Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học

1/. Lý do chọn đề tài:

Ở cấp THCS các em bắt đầu làm quen với bộ môn Hóa học từ lớp 8. Nhưng muốn học tốt môn Hóa học đòi hỏi ở mỗi học sinh phải giải quyết nhiều bài tập, biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập. Vì thế, các em phải nắm được các bước giải bài tập Hóa học cơ bản ngay từ lớp 8.

Tính theo phương trình hóa học là kiến thức cơ bản, xuyên suốt trong chương trình Hóa học phổ thông. Nó làm nền tảng căn bản quan trọng trong việc giải bài tập tính theo phương trình hóa học. Do đó để khắc phục tình trạng mất căn bản môn Hóa học ở học sinh, bản thân tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra một giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học” để nghiên cứu.

2/. Đối tượng nghiên cứu:

Tìm hiểu học sinh, nghiên cứu để đưa ra phương pháp giải các bài tập tính theo phương trình hóa học ở học sinh lớp 8, của trường THCS Tam Th¸i.

3/. Phạm vi nghiên cứu:

Là giáo viên giảng dạy môn Hóa học, chính vì vậy mà giải pháp của tôi xoay quanh vấn đề “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học” của môn Hóa học 8 để sử dụng giảng dạy cho học sinh lớp 8A,8B của trường THCS Tam Th¸i ¸p dụng từ tiết 32,33 trong phân phối chương trình học kỳ I.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5545 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính theo phương trình hóa học ở học sinh lớp 8, của trường THCS Tam Th¸i.
3/. Phạm vi nghiên cứu:
Là giáo viên giảng dạy môn Hóa học, chính vì vậy mà giải pháp của tôi xoay quanh vấn đề “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học” của môn Hóa học 8 để sử dụng giảng dạy cho học sinh lớp 8A,8B của trường THCS Tam Th¸i ¸p dụng từ tiết 32,33 trong phân phối chương trình học kỳ I.
4/. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bộ môn Hóa học.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp đàm thoại. 
B. NỘI DUNG:
1/. Cơ sở lý luận:
- Vấn đề học tập hiện nay được xem là quốc sách hàng đầu, nó thuộc vào bốn loại hình được nhà nước quan tâm nhất ( điện, đường, trường, trạm). Mục đích của việc học là đào tạo ra con người Xã Hội Chủ Nghĩa. Do đó việc phát triển qui mô giáo dục – đào tạo phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng. Tiếp tục quán triệt các tư tưởng chỉ đạo giáo dục của Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và phương hướng nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đổi mới giáo dục từ nay đến năm 2010.
- Cũng như các môn học khác, Hóa học là một trong những môn học không thể thiếu trong các trường THCS. Hóa học là môn học thực nghiệm nó phản ánh các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và vũ trụ, trong đó bài tập Hóa học tính theo phương trình hóa học là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học.
- Với yêu cầu trên là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học phải xác định rõ mục tiêu giáo dục đó là chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với khoa học công nghệ, giúp học sinh làm chủ tri thức, tiếp cận được mũi nhọn khoa học công nghệ nhằm phát huy năng lực trong xã hội mới.
2/. Cơ sở thực tiễn: 
- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì thế cần rèn cho học sinh các kỹ năng cơ bản giải một số bài tập tính theo phương trình hóa học một cách độc lập và sáng tạo. Qua đó học sinh tự định hướng để giải bài tập.
- Rèn cho học sinh có kỹ năng nhận dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến khó, phát triển dần kỹ năng hiện có của học sinh, nhằm phát huy thêm khả năng tự học, tự nhận thức và độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời phát huy hoạt động nhóm.
- Trên cơ sở đó, để kích thích tính tích cực học tập của học sinh trong việc giải bài tập tính theo phương trình hóa học, bản thân giáo viên cần xác định vai trò của mình đối với học sinh.
+ Giáo viên cần coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh ph¸t huy tối đa các năng lực còn tìm ẩn của học sinh. Hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, năng lực sáng tạo, lòng say mê yêu thích bộ môn.
+ Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu để tìm hướng giải phù hợp. Qua các bài tập từ dễ đến khó dần tạo ra sự tích cực, tự lực sáng tạo trong học tập của học sinh. Giúp hình thành ở học sinh kỹ năng giải bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học.
3/. Nội dung vấn đề:
a/. Thực trạng của học sinh ở trường THCS Tam Th¸i:
- Nhìn chung, các em chưa có ý thức cao trong học tập, phần đông các em là con nhà nông vừa đi học vừa phục giúp gia đình nhất là vào vụ mùa, các em thường hay không thuộc bài, không làm bài tập, vào lớp học không chú ý nghe giảng bài, không chuẩn bị bài mới làm ảnh hưởng đến việc học của các em.
- Đối với học sinh lớp 8, cụ thể là lớp 8A và lớp 8B qua thời gian tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy các em chưa nắm vững các kiến thức cơ bản như: kí hiệu hóa học; hóa trị; cách viết công thức của một hợp chất; lập phương trình hóa học; các công thức chuyển đổi giữa số mol; khối lượng và thể tích; . . . cho nên các em không thể vận dụng để giải một bài tập hóa học.
- Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy sau khi đọc đề toán đa số các em chưa xác định được đề bài đã cho biết những đại lượng gì, có liên quan đến công thức nào cần sử dụng đại lượng đề bài hỏi. Các em chưa xác được hướng giải bài tập cho phù hợp. Mặt khác, các em chưa nắm vững những công thức cơ bản và kỹ năng lập phương trình hóa học nên ảnh hưởng đến khả năng giải một bài hóa học tính theo phương trình hóa học.
b/. Những giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học và nâng cao hiệu quả giải bài tập cho học sinh ở trường THCS Tam Th¸i như sau:
- Giáo viên cần trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản về Hóa học. Nếu cần thiết giáo viên ghi tóm tắt và hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ.
- Giáo viên chú ý chọn các bài tập nâng cao từ dễ đến khó tạo sự tích cực, tính độc lập, sáng tạo cho học sinh.
- Quan trọng hơn là giáo viên giúp học sinh phân tích, tìm hiểu kỹ đề bài qua đó định hướng được phương pháp giải.
- Sau đó giáo viên cho thêm bài tập tương tự, mức độ nâng dần lên để hình thành ở học sinh kỹ năng giải bài tập hóa học.
Mỗi bài tập hóa học có nhiềi cách giải khác nhau nhưng phải thực hiện đủ 4 bước:
+ Tìm hiểu d¹ng bµi tËp : Xác định đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm, hiểu ý nghĩa mở rộng từng đại lượng. Cần tóm tắt đề bài rõ ràng bằng ký hiệu hiệu hóa học, chuyển đổi đơn vị nếu cần thiết.
+ Xác định hướng giải bài tập: Nhớ lại các khái niệm, các qui tắc, công thức,  có liên quan. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện đề bài cho và yêu cầu của bài tập.
+ Trình bày lời giải: Thực hiện các bước giải đã vạch.
+ Kiểm tra kết quả: Xem lại đã trả lời đúng yêu cầu của bài chưa? Tính toán có sai sót hay không?
- Đó là những yêu cầu cơ bản để giải một bài tập hóa học. Nếu học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản thì việc giải bài tập theo qui trình trên sẽ mang lại kết quả cao.
c/. Sơ lược về quá trình thực hiện:
- Để “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học” bản thân tôi không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bộ môn, đặc biệt quan trọng hơn nữa là luôn luôn dự giờ, trao dồi học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong công tác giảng dạy để đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học.
- Sau cùng là thu thập các số liệu cần thiết cho giải pháp khoa học.
- Đối với học sinh, bản thân tôi định hướng như sau:
+ Tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh, phát hiện ra những chỗ hỉng kiến thức của học sinh mắc phải qua các bài kiểm tra, câu trả lời vấn đáp của học sinh, cách làm bài trong khi kiểm tra bài cũ.
+ Chú ý cách học tập của học sinh từ khâu theo dõi bài, ghi chép đến khâu giải bài tập.
+ Giành nhiều thời gian để hướng dẫn kĩ cho học sinh cách giải bài tập mẫu tính theo phương trình hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Trong thời gian nghiên cứu, bản thân tôi thu thập các số liệu, nắm kết quả qua các bài kiểm tra để theo dõi mức độ tiến bộ của học sinh mà có hướng điều chỉnh hợp lí.
d/. Những biện pháp hoặc sáng kiến mới đã áp dụng:
- Qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8A và lớp 8B , qua kết quả học kỳ tôi nhân thấy chất lượng học tập bộ môn còn thấp. Đặc biệt là đa số học sinh không giải được bài tập tính theo phương trình hóa học. Để thực hiện giải pháp khoa học “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học” bản thân tôi áp dụng tiết 32 đến tiết 51 trong chương trình Hóa học lớp 8.
- Để giải một bài tập tính theo phương trình hóa học nhất thiết phải thực hiện đủ 4 bước sau:
+ Bước 1: §ỉi sè liƯu ®Çu bài ( TÝnh sè mol cđa chÊt mµ ®Çu bµi ®· cho).
+ Bước 2: Viết phương trình hóa học đúng.
+ Bước 3: Dùa vµo sè mol cđa chÊt ®· biÕt ®Ĩ tÝnh ra sè mol cđa chÊt cÇn biÕt ( áp dụng quy tắc tam suất).
+ Bước 4: Tìm đại lượng mà đề bài yêu cầu tìm ( tìm khối lượng 
m = n.M hoặc thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn V = 22,4.n).
- Sau đây là một vài ví dụ tính theo phương trình hóa học:
* Ví dụ 1: Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 42g CaO?
Giải
Số mol CaO sinh ra sau phản ứng: nCaO = = 0,75 (mol)
Phương trình hóa học:
 CaCO3 CaO + CO2 
Theo ph­¬ng tr×nh: 1 mol 1 mol 1 mol
 Theo bµi ra : ?x mol 0,75 mol
Số mol CaCO3 theo phương trình hóa học: n CaCO3 = x = 0,75 (mol)
Khối lượng CaCO3 cần dùng: m CaCO3 = n x M = 0,75 x 100 = 7,5 (g)
Ví dụ 2: Tính thể tích khí O2 ( đktc) khi phân hủy 43,4g HgO ?
Giải 
Số mol HgO phân hủy: nHgO = = 0,2 (mol)
Phương trình hóa học: 
 2HgO 2Hg + O2
Theo ph­¬ng tr×nh: 2mol 2mol 1mol
 Theo bµi ra : 0,2mol ?xmol
Số mol khí O2 theo phương trình hóa học: n O2 = x = = 0,1 (mol)
Thể tích khí O2 sinh ra ở đktc: VO2 = 22,4 x n = 22,4 x 0,1 = 2,24 (l)
Ví dụ 3: Cho sắt tác dụng với axit clohidric theo phương trình hóa học sau:
 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
Nếu có 5,6g sắt tham gia phản ứng hãy tìm:
a) Thể tích khí hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn?
b) Khối lượng axit clohidric đã dùng?
c) Khối lượng sắt(II)clorua tạo thành sau phản ứng?
Giải
Số mol sắt tham gia phản ứng: nFe = = 0,1 (mol)
Phương trình hóa học:
 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 á
Theo ph­¬ng tr×nh: 1mol 2mol 1mol 1mol
Theo bµi ra : 0,1mol y mol z mol x mol
a, Thể tích khí hidro thu được ở đktc:
Số mol H2 theo PTHH : n H2 = x = = 0,1 (mol)
Thể tích khí hidro thu được ở đktc : VH2 = 22,4 x n = 22,4 x 0,1 = 2,24 (l)
 b, Khối lượng HCl cần dùng:
Số mol HCl theo PTHH : nHCl = y = = 0,2 (mol)
Khối lượng HCl cần dùng : mHCl = nHCl x MHCl = 0,2 x 36,5 = 7,3 (g)
c, Khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng:
Số mol FeCl2 theo PTHH : n FeCl2 = z = = 0,1 (mol)
Khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng: m FeCl2 = n x M = 0,1 x 127 = 12,7 (g)
VÝ dơ 4 : 
§Ĩ ®èt ch¸y hoµn toµn a g bét nh«m cÇn dïng hÕt 19,2 g oxi , ph¶n øng kÕt thĩc thu ®­ỵc b g nh«m oxit ( Al2O3 )
a, ViÕt ph­¬ng tr×nh hãa häc trªn
b, TÝnh c¸c gi¸ trÞ a,b 
Giải
Số mol oxi tham gia phản ứng : n O2 = = 0,6 (mol)
a, Phương trình hóa học: 
 4Al + 3 O2 2Al2O3
Theo ph­¬ng tr×nh: 4mol 3mol 2mol 
Theo bµi ra : x mol 0,6 mol y mol 
 Số mol Al theo PTHH : n Al = x = = 0,8 (mol)
b, Khối lượng Al cần dùng: m Al = a = n x M = 0,8 x 27 = 21,6 (g)
Số mol Al2O3 theo PTHH : n Al2O3 = y = = 0,4 (mol)
Khối lượng Al2O3 tạo thành sau phản ứng: m Al2O3 = n x M = 0,4 x 102 = 40,8 (g)
VÝ dơ 5 : Bµi tËp sè 5 sgk hãa häc 8 / Tr 76 
Gi¶i :
1. X¸c ®Þnh A : Ta cã dA/KK = =0,552 -> MA = 0,552 .29 = 16 (g)
2. TÝnh theo c«ng thøc hãa häc
Gi¶ sư CTHH lµ CxHy
- Khèi l­ỵng cđa mçi nguyªn tè cã trong 1 mol chÊt A lµ :
mc = = 12 (g) ; mH = = 4 (g)
- Sè mol nguyªn tư cđa mçi nguyªn tè trong 1 mol hỵp chÊt 
nC = = 1 mol ; nH = = 1 mol 
C«ng thøc cđa A lµ CH4
3. TÝnh theo ph­¬ng tr×nh hãa häc
nCH4 = = 0,5 mol 
Ph­¬ng tr×nh hãa häc : CH4 + 2O2 CO2 + 2 H2O
Theo ph­¬ng tr×nh : 1 mol 2 mol 1mol 2 mol
Theo bµi ra : 0,5mol x mol 
nCH4 = x = = 1 mol 
ThĨ tÝch khÝ oxi cÇn dïng lµ : VO2 = n. 22,4 = 22,4 ( l )
C¸ch 2 : Theo ph­¬ng tr×nh : nO2 = 2 nCH4 
VËy VO2 = 2 VCH4 = 2 .11,2 = 22,4 ( l )
Tóm lại để giải bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học đòi hỏi học sinh phải thuộc các kí hiệu hóa học để viết phương trình hóa học, cân bằng đúng phương trình hóa học và phải nắm vững cách biến đổi các công thức tính toán cơ bản.
- Tùy dữ kiện đề bài cho mà áp dụng các công thức cho phù hợp.
- Sau đây là sơ đồ cho biết sự chuyển đổi giữa lượng chất ( số mol) – khối lượng chất – thể tích khí ( đktc).
Khối lượng
chất (m)
Thể tích
chất khí
Số mol chất
(n)	
M là khối lượng mol.
e/. Kết quả cụ thể:
Bảng thống kê kết quả rèn luyện của học sinh:
Thời điểm khảo sát
Lớp
Tổng số học sinh
Dưới trung bình
Trên trung bình
0 đến 3,4
3,5 đến 4,9
Tổng số
Tỉ lệ (%)
5,0 đến 6,4
6,5 đến 7,9
8,0 đến 10
Tổng số
Tỉ lệ (%)
Cuối học ký I
8A
31
0
9
9
29
11
6
5
22
71
8B
30
0
10
10
33,3
12
4
4
20
67,7
Tuần 
30
8A
31
0
4
4
13
14
7
6
27
87
8B
30
0
5
5
16,7
15
5
5
25
80
 Nhìn chung kết quả học tập của học sinh lớp 8A, 8B có sự tiến bộ rõ rệt sau khi áp dụng giải pháp khoa học “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học”.
4/. Đánh giá kết quả của đề tài:
a/. Với giải pháp đã thực hiện ở trên, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp 8A và 8B nhận thấy có sự tiến bộ như sau:
- Học sinh đã biết tìm hiểu đề bài và đưa ra được hướng giải các bài tập tính theo phương trình hóa học. Phần nào hình thành được ở học sinh kỹ năng tính theo phương trình hóa học.
- Học sinh đã nắm lại được những kiến thức cơ bản bộ môn. Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học một cách có hệ thống.
b/. Những hạn chế:
- Số lượng bài tập phong phú với nhiều dạng khác nhau nên giáo viên chưa giải hết được cho học sinh các dạng bài tập.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế nên chưa phụ đạo thường xuyên cho học sinh.
- Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập.
c/. Hướng khắc phục:
- Cần phụ đạo thường xuyên cho học sinh để củng cố lại kiến thức, cũng như học sinh tự tìm tòi hướng giải các bài tập tương tự. Qua đó giáo viên có thể nâng cao các dạng bài tập từ mức độ dễ đến khó để kích thích tư duy học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, nhận xét, sửa sai giải thích lí do sai và khích lệ với những tiến bộ mà học sinh đạt được nhằm tạo hứng thú cho các em trong học tập.
5/. Đề xuất – kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh ở những vùng sâu – vùng xa tôi có những đề xuất sau:
- Giáo viên cùng bộ môn giành thời gian để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, luôn luôn nắm bắt tình hình thực tế học sinh để cùng nhau thảo luận thống nhất đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên môn Hóa học có thể dự giờ chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
C. KẾT LUẬN:
1/. Kết luận:
- Qua thời gian nghiên cứu giải pháp khoa học “ Rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học” ở học sinh lớp 8Avà 8B. Tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ngày một tiến bộ hơn, học sinh dần dần yêu thích bộ môn Hóa học hơn trước, học sinh yếu kém giảm dần và số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
- Bài tập hóa học giúp học sinh mở mang tầm hiểu biết, giáo dục tư tưởng, đạo đức và rèn luyện phong cách làm việc của người lao động mới, làm việc có kế hoạch, có phân tích phương hướng trước khi làm việc cụ thể. Đặc biệt là qua những bài tập cơ bản rèn luyện cho học sinh tác phong cần cù, cẩn thận, tính chính xác, độc lập sáng tạo trong công việc.
- Bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học là kiến thức căn bản hết sức quan trọng, nó làm nền tảng cho học sinh trong việc giải bài toán tính theo phương trình hóa học ở những cấp học sau.
- Thông qua việc giải bài tập, giáo viên kiểm tra được kiến thức, kỹ năng của học sinh làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập môn Hóa học. Đồng thời giáo viên có biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn và khắc phục sai lầm.
2/. Bài học kinh nghiệm:
Rèn kỹ năng tính theo phương trình hóa học là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của họcsinh. Qua nghiên cứu thực tế và tận dụng phương pháp dạy học mới, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Để học tốt môn Hóa học, học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản về hóa học ngay từ lớp 8.
- Nắm chắc từng đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng.
- Giáo viên chọn những bài tập phù hợp với trình độ học sinh, soạn giảng trong hệ thống bài tập từ đơn giản nhưng có mức độ nâng cao dần lên, cho học sinh làm đi làm lại bài tập tương tự để khắc sâu cách giải cho học sinh. 
Đó là phương pháp để kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tiến bộ, có căn bản, tự tin và học tốt môn Hóa học.
- Giáo viên hệ thống cho học sinh những kiến thức cơ bản cần nhớ, rèn cho học sinh kỹ năng viết phương hoá học và phương pháp giải bài tập theo phương trình hóa học.
Sau khi thực hiện giải pháp khoa học trên, bản thân tôi sẽ vận dụng vào thực tế giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đồng thời tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của hội đồng khoa học, để kinh nghiệm của bản thân được nâng cao và giải pháp khoa học của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tam Th¸i, ngày 10 tháng 03 năm 2011
Người thực hiện
 L©m ThÞ Thïy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/. Hình thành kỹ năng giải bài tập Hóa học trường THCS Cao Thị Thặng biên soạn.
2/. Sách giáo khoa Hoá học 8. Lê Xuân Trọng + Nguyễn Cương + Đỗ Tất Hiển biên soạn.
3/. Chuyên đề “ Bồi dưỡng giảng dạy học sinh yếu kém môn Hóa học” – Sở GD&ĐT Tây Ninh do Trần Việt Hoài biên soạn.
4/. Sách giáo viên Hóa học 8 - Lê Xuân Trọng + Nguyễn Cương + Đỗ Tất Hiển + Nguyễn Phú Tuấn biên soạn.
5/. Bài tập nâng cao Hóa học 8 – Nguyễn Xuân Tường biên soạn.
6/. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III ( 2004 – 2007) môn Hóa học.
MỤC LỤC
 Trang
A/. MỞ ĐẦU 
1/. Lí do chọn đề tài	1
2/. Đối tượng nghiên cứu	1
3/. Phạm vi nghiên cứu	1
4/. Phương pháp nghiên cứu	1
B/. NỘI DUNG
1/. Cơ sở lí luận	2
2/. Cơ sở thực tiễn	2
3/. Nội dung vấn đề	3
4/. Đánh giá kết quả của đề tài	8
5/. Đề xuất – kiến nghị	9
C/. KẾT LUẬN
1/. Kết luận	10
2/. Bài học kinh nghiệm	10
Tài liệu tham khảo	12
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1/. Cấp trường ( Đơn vị):
+ Nhận xét:
+ Xếp loại:
2/. Cấp phòng ( Huyện, Thị):
+ Nhận xét:
+ Xếp loại:
3/. Cấp ngành ( Tỉnh):
+ Nhận xét:
+ Xếp loại:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoa_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan