Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp học tập để nâng cao chất lượng cho học sinh lớp

A .ĐẶT VẤN ĐỀ

 1.Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm :

 Đi học ở lớp 1 là bước ngoặc trong đời sống của trẻ.Khi đến trường trẻ phải tham gia vào các hoạt động chủ đạo mới, quyết định những biến đổi tâm lí cơ bản ở lứa tuổi này đó là hoạt động học tập .

 Bước vào lớp 1,trẻ phải tham gia vào quá trình học tập,quá trình lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc đạo đức dưới sự hướng dẫn của giáo viên . Tuy nhiên cũng từ cơ sở ban dầu đó hình thành và phát triển ở học sinh hứng thú học tập tìm hiểu thế giới xung quanh .Bởi vậy giáo viên cần hướng dẩn kĩ cho trẻ thực hiện tốt nề nếp học tập để nâng cao chất lượng .

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 7755 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp học tập để nâng cao chất lượng cho học sinh lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm túc,khoa học.Cho nên ở trẻ xuất hiện nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận hoạt dộng .Song ở trẻ nhân thức cảm tính và nhận thức lí tính không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ ,bổ sung và chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động của trẻ .
 Từ kinh nghiệm thực tế , tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp. Những cháu đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các cháu không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt. 
 Trong buổi học nhiệm vụ năm học đồng chí Hiệu trưởng có kêu gọi tập thể giáo viên trong trường Rèn nề nếp cho học sinh ngay từ buổi đầu nhận lớp. 
 Tôi rất tâm đắc với ý kiến trên. Bởi ý kiến đó đã trùng lặp với điều mình hằng trăn trở bao lâu nay. Thế là như một mầm cây ủ sẵn trong đất nay gặp mưa nên được dịp phát triển. Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản. Có được niềm vui cho trẻ không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một
bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học.
 Học sinh lớp một rất ngay thơ , tâm hồn các em như một tờ giấy trắng , vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy , cô chủ nhiệm . Đặc biệt là những năm gần đây khi các trường có điều kiện tổ chức cho các em học thêm kĩ năng sống để các em mở rộng giao tiếp thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè . Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp một tôi luôn tự nhủ , trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực , xử sự với học trò đúng mực “ nghiêm túc” nhưng “ thân thiện ” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận cô giáo như người mẹ thứ hai của các em , là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh và nghiêm túc đưa các em vào nề nếp của nhà trường và của lớp đề ra .
 Cũng từ những suy nghĩ như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài về“Rèn nề nếp học tập để nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 1''
2.Mục đích nghiên cứu : 
 Mục đích nghiên của đề tài là tìm hiểu và nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong việc rèn nề nếp học tập cho học sinh .Từ ddos bổ sung biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng học tập của lớp .
 Học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học . Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá .Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển , ví như trong xây dựng cơ bản khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất , tầm quan trọng , giá trị đích thực của nền móng đó.Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp một với học sinh là hết sức quan trọng . Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này .
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
 a -Đối tượng nghiên cứu là 20 học sinh lớp 1A -Trường Tiểu học TrườngGiang 2
b -Phạm vi nghiên cứu : 
 +Giao tiếp
 +Học sinh đi học đầy đủ,đúng giờ
 +Trật tự trong lớp học
 +Khả năng thực hiện việc học tập
 +Chuẩn bị đồ dùng học tập
 4.Phương pháp nghiên cứu : 
 -phương pháp nghiên cứu tài liệu 
 -Phương pháp quan sát
 -Phương pháp giao tiếp
 -Phương pháp thống kê
 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 . Cơ sở lý luận
1.1 . Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1 khi bước vào thực hiện các quy định của nề nếp .
 Dưới 6 tuổi trẻ đi mẩu giáo với hoạt động chủ đạo là vui chơi. Bước vào lớp 1 thì hoạt động vui choi không còn giữ vai trò chủ đạo của trẻ nữa mà dần chuyển sang hoạt động học tập.Trẻ phải tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức và các chuẩn mực hành vi đạo đứcnề nếp có thể gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc thích nghi với môi trường học tập mới như khó khăn nhất là nề nếp học tập của các em khi bước vào việc học . 
 Khi vào lớp 1 còn rất non nớt mà trẻ phải tham gia vào hoạt động học tập và làm quen ,thực hiện cách học tập ở tiểu học cách nghe ,cách ghi bài,cách tính toán,cách tiếp thu bài Những hoạt động đó đã làm thay đổi về cơ bản quá trình học tập của trẻ. Các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau.Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính . Các em rất ham hiểu biết , thích bắt chước , hiếu động chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó . Năm đầu tiên của đời học sinh , trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt học tập .vì vậy để các em thực hiện được các các yêu cầu nề nếp của lớp, của trường học là vấn đề quan trọng giúp các em tiếp thu bài tốt hơn để nâng cao chất lượng học tập .
1.2 . Tầm quan trọng của việc rèn nề nếp học tập phát triển tư duy và nhận thức của học sinh.
 Khi bước vào lớp 1,trẻ chưa nắm bắt được nề nếp học tập ,chưa có phương pháp học tập nên dẫn đến trẻ tiếp thu bài chư tốt.Vì thế giáo viên ngay khi nhận lớp phải giáo dục đạo đức , hình thành nhân cách , phát triển tư duy và nhận thức,nề nếp học tập của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của lớp, nhà trường . Giáo dục nề nếp, đạo đức phải làm ngay từ nhỏ , càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ .Giáo dục nề nếp, đạo đức phải làm sớm, bởi lẽ : Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới , để được cảm hoá , thuyết phục . Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất . Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm , trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta . Những cái đó nếu là điều sai trái , việc giáo dục lại khó khăn gấp bội . Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé , với vốn ngôn ngữ , kinh nghiệm đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, nhà trẻ , các lớp mẫu giáo , các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn , từ đó làm nẩy nở những tình cảm , thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em . Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở lứa tuổi này thì đó là điều sai lầm của chúng ta và chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả đó.
1.3 . Mục tiêu của việc rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp 1.
 Rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp1 ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh :
 Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo dức và nề nếp của lớp ,của trường phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân , gia đình , nhà trường, cộng đồng ,môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện được nề nếp trong việc học tập .Từng bước hình thành kỹ năng , đánh giá cách thực hiện nề nếp của bản thân và những người xung quanh theo các quy định đã đề ra, đã học ; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các nề nếp phù hợp với quy định ở trên lớp hàng ngày , biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện . Từng bước giúp học sinh khám phá và tìm hiểu kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với trình độ , lứa tuổi của học sinh . Từng bước hình thành thói quen tự giác trong việc học để đạt được kết quả học tập tốt hơn trong học tập để nâng cao chất lượng dạy học .
2 . Thực trạng .
2.1 . Đối với giáo viên
 Nhận lớp 1A có 20 học sinh ,đa số các em đều là con em gia đình theo đạo thiên chúa .Vì thế mà các em rất chăm ngoan ,lễ phép,thực hiện nề nếp học tập cũng rất tốt .
 Vì các em từ mầm non lên nên giáo viên chưa nắm bắt được tình hình,hoàn cảnh cụ thể của học sinh.Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu , điểm còn hạn chế của từng học sinh . Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ , chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .
2.2 . Đối với học sinh
 Các em bước vào lớp 1 chưa nắm được các nội quy và nề nếp học tập. Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên , giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế , chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia .
Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích , xử lý tình huống... Do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính .
 Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải pháp sau để tháo gỡ khó khăn đó làm cho việc ''Rèn nề nếp học tập'' được dễ dàng hơn để nâng cao chất lượng học cho học sinh lớp 1-Trường tiểu học Trường giang 2.
 3 . Giải pháp thực hiện
 Để tìm hiểu và nghiên cứu việc rèn nề nếp học tập cho học sinh bước vào việc học ,tiếp thu bài được tốt tôi đã hướng cho các em làm quên dần với các nội quy nề nếp sau : 
3.1 . Hình thành khả năng giao tiếp của học sinh .
 Trong điều kiện giao tiếp tri giác của các em được phát triển nhanh chóng và có ý nghĩa thực tế to lớn ,có chức năng điều chỉnh quá trình học tập và thực hiện các nề nếp học tập .
 Như chúng ta đã biết ngoài vệc xây dựng , hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các bài giảng ở trên lớp của tất cả các môn được giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng , hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các giờ chơi , giờ hoạt động tập thể ... là hết sức cần thiết và bổ ích . Vì vậy với khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề là:Xây dựng , hình thành và giáo dục các nề nếp cho học sinh thông qua giờ Sinh hoạt đầu giờ,sinh hoạt tập thể,hoạt động ngoài giờ 
 Ngoài các giờ hoạt động tập thể dạy theo các chủ điểm của từng tuần,từng tháng , thì hàng tuần tôi dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với các em để dược nghe chính các em nói , chính các con kể cho tôi nghe những tâm tư nguyện vọng của mình (có thể nói trực tiếp hoặc viết ra những những tâm sự đó.)để từ đó tôi hiểu và gần gũi các em hơn . 
 Qua việc rèn kĩ năng giao tiếp học sinh biết lễ phép chào hỏi với mọi người,thầy cô giáo,bạn bè nhất là cách trả lời bài ở trên lớp .từ đó giúp các em tập trung và tiếp thu bài tốt hơn.
3.2.Học sinh đi học đầy đủ ,đúng giờ :
 Muốn Học sinh đi học đầy đủ ,đúng giờ thì trước hết giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở,động viên các em ngay từ buổi đầu nhận lớp.Giáo viên phải có thông tiên liên lạc hai chiều với phụ huynh,không để tình trạng học sinh nghĩ học vô lí do,đi học muộn .
 Khen ngợi và khuyến khích những học sinh thực hiện tốt trong buổi sinh hoạt cuối tuần .đồng thời cũng nhắc nhở những học sinh chưa thực hiện tốt để các dần đi vào nề nếp thực hiện được tốt hơn .Đồng thời hướng cho học sinh thói quen cần phải thực hiện tốt và thường xuyên . 
3.3.Trật tự nghe giảng : 
 Để các em tiếp thu bài được tốt ,trước hết giáo viên phải nhắc nhở học sinh ngay từ khi bước vào buổi học trong thời gian 10 phút đầu giờ.song do đặc điểm tâm lý của trẻ ,do diều kiện hoàn cảnh chi phối nên dẫn đến các em chưa chú ý vào học bài.tuy nhiên số lượng học sinh chưa chú ý là rất ít .
 Qua việc theo dõi trong quá trình dạy học tôi đã kết hợp khéo léo việc dạy học với việc nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập,trật tự trong giờ học. Từ đó các em thực hiện tốt và khả năng hiểu bài rất cao. 
 Mặt khác tôi tham khảo thêm và thấy ở trên lớp khó khăn đối với các em ,bao hàm nhất chưa chú ý theo dõi bài học .Bởi vậy để các em tiếp thu bài được tốt hơn thì giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn phải yêu cầu, nhắc nhở các em luôn thực hiện tốt các nề nếp học tập .
3.4.Khả năng thực hiện việc học tập :
 Do các em chưa quên với môi trường học tập ở tiểu học nên bước vào lớp 1 các em gặp rất nhiều khó khăn nảy sinh .Do đó cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để tạo cho trẻ điều kiện thích nghi dần với các hoạt đọng ở lớp ,ở trường .Dần xóa bỏ nhận thức sai lệch của một số cha mẹ học sinh là phó mặc các em thầy cô giáo mà họ không hiểu rằng sự thành công trong việc học của con có sự đóng góp rất to lớn của các bậc cha mẹ.
 Những em được bố mẹ quan tâm ,nhắc nhở nên các em thực hiện nghiêm túc các nề nếp học tập .các em luôn tích cực ,mạnh dạn ,đi học đều ,có ý thức cao trong học tập .Còn những em ít được bố mẹ quan tâm là những em chưa thực hiện tốt nề nếp học tập như nghỉ học vô lý do ,hay quên đồ dùng học tập dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
 Vì thế tôi luôn phải hướng cho các em học sinh lớp mình có khả năng thực hiện việc học thạt tốt ,có hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập .
3.5.Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập :
 Khả năng chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 trước khi đến lớp trong những ngày đầu đi học còn rất hạn chế .Rất ít học sinh mang đầy đủ đò dùng học tập đến lớp .Như vậy nó sẽ làm ảnh hưởng đến nề nếp học tập ở trên lớp của các em .Bởi vậy là người thầy ,cô giáo cần phải nắm vững tâm lý của học sinh ,tìm hiểu nhưng nguyên nhân mà học sinh gặp khó khăn .Từ đó giáo viên tìm cách khắc phục để cho các em đi vào nề nếp ổn định .Đồng thời kết hợp với phụ huynh của học sinh để tìm cách hướng dẫn ,giúp đỡ các em chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.Tạo điều kiện cho các em thực hiện tốt nề nếp học tập để đạt kết quả được tốt hơn .
4.Kết quả đạt được : 
 Qua việc rèn nề nếp học tập cho học sinh một thời gian ,sau khi thi khảo sát chất lượng lần 3 theo định kì lớp 1A đã đạt được kết quả rất tốt vượt chỉ tiêu đề ra .Cụ thể là : Học sinh HTT 17 em( Tỉ lệ chiếm 85 %),HT 3 em (Tỉ lệ chiếm 15% ) .Như vậy chất lượng của lớp đã đạt được số học sinh hoàn thành trở lên 100% .Đây cũng là một kết quả đáng mừng trong quá trình thực hiện sáng kiến của bản thân tôi .
 Đặc biệt giúp các em tự tin vào bản thân ,biết tự lo ,sắp xếp công việc học tập của mình .đến lớp học sinh chăm ngoan ,lễ phép ,thực hiện tốt tất cả các quy định ,nề nếp của lớp ,của trường .Khi bước vào lớp 1 biết chú ý ,lắng nghe để việc học không ngừng nâng cao kết quả học tập của mình ,của lớp .
 Qua các bước rèn nề nếp cho học sinh, Tôi đã tạo đựơc tâm thế cho học sinh trong buổi học là vô cùng cần thiết . Hiểu điều đó nên tiết đầu tiên tôi không bao giờ quở trách, trách phạt bất cứ một học sinh nào . Dù hôm đó học sinh đi muộn hay quên đồng phục hoặc quên sách , vở , thiếu phần chuẩn bị ...Nếu nặng lời mắng mỏ sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn , cảm giác có tội sẽ đè nặng , phá tan sự tiếp thu của học sinh trong cả buổi học hôm ấy .Chính cô giáo cũng bị ức chế , buồn bực , tức tối trong suốt giờ giảng của mình . Để tránh tình trạng trên,sáng sáng khi bước chân vào lớp tôi thường nghĩ ra một câu chào, một câu đùa hóm hỉnh hoặc sau lời chào là một vài cử chỉ ân cần : Khi thì sửa lại tóc cho em này , lúc lại cài áo cho em kia... vv...Để sao cho học sinh cảm nhận được một ngày học mới bắt đầu hết sức nhẹ nhàng và ấm áp. Đến cuối ngày học hôm ấy , tôi cho các em bình chọn ai học ngoan và ai tiến bộ nhất trong ngày. Lúc đó là lúc mà tôi nhắc nhở khuyết điểm mà các em học sinh hồi sáng mắc phải.Nếu lỗi em đó mắc phải mà nặng , em sẽ tự đứng trước lớp tìm xem mình sai ở chỗ nào rồi hứa với tập thể lớp, với cô giáo sẽ sửa những sai lầm đó. Cả ngày học sinh ở trường, cô giáo trong thời gian đó thay vai trò người mẹ ở nhà của các em.
 Khen thưởng động viên học sinh cũng là việc làm rất cần thiết và thường xuyên đối với giáo viên khi lên lớp . Thứ sáu cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp, học trò lớp tôi rất thích và háo hức chờ đón . Các cháu được tự do bình bầu nhau. Những em được cô khen vì tiến bộ từng mặt: học tập, kỷ luật hay chỉ là có chữ viết tiến bộ hơn tuần trước đều rất phấn khởi. hân hoan với những nụ cười hồn nhiên của con trẻ,Mang niềm vui đến cho con trẻ từ những việc làm bình thường như vậy nhưng cũng khiến cho học sinh cảm thấy tình thương yêu và sự quan tâm chăm sóc .
 Từ những việc làm trên chất lượng của lớp 1A -Trường tiểu học Trường Giang 2 đã đạt được kết quả cao .Minh chứng là qua đợt thi khảo sát chất lượng lần 3 của lớp đã vượt cao so với chỉ tiêu đề ra . 
 C .KẾT LUẬN VÀ DỀ XUẤT .
1.Kết luận :
 Việc thực hiện nề nếp học tập của học sinh lớp 1 không chỉ phụ thuộc vào sự nhắc nhở ,hướng dẫn của giáo viên mà còn phụ thuộc vào sự quan tâm đến việc học của cha mẹ học sinh đối với con cái.Cũng như thái độ tiếp thu và việc thực hiện của học sinh .Nếu học sinh thực hiện tốt các nề nếp học tập ở lớp thì chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt .Đó là cơ sở để các em tiếp thu kiến thức và đạt được kết quả học tập tốt.
 Vậy muốn các em học tập tốt thì ngay từ khi mới vào lớp 1,Giáo viên và gia đình cần tạo cho trẻ thái độ nghiêm túc khi thực hiện nhiệm vụ học tập được giao .thực hiện nề nếp học tập ngay từ đầu .Đó chính là cơ sở cho sự phát triển của các em về khả năng học tập .
 Trên đây tôi đã trình bày "Một số biện pháp rèn nề nếp học tập để nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 1 " của mình để giúp học sinh có nhiều niềm vui khi đến trường . Những việc đó thành hình khó đặt tên , càng không thể diễn ra trong khoảng thời gian nhất định . Tôi thực hiện nó lúc có thể được , khi tiếp xúc với học sinh" trẻ đến trường trong niềm vui"là một khái niệm rộng do tác động của nhiều yếu tố : Con người , môi trường , hoàn cảnh ...Nhưng theo chủ quan tôi nghĩ mình góp phần nhỏ trong niềm vui ấy của các em . Học sinh của lớp tôi đi học với tẩm trạng rất thoải mái và hứng khởi. Thầy cô bước vào lớp các em không có vẻ sợ hãi , rụt rè .Trái lại nhiều em đón tôi với nụ cười tươi tắn trên môi vào buổi sáng , vì biết thế nào cô cũng gây tiếng cười nho nhỏ cho mình . Giao tếp giữa cô và trò hoà hợp thân ái , học sinh nhận thấy cô giáo mình thật gần gũi .Quan sát các em trong giờ chơi tôi cũng thấy các cháu cư xử với nhau hoà nhã, hiện tượng nói tục ,chửi bậy hạn chế rất nhiều và dường như không có .Các em bớt đi những lời nói thô lỗ, cục cằn . Các em thường xuyên nhận ra và tự giải quyết một cách nhanh chóng không làm phiền lòng cô như những ngày đầu nhận lớp .Bằng sự cảm nhận của mình , tôi đã đọc được tình cảm của học sinh dành cho cô giáo . Tôi nghĩ những việc làm nho nhỏ của mình đã góp phần tích cực trong giai đoạn đầu hình thầnh và phát triển nhân cách của học sinh trong năm đầu cấp 1 này .Điều quan trọng tôi đã làm dược một việc đó là : Làm cho các em cảm thấy yêu trường . Những dấu ấn của những ngày đầu năm đầu cắp sách tới trường sẽ cùng các em đi suốt cuộc đời .
2.đề xuất :
 Nhà trường đưa ra các quy định các nề nếp vào đầu năm học để tất cả các lớp trong trường thực hiện một cách đồng bộ cho toàn trường .
 Đội lập ra ban theo dõi nề nếp học tập ,nề nếp ra vào lớp có xếp loại nhận xét hàng tuần theo quy định.
 Giáo viên chủ nhiệm bám sát lớp từng tiết ,từng buổi học để động viên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các nề nếp dã đề ra .
 Nếu khi chúng ta đưa ra các biện pháp và giải pháp tiến hành thực hiện đầy đủ trên thực tế thì học sinh sẽ thực hiện tốt các nề nếp học tập .Theo thực tế giải pháp của mình tôi đã rèn cho học sinh lớp 1-Trường Tiểu học Trường Giang 2 thực hiện tốt nề nếp học tập và đạt được kết quả học tập cao .
 Trên đây là một sáng kiến nhỏ của tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học giúp cho kết quả dạy học ngày được tốt hơn . 
 Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Trường Giang, ngày 20-3-1017 
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiên kinh nghiệm của mình viết ,không sao chép nội dung của người khác .
Xác nhận của nhà trường : Người thực hiện :
 Nguyễn Thị Thanh
MỤC LỤC
TT
Tên mục
Trang
A
1
 Đặt vấn đề 
Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm 
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng và pham vi nghiên cứu 
4.Phương pháp nghiên cứu
B.Giải quyết vấn đề 
1. cơ sở lý luận 
2.Thực trạng 
3.Giải pháp thực hiện 
4.Kết quả đạt được 
C.Đề xuất và kết luận 
1.Đề xuất 
2.Kết luận 
01
01

File đính kèm:

  • docTG 2- Nguyễn Thị Thanh - Chủ nhiệm Lớp 1.doc
Sáng Kiến Liên Quan