Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6

Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời, từ xưa nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

 Môn lịch sử cũng góp phần quan trọng trong trong xây dựng con người mới, phẩm chất tốt đẹp của một con người và luôn nhắc nhở các em nhớ về cội nguồn dân tộc, truyền thống đạo đức của con người sống trên đất nước Việt Nam. Vậy mà ý thức môn lịch sử còn chưa cao, có thể do môn học bài nhiều nên các em lười biếng. Một phần trước đây môn này chỉ xem là môn phụ, nên các em chưa tập trung cao, chưa biết tầm quan trọng của môn này. Bác Hồ đã nhắc nhở con cháu là “dân ta phải biết sử ta” với chúng ta đó chính là cái mốc để ta tìm tòi phát triển ngày càng sâu sắc hơn nữa những đặc điểm XHVN, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp cho ta lựa chọn và tiến bước đi thích hợp.

 Muốn đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi GV phải sử dụng nhiều phương pháp để giúp HS thích học môn Lịch sử. Nhưng trên thực tế môn lịch sử tồn tại khách quan là những sự vật hiện tượng, đã diễn ra không thể phán đoán để tái hiện lịch sử. Vì vậy, để giúp HS biết được hiện thực lịch sử, nhất thiết các em phải biết được thông tin về quá khứ lịch sử với những nét cụ thể của nó. Muốn vậy, trước hết phải nhờ đến sự truyền đạt sinh động của GV và phương tiện trực quan để biểu tượng về quá khứ.

 Tuy nhiên vẫn còn một số GV giảng dạy ít sử dụng hình ảnh trực quan để tạo biểu tượng, tái hiện lại lịch sử. Bởi thế, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng trực quan giúp HS học tốt môn lịch sử 6” sẽ có hướng nghiên cứu sâu hơn và hy vọng nêu được vài biện pháp cơ bản và tìm hiểu thực trạng một cách cụ thể với mong muốn của bản thân sẽ đóng góp vài biện pháp nhỏ nhoi trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử 6 giúp HS thích học môn này hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5358 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 6.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời, từ xưa nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.
	Môn lịch sử cũng góp phần quan trọng trong trong xây dựng con người mới, phẩm chất tốt đẹp của một con người và luôn nhắc nhở các em nhớ về cội nguồn dân tộc, truyền thống đạo đức của con người sống trên đất nước Việt Nam. Vậy mà ý thức môn lịch sử còn chưa cao, có thể do môn học bài nhiều nên các em lười biếng. Một phần trước đây môn này chỉ xem là môn phụ, nên các em chưa tập trung cao, chưa biết tầm quan trọng của môn này. Bác Hồ đã nhắc nhở con cháu là “dân ta phải biết sử ta” với chúng ta đó chính là cái mốc để ta tìm tòi phát triển ngày càng sâu sắc hơn nữa những đặc điểm XHVN, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp cho ta lựa chọn và tiến bước đi thích hợp.
	Muốn đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi GV phải sử dụng nhiều phương pháp để giúp HS thích học môn Lịch sử. Nhưng trên thực tế môn lịch sử tồn tại khách quan là những sự vật hiện tượng, đã diễn ra không thể phán đoán để tái hiện lịch sử. Vì vậy, để giúp HS biết được hiện thực lịch sử, nhất thiết các em phải biết được thông tin về quá khứ lịch sử với những nét cụ thể của nó. Muốn vậy, trước hết phải nhờ đến sự truyền đạt sinh động của GV và phương tiện trực quan để biểu tượng về quá khứ.
	Tuy nhiên vẫn còn một số GV giảng dạy ít sử dụng hình ảnh trực quan để tạo biểu tượng, tái hiện lại lịch sử. Bởi thế, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng trực quan giúp HS học tốt môn lịch sử 6” sẽ có hướng nghiên cứu sâu hơn và hy vọng nêu được vài biện pháp cơ bản và tìm hiểu thực trạng một cách cụ thể với mong muốn của bản thân sẽ đóng góp vài biện pháp nhỏ nhoi trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử 6 giúp HS thích học môn này hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Tình hình chung:
Thuận lợi:
- Được sự giúp đỡ của BGH nhà trường cũng như đồng nghiệp luôn tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành tốt công tác giảng dạy.
	- Đa số HS là người địa phương, dễ dàng tập trung trong học tập, đi học đúng giờ, đa số có ý thức trong học tập, một số em rất chăm ngoan ham học.
	- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ (phòng đọc,phòng thư viện, phòng thiết bị, ).
	b. Khó khăn:
	- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên bản thân tôi cũng không ít gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy bộ môn này.
	+ Đa số HS của trường là con em nông dân lao động nghèo, một số em vừa đi học vừa đi làm phụ giúp gia đình nên thời gian tự học ở nhà còn hạn chế.
	+ Chất lượng học tập củ HS không đồng đều, một số em chưa có ý thức trong học tập.
	+ Điều khó khăn nữa là trên 70% HS của nhà tường là người dân tộc Khơmer, việc sự dụng Tiếng Việt chưa thành thạo. Do đó quá trình giao tiếp bằng Tiếng Việt cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu của bài học nên kết quả đạt được chưa cao. Cụ thể qua kết quả họp theo dõi hàng tháng của học sinh tôi đã thống kê được tỉ lệ HS 4 lớp mà tôi phụ trách giảng dạy năm 2007 – 2008 như sau:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6A4
34
2
5.9
5
14.7
15
44.1
10
29.4
2
5.9
6A5
36
3
8.3
8
22.2
10
27.8
11
30.6
4
11.1
6A6
24
3
12.5
9
37.5
6
25
2
8.3
4
16.7
6A7
42
6
14.3
15
35.7
9
21.4
7
16.7
5
11.9
	2. Cơ sở lý luận để thực hiện chuyên đề:
	Đối với GV giảng dạy lịch sử phải trả lời những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc dạy học.
	- Dạy học lịch sử để làm gì? (mục đích).
	- Dạy học cái gì? (Nội dung).
	- Dạy học bằng cái gì? (phương pháp).
	Để giải đáp các vấn đề cơ bản nêu trên không phải chỉ bằng kinh Nghiệm cảm tính và phải nghiên cứu nghiêm túc tìm hiểu mọi phương pháp các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng dạy học lịch sử. Vì vậy dạy lịch sử coi trọng việc thực hành, rèn luyện kỹ năng cho HS. Có thế mới giúp HS học tốt môn lịch sử 6 thông qua đồ dùng trực quan.
	a. Đối với học sinh:
	- Học sinh phải thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
	- HS phải sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học.
	- Trong giờ học HS phải tự giác học tập dựa vào kiến thức của GV truyền thụ, tích cực chủ động đóng góp ý kiến xây dựng bài.
	- HS phải tự mình nhận xét, so sánh sự kiện này với sự kiện khác thông qua thảo luận nhóm mà GV chỉ định.
	- HS phải biết trình bày lại diễn biến thông đồ dùng dạy học.
	- Qua bài dạy HS ghi chép được nội dung của bài học.
	b. Đối với giáo viên:
	- Chuẩn bị tốt tất cả các đồ dùng cần thiết cho tiết dạy: giáo án, SGK, tranh ảnh, câu hỏi trắc nghiệm, cho phù hợp với bài dạy.
	- Sử dụng hình ảnh trực quan đúng lúc, hiệu quả, khai thác hết nội dung trên đồ dùng trực quan.
	Aùp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thảo luận nhóm, gợi mở, đặt vấn đề, kết hợp đồ dùng trực quan.
	- GV cần hạn chế thuyết trình sẽ gây ra sự nhàm chán, khô khan, các em sẽ không hứng thú trong học tập.
	- Trong giảng dạy lời nói của GV coi như là một công cụ dạy học rất quan trọng, lời nói phải rõ ràng, chính xác, nhẹ nhàng có thể thu hút HS say mê học tập.
	3. Phần cụ thể:
	Ở đây tôi chỉ đi sâu vào phần cụ thể có liên quan đền tên đề tài:
	VD1: Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.
	GV: Cho HS liên hệ phần 2 SGK/6 – 7.
	GV: Cho HS quan sát lịch treo tường, yêu cầu cả lớp quan sát và hỏi:
	? Các em cho biết hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có cách tính lịch nào?
	F Âm lịch và dương lịch.
	GV: Giảng thông qua lịch giúp HS xác định phía trên là Dương lịch, phía dưới là âm lịch.
	? Em cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch?
	GV: Yêu cầu HS thảo luận nhòm trong 3 phút.
	- Đại diện nhóm lên trình bày.
	- Nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
	? Trái Đất của chúng ta hình gì?
	F Hình cầu.
	GV: Cho HS quan sát quả địa cầu bổ sung cụ thể hơn người xưa đã có cách tính như thế nào?
	+ Âm lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (1 vòng) là 1 năm (từ 360 – 365 ngày), một tháng (từ 29 – 30 ngày).
	+ Dương lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của Trái Đât1 quay quanh Mặt Trời (1 vòng) là 1 năm ( có 365 ngày + ¼ ngày) nên họ tính rất chính xác 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày. Riêng tháng 2 có 28 ngày, năm nhuận cộng thêm 1 ngày vào tháng 2.
	- Sau khi nắm nội dung hoàn chỉnh GV cho HS ghi nội dung vào tập.
	GV: Cho HS quan sát những ngày lịch sử và kỷ niệm TD16.
	? Hãy xem bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỷ niệm” có những đơn vị thời gian nào? Có những loại lịch nào?
	GV: Cho HS thảo luận đôi trong 2 phút.
	- Đại diện trình bày – HS nhận xét bổ sung.
	HS dễ dàng nhận biết đâu là âm lịch và dương lịch.
	ä Qua bài học giúp HS biết quý trong thời gian và bồi dưỡng ý thức và tính chính xác khoa học thông qua trực quan, tôi thấy đa số các em đều phân biệt được khái niệm dương lịch và âm lịch.
VD2: bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI.
MỤC 3: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ XÃ HỘI
 ĐƯỢC NẢY SINH NHƯ THẾ NÀO?
	GV: Cho HS liên hệ phần 3 SGK/26 – 27.
	? Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ I TCN gồm những thành tựu văn hóa nào?
	F Trình bày ngắn gọn (Óc eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn).
	GV: Sử dụng lược đồ hình 24 (một số di chỉ khảo cổ ở VIỆT NAM ) và cho HS xác định 3 khu vực văn hóa.
	GV: Yêu cầu HS quan sát – nhận xét và giảng thêm sự hình thành 3 khu vực văn hóa ở 3 vùng mà trọng tâm là văn hóa Đông Sơn.
	F Nắm nội dung hoàn chỉnh và ghi nội dung bài học.
	? Thời kỳ văn hóa Đông Sơn công cụ chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu gì?
	F Dễ dàng phân biệt là (công cụ đồng).
	? Tại sao từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ I TCN nền kinh tế – xã hội được đẩy mạnh?
	GV: Yêu cầu HS thảo luận đôi trong 2 phút.
	- Đại diện lên trình bày.
	- HS còn lại nhận xét, bổ sung.
	? Những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến mới trong xã hội?
	F Do sản xuất nông nghiệp phát triển thời kỳ Đông Sơn thủ công nghiệp. Công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá.
	GV: Chia lớp làm 2 nhóm và cho HS tiếp xúc với hiện vật phục chế bằng đồng và đá với câu hỏi sau:
	? Các em so sánh về các loại hình công cụ bằng đồng qua các hình 31; 32; 33; 34 với công cụ bằng đá hình 28; 29 ?
	GV: Cho HS thảo luận nhóm trong 3 phút.
	- Đại diện lên trình bày.
	- HS còn lại nhận xét, bổ sung.
	GV: Nhận xét bổ sung cụ thể hơn (công cụ bằng đồng mẫu mã đẹp hơn, bén hơn, năng suất lao động tăng lên).
	ä Thông qua bài học này nhằm bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn của dân tộc, các em biết được sự nảy sinh những vùng văn hóa trên khắp 3 miền của đất nước, nắm được kỹ năng nhận xét, so sánh.
VD3: bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG 
BẠCH ĐẰNG NĂM 938.
	Mục 2: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 938.
	GV: Cho HS liên hệ phần 2 SGK trang 75 – 76.
	GV: Dùng lược đồ treo tường “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938” yêu cầu HS quan sát.
	GV: Giải thích một số ký hiệu để HS dễ nhớ. GV dán một số tên tướng lên lược đồ.
	GV: Cho HS thảo luận nhóm trong 3 phút.
	? Hãy trình bày diễn biến trên sông Bạch Đằng năm 938?
	- HS đại diện trình bày.
	- Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
	- GV: Nhận xét và trình bày lại diễn biến trên lược đồ.
	- HS nắm phần diễn biến và ghi nội dung vào tập.
	? Trận chiến trên sông Bạch Đằng thu được kết quả như thế nào?
	- HS dựa vào SGK trả lời phần kết quả.
	- GV: chốt lại và cho HS ghi nội dung bài học.
	? Vì sao lại nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
	GV: Cho HS thảo luận đôi 2 phút.
	- HS đại diện trình bày.
	- Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
	- GV: Nhận xét và cho HS ghi nội dung bài học.
	à Ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của đất nước.
	? Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2?
	HS trình bày ngắn gọn (huy động sức mạnh toàn dân, tận dụng vị thế sông Bạch Đằng, kế hoạch độc đáo bố trí trận địa cọc làm nên chiến thắng vĩ đại).
	ä Từ đây tôi đã giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc, giúp HS tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử, biết phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
	à Qua áp dụng cách giảng dạy trên, tôi nhận thấy đạt hiệu quả hết sức khả quan. Cụ thể đã thử nghiệm qua những lần kiểm tra và đã thống kê được tỉ lệ học sinh đạt kết quả như sau:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6A4
34
4
11.8
7
20.6
17
50
6
17.6
0
0
6A5
36
5
13.9
10
27.8
14
38.9
7
19.4
0
0
6A6
24
2
8.3
10
41.7
8
33.3
4
16.7
0
0
6A7
42
8
19
17
40.5
10
23.8
7
16.7
0
0
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Khi áp dụng và thực hiện phương pháp “Sử dụng đồ dùng trực quan giúp HS học tốt môn lịch sử 6”, với kết quả đạt được trên bảng thống kê, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
	- Tạo cho các em có sự yêu thích, tích cực thật sự trong giờ học.
	- Giúp HS nắm vững được kiến thức của từng bài học và ứng dụng vào thực tế.
	- Giúp các em có sự nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của môn học.
IV. KẾT LUẬN:
	Thực tế với một số phương pháp trên tôi thấy rất thiết thực. Vì nếu học sinh làm quen với đồ dùng trực quan sẽ giúp các em có kỹ năng thành thạo sử dụng lược đồ, tranh, ảnh, nhận xét trình bày diễn biến trên lược đồ,  sẽ giúp các em học tốt hơn, nhớ lâu hơn.
	Giúp HS nắm cơ bản kiến thức của bài sẽ phát huy tính tích cực, lòng say mê học tập của HS thông qua đồ dùng dạy học.
	Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy và học hỏi ở đồng nghiệp. Những kinh nghiệm này mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh phần sai sót, rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt hơn trong sự nghiệp giáo dục.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
	Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
Sách giáo khoa Lịch sử 6.
Sách giáo viên Lịch sử 6.
Sách phương pháp dạy học Lịch sử 6.
	Long Phú, ngày 28 tháng 10 năm 2008
	Người thực hiện
	Mã Quốc Việt

File đính kèm:

  • docSKKN LSu 6.doc