cố định bắt buộc giáo viên và học sinh phải thực hiện trình tự bài học). Với phương pháp này giáo viên chuyển sang vai trò người tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm đến kiến thức, tích cực hoá trong việc nhận thức lịch sử. Như vậy, trong “dạy học nêu vấn đề” với những ưu điểm của mình, tôi thấy kinh nghiệm này có ý nghĩa, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng bộ môn nhất là việc phát triển năng lực nhận thức các vấn đề lịch sử ở học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức lịch sử. 
 Tiến hành dạy một tiết lịch sử có ứng dụng “Phương pháp dạy học nêu vấn đề để theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ” 
Bài 5: Công xã Pa ri 1871
- Địa điểm: tại lớp 8A trường THCS Ninh An– Huyện Hoa Lư- Ninh Bình .
- Kết thúc bài học giáo viên tiến hành kiểm tra sự nhận thức của học sinh tại lớp 8A và 8B. Trong đó, lớp 8B không ứng dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, lớp 8A là lớp giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Kết quả cụ thể như sau
Lớp (Sĩ số)
Loại giỏi
Loại khá
Loại T.bình
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ%
8B (34) (Đối chứng)
11
32,4
13
38,2
10
29,4
8A (35) (Thực nghiệm)
15
42,8
12
34,3
8
22,9
Nhận xét sau khi thực nghiệm
Bằng kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy, kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Vì vậy bản thân đã nhận thấy rằng dạy học nêu vấn đề rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng kinh nghiệm này, học sinh sẽ có cách lĩnh hội kiến thức mới mẻ và tiếp thu kiến thức lịch sử một cách sâu sắc hơn và đặc biệt sẽ yêu thích môn học này hơn. 
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 
	Phương pháp dạy học nêu vấn đề có thể áp dụng vào tất cả các bài dạy lịch sử từ khối 6 đến khối 9, tuỳ theo từng bài học có thể áp dụng ở nhiều tình huống và mức độ khác nhau. Với thời gian thực nghiệm chưa nhiều, bằng sự tâm đắc về phương pháp dạy học nêu vấn đề cũng như tính hiệu quả của nó, tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ này với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nơi tôi đang công tác.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá trình giảng dạy. Tôi biết rằng vốn trải nghiệm của tôi còn rất ít ỏi mà kho tàng tri thức của loài người thì vô tận, hơn nữa là giáo viên phải luôn làm mới mình trước học sinh không chỉ bằng tri thức mà còn bằng cả cách thức truyền đạt có sức thuyết phục hấp dẫn có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi thiết nghĩ bản thân tôi còn phải trau dồi kiến thức nghiệp vụ cũng như học hỏi đồng nghiệp nhiều hơn nữa để theo kịp yêu cầu chung của xã hội. Tôi rất mong được đón nhận ý kiên đóng góp của các bậc thày, đồng nghiệp và những người yêu nghề sư phạm để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Ninh An, ngày 12 tháng 3 năm 2018
Xác nhận của cơ quan đơn vị Tác giả sáng kiến

File đính kèm:

  • docSKKN Môn Lịch Sử. Trường THCS Ninh An.doc
Sáng Kiến Liên Quan