Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp

Mấy năm gần đây, trên Internet xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, kết nối thông tin khác. Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng khắp toàn cầu, điển hình là Facebook, Twitter, Youtube, Google, Yahoochat, Gmail. Riêng Facebook, chỉ sau mấy năm ra đời, mạng xã hội này đã có khoảng 2,3 tỷ người khắp thế giới sử dụng, hơn một nửa trong đó sử dụng hàng ngày. Vào năm 2005 mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất hiện nay – Youtube ra đời. Đến nay, Youtube có hơn 1 tỷ người dùng, tương đương 1/7 dân số thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, cả nước có số lượng mạng xã hội là 259. Người dùng Internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tương đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Khi ngồi trước máy, ngoài nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống, người dùng mạng xã hội còn sử dụng để kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin. Mạng xã hội được ví như quyền lực mềm, quyền lực thứ 5. Có rất nhiều minh chứng thể hiện rõ sức mạnh quyền lực trên thông qua các mạng xã hội như facebook, zalo, twiter. Nó bao trùm qua mọi lĩnh vực, từ giải trí, an sinh xã hội, văn hóa đến những câu chuyện phiếm vỉa hè mà người ta bàn ra tán vào mọi lúc mọi nơi, cũng dễ dàng tác động đến công chúng thông qua quyền lực mềm- mạng xã hội. Còn ở nước ta, những mặt tích cực của mạng xã hội cũng rất đáng kể ra với những ví dụ điển hình tác động sâu rộng đến dư luận. Hẳn ai cũng biết câu chuyện cảm động của BS. Nguyễn Ngọc Chung, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vị Xuyên (Hà Giang) cách đây ít lâu. Hình ảnh vị bác sĩ ra chợ kêu gọi quyên tiền ủng hộ để mổ cho một cặp song sinh đang nguy kịch tính mạng, chỉ trong vài phút đã làm lay động cộng đồng mạng khắp cả nước. Hàng trăm triệu đồng tiền mặt đã được gửi tới để điều trị cho các cháu. Nếu không có facebook thì không thể làm được điều này. Mới đây nhất như việc kêu gọi giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nền do mưa, lũ ở Hà Giang và Yên Bái, hay hành động mẹ bé Hải An đã hiến giác mạc của bé sau khi bé bị u não và qua đời Chỉ bằng những hình ảnh chân thực được truyền đi trên mạng xã hội đã làm lay động trái tim hàng triệu người trên mọi miền tổ quốc. Mạng xã hội đã trở thành cầu nối để chúng ta cùng nhau chia sẻ những nỗi đau và mất mát với những người đang phải trải qua những ngày sóng gió.

Trong tầng lớp học sinh, sinh viên, công chức, viên chức đã từng và đang học tập, công tác tại địa bàn Nghệ An, các công cụ như facebook, zalo, messenger được sử dụng phổ biến. Các nhóm bạn lớp ra trường lâu muốn kết nối lại cũng thông qua các công cụ này rất hữu ích, nhà trường muốn thông tin đến các thế hệ học sinh thì sử dụng mạng xã hội cũng rất hiệu quả. Trong những năm gần đây, việc sử dụng mạng xã hội vào điều hành công việc cũng đã được khai thác. Ở các nhà trường, mạng xã hội đã len lỏi vào tất cả các sinh hoạt, từ chuyên môn, điều hành công việc đến kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin cuộc sống, hình thành dần một nền văn hóa mạng. Đa số nhà trường đã quan tâm chú ý đến việc tuyên truyền tác động hai mặt của mạng xã hội đến cho học sinh, khuyến cáo học sinh cẩn trọng trong khi tham gia tương tác trên mạng nhưng để khai thác mặt tích cực của mạng xã hội vào phục vụ các hoạt động của nhà trường, từ đó góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa của ngôi trường đó thì không phải ngôi trường nào cũng chú ý hoặc có làm thì cũng là hoạt động riêng lẻ của các nhân hoặc của tổ chức nhưng thiếu tính đồng bộ, thống nhất theo lộ trình, quy trình chung trong toàn đơn vị.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nào làm việc cũng có hiệu quả nên hàng năm, Sở GD&ĐT Nghệ An luôn phải rà soát và đã rút giấy phép, chấm dứt hoạt động của một số công ty. Chính vì thực trạng đó nên chúng tôi đã chủ động xây dựng kênh thông tin mới, song song với thông tin của các nhà tư vấn để định hướng, giới thiệu cho học sinh. 
3.2. Cách thức sử dụng mạng xã hội vào tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Công cụ sử dụng là mạng xã hội với các hình thức như lập nhóm facebook, nhóm trên messenger liên kết với học sinh của nhà trường đang học tập, làm việc ở nước ngoài.
Bước 1: xây dựng danh sách học sinh
Nếu bắt đầu làm thì tìm kiếm thông tin học sinh đang học tập, làm việc ở nước ngoài thông qua GVCN hoặc người nhà, lấy địa chỉ facebook. Nếu điều này có thể làm mất thời gian thì có thể nhờ học sinh đang học ở trường tìm hiểu thêm thông tin cá nhân anh chị của mình rồi thông tin lại cho nhà trường. Còn một cách nữa cũng hiệu quả là vào ngay trang thông tin học sinh của trường ở nước ngoài đã lập nhóm để tương tác. Hiện tại, học sinh trường chúng tôi đã lập trang ở Hàn Quốc, Nhật Bản với tên Ptt Hàn Quốc và Ptt Nhật Bản để kết nối các thế hệ học sinh với nhau.
Bên cạnh học sinh cũ đã đi ra nước ngoài thì cuối mỗi năm học, trong quá trình làm công tác thi THPT Quốc gia, các em đều bày tỏ nguyện vọng sử dụng kết quả thi vào mục đích nào, có em dùng để xét tuyển ĐH, song phần lớn học sinh trường chúng tôi trong những năm gần đây, sau khi tốt nghiệp THPT là đi vào học nghề, đi xuất khẩu lao động hay du học. Cán bộ tuyển sinh sẽ lấy thông tin những học sinh có nguyện vọng lập nghiệp ở nước ngoài, một mặt tư vấn trực tiếp cho các em, đồng thời đưa số học sinh này vào các nhóm học sinh của trường ở nước các em mong muốn đến. 
Bước 2: tư vấn cho học sinh
	Thông thường thời gian các tháng 3,4,5 hàng năm, các công ty tư vấn du học, xuất khẩu lao động thường trực tiếp về các nhà trường lấy thông tin, nguyện vọng của học sinh, sau đó, họ có thể tổ chức một buổi tư vấn hoặc tư vấn riêng qua thông tin cá nhân của học sinh (số điện thoại học sinh, facebook, zalo). Nhà trường sẽ phối hợp với họ để tư vấn cho học sinh của mình để các em có quyết định phù hợp nhất. Chúng tôi tôn trọng các thông tin của nhà tư vấn song chúng tôi cũng chia sẻ với các em các kênh thông tin khác thông qua học sinh cũ của trường:
- Trực tiếp tư vấn khi các em có nhu cầu: thông tin cung cấp cho các em được lấy từ các nguồn chính thống (Bộ LĐ-TB-XH, Wedsite của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này), phân tích năng lực, điều kiện của các em trên cơ sở nguyện vọng để các em lựa chon con đường phù hợp, du học hay xuất khẩu lao động, đến nước nào?
- Đưa các em vào các nhóm học sinh cũ của trường đang ở nước các em cần đến. Các em có thể tương tác với các anh chị để biết thông tin thêm về trường mình có ý định đến học hay ngành nghề mình lựa chọn khi đến đó, nhất là các điều kiện học tập, sinh hoạt, việc làm, thu nhập Một thực tế là khi tư vấn, các công ty thường chỉ nói đến những điều kiện thuận lợi, những ưu thế khi các em lựa chọn công ty họ để du học hay xuất khẩu lao động nhưng khi đến đó, nhiều khó khăn đã làm cho các em bỡ ngỡ. Do vậy, qua các công cụ của mạng xã hội, các em liên hệ với anh chị khóa trước để có sự chủ động chuẩn bị, hình dung về con đường mình sẽ đi, những khó khăn phải đối mặt, đồng thời, qua tương tác với nhóm, các em có cơ hội nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia của những người đi trước. Điều này các em về chia sẻ với chúng tôi là đã làm cho các em bình tĩnh, tự tin hơn ở miền đất mới.
- Cho các em địa chỉ cá nhân các học sinh của trường đang ở nước ngoài để tự liên hệ thông qua giới thiệu của các thầy cô, chủ yếu là qua facebook, messenger. Học sinh đi ra bao giờ cũng có sự kết nối với thầy cô, nhất là GVCN thông qua kênh liên lạc cá nhân hoặc thông qua trang facebook của lớp. Hình thức này hiện tại hầu hết lớp nào, khóa nào cũng có. Giáo viên giới thiệu cho học sinh cũ những em cần tư vấn, hỗ trợ, sau đó, học sinh kết nối để có thông tin về ngành nghề, trường học mình quan tâm ở nước đó. Nếu các em đã có quyết định thì có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ ban đầu.
	Trong những năm qua, xu hướng học sinh đi du học hay xuất khẩu lao động sang khi tốt nghiệp THPT ngày càng nhiều. Đây là hướng đi mà tỉnh Nghệ An đang khuyến khích. Tuy nhiên, để các công ty tư vấn “độc quyền thông tin” là điều không nên, nhà trường cần có những thông tin bổ sung, kiểm chứng để hỗ trợ các em. Cần nhận thức đầy đủ là trách nhiệm của thầy cô không chỉ dừng lại ở kỳ thi THPT Quốc gia mà quan trọng không kém phần giảng dạy tri thức là định hướng cho các em lập nghiệp đúng đắn. Thành công hướng nghiệp cho các em cũng chính là thành công của công tác giáo dục và đây mới là kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo ở nhà trường phổ thông. 
4. Vận dụng thực tiễn và kết quả khảo nghiệm.
4.1. Mạng xã hội với xây dựng văn hóa nhà trường.
	Không thể nói mạng xã hội tạo dựng được văn hóa nhà trường mà nó chỉ là một giải pháp trong rất nhiều giải pháp mà các nhà trường thực hiện trong thời đại cách mạng 4.0 này. Các công cụ của mạng xã hội đã góp phần quan trọng trong việc giúp các cơ sở giáo dục, trước hết là tạo nên giá trị văn hóa của mình, tạo dựng bản sắc mỗi trường, góp phần hình thành nên các quy tắc, chuẩn mực, phong cách của ngôi trường đó, đồng thời quảng bá hình ảnh của nhà trường ra bên ngoài. Trong những năm gần đây, công tác truyền thông ngày càng được các các trường chú trọng, không phải để “đánh bóng tên tuổi” mà thực sự góp phần huy động các nguồn lực xã hội vào cùng thực hiện các mục tiêu giáo dục. 
Thực tế vận dụng ở trường chúng tôi: 
- Thứ nhất, lập trang facebook của nhà trường từ năm 2015 nhưng thực sự để phát huy các tác dụng tích cực của nó thì chỉ một vài năm gần đây mới được quan tâm đầy đủ. Trang tin trước đây chủ yếu là các hoạt động văn nghệ, thể thao, nội dung đơn điệu. Trang tin bây giờ phản ánh đầy đủ, toàn diện các hoạt động của nhà trường từ văn nghệ, thể thao đến các hoạt động dạy học, tôn vinh, thiện nguyện Nội dung đã sống động hơn, hấp dẫn hơn với cộng đồng khi truy cập.
- Thứ hai, lập các trang zalo: các tổ chức, tổ nhóm chuyên môn, các lớp đã có trang của riêng mình. Các trang đã hoạt động hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt.
	Về kết quả thực hiện, văn hóa là phạm trù không định lượng được nhưng chúng tôi thấy được các chuyển biến tích cực sau khi vận dụng các công cụ mạng xã hội vào hoạt động của trường:
+ Trang tin về thành tích của trường, giáo viên, học sinh: Khi đưa các thông tin này lên mạng, trước hết đó là kênh thông tin để giới thiệu cho cộng đồng về trường. Thành tích của tập thể nhà trường nếu không được quảng bá thì tác dụng lan tỏa sẽ rất hạn chế bởi chỉ có nội bộ trường biết. Do vậy, truyền thông có vai trò hết sức quan trọng ở lĩnh vực này. Một thành tích của trường, của thầy cô, của học sinh đưa lên, chúng tôi nhận thấy sự tương tác tích cực từ học sinh cũ, từ phụ huynh, từ trang chủ của trường, các chủ thể khác kêt nối đường link làm cho thông tin được quảng bá rộng rãi, giá trị của thành tích đạt được tăng lên nhiều lần. Học sinh thấy tự hào về mái trường mình đã và đang học, giáo viên thấy tự tin, hãnh diện và trách nhiệm hơn với nghề nghiệp của mình. Một tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng nhà trường ngày càng được củng cố bền chặt. 
+ Về xử lý thông tin điều hành công việc: một thông tin trước đây đến tới những người thực hiện và triển khai được cần 6-8 giờ, thậm chí có khi đến 12-16 giờ nay rút ngắn xuống 1-2 giờ. Thông tin được đăng tải trên zalo nhóm, ngay lập tức người có liên quan nhận được và có thể triển khai ngay, kể cả không có mặt tại cơ quan. Công việc được xử lý thông suốt, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất.
+ Trong sinh hoạt nhóm chuyên môn: tần suất thảo luận, tương tác trong các nhóm đã tăng lên đáng kể. Nhiều nội dung đã được trao đổi, thảo luận góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Giáo viên chủ động, tự tin bày tỏ quan điểm của mình. Theo quy định hiện hành, sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường là 1 buổi/2 tuần thì có lúc không đủ thời gian, nhất là xây dựng chuyên đề, làm dự án Tương tác trên không gian mạng đã giúp thầy cô khắc phục hạn chế này.
+ Các hoạt động tri ân, thiện nguyện: hoạt động này trước đây đã tổ chức thực hiện song chưa liên tục, đồng bộ và chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ nhà trường. Nay với các công cụ mạng xã hội, hoạt động tri ân, thiện nguyện đã lan tỏa ra cộng đồng, tập hợp, lôi kéo nhiều thế hệ học sinh nhà trường tham gia.
Một ví dụ minh họa gần đây nhất ( trang tin ngày 26/2/2020) về tình hình sức khỏe thầy giáo của nhà trường.
Ngay khi thông tin được đưa lên trên trang facebook chính thức của nhà trường, cùng với sự góp sức của cán bộ, giáo viên nhà trường thì các thế hệ học sinh đã chia sẻ, chung sức hỗ trợ gia đình thầy. Ngoài số tiền gần 60 triệu của thầy cô thì các em học sinh cũ cũng đã đóng góp được hơn 50 triệu đồng, thông qua tài khoản của ban quản trị trang Học sinh cũ Phan Thúc Trực và tài khoản cá nhân của thầy cô trong trường.
Không chỉ là số tiền ủng hộ, qua hành động trên, một lối sống vị tha, tương thân tương ái được vun đắp trong nhà trường, một lối sống trách nhiệm, nghĩa tình của bao thế hệ học sinh được kết nối với nhà trường. Dư luận cộng đồng mạng đánh giá cao những nghĩa cử đó. Chúng tôi nhận thấy các công cụ mạng xã hội đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của một nhà trường, hình ảnh nhà trường được quảng bá, lan tỏa với những dấu ấn tốt đẹp.
+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Nội dung hoạt động này ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều hình thức được tổ chức hấp dẫn hơn, lôi kéo nhiều học sinh tham gia. Không chỉ là dịp kỷ niệm các ngày lễ như 20/11, 26/3 mà sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao còn được tổ chức thường xuyên như vào tiết chào cờ đầu tuần, rồi những nhóm độc lập cũng có những sinh hoạt riêng. Khi đưa các thông tin này lên, cộng đồng mạng đã có nhiều tương tác tích cực, hình ảnh của nhà trường sống động hơn, thân thiện hơn. Tâm lý học sinh đến trường có nhiều hứng khởi, vui vẻ sau khi có những thay đổi trong cách thức tổ chức sinh hoạt văn nghệ, thể thao, giữa các lớp có sự thi đua thể hiện tài năng của mình trong hoạt động này.
+ Việc sử dụng trang facebook hay zalo của các nhóm lớp: Hình thức tổ chức này đối với học sinh đang học là để trao đổi thông tin học tập, bài vở, các hoạt động của lớp. Trong thời điểm tháng 2 năm 2019, học sinh nghỉ học do dịch Covid 19, các công cụ này đã tỏ ra rất hữu hiệu khi thầy cô tổ chức cho các em học trực tuyến bằng cách gửi bài cho học sinh, học sinh trả bài qua trang của lớp. Nề nếp học tập vẫn được duy trì trong những ngày nghỉ, tuy không thể thay thế cho giảng dạy trực tiếp trên lớp nhưng đã tạo dựng cho các em ý thức tự học, biết sử dụng mạng xã hội phục vụ cho mục đích học tập chứ không chỉ để giao lưu giải trí. Đối với học sinh cũ, đây là công cụ để kết nối thông tin bạn bè, chia sẻ tổ chức các cuộc hội ngộ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Theo dõi một số trang của học sinh cũ, chúng tôi thấy tương tác giữa các anh chị rất hữu ích, không chỉ thông tin hiện tại mà nhiều kỷ niệm thời học sinh, về thầy cô, mái trường cũng được chia sẻ nhiều và mang lại nhiều cảm xúc. Những năm gần đây, các cuộc họp lớp, hội khóa diễn ra ngày càng nhiều và công tác kết nối, tổ chức thường được tiến hành trên các công cụ mạng. Các anh chị về trường đã mang lại cho trường những ký ức tươi đẹp, những tình cảm nồng ấm. Nhà trường đón nhận với niềm tự hào về thành quả giáo dục của mình và là cơ hội để làm công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, truyền thống tri ân, tôn sư trọng đạo. 
4.2. Mạng xã hội với tư vấn hướng nghiệp du học và xuất khẩu lao động
	Tư vấn du học và xuất khẩu lao động là lĩnh vực đang nở rộ mấy năm gần đây. Trong tình hình thực tế hiện nay, đây là hướng đi đúng và ở Nghệ An lại đang được khuyến khích. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều vấn đề nhạy cảm, phức tạp bởi nó liên quan đến việc đưa người ra nước ngoài, chi phí cũng không nhỏ trong lúc thông tin các nhà tư vấn đưa ra chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ thực trạng nước ngoài, nhất là những khó khăn mà du học sinh, người lao động gặp phải. Do vậy, một nguồn thông tin khác để đối chiếu, kiểm chứng thông tin rất quan trọng, một mặt để giúp phụ huynh, học sinh có cái nhìn đầy đủ về sự lựa chọn của mình, đồng thời có thêm sự hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ của những người thân quen đi trước cũng rất hữu ích.
Học sinh du học hay xuất khẩu lao động ở đơn vị chúng tôi chủ yếu là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước châu Âu như Đức, Ba Lan Hiện tại, chúng tôi đã lập hai nhóm trên công cụ messenger là Hàn Quốc Ptt và Nhật Bản Ptt.
Cách thức như sau:
Tải công cụ về máy, tiến hành cài đặt.
Tạo lập nhóm: trước hết, đưa các tài khoản học sinh đã biết vào nhóm, giới 
thiệu cho các em về ý nghĩa của việc lập nhóm. Từ những thành viên ban đầu đó, đề nghị các em giới thiệu thêm, đưa các bạn cùng trường vào. Điều này khá dễ dàng bởi học sinh của trường ở các nước đó đã có địa chỉ của nhau và thường xuyên liên lạc. Và cứ thế, người này giới thiệu người kia, đưa vào nhóm, từ đó sẽ xây dựng được một cộng đồng học sinh của nhà trường tại quốc gia đó, dĩ nhiên, không thể là tất cả.
Đưa vào nhóm các học sinh hiện tại có nguyện vọng đến quốc gia đó học 
tập, làm việc. Người quản trị nhóm (thầy cô) giới thiệu học sinh đó và đề nghị các anh chị đi trước tư vấn, hỗ trợ nếu các em có nguyện vọng.
Ngoài việc cho các em tham gia vào nhóm, chúng tôi còn một kênh thông tin độc lập nữa để học sinh có thể liên hệ. Đó là cho các em địa chỉ mạng của anh chị đi trước đang ở quốc gia đó. Các em có thể liên hệ trực tiếp để tìm hiểu thông tin, nhờ tư vấn giúp đỡ nếu lựa chọn nước đó để lập nghiệp.
Tất nhiên, để biết số lượng, thông tin học sinh có nguyện vọng du học hay xuất khẩu lao động, nhà trường phải tiến hành khảo sát tại lớp.
Biểu mẫu khảo sát tại trường tôi:
TT
Họ và tên
Nguyện vọng
Nước có nguyện vọng đến
Địa chỉ (điện thoại, facebook)
Du học
XKLĐ
Nhật
Hàn
Đài
Nước khác
1
2
3
Sau khi có kết quả này, chúng tôi phân loại nguyện vọng học sinh, thông qua địa chỉ các em, chúng tôi tìm hiểu nguyện vọng để tư vấn. Chúng tôi hiểu, nhà trường không có chức năng đưa các em đi du học hay xuất khẩu lao động mà các em phải đi theo các công ty, tổ chức được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc các con đường hợp pháp khác nhưng chúng tôi định hướng, tư vấn cho các em để các em có lựa chọn đúng. Bên cạnh các giải pháp của các nhà tư vấn, chúng tôi cung cấp thêm các giải pháp trên để học sinh của mình có thông tin đầy đủ hơn về quốc gia mình mong muốn đến, về ngôi trường hay công việc mà các em lựa chọn, nhất là những khó khăn mà các em gặp phải nơi đất khách quê người, những sự giúp đỡ mà các em cần. Từ năm 2015 đến 2017, các công ty tư vấn hoạt động tương đối mạnh, học sinh có quyết định ngay từ năm học lớp 12, tốt nghiệp xong là các em đi học, đi làm ngay. Thông tin các em có chủ yếu là nhà tư vấn cung cấp. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, xu hướng du học hay xuất khẩu lao động vẫn là lựa chọn của nhiều phụ huynh, học sinh nhưng thông tin từ các công tư tư vấn không còn đóng vai trò quyết định nữa. Gia đình học sinh đã tham khảo nhiều thông tin, đặc biệt là thông tin từ các học sinh của nhà trường đã đi trước đó. Chúng tôi cung cấp địa chỉ và các em đã trực tiếp liên lạc để có tư vấn, sau đó mới lựa chọn. Do vậy, học sinh khi đến các nước thông báo về cho gia đình, thầy cô là các em tự tin hơn, không cảm thấy bất ngờ, nhất là những khó khăn trong học tập, môi trường làm việc bởi các em đã có thông tin đầy đủ, chính xác từ trước. 
Với những thông tin có được, chúng tôi tin các giải pháp hỗ trợ của mình cho các em bằng cách sử dụng các công cụ mạng xã hội đã thành công bước đầu. 
5. Một số kiến nghị, đề xuất:
	Từ thực tiễn hoạt động tại đơn vị, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau để các đơn vị bạn có thể áp dụng trong điều hành công việc cũng như xây dựng một môi trường văn hóa trong nhà trường một cách hiệu quả 
- Đối với nội dung xây dựng văn hóa nhà trường: 
+ Các nhà trường nên có một trang facebook riêng và do lãnh đạo trường quản lý. Mặc dù hiện nay mỗi trường đều có wedsite để đưa các thông tin của trường lên nhưng facebook có thế mạnh riêng của nó. Wedsite chỉ đưa thông tin nhưng tính năng tương tác với cộng đồng lại không thể bằng facebook, hơn nữa, lớp trẻ hiện nay chủ yếu tương tác với nhau thông qua facebook là chính. Các thông tin khi đưa lên yêu cầu phải là thông tin chính thống, phản ánh được đầy đủ, toàn diện các hoạt động của nhà trường. Người quản trị trang phải luôn có mặt ở những sự kiện của trường để cập nhật những thông tin cần đăng tải, phải biên tập các tin sao cho ngắn gọn nhưng đủ lượng thông tin, có hình ảnh đi kèm để làm phong phú thêm, phải biết được các thông tin tương tác, phản hồi, nhất là của học sinh để có sự điều chỉnh trong vận hành trang thông tin. Mỗi một thông tin đưa lên đều nhằm mục đích rõ ràng, hướng tới mục tiêu là xây dựng một hình ảnh nhà trường thân thiện, một địa chỉ giáo dục tin cậy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Một kinh nghiệm nhỏ là trang facebook nên đặt ở chế độ riêng tư, tức là chỉ có người quản trị đưa được thông tin lên, các đối tượng tương tác chỉ có thể xem, bình luận, chia sẻ nhưng không đưa tin lên dòng thời gian được, tránh những thông tin không mong muốn xuất hiện trên trang của trường.
+ Mỗi tổ chức, tổ nhóm chuyên môn, các lớp trong trường nên có trang zalo nội bộ. Nên thống nhất đây là trang thông tin nội bộ để điều hành công việc, chia sẻ thông tin. Đây là cách làm rất hiệu quả, đảm bảo mọi thông tin, công việc được xử lý nhanh chóng. 
- Đối với nội dung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh:
Cơ quan chủ quản các đơn vị giáo dục nên khuyến nghị các nhà trường có học sinh du học hay xuất khẩu lao động cần thiết lập được nhóm học sinh của mình ở nước ngoài thông qua các công cụ của mạng xã hội, có kênh thông tin độc lập với các công ty tư vấn. Nhà trường nên giao cho một cán bộ quản lý hoặc cán bộ tuyển sinh làm việc này. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà trường trong việc hỗ trợ, tư vấn hướng nghiệp cho các em mà cũng cần xem là một giải pháp để xây dựng hình ảnh nhà trường. 
C. KẾT LUẬN
Mạng xã hội đang ngày càng được khai thác rộng rãi trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, kể cả việc điều hành của một số cơ quan Nhà nước. Sức mạnh của mạng xã hội ai cũng hiểu, có khi nhanh hơn, hiệu quả hơn, sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nhiều các công cụ truyền thông khác. Do vậy, việc khai thác ưu thế của nó để tăng hiệu suất lao động, xây dựng hình ảnh của chủ thể sử dụng trong cộng đồng là một hướng đi đúng, nên làm trong thời đại cách mạng 4.0 này. 
Đối với các nhà trường, nhất là trường THPT, đối tượng sử dụng mạng là các thầy cô giáo và học sinh ở thế hệ Z nên đã có những hiểu biết nhất định những nguyên tắc cộng đồng của mạng xã hội. Với sự vận dụng các công cụ mạng, việc điều hành công việc rõ ràng là hiệu quả hơn nhiều, hình ảnh nhà trường được quảng bá rộng rãi, các giá trị văn hóa của nhà trường được cộng đồng biết đến nhiều hơn, tạo động lực cho nhà trường hoàn thành các mục tiêu giáo dục. Công cụ mạng phải được sử dụng như là một giải pháp “kép”, vừa xây dựng, quảng bá văn hóa nhà trường vừa định hướng thông tin cho học sinh. Hoạt động của một nhà trường rất phong phú, đa dạng, không chỉ là việc dạy và học mà còn nhiều nội dung khác như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội khác Do vậy, mỗi một nhà trường cần có nhiều giải pháp, nhiều cách thức để tổ chức thực hiện mà mạng xã hội là một lựa chọn hiệu quả.
Bản sáng kiến kinh nghiệm này được tổng hợp từ những việc làm rất cụ thể ở đơn vị chúng tôi và đã tạo nên những chuyển biến tích cực. Mặc dù có thể các đơn vị bạn cũng đã ứng dụng các công cụ mạng này trong công việc của mình cũng như hỗ trợ cho học sinh song chúng tôi nghĩ, chia sẻ thành công của mình cho bạn sẽ làm cho ý nghĩa của sự thành công tăng hơn gấp nhiều lần. Đó cũng là một trong những giá trị văn hóa của nhà trường chúng tôi đang xây dựng mà bản sáng kiến này đề cập đến. 

File đính kèm:

  • doc92_Noi_dung_6db6ce0d4f.doc
Sáng Kiến Liên Quan