Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT Thuận An

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và công dân với pháp luật nói riêng, có thể sử dụng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau để lĩnh hội phần kiến thức bài học có hiệu quả. Để giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 khi học về phần “Công dân với pháp luật”, tôi lựa chọn các câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học, tiết học hoặc làm rõ một đơn vị kiến thức của bài để giúp học sinh phần nào ý thức được việc chấp hành pháp luật trong cuộc sống hằng ngày. Vì môn GDCD có vai trò quan trọng, trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi và nhân cách con người toàn diện.

 

docx18 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5056 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh tại trường THPT Thuận An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hội. Sự quan tâm đó, sẽ được chúng ta tìm hiểu rõ hơn trong những quy định của pháp luật về “quyền sáng tạo của công dân”.
Ví dụ ở bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Mục 2: Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước. 
Sau khi truyền đạt tri thức: Mọi công dân khi đã có điều kiện do pháp luật quy định để có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đăng kí kinh doanh. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh công dân cần phải được thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho mọi đối tượng, từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp: kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề mà pháp luật không cấm; Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật; Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung; Bảo vệ môi trường; Tuân thủ các quy định quốc phòng, an ninh trật tự xã hội
GV vận dụng tri thức bằng việc vận dụng câu chuyện pháp luật
Xử phạt Công ty cổ phần 3S hơn 12 triệu đồng
16/01/2012 - Sài Gòn giải phóng 
Xử phạt Công ty cổ phần 3S hơn 12 triệu đồng. Tối 13-1, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty cổ phần 3S, trụ sở tại 248 Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh (do ông Đỗ Văn Siết, SN 1950, ngụ tại Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh điều hành) phát hiện không có giấy chứng nhận hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp
(SGGP).- Tối 13-1, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty cổ phần 3S, trụ sở tại 248 Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh (do ông Đỗ Văn Siết, SN 1950, ngụ tại Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh điều hành) phát hiện không có giấy chứng nhận hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp
Đặc biệt, công ty này đã trực tiếp về các trạm y tế xã ở huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh xin giấy giới thiệu khống để khám bệnh và bán thực phẩm chức năng cho người dân trên 1,2 tỷ đồng. Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định xử phạt hành chính hơn 12 triệu đồng đối với Công ty cổ phần 3S vì hoạt động kinh doanh thực phẩm đa chức năng vi phạm pháp luật.
Được biết, Công ty cổ phần 3S chuyên kinh doanh các sản phẩm như thấu cốt hoàn (giúp mạnh cốt cường gân), bổ thận 3S, bổ phế 3S, Carepro For Baby (cốm sữa non giúp bổ sung kháng thể tự nhiên cho bé) 
GV hỏi: Trong câu chuyện trên công ty cổ phần 3S đã có hành vi vi phạm pháp luật nào? Vi phạm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân?
GV bằng nghệ thuật kể chuyện của mình giúp HS xử lí tốt các câu chuyện pháp luật, tức là giúp các em nắm được kiến thức bài học. Cách sử dụng này đặc biệt có hiệu quả đối với việc giáo dục ý thức và hành vi PL cho học sinh.
3.3. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để kiểm tra bài cũ
Để kiểm tra bài cũ của phần 1 và 2 của bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân, GV có thể kể qua câu chuyện của hai em HS: Hồ Văn Anh Kim(lớp 9/1) và Nguyễn Hoàng Phi Long(lớp 8/1), trường THCS Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng chế ra máy lọc nước biển thành nước ngọt (Phụ lục 1). 
 Qua đó, GV hỏi HS. Câu chuyện trên đang muốn nhắc đến quyền nào của công dân mà các em đã học? HS trả lời câu hỏi là quyền sáng tạo của công dân và trên cơ sở đó, GV đặt câu hỏi tiếp theo. Vậy quyền sáng tạo của công dân là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Qua câu trả lời của HS, giáo viên chốt lại ý chính để khắc sâu kiến thức bài cũ cho học sinh giúp các em nhớ lâu hơn thông qua các câu chuyện gần gũi nhất. Hay khi kiểm tra bài cũ của bài 6, GV bằng cách cho HS xem một đoạn video về nữ sinh đánh nhau ở trường THCS Trần Phú mà xôn xao dư luận và trên các mạng xã hội như face và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Theo em hành vi của các học sinh nữ đó đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân? Nếu em là người chứng kiến sự việc trên em sẽ làm gì?
3.4. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để ôn tập, củng cố bài học
Đây là hình thức sử dụng các câu chuyện pháp luật sau khi kết thúc bài học,GV kể cho HS nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp với bài học, trong đó nhấn mạnh đến những chi tiết thể hiện kiến thức của bài học để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho HS.
Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện; đồng thời, làm cho giờ học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng, đón chờ giờ học sau của học sinh. Ví dụ: Để củng cố kiến thức bài 8 - lớp 12: "Pháp luật với sự phát triển của công dân", giáo viên có thể kể câu chuyện: Nghị lực biến điều không thể thành có thể
Cù Hữu Hoàng sinh năm 1992, hiện tại gia đình em đang song tại một căn nhà trong ngõ nhỏ trên đường cầu Giấy, Hà Nội. Cù Hữu Hoàng mắc chứng nhược cơ bầm sinh. Số phận không may mắn nhưng Hoàng chưa từng buồn hay tuyệt vọng vì bệnh tật. Trong suốt 3 năm học trung học phổ thông, Cù Hữu Hoàng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11, Hoàng đoạt giải nhất môn vật lý cụm Từ Liêm - cầu Giấy, Hà Nội. Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Hoàng đoạt danh hiệu Thủ khoa khối A Trường Đại học Công nghệ Hà Nội với 27,5. Trong 3 môn thi, Hoàng đạt điểm cao nhất là môn Hóa học. Trước đó, Hoàng đã là một trong những sinh viên xuất sắc nhất toàn quốc được Trường Đại học FPT trao học bổng toàn phần Nguyễn Văn Đạo.Đầu năm 2012, Cù Hữu Hoàng là thành viên của lớp SEO 607 đã được vinh danh với danh hiệu Cóc vàng - một danh hiệu đáng mơ ước cho tất cả sinh viên đại học FPT. Khi đó, Hoàng đã đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm trung bình các học kỳ là 8,93 và điểm học kỳ gần nhất là 9,0....
( Báo Tin Mới ngày 19/09/2012)
Hỏi: Qua câu chuyện trên, chúng ta học được gì ở tấm gương Cù Hữu Hoàng? 
Gợi ý trả lời: Chúng ta thấy một nghị lực phi thường của chàng trai khuyết tật Cù Hữu Hoàng. Hoàng đã bỏ qua mặc cảm để tự vươn lên bằng chính nghị lực của mình, Hoàng đã khẳng định mình vẫn là con người có ích cho xã hội "tàn nhưng không phế". Qua đây, thể hiện rõ mọi công dân đều có quyền học tập, sáng tạo và phát triển không phân biệt, đối xử. Nhà nước và pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện để mọi công dân có quyền học tập và phát triển, để đưa đất nước ngày càng đổi mới. Một chàng trai như Cù Hữu Hoàng là một tấm gương cho chúng ta học tập. Tóm lại, khi giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện pháp luật khác nhau và những cách sử dụng câu chuyện để dạy học khác nhau. Giáo viên cần khai thác tối đa để nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 12.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Bằng cách lồng ghép đưa các câu chuyện pháp luật trong cuộc sống vào bài học tạo cho bài học trở nên sinh động, khắc sâu được kiến thức về giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, ngoài ra còn có ý nghĩa sâu sắc góp phần làm giàu vốn kiến thức cho học sinh về các điều luật, những việc làm cần khuyến khích và các hành vi vi phạm pháp luật cần loại bỏ. Hình thành ý thức pháp luật cho học sinh trong thời kỳ hội nhập với khu vực, với thế giới hiện nay. Thực hiện tốt đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là : « Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của Nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân » 
Thông qua những bài học bổ ích được rút ra từ các câu chuyện pháp luật có tính giáo dục cao, bản thân tôi nhận thấy:
Học sinh rất hứng thú học tập hơn khi tự mình tìm tòi các tình tiết và cách giải quyết, hiểu được vai trò cần thiết cần phải giáo dục ý thức pháp luật
Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh- học sinh là đối tượng trung tâm. Đã chuyển trọng tâm từ hoạt động của người dạy sang hoạt động của người học. 
 Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi 
thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
Phát huy cao khả năng làm việc theo nhóm, cá nhân,...và học sinh tự nhận thức được các vấn đề để trau dồi cho mình những kỹ năng sống tích cực ví như: kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, hợp tác, tư duy phê phán, phán đoán,...
Giờ học sôi nổi, có nhiều ý kiến khác nhau, có khi còn hơi đối lập nhau. Song kết quả cuối cùng là học sinh đều nhìn nhận, đánh giá đúng vấn đề, nội dung mà giáo viên muốn truyền thông điệp tới.
Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
Trên 90% học sinh có kết quả bộ môn đạt loại khá, giỏi trong các năm tôi công tác tại trường.
 	Học sinh đã hiểu được giá trị căn bản, cần thiết của pháp luật vì không có pháp luật thì trật tự xã hội sẽ không ổn định. Những hành vi chấp hành pháp luật được mang lại từ ý nghĩa của các câu chuyện mà giáo viên đã lựa chọn đều mang tính giáo dục cao.
Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người.àđể tự mình cố gắng phấn đấu, rèn luyện để trở thành những người công dân tốt, chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước. Từ đó có thái độ, tình cảm yêu quý con người, tôn trọng người khác, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của mình; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá, có thái độ thân thiện với môi trường. Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xã rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống...những hành động nhỏ đó nhưng ý nghĩa rất to lớn và có ý thức trong việc chung tay ứng phó với biển đổi khí hậu mà Việt Nam chúng ta là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề.
Có kĩ năng đánh giá hiện trạng pháp luật xung quanh, có phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc tuân theo các quy định của pháp luật.Có kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng sống có tổ chức, kỷ luật, kĩ năng phát hiện, phê phán và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong đời sống xã hội.
III. KẾT LUẬN
 Qua những năm tiến hành thực hiện quá trình giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh, đặc biệt là thông qua các câu chuyện có thật diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi nhận thấy rằng, ‎nhận thức ‎‎của học sinh về tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống của mỗi con người qua việc thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ngày càng được nâng cao, từ việc tuân thủ nội quy trường học, đến việc có ý thức cao trong quá trình tham gia giao thông như biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hay ngồi sau xe môtô, xe gắn máy khi được chở, Đó là kết quả không nhỏ từ việc định hướng, hình thành ý thức, bồi dưỡng tri thức pháp luật cho các em thông qua các tiết học giáo dục công dân. Giáo dục pháp luật là hoạt động giáo dục rất cần thiết cho mỗi người không chỉ là học sinh mà cho tất cả chúng ta. Bên cạnh đạo đức thì pháp luật cũng là một phương thức chính để điều chỉnh hành vi của con người. Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Bởi vậy, pháp luật luôn là yêu cầu không thể thiếu của xã hội đối với mỗi người. Vì thế, qua đây tôi rất mong ngành giáo dục cung cấp thêm nhiều tài liệu hơn nữa về giáo dục pháp luật, tích hợp pháp luật trong nhà trường, và tiếp tục tổ chức các cuộc thi tìm hiểu như về Hiến pháp, về an toàn giao thong,..., tổ chức thêm các cuộc thi như tìm hiểu các câu chuyện pháp luật để giáo dục ý thức chấp hành và thực hiện pháp luật cho học sinh. Đồng thời để tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh, gắn việc giáo dục pháp luật theo Nghị quyết 29 trong đó chú ý đến việc hình thành tri thức pháp luật và ý thức công dân. 
Việc sử dụng các câu chuyện pháp luật trong bài dạy GDCD 12 sẽ giúp 
học sinh thích học bộ môn này,tránh tình trạng học thụ động thầy, cô đọc trò chép. Có làm được như vậy tôi tin chắc học sinh sẽ ham học môn GDCD nói chung và công dân 12 nói riêng, tránh hiện tượng coi thường môn học. Qua đó góp phần giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của công dân, để các em trở thành những công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi qua việc sử dụng các câu chuyện pháp luật trong bài dạy giáo dục công dân 12 Từ đó rút ra những kết luận chung, khái quát về việc sử dụng các câu chuyện pháp luật trong bài dạy để gây hứng thú trong giờ học môn giáo dục công dân trên lớp. Như vậy, bằng những câu chuyện có thật, học sinh sẽ hứng thú tìm tòi các tình tiết và cách giải quyết, phán đoán phù hợp với thực tiễn. Từ đó, giúp HS có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lí nhất.
Tuy nhiên, sẽ không có phương pháp hay hình thức nào là vạn năng và các câu chuyện về pháp luật nhằm giáo dục ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh, đặc biệt qua phần công dân với pháp luật ở chương trình Giáo dục công dân lớp 12, theo chủ quan của bản thân tôi là có hiệu quả. Nhưng có lẽ cùng với các phương pháp và hình thức giáo dục khác đang được sử dụng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và giáo dục ý thức pháp luật cho các em, thì thông qua những câu chuyện pháp luật như trên sẽ làm cho tri thức pháp luật dễ khắc sâu hơn vào tâm trí của người học, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nêu lên chính kiến của mình trong tiếp thu bài học. Giảng dạy phần “Công dân với pháp luật”, không chỉ là truyền thụ tri thức, hình thành thái độ, ý thức chấp hành và thực hiện theo pháp luật mà còn rèn luyện hành vi pháp luật cho học sinh, biến những tri thức pháp luật thành sức mạnh của mỗi con người khi tự do trong khuôn khổ của pháp luật, khi chấp hành và sống tôn trong pháp luật. Đồng thời biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, có kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
	TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tham khảo ở tủ sách Thư viên pháp luật 
2. Các báo: báo Dân Trí, báo pháp luật và đời sống,Công an
3. Thông qua các trang Web như: www.vnexpress.net, ngày 20/5/2013
4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo(số 29-NQ/TW, Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013) và Quyết định số 1928-Qđ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
5. SGK và sách giáo viên GDCD 12, Nhà xuất bản Giáo dục 2011 và một số tài liệu liên quan khác để phục vụ cho đề tài.
PHỤ LỤC 1
Lớn lên ở thôn 3, xã Điền Hòa, là một xã bãi ngang ven biển của huyện Phong Điền và thường xuyên phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn để sinh hoạt nên em Hồ Văn Anh Kim luôn nung nấu ý tưởng sáng chế một thiết bị để giúp đỡ bà con ngư dân trong thôn cải thiện nguồn nước. “Do nước giếng ở quê em thường bị nhiễm phèn nặng, nhất là vào mùa hạn trong khi nguồn nước biển lại dồi dào nhưng không sử dụng được nên từ khi còn học lớp 6, em đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị có thể lọc nước biển thành nước ngọt...”, Kim chia sẻ về ý tưởng độc đáo của mình.
Trong quá trình tìm tòi tài liệu, sách báo để nghiên cứu, Kim tình cờ gặp Nguyễn Hoàng Phi Long, là học sinh cùng Trường THCS Điền Hòa có chung ý tưởng. Thế là đầu tháng 6/2014, hai học sinh “trường làng” này đã bắt tay vào việc chế tạo thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt với số tiền 500 nghìn đồng xin từ gia đình. “Lúc mới bắt tay vào làm, tụi em gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị và nguyên liệu lẫn kinh phí... Nhưng được sự động viên của bố mẹ, bạn bè và các thầy cô giáo trong trường nên chỉ sau một tháng, tụi em đã hoàn thành sản phẩm chế tạo như mong đợi”, em Long chia sẻ niềm vui.
Long cho biết, thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bao gồm các bộ phận: Một gương cầu lõm phản xạ được gắn trên giá đỡ; một bình chứa chất lỏng dẫn nhiệt gắn trên mặt nghiêng cố định; ống nhựa đường kính 2cm để dẫn nước...
Theo đó, khi cho nước biển vào bình chứa, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống bề mặt gương cầu lõm và phản xạ hội tụ để tạo ra nhiệt năng làm nước biển trong bình nóng lên rồi bay hơi. Thể tích nước ngưng tụ trên bề mặt nghiêng thu được chính là nước ngọt. Nếu cho 1m3 nước biển vào bình chứa kích thước 1,2m2 thì sau 8 giờ thiết bị hoạt động, sẽ thu được trên 0,95m3 nước ngọt.
Thầy giáo Nguyễn Văn Tám, giáo viên dạy Vật lý Trường THCS Điền Hòa nhận xét: “Mô hình lọc nước biển thành nước ngọt của hai em Kim và Long tuy không mới nhưng có khả năng ứng dụng vào thực tế rất cao. Có thể cung cấp nước ngọt cho các hộ dân ven biển thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt có thể trang bị trên các tàu cá đánh bắt xa bờ nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt do ngư dân thường ra khơi dài ngày...”.
Mới đây, trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật (KHKT) dành cho thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ VII- 2014, thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời của hai em vinh dự đạt giải 3 và được Ban Tổ chức chọn tham dự kỳ thi KHKT toàn quốc diễn ra tại Hà Nội trong thời gian tới. Và tôi tin chắc rằng, nếu sản phẩm của hai học sinh trên được các nhà khoa học quan tâm, đầu tư nghiên cứu thêm nữa và được ứng dụng rộng rãi thì nó sẽ là một dụng cụ hữu ích, giúp bà con ngư dân miền Trung khắc phục được tình trạng thiếu nước ngọt như hiện nay.
Theo vusta.vn
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT:
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
ĐIỂM:.. 
XẾP LOẠI: .
 TỔ TRƯỞNG
Thuận An, ngày 06 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Trần Thị Mỹ Lệ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
 CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK CỦA ĐƠN VỊ
NHẬN XÉT:
.. 
.. 
.. 
.. 
ĐIỂM:.. 
XẾP LOẠI: .
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK CỦA ĐƠN VỊ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK NGÀNH GD&ĐT
NHẬN XÉT:
.. 
.. 
.. 
..
ĐIỂM:.. 
XẾP LOẠI: .
CHỦ TỊCH HĐ KH-SK NGÀNH GD&ĐT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: Trường THPT Thuận An 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Họ và tên tác giả: Trần Thị Mỹ Lệ
2. Chức vụ (nhiệm vụ đảm nhiệm): Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường THPT Thuận An
4. Tên đề tài (SKKN): Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh lớp 12 trường THPT Thuận An..
5. Lĩnh vực (SKKN): Giáo dục công dân
STT
Nội dung
Điểm tối đa
Điểm GK thống nhất
1
Lý do chọn đề tài (đặt vấn đề, thực trạng, tính cấp thiết, tính đổi mới của đề tài)
10
2
Giải quyết vấn đề, nội dung của đề tài nêu ra
80
2.1. Tính mới và sáng tạo
25
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
21-25
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ tốt
16-20
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ khá
11-15
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ TB
6-10
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ thấp
1-5
2.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng
25
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ tốt
21-25
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ khá
16-20
- Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ TB
11-15
- Ít có khả năng áp dụng và nhân rộng
1-10
2.3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi của đề tài
30
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ tốt
26-30
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ khá
16-25
- Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ TB
11-15
- Ít có hiệu quả và áp dụng
1-10
3.
Hình thức trình bày (cấu trúc, ngôn ngữ, chính tả, văn phong, thể thức văn bản.)
10
TỔNG ĐIỂM:
Xếp loại:
Nhận xét chung: 
.	
	 ,ngày.tháng.năm. 
Giám khảo 1	 	 Giám khảo 2	 Chủ tịch Hội đồng	
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxSang_kien_kinh_nghiem.docx
Sáng Kiến Liên Quan