Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các hình vẽ từ sách giáo khoa để xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển khả năng tư duy và kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa học

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo

dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là, trong quá

trình giảng dạy, người giáo viên phải chuyển từ dạy học nặng về truyền đạt kiến

thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình

thành năng lực. Bên cạnh đó hình thức kiểm tra – đánh giá cũng cần được đổi

mới từ kiểm tra trí nhớ sang đánh giá khả năng vận dụng kiến thức.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình,

nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện

đại; ”

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khó XI về đổi mới căn bản, toàn điện giáo

dục và đào tạo:“ khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, ”

Đặc trưng môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Từ đó phương pháp

giảng dạy chủ yếu phải được dựa vào các thí nghiệm.

Các dạng bài tập cần được bổ sung hình vẽ, mô hình để phát triển các năng

lực cơ bản cho học sinh về thực tiễn, thực hành thí nghiệm cũng như các kĩ năng

suy luận, phân tích, tổng hợp.

Trong các kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm học 2013 – 2014 đã xuất

hiện những câu hỏi liên quan đến hình vẽ, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực

tổng hợp.

Tuy nhiên, lượng bài tập về chủ đề này còn ít ỏi, khó tìm thấy trong các sách

tham khảo. Đa số các học sinh vẫn còn yếu về dạng bài tập có hình vẽ.

pdf56 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7453 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các hình vẽ từ sách giáo khoa để xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển khả năng tư duy và kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong 
bình sau phản ứng, Fe xếp ở lớp dưới. 
Bài tập 41. Từ hình (23), có các phát biểu sau đây: 
(1) Phản ứng xảy ra trong hình vẽ là phản ứng nhiệt nhôm. 
(2) Phản ứng xảy ra trong hình vẽ là phản ứng oxi hóa – khử. 
(3) Chất X có tính lưỡng tính. 
(4) Chất Y là Fe. 
(5) Hỗn hợp Al và Fe2O3 gọi là hỗn hợp tecmit dùng để hàn gắn đường ray. 
(6) Dải băng Mg là chất xúc tác của phản ứng. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 
Trả lời: C 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 38 
Hình (24) được sử dụng cho bài tập 42, bài tập 43 
Bài tập 42. Quan sát hình (24) 
 a. Cho biết hình (24) mô tả thí nghiệm của phản ứng gì, ứng với chất nào? 
 b. Xác định chất tan có trong dung dịch X. Viết phương trình hóa học minh 
họa. 
Trả lời: 
 a. Phản ứng thủy phân xenlulozơ. 
 b. Chất tan gồm glucozơ và H2SO4. 
Bài tập 43. Thí nghiệm trong hình vẽ (24) mô tả 
 A. phản ứng thủy phân saccarozơ, chất tan trong dung dịch X là glucozơ và 
H2SO4. 
 B. phản ứng thủy phân tinh bột, chất tan trong dung dịch X là glucozơ và 
H2SO4. 
 C. phản ứng thủy phân xenlulozơ, chất tan trong dung dịch X là glucozơ và 
H2SO4. 
 D. phản ứng màu biurê của tinh bột, chất tan trong dung dịch X là phức chất 
của glucozơ và H2SO4. 
Trả lời: C 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 39 
Bài tập 44. Quan sát hình (25) 
 a. Hình (25) mô phỏng thí nghiệm gì? 
 b. Với cách bố trí đó, ta có thể phân tích được những nguyên tố nào? 
 c. Xác định chất X, chất Y. Nêu hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm. 
Trả lời: 
 a. Phân tích định tính. 
 b. Nguyên tố C, H. 
 c. Chất X là CuSO4 khan màu trắng, sau một thời gian chuyển thành màu 
xanh (CuSO4.5H2O) chứng tỏ có H. Dung dịch Y là Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 sau 
một thời gian xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có C. 
Hình (26) được sử dụng cho bài tập 45, bài tập 46 
Bài tập 45. Quan sát hình (26) 
 a. Hình vẽ (26) mô tả quá trình gì? 
 b. Thay dấu +, - vào 2 dấu ? trong hình vẽ. 
 c. Xác định tên của điện cực X, Y và các chất sinh ra tương ứng ở 2 điện cực 
đó. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 40 
 d. Viết phương trình đã xảy ra. 
Trả lời: 
 a. Điện phân điện cực trơ dung dịch CuSO4. 
 b. Bên trái là dấu (-), bên phải là (+) 
 c. X là catot sinh ra Cu, Y là anot sinh ra O2 (bay lên) và H2SO4 (ở lại trong 
dung dịch). 
Bài tập 46. Từ hình (26), có các phát biểu sau: 
(1) Hình vẽ trên mô tả sự điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ. 
(2) Hình vẽ trên mô tả sự điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực tan. 
(3) X là catot, sản phẩm sinh ra là Cu. 
(4) Y là catot, sản phẩm sinh ra là H2. 
(5) Sau một thời gian điện phân, pH của dung dịch sẽ giảm xuống. 
Những phát biểu đúng là 
 A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (4). 
Trả lời: A 
Hình (27) được sử dụng cho bài tập 47, bài tập 48, bài tập 49, bài tập 50 
Bài tập 47. Quan sát hình (27) 
 a. Hình (27) mô tả hiện tượng gì? 
 b. Cho 2 kim loại là Cu và Fe. Xác định X và Y trong thí nghiệm trên. 
 c. Mô tả thí nghiệm. Giải thích vì sao dung dịch NaCl trung tính lại có thể “ăn 
mòn” Fe. 
Trả lời: 
 a. Ăn mòn điện hóa học. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 41 
 b. X là Fe, Y là Cu. 
 c. Ban đầu chưa có dây dẫn, không có hiện tượng. Khi nối dây dẫn, thanh Fe 
bị mòn dần. Nếu có điện kế trên dây thì kim điện kế bị lệch. 
NaCl là dung dịch điện li có thể dẫn điện. 2H2O + O2 + 4e  4OH- 
Bài tập 48. Quan sát hình (27). Nếu kim loại X là Fe thì kim loại Y là 
 A. Zn. B. Mg. C. Cu. D. Na. 
Trả lời: C 
Bài tập 49. Quan sát hình (27). Nếu kim loại Y là Cu thì kim loại Y không thể 
là 
 A. Zn. B. Al. C. Fe. D. Ag. 
Trả lời: D 
Bài tập 50. Quan sát hình (27). Nếu kim loại Y là Cu thì kim loại Y không thể 
là 
 A. Zn. B. Ba. C. Al. D. Fe. 
Trả lời: B 
Bài tập 51. Quan sát hình (28) 
 a. Nêu 2 kết luận ngắn gọn được rút ra từ thí nghiệm của hình vẽ (28). 
 b. Nêu thêm 1 ứng dụng của hiện tượng đó trong thực tế mà em biết. 
Trả lời: 
 a. Trường hợp (1) Fe nguyên chất có thể bị ăn mòn hóa học, Fe có lẫn tạp chất 
(C, Sn,) có thể bị ăn mòn điện hóa học. Trường hợp (2) có xảy ra ăn mòn điện 
hóa học trong đó Zn bị ăn mòn. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 42 
Có thể bảo dùng hiện tượng ăn mòn điện hóa để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn 
mòn. 
 b. Dùng các thanh Zn gắn vào vỏ tàu bằng thép. 
Bài tập 52. Quan sát hình (29) 
 Hai bình như nhau, bình A chứa 0,5 lít dung dịch axit clohiđric 2,0 M, bình B 
chứa 0,5 lít axit axetic 2,0 M được bịt kín bởi 2 quả bóng cao su như nhau. Hai 
mẫu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng lúc. Kết quả sau 1 phút và 
sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện như hình (38). Hãy quan sát, 
viết các phương trình hóa học và giải thích. 
Trả lời: 
 nCH3COOH = nHCl = 1 mol. Lượng Mg như nhau. 
 2CH3COOH + Mg  (CH3COO)2Mg + H2 
 2HCl + Mg  MgCl2 + H2 
 a. Sau 1 phút, quả bóng từ bình A căng nhiều hơn quả bóng ở bình B chứng tỏ 
lượng khí H2 sinh ra nhiều hơn. Giải thích: Do HCl là axit mạnh, phân li 1 chiều 
nên lượng H+ tại cùng thời điểm 1 phút sẽ nhiều hơn, nên phản ứng nhanh hơn. 
 b. Sau 10 phút, phản ứng kết thúc, lượng khí sinh ra là như nhau nên hai quả 
bóng to bằng nhau. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 43 
2.2.4. Bài tập về các thao tác, dụng cụ trong hóa học hữu cơ 
Hình (30) được sử dụng cho bài tập 53, bài tập 54, bài tập 55 
Bài tập 53. Quan sát hình (30) 
 a. Xác định phương pháp tinh chế được mô tả ở hình (30). Khi nào sử dụng 
phương pháp đó? 
 b. Gọi tên thiết bị chứa chất a, b và thiết bị chứa chất lỏng chảy xuống. 
 c. So sánh khối lượng riêng của chất a và chất b. 
Trả lời: 
 a. Phương pháp chiết. Dùng để tách 2 chất lỏng không hòa tan vào nhau. 
 b. Thiết bị chứa a, b là phễu chiết, chứa chất lỏng chảy xuống là lọ tam giác. 
 c. Khối lượng riêng của a nhỏ hơn b nên phân thành lớp phía trên. 
Bài tập 54. Ở hình (30), hai chất (a) và (b) không thể là 
 A. nước và ancol. B. nước và dầu ăn. 
 C. nước và xăng. D. benzen và nước. 
Trả lời: A 
Bài tập 55. Ở hình (30), hai chất (a) và (b) lần lượt là 
 A. nước và ancol. B. nước và dầu ăn. 
 C. dầu ăn và nước. D. ancol và nước. 
Trả lời: C 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 44 
Bài tập 56. Quan sát hình (31) 
 a. Xác định phương pháp tinh chế được mô tả ở hình (30). Khi nào sử dụng 
phương pháp này? 
 b. Dựa vào hình vẽ, mô tả các bước của phương pháp. 
Trả lời: 
 a. Phương pháp kết tinh. Khi cần tách chất rắn tinh khiết ra khỏi hỗn hợp 
nhiều chất rắn. 
 b. Bước 1. Chọn dung môi thích hợp hòa tan chất cần tách, lọc lấy dung dịch 
thu chứa chất cần tinh chế. 
 Bước 2. Làm lạnh để kết tinh sản phẩm. 
 Bước 3. Lọc lại trên máy hút chân không. 
Bài tập 57. Quan sát hình (32) 
Hình (32) mô tả thí nghiệm đun hồi lưu để thực hiện phản ứng este hóa giữa 
ancol etylic và axit axetic điều chế etylaxetat. 
 a. Nêu các dụng cụ cần có trong thí nghiệm trên. 
 b. Dụng cụ nào đã tạo nên sự “hồi lưu”? 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 45 
 c. Vì sao cần phải đun hồi lưu hỗn hợp? 
Trả lời: 
a. Bình cầu, ống sinh hàn, đèn cồn. 
b. Dụng cụ tạo nên sự hồi lưu là ống sinh hàn. 
c. Phản ứng este hóa xảy ra khá lâu. Trong quá trình đun nóng, ancol, axit và 
este đều dễ bay hơi. Nếu để hở nắp bình cầu thì sẽ bay mất, nếu đậy kín thì 
lượng khí tăng lên, làm tăng áp suất và vỡ bình cầu. 
 Vì vậy lắp sinh hàn để hỗn hợp khí vẫn được bay lên nhưng khi gặp ống sinh 
hàn, khí sẽ ngưng tụ thành chất lỏng chảy xuống bình cầu tiếp tục phản ứng. 
 Thực tế nếu 1 ống sinh hàn không đủ để giữ hỗn hợp khí, ta có thể thay bằng 
ống sinh hành xoắn hoặc ghép nối nhiều sinh hàn liên tiếp. 
Hình (33) được sử dụng cho bài tập 58, bài tập 59, bài tập 60 
Bài tập 58. Quan sát hình (33) 
Sau khi điều chế etyl axetat bằng phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit 
axetic, người ta tinh chế etyl axetat từ hỗn hợp các chất theo sơ đồ hình (33). 
 a. Xác định tên phương pháp đó. 
 b. Xác định tên các thiết bị: a, b, c, d, g. Giải thích vai trò của từng thiết bị 
trong sơ đồ. 
 c. Xác định thành phần (các) chất có trong bình b và bình g. 
Trả lời: 
 a. Phương pháp chưng cất. 
 b. a là đèn cồn, b là bình cầu, c là nhiệt kế, d là ống sinh hàn, g là lọ tam giác. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 46 
 c. Bình b gồm: axit axetic và ancol etylic còn dư, H2SO4 là chất xúc tác, etyl 
axetat là sản phẩm của phản ứng. Do etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp nhất nên sẽ 
bay ra đầu tiên khi đun nóng. Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ và xác định thời 
điểm este bay hơi và hết este. Bình g chứa etyl axetat. 
Bài tập 59. Hình (33) minh họa cho phương pháp 
 A. chưng cất. B. chiết. C. kết tinh. D. sắc kí. 
Trả lời: A 
Bài tập 60. Sau khi điều chế etyl axetat bằng phản ứng este hóa giữa ancol 
etylic và axit axetic, người ta tinh chế etyl axetat từ hỗn hợp các chất theo sơ đồ 
hình (33). Sau khi tinh chế etyl axetat 
 A. được giữ lại trong bình b, còn ancol etylic và axit axetic chuyển sang lọ g 
vì etylaxetat có nhiệt độ sôi cao nhất trong 3 chất. 
 B. được chuyển sang lọ g, còn còn ancol etylic và axit axetic được giữ lại 
trong bình b vì etylaxetat có nhiệt độ sôi thấp nhất trong 3 chất. 
 C. thoát ra ngoài từ nhánh trên của ống sinh hàn, còn ancol etylic và axit 
axetic chuyển sang lọ g vì etylaxetat dễ bay hơi. 
 D. giữ lại trong ống sinh hàn, ancol etylic và axit axetic chuyển sang lọ g vì 
etylaxetat có nhiệt độ sôi cao nhất trong 3 chất. 
Trả lời: B 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 47 
Bài tập 61. Quan sát hình (34) 
Hình (34) biểu diễn thí nghiệm điều chế nitrobenzen. 
a. Xác định thành phần của hỗn hợp Y. Viết phương trình hóa học xảy ra. 
 b. Nêu vai trò của máy khuấy và ống X. 
 c. Nêu hiện tượng của phản ứng. 
Trả lời: 
 a. Hỗn hợp Y là HNO3 và H2SO4 đặc. 
 b. Máy khuấy giúp hóa chất được trộn đều và tiếp xúc nhau dễ dàng hơn. Ống 
X là ống sinh hàn giúp giữ lại benzen không bị bay hơi. 
 c. Sau một thời gian, dung dịch xuất hiện chất màu vàng là nitrobenzen. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 48 
2.2.5. Các bài tập về phân tích và chuẩn độ 
Hình (35) được sử dụng cho bài tập 62, bài tập 63 
Bài tập 62. Quan sát hình (35) 
 Hình (35) biểu diễn sơ đồ điều chế và thử tính chất của khí CO2. Xác định các 
hóa chất có trong nhánh 1, nhánh 2. Giải thích quá trình thí nghiệm. 
Trả lời: Nhánh 1 chứa dung dịch muối cacbonat. Nhánh 2 chứa lượng dư nước 
vôi trong. Cho axit vào nhánh 1 rồi đậy nắp cao su. Sau một thời gian sẽ thấy 
dung dịch ở nhánh 2 hóa đục. 
Bài tập 63. Hình (35) biểu diễn sơ đồ điều chế và thử tính chất của khí X. 
Nhánh 1 chứa dung dịch X, nhánh 2 chứa dung dịch Y. Vậy X, Y, Z lần lượt là 
 A. Cl2, HCl, Na2CO3. B. CO2, K2CO3, Ca(OH)2. 
 C. CO2, CaCO3, Ba(OH)2. D. SO2, Ca(OH)2, BaCO3. 
 Trả lời: B 
Bài tập 64. Quan sát hình (36) 
 a. Nêu tên dụng cụ hình vẽ (36). 
 b. Cho biết tác dụng của dụng cụ đó trong quá trình chuẩn độ. 
Trả lời: 
 a. Buret. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 49 
 b. Chứa dung dịch chuẩn, giúp ta xác định chính xác thể tích của dung dịch 
chuẩn đã được sử dụng. 
Bài tập 65. Quan sát hình (37) 
 a. Nêu tên dụng cụ hình vẽ (33). So sánh sự khác nhau của 2 dụng cụ đó. 
 b. Dụng cụ nào được dùng trong quá trình chuẩn độ axit bazơ, chuẩn độ 
pemanganat? Giải thích. 
Trả lời: 
 a. Buret, buret thứ 2 trong suốt, buret thứ 1 màu nâu. 
 b. Buret trong suốt dùng chuẩn độ axit – bazơ, buret nâu dùng chuẩn độ 
pemanganat vì KMnO4 dễ bị phân hủy khi tiếp xúc ánh sáng. 
Bài tập 66. Quan sát hình (38) 
 a. Nêu tên dụng cụ hình vẽ (38). 
 b. Cho biết tác dụng của dụng cụ đó trong quá trình chuẩn độ. 
Trả lời: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 50 
 a. Pipet. Pipet 1 là pipet không chia độ dùng xác định 1 thể tích xác định. 
Pipet 2 là pipet có chia độ dùng để lấy những thể tích khác nhau. 
 b. Pipet dùng để lấy hóa chất (thường là dung dịch chất cần chuẩn). 
Bài tập 67. Quan sát hình (39) 
 a. Thiết bị được sử dụng ở hình (39) là gì? Nêu vai trò của thiết bị đó trong 
quá trình chuẩn độ. 
 b. Xác định cách đọc thể tích trong hình (39), cách a hay cách b? Từ đó rút ra 
kết luận. 
Trả lời: 
 a. Ống đong. Dùng để lấy hóa chất trong 1 thể tích độ chính xác không quá 
cao. 
 b. Cách b chính xác. Phải đặt mắt vuông góc với tiếp tuyến mặt khum. 
Hình (40) được sử dụng cho bài tập 68, bài tập 69 
Bài tập 68. Quan sát hình (40) 
 a. Thao tác thực hiện trong hình (40) được gọi là gì? 
 b. Để xác định nồng độ của dung dịch HCl, người ta dùng dung dịch NaOH 
0,1M làm dung dịch chuẩn. Xác định vị trí của NaOH và HCl tương ứng với 
dung dịch X và Y trên hình vẽ. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 51 
 c. Mô tả thao tác thí nghiệm trên hình để xác định được được nồng độ của 
HCl. 
Trả lời: 
 a. Chuẩn độ. 
 b. Dung dịch HCl là dung dịch cần chuẩn (dung dịch Y) nằm ở lọ tam giác có 
pha sẵn vài giọt phenolphtalein. Dung dịch NaOH là dung dịch chuẩn (dung 
dịch X) nằm ở buret. 
 c. Dùng pipet hút 10 ml dung dịch HCl cho vào lọ tam giác có pha sẵn vài 
giọt phenolphtalein. 
 Cho dung dịch NaOH 0,1M vào buret. 
 Mở khóa buret (bằng ngón tay trỏ và ngón cái tay trái) sao cho dung dịch 
NaOH nhiễu thành giọt, lắc đều bằng tay phải. 
 Khi nào 1 giọt NaOH làm dung dịch ở lọ tam giác hóa hồng thì khóa lại. Đọc 
thể tích của dung dịch NaOH (VNaOH) trên buret và dùng công thức 
 0,1.VNaOH = 10. CHCl  CHCl = (0,1.VNaOH)/10 
Bài tập 69. Hình (40) mô tả thí nghiệm chuẩn độ để xác định nồng độ của dung 
dịch HCl bằng dung dịch chuẩn là NaOH. Vậy (X) và (Y) lần lượt là 
 A. NaOH có nồng độ xác định; HCl. 
 B. HCl, NaOH có nồng độ xác định. 
 C. NaOH, HCl chưa rõ nồng độ. 
 D. HCl có nồng độ xác định, NaOH. 
Trả lời: A 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 52 
2.2.6. Các bài tập về cấu tạo chất 
Bài tập 70. Quan sát hình (41) 
 a b 
Hình (41) là mô hình của 2 dạng thù hình của nguyên tố X. 
 a. Dạng thù hình là gì? 
 b. Xác định nguyên tố X và tên gọi của 2 dạng thù hình đó. 
c. Ở nhiệt độ thường, X mà ta thường thấy tồn tại dạng a hay b? 
Trả lời: 
 a. Dạng thù hình là các dạng tồn tại khác nhau của cùng một nguyên tố hóa 
học. 
 b. X là lưu huỳnh. Dạng a là lưu huỳnh đơn tà (Sβ); còn b là lưu huỳnh tà 
phương (Sα). 
 c. Ở nhiệt độ thường, Lưu huỳnh tồn tại dạng tà phương. 
Bài tập 71. Quan sát hình (42) 
Tên của các kiểu mạng tinh thể a, b, c lần lượt là 
 A. lập phương tâm khối, lập phương tâm diện, lục phương. 
 B. lập phương tâm khối, lục phương, lập phương tâm diện. 
 C. lập phương tâm diện, lập phương tâm khối, lục phương. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 53 
 D. lục phương, lập phương tâm diện, lập phương tâm khối. 
Trả lời: A 
Hình (43) được sử dụng cho bài tập 72, bài tập 73 
Bài tập 72. Kiểu mạng tinh thể ứng với hình (43) là 
 A. lập phương tâm khối. B. lập phương tâm diện. 
 C. lục phương. D. tinh thể ion. 
Trả lời: A 
Bài tập 73. Các kim loại có kiểu mạng tinh thể như hình (43) là 
 A. Cu, K, Na. B. Li, K, Ca. C. Na, Ca, Ba. D. K, Na, Ba. 
Trả lời: D 
Hình (44) được sử dụng cho bài tập 74, bài tập 75 
Bài tập 74. Kiểu mạng tinh thể ứng với hình vẽ (44) là 
 A. lập phương tâm khối. B. lập phương tâm diện. 
 C. lục phương. D. tinh thể ion. 
Trả lời: B 
Bài tập 75. Các kim loại có kiểu mạng tinh thể như hình (44) là 
 A. K, Na, Ba. B. Li, K, Ca. C. Ca, Sr, Cu. D. Na, Ca, Ba. 
Trả lời: C 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 54 
KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
- Theo yêu cầu của dạy học Hóa học trong thời đại mới, cần chuẩn bị một hệ 
thống bài tập hóa học sử dụng hình vẽ, bảng số liệu có chất lượng vừa có vai trò 
truyền thụ nội dung hóa học, vừa giúp học sinh rèn luyện tư duy, say mê học 
tập, nghiên cứu khoa học từ đó mới gắn được kiến thức khoa học vào đời sống 
thưc tế. 
- Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ 
ban đầu đặt ra 
. Hệ thống lại các khái niệm về hình vẽ, vai trò và tác dụng của hình vẽ. 
. Tổng hợp và phân loại các hình vẽ trong sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 
12 thuộc các chương trình chuẩn và nâng cao. 
. Suy nghĩ, đặt câu hỏi cho từng hình vẽ. 
. Scan lại hình vẽ và dùng photoshop xử lí (độ sáng, tối, bôi bớt chữ, thêm 
các chữ cái để đặt thành câu hỏi). 
. Phân loại và chia thành từng dạng câu hỏi và hình vẽ. 
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã có kết quả thực hiện 
công việc như sau: 
. Scan và xử lí lại được 44 hình vẽ từ sách giáo khoa của 3 khối 10, 11, 12 
thuộc các chương trình cơ bản và nâng cao. 
. Phân loại các hình vẽ thành 6 dạng: 
* Điều chế 
* Sản xuất hóa học 
* Chứng minh tính chất – định luật – hiện tượng 
* Thao tác và dụng cụ trong Hóa học hữu cơ 
* Phân tích và chuẩn độ 
* Cấu tạo chất 
. Đưa ra được 75 bài tập dựa vào các hình vẽ trong đó 
* Tự biên soạn 74 bài tập, sử dụng 01 câu từ sách giáo khoa (bài tập 52). 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 55 
* Biên soạn 43 bài tập tự luận và 31 bài tập trắc nghiệm khách quan. 
* Tất cả bài tập đều có câu trả lời ngắn gọn. 
- Đề tài được chúng tôi bắt đầu sử dụng và đưa vào giảng dạy năm học 2014 – 
2015 và bước đầu đạt kết quả, học sinh nắm bắt được chính xác các dụng cụ, 
thao tác tiến hành các thí nghiệm không có điều kiện thực hành trong phòng thí 
nghiệm. Thông qua các bài tập có hình vẽ, các em phát triển năng lực tư duy, 
tổng hợp. Làm được các bài tập có hình vẽ trích từ các đề thì tuyển sinh đại học, 
cao đẳng của Bộ giáo dục – đào tạo. 
2. Hướng phát triển của đề tài 
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi về cả hình thức và nội dung. 
- Tiếp tục khai thác các kênh hình vẽ để có nhiều hình vẽ hơn bổ sung cho hệ 
thống bài tập và ngân hàng bài kiểm tra. 
- Tìm hiểu và sử dụng thêm nhiều phần mềm vẽ hình để phục vụ cho quá 
trình biên soạn và giảng dạy. 
 Tiền Giang, ngày 02 tháng 3 năm 2015 
 Người viết 
 Lê Huỳnh Phước Hiệp 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – MÔN HÓA HỌC THPT Năm học: 2014 - 2015 
GV thực hiện: Lê Huỳnh Phước Hiệp Trang 56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cao Cự Giác, Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hóa học – tập 1 – Hóa vô 
cơ, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009 
2. Nguyễn Cương, Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, NXB Vụ Giáo 
dục, 1995 
3. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, NXB Giáo Dục TP.HCM, 2001 
4. Trịnh Văn Biều, Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP TPHCM, 2004 
5. Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 thuộc chương trình chuẩn, nâng cao, 
NXB Giáo Dục Việt Nam, 2011. 
6. Đề tuyển sinh Đại học khối A, khối B, Cao Đẳng năm 2014. 
7. Đỗ Thị Bích Ngọc, Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng rèn luyện kiến thức – kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 
nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực”, 2010 
8. Võ Thị Kiều Hương, Luận văn thạc sĩ “Xây dựng hệ thống bài tập có sử 
dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị - hóa học 11 nâng cao”, 2012 

File đính kèm:

  • pdfSKKN_2014_2015_he_thong_bai_tap_thuc_hanh_thi_nghiem.pdf
Sáng Kiến Liên Quan