Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng tiết học môn Vật lý

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Cũng như các môn khoa học tự nhiên khác, khoa học vật lí nghiên cứu thế giới tự nhiên nhằm phát hiện ra những đặc tính và quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

Do khoa học công nghệ kĩ thuật ngày càng phát triển, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo”. Đáp ứng yêu cầu đó, môn vật lí đã từng bước đổi mới SGK và phương pháp dạy học. Hiện nay hướng dạy học vật lý là phải gắn liền với thực tiễn, gắn liền với những hiện tượng tự nhiên. Việc gắn liền dạy học vật lý với các hiện tượng tự nhiên là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của tiết học.

Đã nhiều năm qua, kể cả giáo viên và học sinh khi học vật lí ít tiếp xúc với thực nghiệm làm cho việc học vật lí không những khô khan mà còn mơ hồ khi nhìn nhận những hiện tượng vật lí trong tự nhiên cũng như trong đời sống. Giờ đây, khi chương trình SGK được đổi mới, phương pháp dạy và học cũng dần thay đổi từ phương thức học tập thụ động sang tích cực thì việc đưa thực nghiệm vào dạy và học là điều kiện thích hợp. Các hiện tượng tự nhiên và thí nghiệm vật lí vui có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học vật lí, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng tiết học. Nó làm tăng tính thực tiễn, ứng dụng thực tế, kích thích sự say mê, hứng thú, óc tò mò trong việc vận dụng kiến thức vật lí để giải thích nhiều hiện tượng được gặp trong thực tế, thậm chí là những hiện tượng luôn là bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn đang dày công nghiên cứu. Đồng thời nó có thể thay thế một số thí nghiệm phức tạp, trừu tượng trong phòng thí nghiệm, đồng thời bổ trợ các thí nghiệm nêu trong SGK. Trên thực tế, nếu chúng ta biết cách áp dụng những thí nghiệm vật lý vui với các câu hỏi, đề kiểm tra thì việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đó cũng là một trong những bí quyết giúp việc học tập của học sinh không còn là áp lực mà trở thành niềm vui, như vậy việc học tập sẽ đạt kết quả cao hơn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4042 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng tiết học môn Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các ánh sáng màu, 
I.4. Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị thí nghiệm sẵn có và thiết bị thí nghiệm tự làm nhằm làm sinh động tiết học.
Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm là yêu cầu bắt buộc trong giảng dạy và học tập bộ môn vật lí. Sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả không những nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn làm cho việc học tập của học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn.
Làm đồ dùng dạy học không chỉ giúp cho giáo viên có phương tiện dạy học mà nó còn làm cho kiến thức được phong phú hơn. Nó còn tạo cho chúng ta có nhạy cảm hơn với cả thiết bị thí nghiệm mới khác, bởi con đường tư duy tìm tòi ra phương án thiết kế một dụng cụ nào đó nói chung là cần nhiều kiến thức tổng hợp về kĩ thuật. Do vậy, giáo viên vật lí cần rèn luyện cho bản thân mình có thói quen
 nghiên cứu, tìm tòi để có thể làm ra một số dụng cụ thí nghiệm.
II.	Các biện pháp tổ chức thực hiện:
* Để giảng dạy thành công một tiết môn vật lí 9 nói chung và một tiết quang học vật lí 9 nói riêng thì điều quan trọng là bản thân giáo viên phải vạch được một kế hoạch chung từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tiến hành giảng dạy. Sau đây, tôi xin được trình bày một kế hoạch chung để day một tiết học vật lí phần quang học có sử dụng thí nghiệm vui và hiện tượng tự nhiên:
1. Trước hết, giáo viên cần nắm vững nội dung yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được sau mỗi tiết học.
Đây là vấn đề then chốt khi lập kế hoạch bài học vì nó quyết định tiến trình, nội dung, các phương pháp dạy học cùng các hoạt động của giáo viên và học sinh; nội dung và phương pháp đánh giá của học sinh.
2. Phân tích mạch nội dung kiến thức của bài, những thí nghiệm cần thiết theo yêu cầu của SGK. 
Thông qua phân tích mạch nội dung kiến thức, giáo viên có thể thiết lập trình tự lên lớp, đồng thời có phương pháp dạy học phù hợp.
Mỗi thí nghiệm của SGK đều có tác dụng hướng học sinh tìm tòi kiến thức, nghiên cứu các thí nghiệm trong SGK để từ đó giáo viên có thể vừa chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, vừa có thể sử dụng thêm một số hiện tượng tự nhiên hoặc các thí nghiệm vui để làm phong phú tiết học.
3. Phân tích thí nghiệm, kết hợp với những kiến thức cần rút ra được sau thí nghiệm để có thể lồng ghép đưa vào một số hiện tượng tự nhiên hoặc thay thế bằng một số thí nghiệm vui mà vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học và lượng kiến thức cần truyền tải đến học sinh.
Việc sử dụng các hiện tượng tự nhiên, các thí nghiệm vật lí vui cần phải được chọn lựa một cách kĩ lưỡng và phải được sử dụng vào bài học một cách khéo léo sao cho nội dung của bài học vẫn được tiến hành đầy đủ, đồng thời vẫn không tạo ra không khí nặng nề cho tiết học.
Ví dụ, khi dạy Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng (trang 108, SGK vật lí 9) 
để đặt vấn đề cho hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Khi ánh sáng truyền từ môi trường nước sang không khí thì bị gãy khúc tại mặt phân cách, góc khúc xạ lớn hơn góc tới và ngược lại; Giáo viên có thể dùng hiện tượng vật lý sau:
Hiện tượng 1: Đồng xu dâng cao.
        Chuẩn bị một chiếc cốc khụng cho vào trong cốc một đồng xu kim loại. Di chuyển chiếc cốc ra cho tới khi mắt bạn vừa khụng nhỡn thấy đồng xu ở trong chiếc cốc. Giữ nguyờn vi trớ đầu bạn và chiếc cốc, từ từ đổ nước vào cốc thỡ bỗng bạn lại cú thể nhỡn thấy đồng xu!   
 Thực nghiệm này cũng giống như bạn cắm một đụi đũa vào trong nước sẽ nhỡn thấy đoạn chiếc đũa trong nước như bị gẫy khỳc so với đoạn ngoài khụng khớ (hình 40.1 SGK). Đú là do ỏnh sỏng từ trong mụi trường một nước tiến vào trong mụi trường hai (khụng khớ) khỏc nhau về tớnh chất, thỡ phỏt sinh khỳc xạ. ỏnh sỏng khỳc xạ chiếu vào mắt thỡ chỳng ta cú cảm giỏc là đồng xu trong cốc từ vị trớ ở đỏy cốc dõng cao nờn một chỳt , làm ta cú thể nhỡn thấy đồng xu đú.
Hoặc đối với hiện tượng vật lý sau:
Hiện tượng 2: Người cận thị, khi đọc sách, nên bỏ kính hay nên đeo kính?
Khi đọc, viết, thường phải để sách cách mắt chừng 25 - 30 cm, để đỡ mỏi cổ và để nhìn bao quát được cả trang sách. Người cận thị khi không đeo kính, chỉ nhìn rõ những vật trong phạm vi nhìn rõ nét, tức là trong khoảng từ điểm cực viễn đến điểm cực cận của mắt. Người cận thị đeo kính 5 đi- ốp, điểm cực viễn chỉ cách mắt 0,2 m. Những người cận thị nặng hơn thì điểm cực viễn còn ở gần mắt hơn nữa. Muốn đọc trang sách đặt cách mắt 30 cm họ nhất thiết phải đeo kính. Khi đeo kính, mắt phải điều tiết mới đọc được sách.
Đối với người bị cận thị nhẹ đeo kính nhỏ hơn 4 đi - ốp, điểm cực viễn ở cách mắt trên 25 cm, nên không cần đeo kính, họ cũng đọc được chữ trên quyển sách ở 
xa mắt 25 cm mà không cần phải điều tiết hoặc chỉ cần điều tiết ít.
Khi mắt không điều tiết hoặc điều tiết ít, cơ giữ thể thuỷ tinh làm việc không quá căng thẳng nên lâu mỏi, và khi không điều tiết nữa, thể thuỷ tinh dễ trở lại bình thường, nên tật mắt không nặng thêm. Nếu đeo kính để đưa điểm cực viễn ra vô cực, thì lúc đọc sách lại phải điều tiết, thể thuỷ tinh ở trạng thái căng thẳng quá lâu, khó trở lại bình thường và tật mắt có khuynh hướng càng ngày càng nặng thêm. Vì vậy, người ta khuyên người cận thị bỏ kính ra mà đọc sách, hoặc đeo kính có số nhỏ hơn, để giữ cho khỏi bị cận nặng thêm.
Tuy nhiên nếu cứ giữ cho mắt luôn không phải điều tiết, cơ mắt ít hoạt động sẽ chóng suy yếu, mắt chóng mất khả năng điều tiết, và chóng trở thành mắt lão. Vì vậy, thỉnh thoảng nên cho cơ mắt hoạt động (tức là đeo kính mà đọc sách, để mắt phải điều tiết), nhưng hoạt động có điều độ để vừa giữ cho mắt không cận nặng thêm, vừa giữ cho mắt lâu già.
Đây là một câu hỏi gợi mở mà giáo viên có thể sử dụng cho Bài 49: Mắt cận - Mắt lão (trang 131, SGK Vật lý 9). Để trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải vận dụng các kiến thức như: đặc điểm của mắt cận (điểm cực cận, sự điều tiết và vai trò của kính cận). Ngoài ra đây cũng là một kinh nghiệm cho những học sinh bị tật cận thị.
Tật viễn thị không được bố trí dạy học chính thức trong chương trình, song giáo viên cần thông báo để học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về tật này của mắt. Việc phân biệt sự giống nhau và khác nhau của tật viễn thị và mắt lão sẽ giúp học sinh, đặc biệt là học sinh mắc tật viễn thị có kinh nghiệm để giữ gìn con mắt của mình. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng vật lý sau:
Hiện tượng 3: Tại sao kính của người viễn thị lại giống kính của các cụ già?
Mắt viễn thị là mắt có độ tụ quá nhỏ, hoặc do nhãn cầu dẹt, hoặc do thể thuỷ tinh không đủ phồng, thành thử khi mắt chưa điều tiết, mà rọi vào nó một chùm tia sáng song song, thì chùm tia hội tụ vào một điểm R ở sau võng mạc. Khi nhìn vô cực, mắt đã phải điều tiết rồi, và vật càng lại gần, mắt càng phải điều tiết thêm, nên ngay khi vật còn cách mắt quá xa, mắt đã điều tiết đến mức độ tối đa. Do đó, điểm cực cận của người viễn thị ở xa mắt hơn người bình thường.
Để sửa tật viễn thị, phải tăng độ tụ cho mắt, bằng một thấu kính hội tụ. Thấu kính này phải có tác dụng tạo một ảnh ảo P' của P ở cách mắt chừng 20 - 25 cm, để khi đặt trang sách ở P', mắt trông thấy nó ở điểm cực cận P. Vì vậy, kính viễn thi không khác gì kính lão. Tuy nhiên, giữa người viễn thị và người mắt lão có một điểm khác nhau quan trọng: cả hai người cùng nhìn được những vật ở vô cực mà không cần kính; nhưng người mắt lão không phải điều tiết, còn người viễn thị phải điều tiết. Khi đeo kính, người mắt lão không nhìn rõ vật ở vô cực nữa, còn người viễn thị vẫn nhìn rõ, mà nhìn một cách thoải mái hơn, vì mắt không phải điều tiết.
Khi tiến hành dạy Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu (Trang 144, SGK Vật lý 9), để đặt vấn đề cho bài học, ngoài việc tiến hành như mục in nghiêng ở đầu bài, giáo viên cũng có thể thay bằng hiện tượng vật lý sau:
Hiện tượng 4: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
ánh sáng ban ngày mà chúng ta nhận được không phải trực tiếp từ Mặt trời 
rọi xuống. Nhìn lên trời ta thấy "da trời" màu xanh lam. Thời tiết càng đẹp, da trời càng xanh, và có thể nói rằng ta đang làm việc dưới ánh sáng xanh lam kỳ diệu đó. Màu lam của bầu trời là do hiện tượng tán xạ ánh sáng Mặt trời. Các phần tử tán xạ ánh sáng ở đây chính là các phân tử không khí. Các phân tử không khí có kích thước rất nhỏ và phân bố hoàn toàn hỗn độn chung quanh Trái Đất đã tán xạ ánh sáng từ Mặt Trời rọi xuống, và ánh sáng này có màu xanh lam. Nếu chất khí không thật sạch thì không thể nhìn thấy ánh sáng tán xạ màu lam. Những hôm xấu trời, không khí có lẫn hơi nước ta thấy da trời kém xanh hơn hoặc trắng đục là do các phân tử hơi nước có kích thước lớn hơn bước sóng ánh sáng nhiều đã tán xạ ánh sáng trắng.
Qua việc giải thích hiện tượng này, học sinh vừa có thể thấy được ứng dụng của việc sử dụng kiến thức về sự tán xạ ánh sáng để giải thích được các hiện tượng tự nhiên thường gặp, đồng thời thấy được điều kì diệu của thiên nhiên.
4. Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, tự tạo những đồ dùng đơn giản để thực hiện, vạch rõ những nội dung công việc, những dụng cụ học tập giáo viên và học sinh cần chuẩn bị để phục vụ cho tiết học.
Ví dụ, để củng cố và vận dụng hiện tượng khúc xạ ánh sáng, giáo viên có thể dùng hiện tượng vật lý sau:
Hiện tượng 5: Các ngôi sao biết “chớp mắt”?
Vào một đêm trăng, sao mọc đầy trời. Vì sao những ngôi sao phần lớn khi tỏ khi mờ?
Muốn làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta hãy làm một thực nghiệm:
Lấy chiếc đèn pin, dán giấy đen lên cả vòng thuỷ tinh trước bóng đèn pin, ở giữa giấy đen đó để lưu một lỗ nhỏ bằng hạt đậu, rồi cố định đèn pin trên bàn, sao cho ánh sáng đèn pin có thể rọi xiên vào bức tường trắng. Ghi lấy điểm mà ánh sáng đèn pin rọi sáng vào bức tường. Sau đó, đặt một miếng thuỷ tinh đứng thẳng trên bàn và song song với bức tường, cho ánh sáng rọi qua miếng thuỷ tinh đó rồi mới chiếu lên bức tường, ghi lại dấu với ánh sáng đèn pin rọi vào bức tường.
So sánh hai điểm đã đánh dấu trên bức tường, thấy chúng không trùng lặp với
nhau. Điều này chứng tỏ ánh sáng sau khi đi qua miếng thuỷ tinh đã “bẻ lệch” đi một chút.
Nếu chúng ta xếp chồng nhiều miếng thuỷ tinh làm một như thực nghiệm trình bày ở trên thì sẽ thấy ánh sáng đi qua càng nhiều miếng thuỷ tinh trước khi chiếu lên tường thì mức độ bị “bẻ lệch” càng lớn.
Do ánh sáng truyền qua hai chất (ở đây là không khí và thuỷ tinh) khác nhau thì phát sinh hiện tượng khúc xạ, ánh sáng xuyên qua từng miếng thuỷ tinh thì cũng lần lượt bị khúc xạ.
Việc thực hiện thí nghiệm này giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh về nhà 
thực hiện với các dụng cụ đơn giản như đèn pin, giấy đen, bút dạ đã nêu ở phần thực nghiệm. Thông qua hiện tượng lí thú này, học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và đồng thời có hứng thú trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình.
Hoặc khi dạy Bài 42: Thấu kính hội tụ (trang 113, SGK Vật lý 9), giáo viên có thể mở rộng kiến thức cho học sinh bằng hiện tượng vật lý sau: 
Hiện tượng 6: Cắt đứt sợi chỉ treo trong chai nút kín.
Một chiếc chai trong suốt, đặt đứng ở ngoài sân, chai được nút kín, có một sợi chỉ buộc vào giữa nút và làm treo ở phía trong chai, một vật nhỏ buộc phía dưới làm cho sợi chỉ được kéo thẳng. Sau khi nút chai lại, để cẩn thận hơn, có thể dùng xi gắn kín miệng chai. Nếu lấy một thấu kính hội tụ, hoặc kính lão của các cụ già để hội tụ ánh sáng mặt trời vào một điểm trên sợi dây ở trong chai một lúc sau sợi dây ở trong chai sẽ rơi xuống đáy chai. 
Để thực hiện được thí nghiệm trên, dụng cụ cần thiết gồm một chai thuỷ tinh, dây chỉ có buộc một vật nhỏ để sợi chỉ luôn được kéo thẳng. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh về nhà tự thực hiện và thông báo kết quả ở tiết học sau. Điều này tạo cơ hội cho học sinh tự lực làm thí nghiệm để kiểm chứng lí thuyết, đồng thời thấy được tác dụng của ánh sáng và tác dụng của thấu kính hội tụ trong việc hội tụ chùm tia sáng song song.
Hoặc khi dạy Bài 49: Mắt cận, mắt lão (Trang 131, SGK Vật lý 9), giáo viên có thể sử dụng hiện tượng thú vị sau để đặt vấn đề. 
Hiện tượng 7: Tại sao nhìn dòng chữ qua một mắt kính lão, ta thấy chữ to ra, mà nhìn qua một mắt kính cận, ta lại thấy nó nhỏ lại?
Kính cận và kính lão là hai loại thấu kính thường gặp trong thực tế, đó là thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Khi sử dụng hai loại kính này để quan sát ảnh ảo của vật thì: Thấu kính hội tụ (kính lão) cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật, còn thấu kính phân kì (kính cận) sẽ cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. Chính vì lí do đó mà chúng ta nhìn thấy dòng chữ qua kính lão thì to hơn, còn qua kính cận thì chữ lại nhỏ hơn.
Muốn thực hiện thí nghiệm này, giáo viên cần chuẩn bị trước các loại kính cận, kính lão.
Khi tiến hành giảng dạy Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu (Trang 144, SGK Vật lý 9), ngoài việc sử dụng thí nghiệm hình 55.1 SGK, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực nghiệm sau:
Hiện tượng 8: Trông màu sắc mà biết sự vật.
	Lấy tờ giấy búng kớnh màu đỏ che mắt nhỡn ra phớa ngoài. ễi! Cả thế giới đều nhuụm màu đỏ! Trỏi đất rực lờn màu đỏ ỏnh sắc trời chiếu rọi. Cũn lỏ cõy xanh trong ỏnh sỏng lại trở thành màu đen. 
 	Nếu thay bằng giấy búng kớnh cú màu xanh lỏ cõy (lục) đẻ che mắt  thỡ thế giới cú sự biến đổi như sau: Vật nào cú màu xanh lỏ cõy thỡ giảm một chỳt màu sắc, hiện lờn rất sỏng; cũn đoỏ hoa màu đỏ hiện nờn thành màu đen, gần như mất đi bối cảnh u ỏm! 
 	Chọn hai bỳt chỡ màu: một chiếc màu đỏ và một chiếc màu xanh da trời (chọn sao cho màu sắc trựng khớp với màu của giấy búng kớnh đỏ và xanh da trời), viết nhẹ lờn giấy hai hàng chữ: “ Tụi là một học sinh giỏi” (dựng bỳt chỡ đỏ mà viết) và tụi là một học sinh dốt (dựng bỳt chỡ màu xanh mà viết). 
 	Khi bạn nhỡn qua giấy búng kớnh màu xanh da trời, chữ viết trờn giấy trở thành một hàng chữ “Tụi là một học sinh giỏi”;cũn khi nhỡn qua giấy búng kớnh màu đỏ thỡ chỉ nhỡn thấy chữ màu đen: “ Tụi là học sinh dốt”. 
 	Để tiến hành thí nghiệm này, giáo viên nên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà các dụng cụ như: Các tấm lọc màu, bút chì màu các loại. Khi tiến hành thí nghiệm này, giáo viên cần lưu ý: Thực nghiệm này cú thành cụng hay khụng, yếu tố quan trọng là màu sắc của giấy búng kớnh phải đậm (một tờ chưa đủ đậm thỡ xếp chồng lờn nhau mấy tờ cựng màu), và nột chữ phải viết nhạt, rộng một chỳt. Giấy búng kớnh màu là một cỏi rõy (sàng) ỏnh sỏng (giấy búng kớnh màu đỏ chỉ cho ỏnh sỏng màu đỏ đi qua, giấy búng kớnh xanh chỉ cho ỏnh sỏng xanh đi qua); ta gọi đú là tấm lọc sắc màu, cú cụng dụng rất lớn. Khi chỳng ta nhỡn tờ giấy trắng đi qua giấy búng kớnh màu xanh lỏ cõy thỡ giấy cú màu xanh lỏ cõy, cho nờn với nột bỳt chỡ màu xanh lỏ cõy ta sẽ khụng nhỡn rừ. Mà ỏnh sỏng phản xạ từ những chữ màu đỏ thỡ xuyờn khụng qua, do đú hiện ra màu đen trong mắt ta. 
 	Qua thực nghiệm này, giáo viên có thể mở rộng kiến thức cho học sinh về ứng dụng to lớn của các tấm lọc màu trong công việc chụp ảnh. Khi bạn đứng trờn toà thành cổ, muốn chọn mõy trắng làm bố cảnh cho một tấm ảnh chụp (chụp đen- trắng) thỡ kết quả thường thất vọng do nhõn vật, bối cảnh trờn tấm ảnh chụp được là bầu trời xỏm xịt, mõy trắng ẩn đi đõu? 
 	Những người cú kinh nghiờm sẽ khuyờn bạn hóy lắp thờm tấm kớnh lọc màu vàng ở trờn thấu kớnh (ống kớnh) của mỏy  ảnh. Làm như, vậy bạn sẽ chụp được tấm  ảnh cú mõy trắng thật đẹp. 
 	Do bầu trời và mõy trắng cú nhiều đều cú màu rất sỏng, ỏnh sỏng chiếu tới làm cho phim ảnh bị  lộ sỏng quỏ, cho nờn khụng thể phõn biệt nổi. Tấm lọc màu vàng cú thể làm yếu đi ỏnh sỏng xanh (lam) của bầu trời, làm cho bầu trời cú màu xanh nhạt, mõy trắng sẽ hiện ra. 
 	Sắc màu thường thường bộc lộ bón lĩnh bờn trong của sự vật. Ngọn lửa chỏy càng sỏng chứng tỏ nhiệt độ nú càng cao. Nước biển càng xanh chứng tỏ hải vực càng sõu. Lỏ càng xanh chứng tỏ sinh trưởng càng tốt. Vệ tinh nhõn tạo cú nhiệm vụ chủ yếu là quan sỏt diện mạo, màu sắc của trỏi đất, nhờ đú nú cú thể bỏo trước cho những người trờn trỏi đất biết về tỡnh hỡnh sõu hại mựa màng- điều mà trờn trỏi đất cú dựng kớnh phúng đại cũng khú tỡm ra búng dỏng sõu hại. 
5. Thiết lập tiến trình lên lớp với các hoạt động cụ thể.
Đây là bước mà giáo viên định hướng các hoạt động học tập của học sinh và những hoạt động của mình nhằm tạo điều kiện để học sinh đạt được mục tiêu học tập. Ngoài ra, giáo viên có thể đưa ra một số tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy để giải quyết có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu của giờ học.
6. Tiến hành lên lớp với những hoạt động đã được lên kế hoạch.
Đây là giai đoạn mà người giáo viên thể hiện các tiến trình lên lớp với những kế hoạch đã được vạch từ trước, là bước áp dụng những phương pháp dạy học cũng như các hiện tượng tự nhiên vào quá trình dạy học.
7. Rút kinh nghiệm sau giờ học, những điều thu được và những mặt hạn chế cần khắc phục cho các tiết học sau ở các lớp khác.
Sau mỗi một tiết dạy, với các hiện tượng tự nhiên, các thí nghiệm vui được sử dụng, giáo viên có thể đánh giá được hiệu quả của chúng. Đây là công việc quan trọng, giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng đắn về cách thức sử dụng các thí nghiệm vui sao cho phù hợp với mức độ nhận thức, với hứng thú của học sinh. Để từ đó, vận dụng chúng có hiệu quả hơn ở các tiết học sau.
Phần ba: Kết quả đạt được 
và những bài học kinh nghiệm
1 . Kết quả đạt được:
Đối với SGK Vật lí hiện nay, hầu như bài học nào, tiết học nào cũng có thí nghiệm, song việc sử dụng những thí nghiệm vui trong mỗi tiết học lại rất cần thiết. Nhận thức được điều này, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở các lớp khối 9 và nhận thấy rằng nếu tiết học nào có sử dụng thí nghiệm hoặc hiện tương vui thì hầu hết các học sinh đều có hứng thú trong việc học tập môn Vật Lý. Các em tiếp thu kiến thứcmới một cách nhanh chóng, các em hiểu bài và vận dụng vào giải thích các hiện tượng thực tế đơn giản có liên quan đến kiến thức một cách hăng hái và chính xác. Còn nếu một tiết dạy không sử dụng đến các “Công cụ đó” thì học sinh cũng hiểu bài nhưng chậm hơn và không có hứng thú bằng các tiết có sử dụng các thí nghiệm vui. 
Dưới đây là kết quả về khả năng nắm bắt, hiểu bài của 4 lớp 9A; 9B; 9C và 9D trường THCS Thanh Thuỷ qua phần Quang học lớp 9 khi tôi tiến hành sử dụng các hiện tượng tự nhiên trong quá trình dạy học:
Lớp
Sĩ số
Mức độ nhận thức
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
32
14
43.8
15
46.9
3
9.3
0
0
0
0
9B
32
13
40.6
14
43.4
5
16
0
0
0
0
9C
36
10
27.8
12
33.3
11
30.6
3
8.3
0
0
9D
33
10
30.3
13
39.4
8
24.2
2
6.1
0
0
2 . Bài học kinh nghiệm:
Môn Vật Lý là một môn khoa học thực nghiệm. Nói đến Vật Lý là nói đến những hiện tượng liên quan, những hiện lượng gần gũi: Có nghĩa là quanh bài học 
của chúng ta có rất nhiều hiện tượng liên quan đến kiến thức cần truyền đạt.
Như vậy nếu chúng ta sử dụng các hiện tượng tự nhiên, các thí nghiệm vật lý vui thì chúng ta có thể tác động trực tiếp gây hứng thú cho học sinh chú ý vào bài giảng, kết quả là việc truyền thụ kiến thức cho học sinh nhanh chóng và dễ dàng.
3 . Kiến nghị
Góp phần xây dựng thành công một tiết học vật lí không phải là của bất kì một cá nhân nào mà là công việc nghiên cứu của mọi giáo viên bộ môn vật lí ở các trường THCS. Vì vậy tôi rất mong tập thể giáo viên bộ môn vật lí trong trường không ngừng tìm hiểu, xây dựng một kế hoạch chung cho một tiết dạy và học môn vật lí. Đồng thời cũng mong rằng nhà trường, các cấp, các ngành luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình giảng dạy, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên có thể thực hiện tiết học của mình theo đúng kế hoạch đạt hiệu quả; Khuyến khích động viên kịp thời những cá nhân có thành tích trong việc cải tiến phương tiện dạy học, chế tạo thí nghiệm vừa phù hợp với nội dung kiến thức trong chương trình, vừa phù hợp với thực tiễn để bản thân mỗi giáo viên có động lực phấn đấu và nhiệt tình hơn trong công tác giảng dạy.
Trên đây là một phần kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học vừa qua. Tôi rất mong các đồng nghiệp vừa tham khảo vừa góp ý để cá nhân tôi có thêm phần kinh nghiệm trong việc dạy học của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến để tôi xây dựng hoàn chỉnh tập sáng kiến kinh nghiệm này.
Thanh Thuỷ, tháng 4 năm 2008
 Người thực hiện
 Lương Thị Hường

File đính kèm:

  • docSKKN_SD_cac_hien_tuong_tu_nhien_cho_tiet_hoc_vat_ly_9.doc