Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ mầm non

 Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện.

 Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. ở giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.

 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động và trải nghiệm. Ở đó trẻ được thể hiện nhu cầu của cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa từ đó giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất cả về thể chất và tinh thần.

 Lịch sử của đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người. Trên thế giới, dân tộc nào cũng có đồ chơi, chúng mang những nét riêng biệt, độc đáo của các dân tộc. Đồ chơi phản ánh những đặc điểm sinh hoạt, văn hóa, lao động và cả phong tục tập quán, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Vì vậy, đồ chơi của trẻ em bất cứ nước nào cũng đều mang tính truyền thống và tính hiện đại, đều ghi lại dấu ấn của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, nhất là đồ chơi ngoại, thôi thì đủ thứ, nào là các loại xe cơ giới, nào là siêu nhân, đồ chơi điện tử, Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì nhiều đồ chơi không phù hợp với trẻ, không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Nhu cầu về đồ chơi rất lớn và vai trò của đồ chơi là đặc biệt hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, thế nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thì đồ chơi lại là một thứ xa xỉ đối với mỗi đứa trẻ và điều đó cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đó như thế nào. Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

 

doc41 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 15310 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chuyện.
Cách làm rối vỏ chai 1: Cô vẽ hình nhân vật ra giấy sau đó cho trẻ tô màu thật đẹp mắt. Cô dùng bút dạ vẽ lại viền cho các nhân vật cho thêm phần sinh động. Cô dán nhân vật vừa làm vào chai nhựa nhưng cuộn nhân vật để vào bên trong chai nhựa, cô dán sao để cho phần chân nhân vật chạm vào đáy chai để khi kể chuyện nhìn như nhân vật đang đứng. Từ đáy chai, cô đo lên 5-7cm cắt bỏ phần chai thừa từ đó, cắt khéo léo để không cắt vào nhân vật. ( Ảnh 9)
( Ảnh 9: Trẻ đang sử dụng rối vỏ chai)
Cách làm rối vỏ chai 2: Cô dùng vỏ chai để làm thân các con rối,dùng vải dạ-xốp màu,giấy màu làm quần áo mặc cho vỏ chai., cô vẽ nhân vật ra giấy bìa sau đó tô màu thật đẹp. Tùy vảo nội dung từng câu chuyện, cô thay mặt các nhân vật vào vỏ chai đã được mặc quần áo. ( Ảnh 10)
( Ảnh 10: Các con rối vỏ chai chủ đề gia đình)
 ( Ảnh 11: Cô đang kể chuyện bằng rối vỏ chai)
Cách sử dụng: Sau khi kể hay đọc diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ nghe lần 1, cô dùng sa bàn hay sân khấu để diễn rối cho trẻ xem để trẻ hiểu nội dung tác phẩm và đàm thoại với trẻ về nội dung và trình tự của tác phẩm được dể dàng hơn. Ngoài ra, cô có thể cho trẻ lên diễn rối cùng cô để luyện cho trẻ khả năng diễn cảm, biểu cảm và tự tin trước mọi ngườiCỏ thể sử dụng trong tiết học và cả giờ hoạt động góc của trẻ. (Ảnh 11)
 D.TRONG GIỜ KHÁM PHÁ KHOA HỌC:
* Mục đích: 
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo của 1 số con vật có cùng đặc điểm.
VD: Những con vật sống trong rừng, có 4 chân
 Những con vật sống ở dưới nước
* Vật liệu: 
Chai nhựa, giấy màu, decal, bìa cứng, vải dạ, vải mếch, bút dạ, keo nến, kéo, vải thừa
* Tiến hành:
 - Dùng chai nhựa làm thân các con vật.
 - Dùng xốp màu cắt mắt, tai, bờm cho các con vật
 - Dùng len hoặc bông làm thành lông cho con vật.
 - Dùng que sắt nhỏ làm chân cho con vật
 Cách sử dụng: Khi vào tiết học, cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài học. Cô dựng sa bàn nơi sống của con vật học hôm nay. Cô cho trẻ thăm quan, trò chuyện, đưa ra hiểu biết của mình về con vật đó(Ảnh 12)
Trẻ có thể sử dụng trong những hoạt động: Hoạt động học, hoạt động góc
( Ảnh 12: Những con vật làm từ vỏ chai)
E. TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC ÂM NHẠC:
* Mục đích: 
Tạo ra 1 số dụng cụ âm nhạc ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo hứng thú cho trẻ hoạt động biểu diễn âm nhạc, chơi trò chơi âm nhạc. Ngoài ra còn làm được 1 số vương miện hay mũ đội âm nhạc cho trẻ.
* Vật liệu: 
Chai nhựa, giấy màu, decal, xốp màu ,bút dạ, keo nến, kéo, băng dính, keo sữa, kim tuyến
* Tiến hành:
a. Cách làm dụng cụ âm nhạc:
- Dùng chai nhựa làm thân các con vật, bên trong chai nhựa cho quả chuông hay các loại hạt để tạo ra tiếng động khi lắc.
- Cắt xôp màu làm thành quần, áo, tai, chân, tay cho con vật
- Dùng màu nước tô màu tô màu mặt cho con vật
- Dán quần, áo, chân, tay vào thân sau khi màu tô đã khô.
Cách sử dụng: Khi vào tiết học, cô tổ chức cho trẻ lên biểu diễn văn nghệ, sử dụng các dụng cụ âm nhạc này để biểu diễn hoặc chơi trò chơi (Ảnh 13)
( Ảnh 13: Trẻ biểu diễn cùng dụng cụ âm nhạc)
G. TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT:
* Mục đích: 
Tạo ra 1 số đồ chơi trong phần trò chơi luyện tập của tiết học, ngoài ra tạo thành 1 số chướng ngại vật cho trẻ khi trẻ thực hiện vận động bò. Luyện kỹ năng quan sát, nhanh nhạy và tự tin cho trẻ.
* Vật liệu: 	
Chai nhựa, giấy màu, decal, xốp màu ,bút dạ, keo nến, kéo, vòng nhựa dẻo, gỗ bỏ đi
* Tiến hành:
- Dùng 3 chai nhựa đổ nước vào làm đích cho trẻ ném vòng.
- Cắt decal để trang trí cho chai nước.
- Dùng decal trang trí xung quanh vòng nhựa dẻo cho đẹp mắt
- Dùng miếng gỗ bỏ đi hình chữ nhật khoét 3 hình tròn vừa với thân của 3 chai nước sau đó đặt 3 chai nước vào đó.( Ảnh 14)
( Ảnh 14: Trò chơi ném vòng)
Cách sử dụng: Khi tổ chức trò chơi, cô cho trẻ lần lượt đứng ở vạch ném vòng sao cho trúng vào 1 trong 3 chai nước. Ném trúng vào 1 trong 3 chai nước là chiến thắng. (Ảnh 15) 
Trẻ có thể sử dụng trong những hoạt động: Hoạt động học, hoạt động góc
( Ảnh 15: Trẻ chơi trò chơi ném vòng vào chai)
* Trong giờ hoạt động góc:
TRÒ CHƠI
NHỮNG NẮP CHAI THẦN KỲ
* Mục đích: 
Trẻ tập trung quan sát và so sánh những cặp hình giống nhau thông qua trò chơi lật những nắp chai. Có thế chơi ở góc TOÁN hay góc CHỮ CÁI
* Vật liệu: 
Nắp chai nước ngọt, xốp màu, kéo, keo dán.
* Tiến hành:
1. Dùng bút vẽ lên xốp màu các hình hoặc chữ cái, chữ số lên nắp chai sao cho chúng thành từng cặp giống nhau
2. Có thể vẽ các hình lên giấy và tô màu sau đó dán lên nắp chai cho sinh động
3. Bây giờ đồ chơi đã sẵn sàng hãy rủ 1 người bạn cùng chơi với mình.
4. Lật úp nắp chai xuống, dùng hai bàn tay xáo trộn vị trí các nắp.
5. Luật chơi: Mỗi người chơi được lật 2 nắp lên, nếu lật được hai nắp chai có chữ cái hoặc hình giống nhau, bạn được “ăn” hai nắp đó và tiếp tục lật hai nắp tiếp theo. Nếu lật hai nắp có chữ cái không giống nhau, bạn phải úp nắp lại vị trí cũ và nhường lượt chơi cho bạn mình.
7. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết nắp chai, kết thúc trò chơi, người nào có số nắp chai nhiều hơn thì người đó thắng cuộc trong trò chơi này. ( Ảnh 16) 
( Ảnh 16: Hai bạn đang cùng nhau chơi trò chơi những nắp chai thần kỳ)
TRÒ CHƠI
THỬ TÀI NHANH TRÍ
* Mục đích: 
Trẻ phát triển khă năng ghi nhớ và nhớ lại vị trí các chữ trong bảng chữ cái và tìm thật nhanh vị trí chữ cần tìm, thích hợp với giờ hoạt động góc CHỮ CÁI
* Vật liệu: 
Nắp chai nước ngọt, giấy bìa cứng, bút chì, kéo, keo dán, xốp màu.
* Tiến hành:
1. Đặt nắp chai lên nắp bìa cứng, vẽ lấy các hình tròn tương ứng với số chữ cái trong bảng chữ cái sau đó viết bảng chữ cái lên tấm bìa đó.
2. Cắt các chữ cái bằng xốp sau đó dán lên các nắp chai 
3. Cách chơi: Trẻ lần lượt tìm vị trí các chữ cái trẻ cầm trên bảng mà cô đã viết sau đó đặt nắp chai chữ cái đó vào đúng vị trí. ( Ảnh 17)
( Ảnh 17 : Trẻ đang chơi trò chơi thử tài nhanh trí)
TRÒ CHƠI
NẮP CHAI BÍ ẤN
* Mục đích: 
Trò chơi với các con số giúp phát triển kỹ năng vận động tinh, hoàn thiện kỹ năng phối hợp các giác quan, nhận mặt các chữ cái, chữ số và màu sắc.Thích hợp ở góc TOÁN và góc CHỮ CÁI.
* Vật liệu: 
Nắp chai nước ngọt, giấy trắng, màu nước, kéo, keo dán, xốp màu.
* Tiến hành:
1. Chọn 10 nắp chai bằng nhau với 10 màu sắc khác nhau
2. Lấy xốp màu và cắt 10 số bằng 10 màu xốp khác nhau từ 1 đến 10 sau đó dán lên nắp chai, dán chữ số xốp màu lên 2 mặt của nắp chai và nhớ mặt trên thì dán ngược các chữ số. ( Ảnh 18)
( Ảnh 18: Những nắp chai con số bí ấn)
3. Cách chơi: Cô đưa cho trẻ tờ giấy chứa bài tập là các con số với màu sắc của nó, nhiệm vụ của trẻ trong thời gian cô quy định phải tìm sau đó in đúng ( Ảnh 19,20)
Làm tương đương như vậy với bảng chữ cái.
( Ảnh 19: Trẻ chuẩn bị để in số theo màu)
( Ảnh 20: Trẻ in số theo yêu cầu của cô) ĐỒ CHƠI
CON DẤU THÔNG MINH
* Mục đích:
Trẻ dùng con dấu do cô làm và các nguyên vật liệu cô chuẩn bị tạo thành các tác phầm nghệ thuật đơn giản nhưng đặc sắc và mang 1 màu sắc riêng.
* Vật liệu:
Nắp chai, xốp màu, giấy màu, kéo, màu nước, hồ dán.
* Tiến hành:
1. Dùng nắp chai làm thân con dấu, dùng xốp cứng để tạo hình con dấu
2. Dán con dấu xốp màu lên nắp chai ( Ảnh 21)
3. Cách sử dụng: Trẻ sử dụng con dấu thông minh, in hình và dùng các nguyên vật liệu khác như: Giấy màu, bút màuđể tạo thành bức tranh theo sở thích. ( Ảnh 22)
 ( Ảnh 21: Những con dấu thông minh.)
 ( Ảnh 22: Trẻ đang dùng con dấu để tạo hình bức tranh.)
 TRÒ CHƠI
CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ
* Mục đích:
Trẻ phát triển khả năng phán đoán, phát triển khả năng nhanh nhạy của bản thân làm sao để đỡ được con cá.
* Vật liệu:
Nắp chai, chai nhựa, , kéo, màu nước, 1 đoạn dây.
* Tiến hành:
1. Cắt bỏ phần đáy chai nhựa tầm 5-7cm
2. Dùng màu nước trang trí chai thành chú cá lớn, nắp chai là chú cá nhở
3. Dùng 1 đầu sợi dây để dán vào cá bé, đầu còn lại luồn qua chai và cố định với nắp chai.Trò chơi đã hoàn thành(Ảnh 23)
4. Cách chơi: Bé cầm đuôi của cá lớn ( nắp chai) và để cá bé thòng ra ngoài . Khéo léo hất cá lớn lên để cho cá bé chui vào miệng cá lớn là chiến thắng. (Ảnh 24) 
 ( Ảnh 23: Trò chơi cá lớn nuốt cá bé)
 ( Ảnh 24: Trẻ đang chơi trò chơi)
TRÒ CHƠI
AI MAY MẮN HƠN?
* Mục đích:
Trẻ phát triển khả năng phát âm, khả năng nhận biết. Trẻ biết cộng, trừ
phép tính đơn giản trong phạm vi đã học.Thích hợp chơi ở góc TOÁN
* Vật liệu:
Nắp chai, xốp màu, giấy màu, kéo, màu nước, hồ dán, giấy bìa, xúc xắc
* Tiến hành:
1. Dùng nắp chai làm thân các con vật để chơi,có tất cả 10 con vật.
2. Dùng áp nắp chai vào giấy xốp để vẽ các con vật như hướng dẫn những con vật làm từ nắp chai.
3. Dùng bìa cứng làm bàn để chơi, cô kẻ ô làm bàn cờ cho trẻ
4. Làm xúc xắc.
5. Luật chơi và cách chơi: 2 bạn chơi với nhau, lần lượt đổ xúc xắc. Mỗi bạn đổ 5 lần xúc xắc lần lượt cùng nhau. Xúc xắc được mấy nước thì bạn để con vật vào ô số tương ứng. Kết thúc 5 lần, so sánh kết quả bạn nào các con vật có điểm cao hơn nhiều hơn là bạn chiến thắng. (Ảnh 25)
( Ảnh 25: Trẻ đang chơi trò chơi AI MAY MẮN HƠN.)
ĐỒ CHƠI CON QUAY KHÁC BIỆT
* Mục đích:
Trẻ phát triển khả năng nhanh nhạy, phán đoán trước tình huống. Trẻ biết cộng, trừ
phép tính đơn giản trong phạm vi đã học.
* Vật liệu:
Nắp chai, xốp màu, giấy màu, kéo, màu nước, hồ dán, giấy bìa, ống hút nhỏ hay que kẹo mút đã ăn hết, vòng tròn nhỏ, miếng nhựa nhỏ giống hình cái phễu.
* Tiến hành:
1. Dùng giấy bìa cắt thành hình tròn với đường kính: 30cm
 Dùng giấy bìa cắt thành 2 miếng hình chữ nhật với kích thước: 20X30cm
2. Dùng giấy màu cắt 3 hình tròn với đường kính tương ứng 20,25,30cm lần lượt theo các màu: Vàng, đỏ, xanh sau đó dán chống 3 hình vào nhau ghi điểm theo thứ tự từ ngoài vào trong: 5,10,15
 Dùng giấy màu cắt thành 9 hình tròn với đường kính 6cm lần lượt theo các màu: 3 đen, 2 xanh, 2 vàng, 1 đỏ, 1 hồng, 1 cam
 Bìa 1:1 tờ bìa dán 6 hình tròn: Hình tròn màu đen ghi Start ở giữa xung quang là các hình tròn: Xanh, đỏ, hồng, vàng, cam có ghi số lần lượt 1,2,3,4,5.
 Bìa 2: 1 tờ bìa dán 4 hình tròn (đen- xanh: vàng- đen) theo hai đường thẳng song song nhau để 2 người cùng chơi. 
3. Đục lỗ ở giữa nắp chai để xuyên ống hút hay que kẹo mút qua, dùng vòng tròn nhỏ cố định phần dưới nắp chai với que.
4. Dùng miếng nhựa hình phễu cố định que với nắp chai tạo thành đế của con quay, trò chơi đã sẵn sang
3. Cách chơi: 
* Cách 1: Dùng hình tròn 3 màu để chơi, trẻ có thể chơi từ 2-4 trẻ. Trẻ quay con quay của mình từ chính giữa đến khi con quay dừng lại ở vòng tròn ghi bao nhiêu điểm thì trẻ được bấy nhiêu điểm. Sau 3 lượt chơi, trẻ nào có nhiều điểm hơn là chiến thắng ( Ảnh 26)
 ( Ảnh 26: Đồ chơi con quay đặc biệt chơi theo cách 1)
* Cách 2: Dùng miếng bìa 1 để chơi, trẻ bắt đầu quay con quay từ hình tròn đen có chữ Start. Mỗi bạn có 2 con quay và trò chơi này có 2 bạn chơi với nhau. Khi con quay đang quay trẻ dùng miệng thổi sao cho con quay dừng lại ở vòng tròn có số điểm lớn nhât. Bạn sau chơi không được để quay dừng lại cùng vòng tròn của bạn trước.Sau 4 lượt đi của 2 bạn, bạn nào được nhiều điểm hơn là chiến thắng. 
 ( Ảnh 27)
 ( Ảnh 27: Đồ chơi con quay đặc biệt chơi theo cách 2)
* Cách 3: Dùng miếng bìa 2 để chơi, trẻ bắt đầu quay con quay từ hình tròn đen có chữ Start. Khi con quay đang quay trẻ dùng miệng thổi sao cho con quay đi thẳng tới vòng tròn được gọi là đích. Bạn nào tới đích trước là chiến thắng hoặc bạn nào không tới được đích là thua cuộc( Ảnh 28)
 ( Ảnh 28: Đồ chơi con quay đặc biệt chơi theo cách 3)
ĐỒ CHƠI
NGƯỜI LÀM VƯỜN THÔNG THÁI
* Mục đích:
Trẻ biết tên gọi và tác dụng của 1 số dụng cụ làm vườn tiêu biểu, sử dụng cho trẻ chơi trong góc THIÊN NHIÊN
* Vật liệu:
Chai nhựa, kéo, màu nước, keo nến.
*Tiến hành:
1. Dùng trí tưởng tượng của mình vẽ phác họa đồ nghề của người làm vườn lên thân của chai nhựa
2. Dùng kéo cắt các phần vừa vẽ trên chai nhựa ra.
3. Dùng keo nến dán các phần của dụng cụ lại với nhau.
4. Dùng màu nước tô màu lên các dụng cụ làm vườn sao cho đẹp mắt. ( Ảnh 29)
5. Cách sử dụng: Cô đàm thoại với trẻ, hỏi trẻ tên gọi và công dụng của dụng cụ làm vườn đó. Cô giới thiệu tên gọi và cách sử dụng dụng cụ làm vườn đó như thế nào sau đó cô cho trẻ thao tác với dụng cụ.
( Ảnh 29: Đồ chơi người làm vườn thông thái)
ĐỒ CHƠI
ẤM CHÉN SIÊU BỀN
* Mục đích:
Trẻ sử dụng đồ chơi này để chơi trong góc GIA ĐÌNH, biết tên gọi và tác dụng của bộ cốc chén
* Vật liệu:
Chai nhựa, kéo, màu nước, keo nến.
* Tiến hành:
1. Dùng phần đáy của 2 chai nhựa dán chồng lên nhau tạo thành cái ấm trà
2. Dùng phần cổ chai của chai vừa cắt làm ấm trà để làm chén trà, cắt sửa sao cho chén trà cao tương đương với ấm trà.
3. Dùng màu nước tô màu cho bộ ấm trà thật rực rỡ và bắt mắt.
4. Cách sử dụng: Cho trẻ chơi trong góc gia đình, chơi trò chơi rót nước mời bố mẹ hoặc rót nước mời khách đến chơi nhà. ( Ảnh 30)
( Ảnh 30: Bộ ấm chén siêu bền)
* Trang trí môi trường lớp học:
- Dùng phần đáy của những chai nhựa bỏ đi cùng 1 chút màu nước trang trí, đổ đất vào sau đó trồng cây ,tạo thành những chậu cây mới lạ tạo sức sống cho lớp học.
 ( Ảnh 31)
( Ảnh 31: Chậu cây đáng yêu)
Hàng ngày trẻ sẽ tự mình đi tưới và chăm sóc những chậu cây nhỏ xinh đó, trẻ rất hứng thú và yêu lao động hơn, còn bản thân tôi thì không cần phải bỏ tiền để mua những chậu cây có sẵn, kết quả thu được lại rất cao.- Ngoài ra tôi cùng với trẻ dùng vỏ chai coca tạo thành những lẵng hoa trang trí lớp.Dùng vỏ chai cắt đoạn đẩu ra sau đó cắt nhỏ tạo thành cành hoa, lấy giấy mầu cắt hoa và cô với trẻ sẽ xâu những bông hoa kết hợp những hạt xốp để tạo thành lẵng hoa nhiều mầu sắc treo tại lớp ( Ảnh 32)
( Ảnh 32: Trẻ đang làm lẵng hoa)
- Dùng phần đáy của chai nhựa cùng với 1 chút khéo tay tô vẽ đã tạo nên những ống đựng đồ, đựng bút ngộ nghĩnh, đầy màu sắc. ( Ảnh 33)
 ( Ảnh 33: Chiếc hộp ngộ nghĩnh)
- Dùng 1 chiếc chai nhựa cùng 1 chút màu nước nên những quả dứa xinh xắn mà lại chứa đựng rất nhiêu bí mật bên trong ( Ảnh 34)
( Ảnh 34: Quả dứa kỳ lạ)
- Ngoài ra, những chiếc vỏ chai bỏ đi còn có thể làm thành những ngôi nhà xinh xắn cho búp bê ( Ảnh 35)
( Ảnh 35: Ngôi nhà búp bê)
- Dùng làm hộp đựng đồ đáng yêu. ( Ảnh 36)
( Ảnh 36: Hộp đựng đồ đáng yêu)
Phần 3. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng của đề tài
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 Những mẫu trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp, gây hứng thú cho trẻ khi học. 
 Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, tiết kiệm được nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao, sử dụng nhiều lần. Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc.
* Tự đánh giá kết quả thực hiện:
Sau khi thử nghiệm, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày dạy học càng được nâng cao.
+ Đối với bản thân: 
- Thấy yêu nghề, mến trẻ hơn nữa khi được quan sát trẻ vừa được học, vừa được vui chơi 1 cách thoải mái.
- Phát triển hơn nữa khả năng sáng tạo của mình trong giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động chơi của các cháu trong các góc chơi mở.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy, có tinh thần phấn đấu trong công việc.
- Bản thân không còn ngại ngùng trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học như trước do số lượng học sinh đông nên việc chuẩn bị đồ dùng dạy học rất lâu và mất thời gian nhưng nay đã được cải thiện nhờ sự sáng tạo và tận dụng các đồ dùng tưởng chừng như vô tác dụng này: Chai và nắp chai.
+ Đối với trẻ: 
Trẻ đạt được các chỉ số trong 120 chỉ số phát triển trẻ 5 tuổi thông qua những hoạt động trên:
Lĩnh Vực
Chỉ số
Nội dung
Kết quả
Đạt
CĐ
PTTC
14
Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong 30 phút
- Hứng thú tham gia học tập và vui chơi
- Không nằm bò ra bàn hay mất tập trung.
98%
2%
PTNN
32
Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc
- Tỏ thái độ vui vẻ, hào hứng khi được cô và các bạn khen ngợi
- Khoe với cô và bạn bè thành quả công việc của mình.
100%
0%
69
Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.
- Hướng dẫn bạn làm bài tập khi bạn không biết
- Dạy bạn kinh nghiệm chơi TC của mình...
95%
5%
91
Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt
- Đọc và phát âm chuẩn chữ cái đã học
- Thích thú khi được đọc và chơi các trò chơi về chữ cái.
90%
10%
PTTCXH
44
Thích chia sẻ cảm xúc , kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi 
- Nhường đồ chơi và chơi cùng bạn mình thích.
- Kể cho các bạn nghe sở thích của mình...
92%
8%
56
Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường
- Biết hành vi xả rác nơi công cộng là không đúng
- Biết việc trồng cây là 1 việc làm đúng và cần thiết đối với môi trường...
88%
12%
PTNT
103
Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Phát biểu ý kiến khi cô hỏi về ý tưởng của trẻ.
92%
8%
116
Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản , và tiếp tục thực hiện theo quy tắc
- Sắp xếp đúng theo quy tắc: 1:1, 2:1
99%
1%
119
Thể hiện các ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau
85%
15%
* Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường
+ Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh quan tâm hơn đến việc học và chơi của con em mình khi đi học.
- Tạo được mối quan hệ vững chắc giữa gia đình và nhà trường cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn nữa.
- Thấy vui vẻ và phần khởi khi con khoe thành quả của mình khi đi học...
2. Bài học kinh nghiệm:
Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm như trên và thấy rất có hiệu quả bản thân tôi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy và các hoạt động một cách hợp lý 
Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ..
Không nên yêu cầu trẻ phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở trẻ
Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách.
Dẫn dắt trẻ vào bài học khám phá kiến thức không chỉ từ giáo viên mà có thể gợi ý định hướng một vài trẻ trong lớp đặt vấn đề, giới thiệu tình huống để lôi cuốn các bạn tập trung chú ý và cùng làm việc.
Tạo điều kiện cho trẻ được học và làm theo cách riêng của mình đạt hiệu quả cùng lời động viên đúng lúc đã thổi bùng nơi trẻ cảm xúc khao khát thành công chiến thắng bản thân, tự tin không chỉ trong môi trường học tập mà còn trong sinh hoạt nơi gia đình và xã hội.
Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
3.Ý nghĩa của đề tài:
“Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ mầm non” đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, tiết kiệm tiền của đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học trẻ em (TS.Mai Nguyêt Nga-Trường CĐSP MG TWIII).
2.Giao dục học trẻ em (TS.Lê Minh Hà-TrườngCĐSPMGTWIII).
3. Phương pháp hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơicho trẻ MN 
(Ths.Đàm Thị Xuyến -Trường CĐSP MGTWIII).
4. Các tài liệu tham khảo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non (NXB GD)
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tiễn của tôi trong quá trình cùng trẻ tạo ra những đồ dùng đồ chơi dễ thương từ chai nhựa, mặc dù kết quả đạt được khá khả quan nhưng tôi nhận thấy mình vẫn còn thiếu sót nhiều, tôi mong được sự góp ý, nhận xét của BGH nhà trường, các đồng chí đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên để giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch, giảng dạy và chăm sóc trẻ tốt hơn. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. 
 Xin chân thành cảm ơn. 
Nhận xét của HĐTĐ trường Hà nội ngày 10 tháng 4 năm 2015 
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
 mình viết không sao chép nội dung 
 của người khác 
 Ký tên
 Nguyễn Minh Hương 

File đính kèm:

  • docSKKNMH_2015.doc
Sáng Kiến Liên Quan