Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các di tích cách mạng tỉnh Đắk Lắk trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

Trong hệ thống các môn học ở trường Trung Học Cơ Sở (THCS), dạy học lịch sử có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục, của ngành, của Đảng.

 Để nâng cao chất lượng bộ môn, khắc phục tình trạng giảm sút chất lượng môn học. Đặc biệt là trong những năm gần đây qua các kỳ thi tốt nghiệp, đại học chất lượng môn lịch sử là một trong những bộ môn có điểm rất thấp. Vậy nên việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học bộ môn Lịch Sử đối với cấp THCS nói riêng và các cấp học khác nói chung là rất cần thiết và mang tính cấp bách.

 Ở trường THCS Phan Đình Phùng phần lớn các em học sinh và đa phần các gia đình xem đây chỉ là một bộ môn học phụ, đứng sau các bộ môn Ngữ Văn, Toán, Vât Lý, Hóa Học.Nên các em chưa thực sự giành thời gian nhiều cho bộ môn. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu là từ quan điểm của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đã có từ trước. Đặc biệt là trong dạy học bộ môn Lịch Sử hiện nay của chúng ta vẫn còn khan hiếm đồ dùng trực quan, các em lĩnh hội kiến thức mới ở mức độ tư duy trừu tượng, tính trực quan sinh động còn hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn các em, dẫn đến sự mệt mỏi chán nản, bài học lịch sử giễ thành bài giáo huấn chính trị, các em sẽ bị thụ động trong qúa trình chiếm lĩnh kiến thức mới.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5342 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các di tích cách mạng tỉnh Đắk Lắk trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên qua việc học tập, tham gia lễ hội ở di tích lịch sử ngày một giảm dần, hoặc bị thay thế bằng những họat động tiêu cực khác. Những di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu này nếu không phải là những nhà chuyên môn thì cũng ít ai hiểu nơi đây đã diễn ra những sự kiện oai hùng gì ?
	Tình trạng các di tích lịch sử và tình hình sử dụng nêu trên gây nên những hậu quả xấu, ảnh hưởng không ít tới việc sử dụng, trong việc giáo dục nói chung và dạy học lịch sử ở trường THCS nói riêng. Điều này thể hiện ở các mặt sau: 
	+ Học sinh ít có cơ hội tiếp xúc, khai thác các nội dung lịch sử khoa học được phản ánh trong lịch sử. Nhiều lúc lại bị “hiện đại hóa” các di tích lịch sử do việc tôn tạo các di tịch lịch sử không được nguyên trạng 
	+ Nguy hiểm hơn là các em học sinh đang ở lứa tuổi muốn tìm tòi, ham khám phá những cái lạ, nên dễ bị ảnh hưởng của những tiêu cực do việc tổ chức lễ hội ở các di tích lịch sử như: cầu thần, bói toán...
	+ Hình thức và phương pháp sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung và trường THCS Phan Đình Phùng – Krông Búk nói riêng đang còn nghèo nàn. Hình thức phổ biến của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử là dùng các tư liệu di tích để minh họa cho bài học ở trên lớp đang còn rất hạn chế, chưa gây hứng thú, chưa lôi cuốn được học sinh đam mê môn học. 
	Từ đó, ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức, niềm tự hào dân tộc ít được phát huy trong những dịp tham quan, tham gia lễ hội ở di tích lịch sử.
	Hiện nay nhà nước và nhân dân ta được sự giúp đỡ cuả các tổ chức quốc tế, đã và đang làm hết mình để công việc gìn dữ, tôn tạo các di tích lịch sử của đất nước ngày càng được phong phú, sinh động hơn . Vị trí ý 
nghĩa của di tích trong đời sống nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng ngày càng được nâng cao.
2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
2.2.1. Di tích cách mạng với quá trình nhận thức lịch sử của học sinh THCS.
	Quy luật nhận thức lịch sử của học sinh như Lê in đã chỉ rõ “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn” 
	Di tích cách mạng là một trong những bộ phận của nguồn sử liệu vật chất, chính xác nhất. Là chứng từ gốc, các di tích cách mạng nói lên một cách sâu sắc trình độ phát triển kinh tế, chính trị và trình độ kỹ thuật của từng thời đại, từng dân tộc. Là một phương tiện quan trọng để góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, di tích được xem là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
	 Với tính chất những vật thật, minh chứng của lịch sử, các di tích cách mạng là cơ sở đề học sinh khôi phục quá khứ, làm cơ sở cho việc hình thành những biểu tượng cụ thể, chính xác về các sự kiện lịch sử quá khứ.
2.2.2 Di tích lịch sử với việc phát huy tính tích cực chủ động nhận thức trong dạy học lịch sử của học sinh THCS.
	 Như trên đã phân tích, di tích cách mạng là nguồn sử liệu vật chất quí hiếm, cung cấp nhiều kiến thức lịch sử cụ thể, chính xác. Vì vậy làm việc với di tích cách mạng, học sinh đã thực sự làm việc với nguồn sử liệu. 
Các em phải giải quyết nhiều vấn đề, huy động các kỹ năng, vận dụng nhiều kiến thức có liên quan đến di tích để nhận thức sâu sắc các sự kiện lịch sử.
	Trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phương tiện dạy học bộ môn còn nghèo nàn, phương pháp dạy học chưa được cái tiến tốt như hiện nay, việc sử dụng các di tích cách mạng trong dạy học lịch sử, lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THCS sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính độc lập sáng tạo, khắc phục tình trạng dạy chay theo kiểu “thầy đọc-trò ghi”.
 2.2.3 Di tích lịch sử với việc giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh THCS.
	Các di tích cách mạng giáo dục học sinh THCS lòng kính yêu, khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc, các chiến sỹ yêu nước, 
	Di tích cách mạng trên cả nước cũng như di tích lịch sử, cách mạng của địa phương phản ánh các sự kiện lịch sử làm cho học sinh yêu quí, tự hào về truyền thống anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động sáng tạo của quê hương mình.
	Di tích lịch sử cách mạng còn bồi dưỡng tính thẩm mỹ cho học sinh “ Dân tộc nào cũng phải chú ý, bảo vệ, khai thác đồng thời kết hợp với sáng tạo những giá trị thẩm mỹ, văn hóa truyền thống và hiện đại”. Hơn nữa các di tích này còn cung cấp cho học sinh những kiến thức về kỹ thuật kiến trúc, tính chất tôn giáo của xã hội có liên quan đến bài lịch sử.
	Tóm lại: Ý nghĩa giáo dục của việc sử dụng các di tích lịch sử, di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS là phát huy ưu thế, sở trường của bộ môn trong việc góp phần giáo dục thế hệ trẻ, truyền thống đạo đức, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng và của toàn thể dân tộc nói chung.
III. ÁP DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH
 SỬ LỚP 9 .
	Như vấn đề đã đặt ra ở trên, tôi tiến hành lồng ghép vào chương trình cụ thể như sau:
1. Các di tích và sự kiện lịch sử của di tích để lòng ghép vào từng mục, bài của SGK chương trình lớp 9 THCS như sau: 
TT
Các mục, bài SGK - 9
Di tích có liên quan
Sự kiện nội dung cơ bản liên quan đến di tích
1
Bài 21(I): Tình hình thế giới và Đông Dương.
- Ngục Dak mil (thị trấn Dak mil)
- Nơi giam giữ, đày ải các chiến sỹ cách mạng giai đoạn 1936-1943.
2
Bài 23 (III): Giành chính quyền trong cả nước
- Nhà số 04 – nguyễn Du – Ban Mê Thuột.
- Nhà số 57- Lý Thường Kiệt- Ban Mê Thuột.
- Trụ sở của ủy ban khởi nghĩa tỉnh Dăk Lăk trong cách mạng thàng 8/1945
- Lâm thời tỉnh Dăk Lăk trong cách mạng tháng 8 năm 1945. 
3
Bài 22 (II) (2): Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
- Nhà Đày Ban Mê Thuột ( số 18 Tán Thuật – Ban Mê Thuột)
- Cuối 1944 tại nơi đây đã thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản nhà tù gồm 10 đồng chí, do chiến sỹ Trần Hữu Dục làm bí thư.
4
Bài 29 (I) (3): Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- Buôn cháy (thuộc xã Eamro, huyện Cư M’gaR)
- Đồi Mậu Thân cao điểm 722, thôn Thọ Hoàng, xã Dăk Lăk-Dăk mil.
- Đây là buôn căn cứ CM tỉnh Dăk Lăk
- Địa điểm hy sinh tập thể của 300 chiến sỹ giải phóng quân trong chiến dịch Mậu Thân 1968
5
Bài 29 (III) (2): Chiến đấu chống chiến lược “VN hóa chiến tranh” 
- Tượng đài Mậu Thân Km 5, ngã ba Hòa Bình, phường Tân Hòa, Ban Mê Thuột.
- Điểm tưởng nhớ bà mẹ anh hùng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
6
Bài 28 (III) (2): Phong trào Đồng Khởi 
1959 – 1960.
- Hang đá buôn Dăk Tuôr – cư Pui – krông Bông.
- Hang 3 tầng xã Krông Nô huyện Lăk
- Là nơi căn cứ cách mạng của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ.
- Là căn cứ địa cách mạng của tỉnh từ năm 1958 – 1963
7 
Bài 30 (III) (2) 
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
- Đình Lạc Giao (số 45 Phan Bội Châu-Ban Mê Thuột)
- Đồi Chư Cúc
 (xã Eka Mút, 
huyện EaKar)
- Nơi khai khẩn đất đai đầu tiên của người kinh trên cao nguyên
- Nơi ra mắt ủy ban quân quản đầu tiên sau giải phóng năm 1975
- Địa điểm vào năm 1975, ta đã diệt 2 đại đội bảo an , bắn rơi máy bay chở chuẩn tướng tư lệnh F23 của Ngụy.
2. Phương pháp, cách thức lồng ghép.
 Cụ thể vào năm học 2009 – 2010 mặc dù tôi không dạy chương trình lịch sử 9, song tôi đã phối hợp và được sự giúp đỡ tận tình và đầy trách nhiệm của đồng nghiệp đó là giáo viên: Phan Thị Mến Thương – Dạy bộ môn Lịch Sử - GDCD trường THCS Phan Đình Phùng và một số giáo viên khác cùng bộ môn.
	Do điều kiện thời gian cũng như nhiều yếu tố khác không cho phép tôi diễn giải và trình bày cụ thể mọi vấn đề đã đưa ra ở trên. Vậy tôi chỉ trình bày cụ thể một vài vấ đề chi tiết để làm dẫn chứng cho việc lồng ghép cũng như kết quả đạt được sau khi lồng ghép.( Và đó cũng chính là biện pháp lồng ghép xuyên suốt cho vấn đề tôi đã đưa ra ở trên. Tuy nhiên trong quá trình lồng ghép, Tùy theo đối tượng HS của từng lớp, từng khóa học, từng địa phương và đặc biệt là tùy điều kiện cụ thể của từng đơn vị kiến thức của từng mục, bài, chương...Giáo viên có thể thay đổi sáng tạo, linh hoạt phương pháp lồng ghép cho phù hợp với tình hình cụ thể đó)
Ví dụ minh họa 1: Khi dạy bài 29 cụ thể là mục 3 của mục I. “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”(tr145-SGK-LS 9) Sau khi GV hướng dẫn HS khai thác, tìm hiểu và nẵm vững đến mảng đơn vị kiến thức thứ 3 của mục ( tức là tại Sài Gòn...). Tới đây GV dừng lại và phát vấn câu hỏi: Vậy trong cuộc tổng tiến công mậu thân 1968 ở Dăk Lăk-Dăk Nông của chúng ta có những sự kiện lịch sử nào? Di tích lịch sử cách mạng nào ở địa phương chúng ta ra đời trong thời kỳ này?
Ví dụ minh họa 2: Khi dạy bài 22 cụ thể là mục 2 của mục II . “Tiến tới tổng khới nghĩa tháng Tám năm 1945” (tr90 -SGK-LS 9) Tương tự như 
ví dụ 1. Sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức mới đó là: quá trình chuẩn bị mọi mặt của Đảng và toàn dân ta trên cả nước “báo động giờ hành động sắp tới”. Tới đây giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu gì về nhà đày Ban Mê Thuột? 
	Đây là một số câu hỏi không có tính bắt buộc học sinh phải trả lời, mà chỉ dừng lại ở mức độ là buộc học sinh phải tư duy. Như vậy đến đây toàn thể học sinh lớp học đang ở tư thế tư duy cao độ và sẵn sàng đón nhận vấn đề thuộc mảng kiến thức mà giáo viên mới phát vấn. Có thể đây là mảng kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh nhưng lại là vấn đề học sinh rất muốn tò mò và tìm hiểu những sự kiện lịch sử xầy ra ngay trên địa phương mình, thậm chí là có công sức, có sự hi sinh xương máu của người thân, của cha ông, của dòng họ mình ...
	Đúng lúc đó giáo viên truyền tải toàn bộ kiến thức thuộc nội dung câu hỏi đưa ra ở trên cho học sinh lĩnh hội, cụ thể: 
	Trong chiến dịch Mậu thân 1968 ở Đăk Lăk để giành lại nền độc lập, để đổi lấy hòa bình cho đất nước, 300 chiến sỹ giải phóng quân đã anh dũng hi sinh tại đồi Mậu Thân cao điểm 722, thôn Thọ Hoàng, xã Dăk Lăk-Dăk mil...Đến năm 1996 sở Văn hóa-thông tin tỉnh Dăk Lăk đã kiểm kê và xác định 23 di tích cách mạng trong đó có đồi Mậu Thân cao điểm 722...
Để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 và hưởng ứng cao trào 
 “kháng Nhật cứu nước”do Ban thường vụt Trung ương Đảng
 phát động. 
 	 Tại Nhà Đày Ban Mê Thuột ( số 18 Tán Thuật – Ban Mê Thuột) - Cuối 1944 tại nơi đây đã thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản nhà tù gồm 10 đồng chí do chiến sỹ, Trần Hữu Dục làm bí thư...
 	Từ kiến thức cụ thể và hết sức thực tế đó giáo viến giáo dục tư tưởng, tinh thần cho học sinh về sự hy sinh to lớn của cha ông ta, giáo dục sự bảo tồn và đề cao trách nhiệm đối với các di tích lịch sử, đặc biệt là các di tích cách mạng...
	Còn nếu sau khi giáo viên phát vấn câu hỏi nếu học sinh trả lời được vấn đề thì giáo viên cho học sinh tự trao đổi với nhau, tự khai thác và lĩnh hội kiến thức, sau đó giáo viên kết luận và giáo dục tư tưởng, tình cảm, kỹ năng cho học sinh...
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TIẾN HÀNH ÁP DỤNG VÀ KIỂM TRA HỌC SINH.
1. Hệ thống câu hỏi
- Chúng tôi đã soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá các em cụ thể như sau:
Câu 1. Qua sự kiện lịch sử “chính quyền xô viết Nghệ tĩnh” đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Em hãy cho biết liên quan đến di tích lịch sử nào sau đây ở Đắk Lắk ?
A. Hang đá Dăk Tuar;	B. Nhà đày Ban Mê Thuột;
C. Biệt điện Bảo Đại; 	D. Nhà số 57 Lý Thường Kiệt. 
( Đáp án đúng là câu B)
Câu 2. Sự kiện Phong Trào Đồng Khởi (1959-1960) theo em có liên quan đến những di tích lịch sử nào sau đây ?
A. Biệt điện Bảo Đại;	B. Đồn Điền Ca Đa.
C. Ngục Đắk Mil ; 	D. Hang đá Dăk Tuar.	
( Đáp án đúng là câu C)
Câu 3. Em hãy cho biết thành phó Ban Mê Thuột có di tích lịch sử cách mạng nào? 
A. Hang đá Dăk Tuar;	B. Nhà đày Ban Mê Thuột và Biệt điện Bảo Đại.
C. Đồn Điền Ca Đa; D. Ngục Đắk Mil .
( Đáp án đúng là câu B)
Câu 4. Tại huyện Đắk Mil - Đắk Nông có những di tích lịch sử cách mạng nào ?
A. Biệt điện Bảo Đại ;	B. Nhà đày Ban Mê Thuột.
C. Ngục Đắk Mil ;	D. Hang đá Dăk Tuar.	
( Đáp án đúng là câu D)
Câu 5. Tại huyện Krông Bông - Đắk Lắk có những di tích lịch sử cách mạng nào ?
A. Đồn Điền Ca Đa; 	 B. Biệt điện Bảo Đại.
C. Nhà số 57 Lý Thường Kiệt ; D. Hang đá Dăk Tuar
( Đáp án đúng là câu C)
2. kết quả đạt được
	- Kết quả kiểm tra trước khi lồng ghép nội dung đề tài vào chương trình lịch sử 9 của trường THCS Phan Đình Phùng năm học 2009 – 2010: Thời điểm tháng 9 năm 2009 tổng số học sinh khối 9 trường THCS Phan Đình Phùng là 138 em cụ thể :
Tổng số
Giỏi
Khá
T bình
Yếu
Kém
138
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
0
0
2
1,4
10
7,2
40
29,0
86
62,4
	- Kết quả kiểm tra sau khi lồng ghép nội dung đề tài vào chương trình lịch sử 9 của trường THCS Phan Đình Phùng năm học 2009 – 2010: Thời điểm tháng 3 năm 2010 tổng số học sinh khối 9 trường THCS Phan Đình Phùng là 133 em cụ thể :
Tổng số
Giỏi
Khá
T bình
Yếu
Kém
133
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
13
9,7
78
58,7
38
28,6
4
3,0
0
0
	Với kết quả trên cho ta thấy rằng, học sinh có sự tiến bộ trong nhận thức các sự kiện lịch sử, các di tích cách mạng, di tích lịch sử của địa phương.
Góp phần nhỏ vào sự tôn tạo, ý thức bảo vệ thành quả, truyền thống cách
mạng của địa phương. phát huy ưu thế, sở trường của bộ môn trong việc
góp phần giáo dục thế hệ trẻ, truyền thống đạo đức, gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hóa của địa phương nói riêng và của toàn thể dân tộc nói chung.
3. Những hạn chế và khó khăn.
	Do điều kiện thời gian nên tôi chưa trình bày đầy đủ, chưa đưa hết được các di tích vào bảng thống kê lồng ghép ở trên, mặc dù trong thực tế giảng dạy chúng tôi đã thực hiện việc lồng ghép khá nhiều.
	Nguồn tư liệu để nghiên cứu phục vụ cho đề tài còn khan hiếm, hầu như ở thư viện của nhà trường không có. Đặc biệt là nguồn tư liệu gốc để nghiên cứu làm đề tài có thời gian khá lâu so với việc sửu đổi, chia cắt địa bàn hành chính ở tỉnh Dăk Lăk trong những năm gần đây, dẫn đến việc sử dụng tên gọi của địa bàn được áp dụng chưa đúng với thực tế là điều khó tránh khỏi. 
	Học sinh chưa phát huy hết khả năng đối với môn học, phần lớn các em xem đây là bộ môn phụ, nên việc tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao kiến thức còn bị hạn chế... 
	Để tháo gỡ những ràng buộc, khó khăn đó chúng tôi sẽ tiến hành một số biện pháp sau : 
	- Cập nhật kịp thời và có sự chỉnh sửa hợp lý về tên gọi của địa bàn hành chính trên phạm vi của tỉnh Dăk Lăk và Dăk Nông : ví dụ : trong tài liệu gọi Buôn Trinh – EaBlang –Krông Búk. Nhưng thực tế hiện nay địa phận Buôn Trinh đã chia cắt thành hai phần, một phần thuộc EaBlang, phần còn lại thuộc phường An Lạc của thị xã Buôn Hồ. Cả hai đều ở trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
	- Sưu tầm thêm nguồn tài liệu có liên quan, đề cập đến các di tích lịch sử, di tích cách mạng ở Dăk Lăk.
	- Có biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, linh động, sáng tạo để lôi cuốn các em chú ý hơn với việc học tập bộ môn...
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT.
	Đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường THCS Phan Đình Phùng, không nên xem nhẹ việc giáo dục học sinh đối với các di tích lịch sử, di tích cách mạng trên địa bàn. Mặc dù phần lớn hình ảnh, biểu tượng lịch sử này cũng chỉ đến với học sinh bằng con đường tư duy trừu tượng, nhưng những biểu tượng đó lại có ưu thế đó là gần gũi hơn đối với các em về mặt không gian, về mặt nhận thức và về mặt tình cảm...Sâu thẳm trong tiềm thức ước mơ nho nhỏ của các em là một ngày nào đó, mình sẽ được nhìn thấy, mình sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt, mình sẽ được cầm nắm bằng cảm giác thực tế về các di tích mà thầy (cô) đã dạy cho mình, nó không xa lạ như : Kim Tự Tháp Ai Cập, như Vạn Lý Trường Thành, hay là vườn treo Ba Bi Lon...và đó cũng chính là cơ sở nền tảng cho cám em nhận thức về lịch sử của dân tộc ta.
	Đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cũng như tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, luôn quan tâm đến việc giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ phải giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc, của quê hương và của địa phương mình mà không địa phương nào có, bởi trong nền kinh tế thị trường, trong thời đại khoa học –kỹ thuật phát triển mạnh, việc thế hệ trẻ luôn chạy theo đồng tiền, làm lu mờ đi tiềm năng văn hóa, bản sắc lịch sử hào hùng của dân tộc là điều khó tránh khỏi. 
	Đối với nhà trường, ngành cần tăng thêm tiết dạy lịch sử địa phương, quan tâm đầu tư thêm nguồn tư liệu có nội dung lịch sử địa phương, đặc biệt là nguồn tư liệu mang tính chất cập nhật, vì Tây Nguyên là một trong những địa phương hiện nay đang được Đảng và nhà nước ta đầu tư và quan tâm lớn, nên bên cạnh có sự chuyển đổi lớn về cơ cấu kinh tế, văn hóa xã hội thì địa bàn hành chính cũng có sự thay đổi theo...Đặc biệt là cung cấp cho thư viện nhà trường những mô hình, hình ảnh thu nhỏ của các di tích lịch sử, di tích cách mạng của dân tộc, của địa phương.
	Đối với các cấp có chức năng như : Sở Văn Hóa – Thông Tin, Bảo Tàng tỉnh Dăk Lăk... cần có biện pháp tuyên truyền đến tận với người dân về tầm quan trọng, về mặt ý nghĩa cũng như công tác bảo vệ các di tích trên địa bàn. Hàng năm cần có kế hoạch biện pháp trùng tu, tôn tạo lại nhưng vẫn đảm bảo được ý nghĩa to lớn tiềm ẩn trong di tích về mặt giáo dục ...
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 1,2,3-Lê Mẫu Hãn, Trương Hữu Quỹnh chủ biên.
Phương pháp dạy học lịch sử
Sách giáo khoa Lịch Sử 9 – Nhà xuất bản bộ GD&ĐT
Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, của PGS.TS Nguyễn Thị Côi chủ biên
Công tác ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông cấp II,III của GS Trương Hữu Quýnh – Phan Ngọc Liên
Tài liệu chuẩn kiến thức – kỹ năng môn lịch sử nhà xuất bản GD của bộ GD&ĐT
Lịch sử thế giớ Trung Đại của nhóm : Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La
MỤC LỤC
	 Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.01
1.Lý do chon đề tài ........................................................................01
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu..................................................02
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................02
4. Cơ sở, phương pháp nghiên cứu...............................................02
5. Đóng góp của đề tài....................................................................03
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...........................................................................................03
Cơ sở lý luận...............................................................................03
Cơ sở thực tiễn...........................................................................06
2.1. Thực trạng về di tích lịch sử, di tích cách mạng ở nước 
ta hiện nay.......................................................................................06
2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng di tích cách mạng trong dạy học
 lịch sử ở trường THCS..................................................................08
2.2.1. Di tích cách mạng với quá trình nhận thức lịch sử của 
 học sinh THCS...............................................................................08
Di tích lịch sử với việc phát huy tính tích cực chủ 
động nhận thức trong dạy học lịch sử của học sinh THCS........08
Di tích lịch sử với việc giáo dục truyền thống đạo đức 
cho học sinh THCS.........................................................................09	
III. ÁP DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH
 SỬ LỚP 9 ................................................................................09
Các di tích và sự kiện lịch sử của di tích để lòng ghép vào 
từng mục, bài của SGK chương trình lớp 9 THCS như sau: ....09
2. Phương pháp, cách thức lồng ghép...........................................11
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TIẾN HÀNH ÁP DỤNG VÀ 
 KIỂM TRA HỌC SINH................................................................12
 1. Hệ thống câu hỏi..........................................................................13
 2. kết quả đạt được..........................................................................13
 3. Những hạn chế và khó khăn.......................................................14
 V. NHỮNG ĐỀ XUẤT.....................................................................15
 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................16

File đính kèm:

  • docTran Quang Truc.doc
Sáng Kiến Liên Quan