Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý 8 ở trường trung học cơ sở

- Việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi đối với giáo viên còn mang tính chất minh họa kiến thức

- Giáo viên nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của Atlat Địa lý Việt Nam trong học tập và trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý.

- Giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng trong quá trình bồi dưỡng trên lớp do nhiều lý do như, sử dụng Atlat sẽ mất nhiều thời gian, phải thêm nhiêu thao tác (như chuẩn bị hệ thống câu hỏi, phải đổi mới phương pháp dạy học. )

- Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh, do đó các em chưa có thói quen sử dụng Atlat trong học tập cũng như trong thi cử.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý 8 ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bản đồ để thiếp lập mối quan hệ trên.
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* Giải thích:
+ Đối với sông Mê Công
- Diện tích lưu vực rộng lớn, sông chảy từ Trung Quốc, qua nhiều nước như Thái Lan, Lào, Căm-Pu-Chia, Mianma, Việt Nam. Đây là một trong những sông có chiều dài lớn nhất Châu Á 
- Chế độ mưa ở thượng lưu, trung lưu, hạ lưu của sông không trùng nhau về mùa mưa cũng như thời gian mưa
- Lớp phủ thực vật con rất phong phú
- Hệ thống sông Mê Công có hồ rất quan trọng là Biển Hồ, nếu lũ lên thì nước sông tràn vào hồ..
- Phần hạ lưu Sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa
+ Đối với sông Hồng
- Diện tích lưu vực nhỏ hơn sông Mê Công, chiều dài ngắn hơn phần lớn diện tích lưu vực nằm ở Việt Nam.
- Hình dạng lưu vực có dạng nan quát nên lũ lên nhanh
- Lớp phủ thực vật ở phần thương và trung lưu ở Tây Bắc và Đông Bắc bị phá hủy mạnh nên khả năng điều tiết nước hạn chế
- Chế độ mưa theo mùa 
- Sông Hồng đổ ra biển bằng ba cửa khả năng thoát lũ chậm hơn sông Mê Công.
2.2. Kĩ năng sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lý Việt Nam
 Trong Atlat Địa lý Việt Nam có hệ thống rất lớn các loại biểu đồ như cột, hình tròn , biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp..thể hiện cả quy mô, cơ cấu, động lực phát triển của các đối tượng từ tự nhiên, dân cư, kinh tế và các vùng.
 Khi khai thác kiến thức từ biểu đồ yêu cầu phân tích, so sánh các số liệu đã được trực quan hóa trên biểu đồ để rút ra những nhận xét, kết luận về các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.
 * Quy trình thực hiện 
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của việc sử dụng biểu đồ 
- Bước 2: Cách khai thác kiến thức từ biểu đồ
+ Đọc tên của biểu đồ, chú giải, đơn vị, lãnh thổ thể hiện và các thành phần bên trong của biểu đồ.
+ Đo tính các đại lượng: cao nhất, thấp nhất, nhiều nhất, ít nhất, xu hướng biến động tăng hay giảm..
+ Từ việc đối chiếu, so sánh, rút ra nhận xét, kết luận cần thiết
- Bước 3: Học sinh nêu nhận xét và kết luận từ việc phân tích biểu đồ. Giáo viên chuẩn kiến thức.
* Ví dụ minh họa
 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy so sánh và giải thích sự giống và khác nhau của 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh ?
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu: Dựa vào biểu đồ để so sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh.
- Bước 2: Khai thác kiến thức từ biểu đồ :
+ Loại biểu đồ kết hợp đường và cột, nội dung được biểu hiện trên biểu đồ: Nhiệt độ thể hiện bằng đường, lượng mưa thể hiện bằng cột của hai trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh
+ Đo tính các đại lượng ở mỗi trạm: 
- Về nhiệt độ tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng nào? bao nhiêu độ C. Tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? bao nhiêu độ C?
- Về lượng mưa: Mưa ít vào mùa nào? mưa nhiều vào mùa nào? bao nhiêu mm
+ Từ đó so sánh kết hợp với kiến thức để giải thích
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* So sánh và giải thích 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh:
+ Xác định vị trí của 2 trạm.
- Hà Nội nằm trong miển khí hậu phía Bắc 
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu phía Nam
- Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
- Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm
+ Về nhiệt độ:
- Cả 2 địa điểm có nhiệt độ trung bình năm trên 220C
- Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng 120C, của TP Hồ Chí Minh khoảng 3-40C
- Vì: Hà nội gần chí tuyến, xa xích đạo, Hà Nội ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. TP Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo rõ rệt.
+ Về lượng mưa:
- Cả hai trạm đều có mưa theo mùa, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10
- Tổng lượng mưa của TP Hồ Chí Minh lớn hơn, các tháng mưa có lượng mưa cũng lớn hơn của Hà Nội.( dẫn chứng )
- Mùa khô ở TP Hồ Chí Minh mưa ít hơn của Hà Nội, tính chất khô rõ rệt và sâu sắc hơn Hà Nội.
- Vào mùa khô Hà Nội cũng ít mưa nhưng do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đi qua biển gây mưa phùn nên tính chất khô hạn giảm.
2.3. Kĩ năng phân tích lát cắt địa hình trong Atlat Địa lý Việt Nam
 Khai thác Atlat Địa lý Việt Nam cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt. Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ, hoặc bổ sung những nội dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ, các lát cắt địa hình trở thành minh chứng rất trực quan về hướng nghiêng và đặc điểm hình thái địa hình của từng miền, từng khu vực
 Trong Atlat Địa lý Việt Nam có 3 lát cắt ở các trang 13,14, khi phân tích lát cắt không chỉ phân tích đặc điểm địa hình mà còn phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt. như vậy có hai mức độ phân tích lát cắt địa hình như sau:
a. Phân tích đặc điểm địa hình qua lát cắt
* Quy trình thực hiện
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu 
- Bước 2: Kết hợp kiến thức bản đồ và kiến thức Địa lý để phân tích.
+ Xác định vị trí, giới hạn lát cắt
+ Lát cắt đi qua những vùng địa hình nào?( kể từ trái qua phải: Khu, dãy núi và sơn nguyên nào, cắt qua những dòng sông nào...)
+ Phân tích từng đối tượng biểu hiện trên lát cắt
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* Ví dụ minh họa
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu
+ Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình qua lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình.
- Bước 2: Sử dụng Atlat trang 13 và kiến thức Địa lý để phân tích
- Bước 3: Học sinh trình bày giáo viên chuẩn kiến thức
+ Lát cắt AB chạy trong Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, đi từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam
+ Lát cắt đi qua Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ qua các dạng địa hình đồi núi cao phía Tây Bắc đồi thấp và trung bình ở trung tâm và vùng đồng bằng Bắc Bộ ở phía đông nam.
- Lát cắt qua sơn nguyên Đồng Văn, núi ( PuTha Ca, Phia Ya, Phia Boóc ), cánh cung ( Ngân Sơn, Bắc Sơn ) và cắt qua sông ( Sông Gâm, sông Năng, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Kinh Thầy, và cửa sông Thái Bình.)
+ Địa hình có sự khác biệt giữa các khu vực: 
- Từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu( khu Việt Bắc). Đây là khu vực núi cao, dốc lớn và độ chia cắt địa hình lớn nhất trên toàn lát cắt. Lát cắt chạy qua sơn nguyên với độ cao trung bình 1000m có diện tích khá lớn 
- Từ sông Cầu đến sông Thương ( khu Đông Bắc) địa hình thấp hơn khu Việt Bắc
độ chia cắt địa hình giảm dần, bắt đầu từ độ cao 50m của thung lũng sông Cầu độ cao giảm dần
- Từ sông Thương đến cửa sông thái Bình ( khu Đồng bằng Bắc Bộ) địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, độ cao địa hình dưới 50m. 
b. Phân tích tổng hợp tự nhiên dọc lát cắt
- Kĩ năng không thể thiếu được là kĩ năng chồng xếp các bản đồ nếu như chỉ sử dụng Atlat trang 13, 14 thì không thể phân tích tổng hợp đặc điểm tự nhiên vì ngoài phân tích địa hình còn phân tích địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng...., thì phải căn cứ vào bản đồ nêu trên có trong Atlat để phân tích. Vì vậy yêu cầu đầu tiên là kĩ năng chồng xếp bản đồ.
* Quy trình thực hiện
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu
- Bước 2: Chồng xếp các bản đồ kết hợp với kiến thức Địa lý để:
+ Xác định vị trí, giới hạn lát cắt
+ Làm rõ đặc điểm tự nhiên như: Địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi...
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* Ví dụ minh họa
 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp C-D, từ biên giới Việt Trung đến sông Chu?
- Bước 1: Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp C-D, từ biên giới Việt Trung đến sông Chu.
- Bước 2: Kết hợp sử dụng các trang Atlat: 8, 9, 10, 11, 12, 13 để phân tích các đặc điểm tự nhiên đọc theo lát cắt
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
+ Giới hạn: Lát cắt C- D từ biên giới Việt -Trung đến Sông Chu
+ Chiều dài: Dùng thước đo chiều dài C-D trên lát cắt được 12 cm nhân với tỉ lệ bản đồ, nghĩa là 1cm trên bản đồ tương ứng với 3000000 cm ngoài thực địa. Vậy chiều dài lát cắt C - D là 360 km.
+ Phân tích các thành phần tự nhiên:
- Địa chất: Căn cứ vào bản đồ địa chất khoáng sản trong Atlat Địa lý Việt Nam trang 8 dùng thước và chì kẻ tương đối chính xác lát cắt đi qua
 Có ba loại đá: - Đá mắc ma xâm nhập ( Phanxipang)
 - Đá mắc ma phun trào ( Hoàng Liên Sơn, Phu luông)
 - Trầm tích đá vôi ( cao nguyên Mộc Châu)
- Địa hình: Sử dụng Atlat trang 13
 Lát cắt đi qua nhiều dạng địa hình: - Núi cao ( Hoàng Liên Sơn, Phu Luông) có độ cao trên 2000m), đồi núi thấp trung bình, cao nguyên(với độ cao từ 200m -500m ), đồng bằng Thanh Hóa( khá bằng phẳng có độ cao dưới 200m)
- Thổ nhưỡng: Bao gồm các loại đất: Đất feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi, đất feralit trên đá vối, đát phù sa.
- Thủy văn: Lát cắt qua ba con song lớn ( Sông Mã, Sông Đà, Sông Chu), sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dố lớn
- Khí hậu: Khí hậu có sự khác biệt dọc theo lát cắt chia làm ba khu vực. 
+ Hoàng Liên Sơn, Phu Luông: nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa lớn
+ Khu đồi núi thấp, trung bình: Có tính chất chuyển tiếp
+ Khu vực đồng bằng: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C 
- Sinh vật: Rừng ôn đới trên núi, rừng kín thường xanh, trảng cỏ cây bụi, thảm thực vật nông nghiệp.
2.4. Kĩ năng xác định phương hướng, khoảng cách trên bản đồ.
a. Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ
* Quy trình thực hiện
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu
- Bước 2: Phải có kiến thức cơ bản về bản đồ đã học ở lớp 6 để 
+ Xác định mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định các hướng còn lại: Xác định 8 hướng cơ bản ( Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc) ngoài ra còn 8 hướng phụ khác
+ Xác định phương hướng dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến: 
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* Ví dụ minh họa
 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy xác định hướng di chuyển của bảo, hướng gió ở nước ta?
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu: Xác định hướng di chuyển của bảo, hướng gió ở nước ta.
- Bước 2: Căn cứ vào bản đồ khí hậu trang 9 kết hợp với kiến thức về xác định phương hướng để xác định:
+ Hướng di chuyển của bảo
+ Hướng gió: Khi xác định hướng gió thì tính từ hướng nơi gió thổi đến, gồm hai hướng cơ bản đại diện cho hai mùa gió.
- Mũi tên màu đỏ thể hiện gió mùa hạ
- Mũi tên màu xanh thể hiện gió mùa đông
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
+ Hướng di chuyển của bảo vào nước ta: Hướng Tây, Tây Bắc
+ Gió mùa mùa đông: Hướng Đông Bắc
+ Gió mùa mùa hạ: Hướng Tây Nam, ngoài ra ở Đồng Bằng Bắc Bộ gió hướng Đông Nam
b. Kĩ năng xác định khoảng cách trên bản đồ
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu
- Bước 2: Căn cứ vào kiến thức về bản đồ xác định khoảng cách
+ Dựa vào tỉ lệ trên bản đồ: có hai cách thể hiện tỉ lệ đó là tỉ lệ thước và tỉ lệ số
+ Dùng thước đo khoảng cách trên bản đồ 
+ Xác định khoảng cách của các địa điểm với công thức: 
 S = L x F
S là khoảng cách trên thực địa
L là khoảng cách trên bản đồ 
F là mẫu số của tỉ lệ bản đồ
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* Ví dụ minh họa
 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam tính khoảng cách( ki lô mét ) từ Hà Nội tới thủ đô các nước Phi-lip-pin, Bru-nây, Xin- ga-po, Thái Lan.
- Bước 1: Tính khoảng cách( ki lô mét ) từ Hà Nội tới thủ đô các nước Phi-lip-pin, Bru-nây, Xin- ga-po, Thái Lan.
- Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 ( mục Việt Nam trong Đông Nam Á)
+ Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ ( Tỉ lệ 1: 50 000 000 )
+ Đo khoảng cách trên bản đồ từ Hà Nội tới lần lượt thủ đô của các nước Phi-lip-pin, Bru-nây, Xin- ga-po, Thái Lan.
+ Áp dụng theo công thức tính khoảng cách trên
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
+ Hà Nội tới thủ đô Phi- lip-pin: 1750 km
+ Hà Nội tới Bru-nây: 2050 km
+ Hà Nội tới Xin- ga-po: 2200 km
+ Hà Nội tới Thái Lan: 1050 km 
III. Minh họa qua một tiết học cụ thể trên lớp
Bài 23 -Tiết 13 VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM 
 ( Tiết theo phân phối chường trình bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý 8)
I. Muc tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức :	
- Trình bày được vị trí Địa lý, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam: Các điểm cực ( Bắc, Nam, Đông, Tây) của phần đất liền; vùng biển và diện tích lãnh thổ.
- Phân tích để thấy được vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên.
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta
2. Kĩ năng : 
- Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam ( trang bản đồ hành chính ), lược đồ khu vực Đông Nam Á, để xác định và phân tích vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. 
- Phân tích mối liên hệ địa lý, xử lý số liệu.
3. Thái độ: 
- Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước
- Có ý thức bảo vệ và xây dựng tổ quốc
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
- GV: Atlat Địa lý Việt Nam, sách giáo khoa, giáo án, các tài liệu dạy học khác
- HS: Vở ghi, sách giáo khoa, Atlat Địa lý Việt Nam
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài củ:( không thực hiện do tiết trước làm bài kiểm tra viết )
3. Bài mới 
Hoạt động của GV-HS
Nội Dung
Hoạt động 1( 20 phút)
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 4
? Dựa vào bản đồ hành chính kết hợp với bảng 23.2 sách giáo khoa, hãy xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền bước ta và cho biết tọa độ của chúng.
- Học sinh dựa vào bản đồ hành chính kết hợp với bảng 23.2 để trả lời các điểm cực 
- Giáo viên chuẩn kiến thức
? Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6( bản đồ hình thể) kê một số đảo và quần đảo nước ta.
- Học sinh trả lời giáo viên chuẩn kiến thức
? Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4( Việt Nam trong Đông Nam Á), hãy cho biết những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí về mặt tự nhiên.
- Giáo viên hướng dẫn dựa học sinh xác lập mối quan hệ giữa vị trí địa lí với các thành phần tự nhiên như khí hậu, khoáng sản, sinh vật... Để phân tích ý nghĩa của vị trí Địa lý đối với các thành phần tự nhiên.
Hoạt động 2 ( 15 phút )
- Giáo viên phối hợp sử dụng trang Atlat Địa lý Việt Nam trang hành chính và trang hình thể: Yêu cầu học sinh nhận xét chiều dài đường biên giới trên đất liền và chiều dài bờ biển nước ta? 
- Nhận xét về đặc điểm lãnh thổ nước ta?
- Học sinh trả lời 
- Giáo viên chuẩn kiến thức
1. Vị trí, giới hạn lãnh thổ
a. Phần đất liền
+ Tọa độ địa lý
- Điểm cực Bắc: 23023' B xã Lũng cú, Đồng Văn, Hà Giang
- Điểm cực Nam: 8034' B ở xã Đất mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau
- Điểm cực Tây: 10209'Đ ở xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.
- Điểm cực Đông: 109024' Đ ở xã Vạn Thạch Vạn Ninh, Khánh Hoà.
+ Diện tích 331212 km2
b. Phần biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2. Có rất nhiều đảo và quần đảo
c. Đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên
- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Vị trí cầu nối Giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật
* Ý nghĩa: 
- Nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, vị trí cầu nối nên nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, có vùng biển rộng và giàu tiềm năng.
- Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng sing vật và vị trí tiếp xúc giữa hai vành đai sinh khoáng nên nước ta giàu tài nguyên
2. Đặc Điểm lãnh thổ
a, Phần đất liền
- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, kéo dài theo chiều Bắc - Nam tới 1650 km tương đương với 15 vĩ độ, nơi hẹp nhất khoảng 50 km 
 - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260Km
b, Phần biển Đông
- Mở rộng về phía đông, có nhiều đảo, quần đảo, Vịnh
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về quốc phòng lẫn kinh tế.
4. Củng cố, đánh giá ( 5 phút ) 
- Hãy xác định vị trí Địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ 
- Nêu ý nghĩa của vị trí Địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên
5. Hoạt động nối tiếp ( 5 phút )
- Về nhà xem lại bài, nắm nội dung bài học 
- Chuẩn bị trước bài" vùng biển Việt Nam " với các nội dung sau:
+ Dựa vào Atlat trang 4 ( Việt Nam trong Đông Nam Á) để xác định các quốc gia có chung biên giới trên biển với Việt Nam
+ Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam các trang 13,14 để xác định hướng chảy của các dòng biển. 
IV. Hiệu quả đạt được:
 Những năm qua trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý 8 tôi đã áp dụng sáng kiến này để rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam cho học sinh. Tôi thấy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại kết quả thiết thực, với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất thời gian ghi nhớ kiến thức máy móc, nắm chắc và thành thạo các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong quá trình học tập, ôn tập và làm bài thi kiểm tra học sinh giỏi đạt kết quả cao, và để minh chứng cho hiệu quả đó tôi xin đưa ra kết quả của các năm kiểm tra học sinh giỏi mà những năm đó tôi vận dụng sang kiến này như sau: 
Năm học
LỚP
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
8
4
0
0
02
50,0
02
50,0
0
0
0
0
2014- 2015
8
4
0
0
03
75,0
01
25,0
0
0
0
0
 Như vậy việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam một cách đúng mục đích, đúng yêu cầu sẽ đem lại những kết quả tốt. Điều đáng nói ở đây là đa số các em đã rèn luyện được các kĩ năng sử dụng Atlat. Hơn thế nữa đã tạo được sự hứng thú học tập, học sinh hoạt động tích cực, chủ động trong tiết học, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh chóng và chắc chắn. Do đó chất lượng kiểm tra học sinh giỏi được nâng cao rõ rệt.
 PHẦN KẾT LUẬN 
 Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tôi thực hiện đề tài "Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý 8 ở trường trung học cơ sở". Đã đem lại hiệu quả cao, học sinh tiếp thu nội dung bài học tốt hơn, nắm vững kiến thức hơn đồng thời rèn được các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam và từ đó tạo được sự hứng thú, yêu thích môn học, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi bộ môn và được nhà trường ghi nhận. Những năm gần đây nhà trường đã đạt nhiều giải cấp tỉnh, cấp huyện môn Địa lý.
 Qua việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
* Đối với giáo viên :
 - Để khai thác các phương tiện trực quan trong dạy học địa lí theo hướng tích cực, nhất là kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi thì trước hết bản thân mỗi giáo viên phải hứng thú dạy học bộ môn vì khi có hứng thú mới say mê công việc, đi sâu nghiên cứu, đầu tư soạn giảng ngày càng tích cực và đạt hiệu quả hơn.
 - Trong quá trình dạy học nên chú ý rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat nhiều hơn, thường xuyên hơn. Động thời giáo viên cũng cần động viên, tuyên dương và khuyến khích những học sinh tiến bộ và có nhiều cách làm hay. Cần có câu hỏi nâng cao để phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh.
 - Luôn học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình . 
 - Chú trọng việc rèn luyện và phát triển ở học sinh các kĩ năng : Kĩ năng làm việc với bản đồ, kĩ năng sử dụng biểu đồ, kĩ năng xác định phương hướng, khoảng cách, kĩ năng phân tích lát cắt địa hình...
 - Giáo viên tạo được niềm tin, sự hứng thú, say mê cho học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
 - Đầu tư nhiều hơn vào việc soạn bài theo tinh thần dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để các em “học trong hành động”. Giáo viên phải thể hiện rõ ràng mục tiêu, nội dung bài học, hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận thức.
 * Đối với học sinh: 
 - Cần yêu thích, say mê, hứng thú học tập bộ môn Địa lý.
 - Có đầy đủ các phương tiện học tập: Sách giáo khoa, vở bài tập, Atlat Địa lý Việt Nam, tài liệu tham khảo 
 - Luôn tìm tòi phát hiện những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức Địa lý.
 Trên đây là một số kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở trường trung học cơ sở. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa lý 8 ở bậc trung học cơ sở trong những năm tiếp theo. 

File đính kèm:

  • docRèn_luyện_kỹ_năng_sử_dụng_Atlat_Địa_lý_Việt_Nam_trong_bồi_dưỡng_HS_giỏi_môn_Địa_lý_8_ở_trường_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan