Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương trình con

Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. Từ thực tiễn giảng dạy tại trường tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội.

Việc xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quan trọng, nhưng chuyển nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinh là một khoa học và nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Giáo viên cần lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy thích hợp nhất để học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học một cách sâu sắc và bền vững. Không một phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tuỳ vào nội dung bài giảng mà ta sử dụng phương pháp nào là hiệu quả hơn cả hoặc là sự kết hợp nhiều phương pháp.

Qua thời gian giảng dạy, nghiên cứu và tham dự các chuyên đề tôi đã được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học mới và những kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó kỹ thuật dạy học mảnh ghép được xếp vào một trong những kỹ thuật dạy học tích cực với tất cả các bộ môn nói chung và bộ môn Tin học nói riêng. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép là một kỹ thuật dạy học thể hiện quan điểm, chiến lược dạy học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước nhóm.

 

docx22 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương trình con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tham số: có 2 tham số đại diện chiều dài và chiều rộng); 
Khai báo biến C, S để nhận kết quả chu vi và diện tích 
Thân: Tính chu vi
Tính diện tích 
In chu vi và diện tích ra màn hình 
Phần thân của chương trình: 
- Nhập chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật: D, R
- Thực hiện lời gọi thủ tục in chu vi và diện tích kèm theo danh sách tham số thực tế là D và R. 
+ Chương trình: 
Program HCN; 
Uses Crt; 
Var D, R: Integer;
Procedure In_CV_Dtich (a, b : Integer) ;
Var C, S : Real ; 
Begin 	
C := (a + b) * 2 ; 
S := a * b ; 
Writeln (‘Chu vi HCN la: ’ , C) ; 
Writeln (‘Dien tich HCN la: ’, S) ; 
End; 	
BEGIN 
Write (‘Nhap chieu dai va chieu rong HCN vao: ’) ; 
Readln (D,R) ; 
In_CV_Dtich (D,R) ; 
Readln
END. 
→ Các biến toàn cục: D, R 
Các biến cục bộ: C, S 
Danh sách tham số hình thức: a, b 
Danh sách tham số thực sự: D, R 
2.3.2. Cách viết và sử dụng hàm 
* Cách viết thủ tục (Cú pháp khai báo): 
Được viết trong phần khai báo của chương trình, sau phần khai báo biến
FUNCTION TênHàm [(Danh sách tham số hình thức)] : ; 	
[Các định nghĩa, khai báo hằng, khai báo biến] 	{phần khai báo}
Begin 	
[] ; 	
TênHàm := ; 	{Bắt buộc có}
[] ; 
End; 
Trong đó: 
- : Là kiểu dữ liệu của giá trị trả về cho TênHàm (Có thể là Real, integer, bolean, char, ) 
- Phần thân của hàm bắt buộc phải có câu lệnh gán TenHam := ; 
- Kiểu dữ liệu của giá trị biểu thức phải trùng với kiểu khao báo cho TenHam. 
* Sử dụng hàm (Thực hiện hàm): Sau khi hàm đã được khai báo, muốn sử dụng hàm đó thì phải thực hiện lời gọi hàm trong thân chương trình. 
* Ví dụ: (Với ví dụ hoàn toàn giống phần thủ tục nhưng bây giờ yêu cầu sử dụng hàm) 
Viết chương trình tính và in ra màn hình chu vi, diện tích hình chữ nhật có chiều dài D, rộng R (D, R: nhập vào từ bàn phím). 
Yêu cầu: có sử dụng hàm tính chu vi và hàm tính diện tích hình chữ nhật. 
+ Ý tưởng: Vì có 2 giá trị trả về là chu vi và diện tích nên ta phải khai báo 2 hàm nhận 2 giá trị đó.
Phần khai báo của chương trình: gồm
- Khai báo tên chương trình 
- Khai báo thư viện (CRT nếu cần) 
- Khai báo hằng: không có 
- Khai báo biến: D, R 
- Khai báo hàm tính chu vi:
Phần đầu: FUNCTION CV (a,b : Integer) : Real; 
Khai báo biến: không có vì kết quả chu vi được trả về qua tên hàm CV 
Thân: Chỉ có câu lệnh gán CV : = (a + b) * 2; để lấy kết quả chu vi 
- Khai báo hàm tính diện tích:
Phần đầu: FUNCTION DT (a,b : Integer) : Real; 
Khai báo biến: không có vì kết quả diện tích được trả về qua tên hàm DT 
Thân: Chỉ có câu lệnh gán DT : = a * b; để lấy kết quả diện tích 
Phần thân của chương trình: 
- Nhập chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật: D, R
- Thực hiện in chu vi và diện tích (2 hàm đóng vai trò như 2 biến trong câu lệnh in ra màn hình nhưng lưu ý nhớ truyền tham số thực sự cho chúng)
+ Chương trình: 
Program HCN; 
Uses Crt; 
Var D, R: Integer;
Function CV (a, b : Integer) : Real ; 
Begin 
CV := (a + b) * 2 ; 
End; 	
Function DT (a, b : Integer) : Real ; 
Begin 
DT := a * b ; 
End;
BEGIN 
Write (‘Nhap chieu dai va chieu rong HCN vao: ’) ; 
Readln (D,R) ; 
Writeln (‘Chu vi HCN la: ’ , CV (D,R)) ; 
Writeln (‘Dien tich HCN la: ’, DT (D,R)) ; 
Readln
END. 
→ Các biến toàn cục: D, R 
Các biến cục bộ: không có 
Danh sách tham số hình thức: a, b 
Danh sách tham số thực sự: D, R 
Lưu ý: Các tham số hình thức cũng có thể được xem như là các biến cục bộ. 
3. VẬN DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP KHI GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH CON 
3.1. Giải quyết vấn đề: Khai báo chương trình con, thực hiện chương trình con, biến cục bộ, biến toàn cục, tham số hình thức, tham số thực sự.
* Vòng 1: Thành lập các nhóm chuyên sâu 
Trong phần này, giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu kĩ một nội dung.
Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm: 
- Nhóm 1: Tìm hiểu biến cục bộ, biến toàn cục. 
- Nhóm 2: Tìm hiểu tham số hình thức, tham số thực sự. 
- Nhóm 3: Tìm hiểu các viết hàm (Cách khai báo hàm).
- Nhóm 4: Tìm hiểu cách viết thủ tục (Cách khai báo thủ tục). 
- Nhóm 5: Tìm hiểu cách thực hiện hàm (cách sử dụng hàm). 
- Nhóm 6: Tìm hiểu cách thực hiện thủ tục (cách sử dụng thủ tục).	
 Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thảo luận đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung nhóm mình được giao nhiệm vụ để trình bày trong nhóm mới - nhóm mảnh ghép ở vòng 2. Như vậy vai trò của cá nhân trong nhóm không chỉ hoàn thành nhiệm vụ hoạt động cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 1: Hiểu và nhận biết được biến toàn cục và biến cục bộ.
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 2: Hiểu và nhận biết được tham số thực sự và tham số hình thức.Có 2 loại tham số hình thức: tham trị và tham biến. 
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 3: 
 Cách viết hàm (Cú pháp khai báo): 
Được viết trong phần khai báo của chương trình, sau phần khai báo biến
FUNCTION TênHàm [(Danh sách tham số hình thức)] : ; 	
[Các định nghĩa, khai báo hằng, khai báo biến] 	{phần khai báo}
Begin 
[] ; 	
TênHàm := ; 	{Bắt buộc có}
[] ; 
End; 
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 4: 
Cách viết thủ tục (Cú pháp khai báo): 
Được viết trong phần khai báo của chương trình, sau phần khai báo biến
PROCEDURE TênThủTục [(Danh sách tham số hình thức)]; {phần đầu}
[Các định nghĩa, khai báo hằng, khai báo biến] 	{phần khai báo}
Begin 
 ; 	{phần thân}
End; 
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 5:
Sử dụng hàm (Thực hiện hàm): Sau khi hàm đã được khai báo, muốn sử dụng hàm đó thì phải thực hiện lời gọi hàm trong thân chương trình. Thực hiện lời gọi hàm là để lấy giá trị trả về của hàm. Vì vậy lời gọi hàm phải được đặt trong một biểu thức hoặc câu lệnh có xử lí giá trị của nó (TênHàm đóng vai trò như một biến). Khi thực hiện lời gọi hàm nếu có tham số thì cũng phải truyền tham số thực sự cho nó. 
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 6: 
Sử dụng thủ tục (Thực hiện thủ tục): Sau khi thủ tục đã được khai báo, muốn sử dụng thủ tục đó thì phải thực hiện lời gọi thủ tục trong thân chương trình. Lời gọi thủ tục được thực hiện như sau: 
- Nếu thủ tục có tham số hình thức thì lời gọi thủ tục phải có tên thủ tục kèm theo thao số thực sự: 
; 
TênThủTục [(Danh sách tham số thực tế)] ;
; 
- Nếu thủ tục không có tham số hình thức thì lời gọi thủ tục chỉ có tên thủ tục: 
; 
TênThủTục ;
;
* Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 , mỗi thành viên từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những mảnh ghép trong “nhóm mảnh ghép”. Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu.
 + Các “nhóm mảnh ghép” thực hiện nhiệm vụ mới “Trình bày cấu trúc của chương trình có sử dụng chương trình con và chỉ ra biến cục bộ, biến toàn cục, tham số hình thức, tham số thực sự”. Ở vòng này, ngoài việc các nhóm mảnh ghép nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu, thì các học sinh trong nhóm mảnh ghép còn cần phải vận dụng kiến thức đã học về cấu trúc chung của một chương trình (Bài 3 – SGK – trang 18, 19, 20) để cùng nhau thảo luận và bổ sung vào phần này.
(Giáo viên phát giấy A0 cho các nhóm mảnh ghép để sau khi các nhóm mảnh ghép thảo luận thống nhất ý kiến, nội dung, đại diện các nhóm mảnh ghép sẽ trình bày và chia sẻ. Trên cơ sở đấy, giáo viên sẽ nhận xét, bổ sung và chốt vấn đề 
► Kiến thức cần đạt được của các nhóm mảnh ghép: 
PROGRAM  Tên_chương_trình;
[Khai báo thư viện]
[Khai báo hằng]
[Khai báo biến]
{Khai báo Chương trình con}
PROCEDURE  Tên thủ tục[(Các tham số hình thức)];
[Khai báo: Hằng, biến]
BEGIN
     ; 
END;
FUNCTION  TênHàm (Các tham số hình thức)]:;
[Khai báo hằng, biến]
BEGIN
     [Dãy lệnh]
     TênHàm := ; {Bắt buộc có câu lệnh gán này}
[Dãy lệnh]
END;
{Thân chương trình chính}
BEGIN 
     [Dãy lệnh]
     TênThủTục[(Dsách tham số thực sự)];
     [Dãy lệnh]
     A:= TênHàm[(Dsách tham số thực sự)];
     [Dãy lệnh]
END.
Biến cục bộ
Biến toàn cục
3.2. Giải quyết một số bài tập.
Bài tập 1: Viết chương trình tính và in ra chu vi, diện tích hình tam giác có 3 cạnh nhập vào từ bàn phím. 
(Yêu cầu: Có dùng hàm tính diện tích và thủ tục in ra chu vi 
Trong chương trình hãy chỉ ra biến nào là biến cục bộ, biến nào là biến toàn cục, tham số nào là tham số hình thức, tham số nào là tham số thưc sự)
* Vòng 1: Thành lập các nhóm chuyên sâu 
Trong phần này, giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu kĩ một nội dung.
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm (theo 4 dãy bàn của lớp học): 
- Nhóm 1 và nhóm 3: Viết hàm tính diện tích hình tam giác. 
- Nhóm 2 và nhóm 4: Viết thủ tục in ra chu vi hình tam giác. 	
 Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thảo luận đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung nhóm mình được giao nhiệm vụ để trình bày trong nhóm mới - nhóm mảnh ghép ở vòng 2. Như vậy vai trò của cá nhân trong nhóm không chỉ hoàn thành nhiệm vụ hoạt động cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 1 và nhóm 3: 
Function DTtgiac (a,b,c : Integer) : Real ; 
Var p : real;
Begin 
DTtgiac := sqrt (p * (p - a) * (p - b) * (p - c)); 
End; 
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 2 và nhóm 4: 
Procedure In_CV_tgiac (a,b,c : Integer) ;
Var CV : Integer ; 
Begin 
CV := a + b + c ; 
Writeln (‘Chu vi hinh tam giac la: ’ , CV) ; 
End; 	
* Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 , mỗi thành viên từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những mảnh ghép trong “nhóm mảnh ghép”. Đại diện học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu.
 + Các “nhóm mảnh ghép” thực hiện nhiệm vụ mới “Viết chương trình theo yêu cầu như đề bài”. Ở vòng này, ngoài việc các nhóm mảnh ghép nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu, thì các học sinh trong nhóm mảnh ghép còn cần phải vận dụng kiến thức đã học để cùng nhau thảo luận và viết thành một chương trình hoàn chỉnh. 
► Kiến thức cần đạt được của các nhóm mảnh ghép:
Program Hinh_Tron; 
Uses Crt; 
Var x, y, z: Integer;
Function DTtgiac (a,b,c : Integer) : Real ; 
Var p : real;
Begin 
DTtgiac := sqrt (p * (p - a) * (p - b) * (p - c)); 
End; 
Procedure In_CV_tgiac (a,b,c : Integer) ;
Var CV : Integer ; 
Begin 
CV := a + b + c ; 
Writeln (‘Chu vi hinh tam giac la: ’ , CV) ; 
End; 	
BEGIN 
Write (‘Nhap vao đo dai 3 canh tam giac: ’) ; 
Readln (x, y, z) ; 
In_CV_tgiac (x,y,z) ; 
Writeln (‘Dien tich hinh tam giac la: ’, DTtgiac(x,y,z)) ; 
Readln
END. 
- Biến cục bộ: CV, p
- Biến toàn cục: x, y, z
- Tham số hình thức: a, b, c
- Tham số thực sự: x, y, z 
Bài tập 2: Viết chương trình in ra diện tích phần được tô màu sau: 
a: Được nhập vào từ bàn phím.
Yêu cầu: có sử dụng hàm tính diện tích hình tròn và hàm tính diện tích hình vuông 
Chỉ rõ biến cục bộ, biến toàn cục, tham số hình thức, tham số thực sự trong chương trình đã viết
a
a
* Vòng 1: Thành lập các nhóm chuyên sâu 
Trong phần này, giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu kĩ một nội dung.
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm:
- Nhóm 1 và nhóm 3: Viết hàm tính diện tích hình tròn. 
- Nhóm 2 và nhóm 4: Viết hàm tính diện tích hình vuông 	
 Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thảo luận đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung nhóm mình được giao nhiệm vụ để trình bày trong nhóm mới - nhóm mảnh ghép ở vòng 2. Như vậy vai trò của cá nhân trong nhóm không chỉ hoàn thành nhiệm vụ hoạt động cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 1 và nhóm 3: 
Function DTtron (a : Integer) : Real ; 
Const pi = 3.1416 ;
Begin 
DTtron := pi * a * a ; 
End; 
► Kiến thức cần đạt được của nhóm 2 và nhóm 4: 
Function DTvuong (b : Integer) : Real ; 
Begin 
DTvuong := a * a ; 
End; 	
* Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 , mỗi thành viên từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những mảnh ghép trong “nhóm mảnh ghép”. Đại diện học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu. 
 + Các “nhóm mảnh ghép” thực hiện nhiệm vụ mới “Viết chương trình theo yêu cầu như đề bài”. Ở vòng này, ngoài việc các nhóm mảnh ghép nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu, thì các học sinh trong nhóm mảnh ghép còn cần phải vận dụng kiến thức đã học để cùng nhau thảo luận và viết thành một chương trình hoàn chỉnh. 
► Kiến thức cần đạt được của các nhóm mảnh ghép:
Program DT_can_tim; 
Uses Crt; 
Var a: Integer; 
S, R : real; 
Function DTtron (x : Real) : Real ; 
Cost pi = 3.1416;
Begin 
DTtron := pi * x * x ; 
End; 
Function DTvuong (y : Integer) : Real ; 
Begin 
DTvuong := y * y ; 
End; 
BEGIN 
Write (‘Nhap vao do dai canh hinh vuong a =: ’) ; 
Readln (a) ; 
R := a * sqrt (2) /2 ; 
S := DTtron (R) – DTvuong (a) ; 
Writeln (‘Dien tich phan to mau la: ’, S) ; 
Readln
END. 
Trong chương trình này:
- Biến cục bộ: không có
- Biến toàn cục: a, R, S
- Tham số hình thức: x, y
- Tham số thực sự: a, R 
Từ các bài tập trên giáo viên có thể đưa ra thêm một số bài tập cho học sinh vân dụng: 
Bài tập 3: Viết chương trình tìm bội cung nhỏ nhất của 2 số a, b (a, b: nhập vào từ bàn phím). Y/cầu: có sử dụng hàm tìm ước chung lớn nhất của 2 số. 
 Bài tập 4: Viết chương trình rút gọn một phân số (tử số và mẫu số: nhập vào từ bàn phím). Y/cầu: có sử dụng hàm tìm ước chung lớn nhất của 2 số. 
Bài tập 5: Viết chương trình tìm tất cả các số nguyên tố trong phạm vi từ 1 đến N (N : là số nguyên dương nhập vào từ bàn phím). Y/cầu: có sử dụng hàm kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương. 
Bài tập 6: Viết chương trình nhập vào xâu bất kỳ, rồi in ra xâu sau khi đã loại bỏ các ký tự trắng dư thừa (Ký tự trắng đứng vị trí đầu và cuối xâu là dư thừa, hai ký tự trắng đứng liền nhau thì có một ký tự dư thừa). Y/cầu: có sử dụng thủ tục để xóa bỏ hết các ký tự trắng dư thừa trong xâu. 
Bài tập 7: Viết thủ tục để đổi tất cả các ký tự đầu từ thành in hoa, các ký tự khác thành in thường của một xâu ký tự cho trước. 
Bài tập 8: Theo em, trong quá trình xây dựng chương trình con, khi nào nên dùng hàm, khi nào nên dùng thủ tục?
IV. Biện pháp thực hiện 	
Khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong giảng dạy giáo viên cần:
 - Bài dạy áp dụng kĩ thuật mảnh ghép thì nội dung của chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau
 - Nhiệm vụ giáo viên nêu ra phải hết sức cụ thể.
 - Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu” giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm.
 - Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm chuyên sâu
 - Khi nhóm “ mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới nhiệm vụ phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm được từ nhóm “chuyên sâu”. 
 * Để đảm bảo hiệu quả của nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau:
 Vai trò Nhiệm vụ
Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ
Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng , tài liệu cần thiết
Thư kí Ghi chép kết quả
Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện
Liên lạc với các nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với giáo viên Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp
V. Kết quả thu được 
Qua quá trình giảng dạy 5 lớp 11: 2 lớp tôi sử dụng kĩ thuật dạy học mà chưa áp dụng triệt để kĩ thuật dạy học tích cực, 3 lớp tôi sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép. Tôi đã có một số kết quả để so sánh như sau:
Mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức về Chương trình con:
- Yếu: HS không phân biệt được hàm và thủ tục, biến cục bộ và biến toàn cục, tham số hình thức và tham số thực sự; chưa viết được một chương trình hoàn chỉnh. 
- Trung bình: HS phân biệt được hàm và thủ tục, biến cục bộ và biến toàn cục, tham số hình thức và tham số thực sự; chưa viết được một chương trình hoàn chỉnh. 
- Khá: HS phân biệt được hàm và thủ tục, biến cục bộ và biến toàn cục, tham số hình thức và tham số thực sự; viết được một chương trình có sử dụng chương trình con nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai trong cú pháp khai báo, lời gọi chương trình con.
- Giỏi: HS phân biệt được hàm và thủ tục, biến cục bộ và biến toàn cục, tham số hình thức và tham số thực sự; viết được một chương trình có sử dụng chương trình con một cách hoàn chỉnh.
1. Lớp chưa áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B4
34
0
0
12
35,3
17
50
5
14,7
11B5
35
0
0
16
45,7
15
42,9
4
11,4
2. Lớp áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B6
35
2
5,7
15
42,9
18
51,4
0
11B7
33
1
3,0
18
48,6
14
48,4
0
11B8
36
3
8,3
22
52,4
11
39,3
0
Trong quá trình học tập trao đổi, thảo luận, trình bày học sinh được thể hiện khả năng vận dụng, hiểu biết của mình nên các em tỏ ra hăng hái trong việc giơ tay phát biểu thảo luận. Đồng thời học sinh rất yêu thích, hứng thú trong việc học lập trình, không cảm thấy đây là một môn hoc khó nữa. 
C. KẾT LUẬN
Ngôn ngữ lập trình nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chương trình ứng dụng để phục vụ cho cuộc sống. Nhờ sự phát triển của tin học mà hiện nay hầu hết các lĩnh vực trong xã hội đã ứng dụng được tin học để giải quyết công viêc nhanh, hiệu quả và chính xác hơn.
Trong quá trình giảng dạy các thầy cô có thể đưa ra các vấn đề như lập trình các game nhỏđể các em có thể chứng tỏ được khả năng của mình làm cho học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi và tìm tòi sáng tạo.
Đề tài này mang tính thực tiễn rất cao cụ thể là: trong tiết học các em học sinh đã chủ động để tìm tòi lại kiến thức đã học qua đó giải quyết được vấn đề do giáo viên đặt ra. Trong quá trình giải quyết vấn đề, giáo viên chỉ ra những sai lầm mà các em học sinh mắc phải do hiểu không rõ vấn đề giúp cho các em hiểu để vận dụng tốt hơn.
Kết quả là, mặc dù những lớp dạy là lớp đuôi có đầu vào không cao và lực học hơi thấp nhưng với mục tiêu và phương pháp vận dụng thì đã có rất nhiều em dễ dàng vận dụng giải các bài toán chương trình con do giáo viên đặt ra. 
Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã đặt ra và áp dụng, tuy nhiên còn rất nhiều mặt hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài có hiệu quả hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Hướng hóa, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực. Bộ giáo dục và đào tạo. NXB Đại học sư phạm
2. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Lê Khánh bằng, Đặng Văn Đức
3. Sách giáo khoa tin học 11	Hồ Sĩ Đàm 	chủ biên 
4. Sách giáo viên tin học 11 	Hồ Sĩ Đàm 	chủ biên 
5. Sách bài tập tin học 11 	Nguyễn Thanh Tùng
6. Bài tập thực hành Pascal 	Nguyễn Quang Vịnh 
7. Lý thuyết và Bài tập lập trình Pascal 	Nguyễn Thị Kiều Duyên 
8. Tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin học cấp THPT. Bộ giáo dục và đào tạo năm 2011.
9. Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục THPT 

File đính kèm:

  • docxSử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương trình con nop 20.11.docx
  • docbia skkn 2019-2010.doc
Sáng Kiến Liên Quan