Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh khi học môn Hóa học Lớp 8, 9 ở trường THCS

Qua thực tế giảng dạy thấy nhiều học sinh kỹ năng thao tác thực hành trên dụng cụ và hoá chất còn rất lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến không kiểm định được kiến thức đã học với thực tế vận dụng cho nên kiến thức tiếp thu được còn mang tính bị động không chắc chắn. Lý do mà các em mắc phải ở đây đó là:

 - Chưa nghiên cứu kỹ nội dung thí nghiệm thực hành, chưa nắm chắc phần lý thuyết nên dẫn đến e ngại, không thể tự mình tiến hành thí nghiệm nên dẫn đến không nắm được các thao tác thí nghiệm.

 - Giáo viên giảng dạy chưa giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn về mặt tâm lý ngay từ khi mới nhập môn, vì học sinh chưa có dịp tiếp xúc với những dụng cụ, hoá chất mới lạ nên e ngại không muốn tiếp xúc sợ làm hỏng dụng cụ, hoặc sợ hoá chất tác dụng không tốt cho bản thân nên các em chỉ muốn các bạn khác làm để theo dõi, do đó khi tự tiến hành thì không thao tác được.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7834 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh khi học môn Hóa học Lớp 8, 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – cơ sở của sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy thấy nhiều học sinh kỹ năng thao tác thực hành trên dụng cụ và hoá chất còn rất lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến không kiểm định được kiến thức đã học với thực tế vận dụng cho nên kiến thức tiếp thu được còn mang tính bị động không chắc chắn. Lý do mà các em mắc phải ở đây đó là:
	- Chưa nghiên cứu kỹ nội dung thí nghiệm thực hành, chưa nắm chắc phần lý thuyết nên dẫn đến e ngại, không thể tự mình tiến hành thí nghiệm nên dẫn đến không nắm được các thao tác thí nghiệm.
 - Giáo viên giảng dạy chưa giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn về mặt tâm lý ngay từ khi mới nhập môn, vì học sinh chưa có dịp tiếp xúc với những dụng cụ, hoá chất mới lạ nên e ngại không muốn tiếp xúc sợ làm hỏng dụng cụ, hoặc sợ hoá chất tác dụng không tốt cho bản thân nên các em chỉ muốn các bạn khác làm để theo dõi, do đó khi tự tiến hành thì không thao tác được. 
 	Để khắc phục những trở ngại này người giáo viên cần huớng dẫn các em ngay từ khi các em tiếp xúc và làm quen với bộ môn này, làm sao để hướng các em có sự hứng thú say mê để tự tìm tòi, muốn tự mình vận dụng những kiến thức đã học với thực nghiệm để củng cố và khắc sâu kiến thức hơn. Sau đây tôi xin đưa ra một số thao tác để nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh khi học môn Hoá học lớp 8, 9 ở trường THCS. 
3 - Tài liệu tham khảo.
 	- Sách giáo khoa hoá học lớp 8, 9.
- Chuyên đề bồi dưỡng hoá học.
- Học tốt hoá học lớp 8, 9.
- Một số kỹ năng thí nghiệm hoá học THCS. 
B – Các bước tiến hành
Kỹ năng thực hành thí nghiệm cần đạt các yêu cầu sau:
 	- Sử dụng thành thạo, đúng quy tắc các dụng cụ thí nghiệm có trong bài học.
 - Độc lập ở mức độ đáng kể khám phá ra sự kiện khoa học (tính chất, đặc điểm của phản ứng hoá học...) mà học sinh chưa biết.
* Muốn vậy cần đảm bảo các yếu tố sau:
 - Học sinh phải được chuẩn bị trước và ôn tập những nội dung kiến thức đã học.
 - Học sinh nắm được mục đích, nội dung thí nghiệm sẽ làm và được hướng dẫn cách thức sẽ làm.
 - Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
Ví dụ cụ thể.
 	Ví dụ 1: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp.
* Học sinh cần ôn tập phần kiến thức “phần II - Tính chất của chất” trong “Bài 2 - Chất”.
- Mỗi chất có những tính chất nhất định : 
+ Tính chất vật lý: Trạng thái (thể), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
+ Tính chất hoá học: Khả năng biến đổi thành chất khác (Khả năng bị phân huỷ, tính cháy được...). 
- Để biết tính chất của chất thì cần:
+ Quan sát kỹ một chất để nhận ra tính chất bề ngoài của nó.
+ Dùng dụng cụ đo để biết nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng...
+ Làm thí nghiệm.
 	Học sinh cần chuẩn bị trước bằng cách nghiên cứu phần phụ lục 1 (SGK-154) 
	Một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất, một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
a - Giáo viên giới thiệu một số quy tắc an toàn (Giáo viên dán sẵn nội quy trong phòng làm thí nghiệm). 
Học sinh có nhiệm vụ làm đầy đủ các bài thí nghiệm theo chương trình của bộ môn phải chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên .
Trong giờ làm thí nghiệm học sinh chỉ được ra ngoài khi được sự đồng ý của giáo viên. Khi làm việc phải giữ yên lặng và trật tự.
Phải giữ sạch sẽ và vệ sinh phòng thí nghiệm, tuỵêt đối không lấy dụng cụ của người khác.
Sử dụng hoá chất phải tuân theo các quy tắc an toàn và sự hướng dẫn của giáo viên.
Phải tập trung cẩn thận khi làm thí nghiệm, tuyệt đối không để hoá chất bắn vào người và quần áo, trung thực khách quan khi theo dõi kết quả và báo cáo.
Không được mang hoá chất ra khỏi phòng thí nghiệm, không được làm các phản ứng ngoài nội dung bài học.
b - Giáo viên giới thiệu một số dụng cụ và các thao tác cơ bản để sử dụng an toàn các dụng cụ nên sử dụng các dụng cụ thí nghiệm gọn nhẹ ,đơn giản, cố gắng tận dụng những dụng cụ thay thế nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học trung thực.
Một điều đáng lưu ý ở đây là khi tiến hành thí nghiệm có những dụng cụ thí nghiệm học sinh chưa quen dùng giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu dụng cụ đó như: Tên gọi, ứng dụng của dụng cụ, hình dạng và cấu tạo, nhấn mạnh những bộ phận và chức năng quan trọng nhất ..., điều đó sẽ giúp cho học sinh có được kỹ năng sử dụng dụng cụ tốt hơn. 
(đây là bài đầu tiên học sinh được tiếp xúc với thí nghiệm nên giáo viên cần chú ý đến việc hướng dẫn các thao tác làm thí nghiệm đối với các dụng cụ). 
- ống nghiệm: Khi làm thí nghiệm lượng hoá chất lấy chỉ bằng 1/4 dung tích của ống, và chỉ kẹp 1/3 chiều dài của ống nghịêm để tránh vỡ.
- Phễu lọc: Khi làm việc cần đặt phễu trên chiếc vòng cặp vào giá đỡ.
- Cốc thuỷ tinh: Khi đun nóng chỉ nên đun qua lưới amiăng.
* Giáo viên giới thiệu các thao tác cơ bản như lấy hoá chất (lỏng, bột...), đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm...
- Muốn cho hoá chất vào ống nghiệm thì gập đôi một băng giấy có chiều rộng bé hơn đường kính của ống nghiệm một chút thành cái máng, cho hoá chất vào đầu kia của máng, tay trái cầm ống nghiệm nằm ngang, tay phải đặt máng đựng hoá chất vào ống nghiệm đến đáy. Sau đó đặt ống nghiệm thẳng đứng và gõ nhẹ vào ống nghiệm cho hoá chất đổ vào hết và rút máng giấy ra.
- Muốn trộn những thứ thuốc lỏng trong ống nghiệm thì cầm đầu trên của ống nghiệm bằng ngón tay trỏ và ngón cái của bàn tay trái, dùng ngón trỏ của bàn tay phải gõ nghiêng, nhẹ vào phía dưới ống nghiệm. Nếu chất lỏng đựng quá một nửa thì phải trộn bằng đũa thuỷ tinh. Không được bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay rồi lắc vì làm như vậy có thể làm bắn chất lỏng đựng trong ống nghiệm và có thể làm 2 ngón tay bị bỏng...
Khi đun phải dùng cặp giữ ống nghiệm và hết sức cẩn thận để chất lỏng khỏi bắn ra ngoài. Lúc bọt bắt đầu xuất hiện thì đưa ống nghịêm sang bên, để gần hay bên trên ngọn lửa rồi tiếp tục đun bằng không khí nóng. Phải luôn nhớ là hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. Nếu không cần đun quá nóng thì tốt nhất là đun ống nghiệm trong nước rồi đựng trong cốc thuỷ tinh hay trong bếp cách thuỷ. 
c - Giáo viên nêu mục đích nội dung, cách thức tiến hành thí nghiệm. 
Mục đích: 
	+ Nội dung: - Theo dõi sự nóng chảy của Lưu huỳnh và parafin
 - Tách riêng từng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
 Cách thức tiến hành thí nghiệm:
+ Dụng cụ thí nghiệm:
 	ống nghiệm, kẹp ống nghịêm, phễu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, nhịêt kế, giấy lọc.
+ Hoá chất: Lưu huỳnh, parafin, muối ăn.
+ Cách tiến hành thí nghiệm: (SGK- HH8).
+ Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra (giáo viên hướng dẫn học sinh tự độc lập quan sát hiện tượng và giải thích ).
	Giáo viên theo dõi học sinh tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của bài, giáo viên hướng dẫn học sinh, kịp thời uốn nắn các thao tác của học sinh.
* Đặc biệt cần chú ý các em thay nhau làm thí nghiệm, không chỉ để một vài học sinh làm thí nghiệm biểu diễn trong nhóm. 
Ví dụ 2 - Tiết 45: Bài thực hành 4
 A - Mục tiêu:
	1/ Kiến thức
- HS nắm vững nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí (Oxi tan trong nước, nặng hơn không khí) và tính chất hoá học của Oxi (có tính ôxi hoá mạnh). 
	2/ Kỹ năng
- Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế, thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu biết tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất (VD: Đốt cháy chất rắn Lưu huỳnh trong Oxi).
3/ Thái độ 
- Giáo dục ý thức kỷ luật, trật tự, nghiêm túc,tính cẩn thận 
 B - Chuẩn bị của GV và HS:
 1. GiáoViên : 
+ Dụng cụ:
Chuẩn bị: - 04 bộ dụng cụ để làm thí nghiệm nhiệt phân Kali Pemanganat (KMnO4).
	 - ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn thuỷ tinh, giá sắt, kẹp sắt, kẹp gỗ, chậu thuỷ tinh, muôi sắt.
 + Hoá chất: KMnO4, Lưu huỳnh bột, que đóm.
 2. Học sinh:
- Đọc trước ở nhà tài liệu hướng dẫn thực hành.
- Chuẩn bị trước một phần bản tường trình thí nghiệm (đã ghi cách tiến hành).
	C - Hoạt động dạy và học:
	I/ Kiểm tra bài cũ:
 	Câu hỏi: - Phương pháp điều chế và cách thu O2 trong phòng thí nghiệm? Viết PTPư điều chế O2 từ KMnO4?
	II/ Bài mới:
1/ GV kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ, hoá chất.
2/ Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của Giáo viên
- GV nêu mục đích của thí nghiệm.
- Nhấn mạnh về kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, cách cho một lượng nhỏ KMnO4 vào đáy ống nghiệm, cách đậy và xoáy nút cao su (có ống dẫn khí xuyên qua) vào ống nghiệm sao cho chặt, khít nhưng không làm vỡ ống nghiệm.
- Cách dùng đèn cồn đun nóng phần ống nghiệm có chứa hoá chất. 
- Cách đưa que đóm còn than hồng vào miệng ống nghiệm để nhận ra ôxi.
* GV hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình 4.6 
GV phát dụng cụ cho các nhóm. 
GV nhắc nhở HS lưu ý:
+ ống nghiệm phải được lắp sao cho miệng hơi thấp hơn đáy.
+ Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiêm thu khí.
+ Đốt đèn cồn đun nóng đều cả ống nghiệm sau đó tập trung ngọn lửa ở phần có KMnO4.
+ Cách nhận biết xem ống nghiệm đã đầy O2 chưa bằng cách dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm.
+ Sau khi đã làm xong thí nghiệm thì phải đặt hệ thống ống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh cho nước không bị tràn vào làm vỡ ống nghiệm (đối với cách thu bằng phương pháp đẩy nước).
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm TN, kịp thời uốn nắn sửa chữa. Yêu cầu HS thay nhau làm thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh ghi hiện tượng thí nghiệm và viết ptpư hcá học vào bản tường trình.
- Giải thích dựa vào tính chất vật lí nào của O2 mà có 2 cách thu khác nhau?
- GV nêu mục đích của thí nghiệm.
- Phát dụng cụ và hoá chất cho các nhóm.
- GV hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu hs ghi lại nhận xét hiện tượng thí nghiệm và viết ptpư hoá học vào bản tường trình.
- GV yêu cầu hs hoàn thành bản tường trình, GV thu và chấm điểm tường trình của một số học sinh. 
Hoạt động của Học sinh
I/ Tiến hành thí nghiệm.
1/ Thí nghiệm 1: Điều chế ôxi bằng cách nhiệt phân Kali Pemanganat (KMnO4) và thu khí ôxi vào ống nghiệm.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Nhóm trưởng lên nhận đồ dùng, hoá chất.
- Các nhóm lắp dụng cụ.
- Ghi nhớ.
- HS tiến hành thí nghiệm: Điều chế và thu khí ô xi.
- HS quan sát, ghi nhận xét hiện tượng thí nghiệm và viết ptpư hoá học vào bản tường trình.
2/ Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí Ô xi.
- Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ và hóa chất.
- Ghi nhớ cách tiến hành 
-HS tiến hành làm TN : Cho vào muôi sắt một lượng nhỏ bột 
Lưu huỳnh, đốt lưu huỳnh trong không khí, đưa nhanh muôi sắt có lưu huỳnh đang cháy vào lọ chứa ôxi.
- HS quan sát hiện tượng 
- HS ghi lại và nhận xét hiện tượng thí nghiệm hoá học .
- Viết PTPƯ vào bản tường trình.
II/ Thu hoạch
- HS hoàn thành bản tường trình.
III - Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả bài thực hành.
- Cho học sinh thu dọn, rửa dụng cụ thí nghiệm.
IV – Hướng dẫn hoạt động về nhà.
- Đọc mục “Em có biết”.
Ôn tập kiến thức chương IV để chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết.
C – Kết luận
1 - Kết quả thu được:
	Trước kia khi chưa hướng dẫn các em tập trung vào các thao tác kỹ năng tiến hành thí nghiệm thì các em thường rất sợ và lúng túng mỗi khi đến những bài có nội dung thí nghiệm vì cái khó nhất ở các em đó là chưa thành thạo trong việc thao tác sử dụng các dụng cụ thí nghiệm còn rất mới lạ này, nên do đó những bài có nội dung thí nghiệm thì chỉ một số các em tham gia trực tiếp làm thí nghiệm và có thể vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế với lý thuyết. Song khi đã được giáo viên giới thiệu hướng dẫn rèn thao tác kỹ năng để học sinh tự làm thí nghiệm với các dụng cụ trong phòng thí nghiệm thì tỷ lệ các em hứng thú với các tiết thí nghiệm thực hành đã tăng lên rõ hơn trong học kỳ II của năm học này. Kết quả đạt được 98,5% số học sinh đã có kết quả học tập bộ môn đạt từ trung bình trở lên.
2 - Một số hạn chế:
	Qua thực tế giảng dạy tại một trường vùng khó nhăn tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm nâng cao tư duy sáng tạo, nâng cao kiến thức. Mục đích là nâng cao chất lượng học tập cuả học sinh.
	Tuy nhiên, do trình độ năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều và còn không ít khiếm khuyết. Vì vậy mà tôi rất mong sự giúp đỡ và đóng góp của các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tân Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2007
 người viết
 Trần Văn Hậu
Hội đồng khoa học trường THCS Tân Minh 
Xếp loại....................... 
hội đồng khoa học ngành
Xếp loại.....................

File đính kèm:

  • docSang kien 07 - 08.doc
Sáng Kiến Liên Quan