Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại

Năm 2009-2010 là một năm học tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học thân thiện - học sinh tích cực".

 Năm thực hiện tích cực việc "Đổi mới phương pháp dạy học" theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Môn Ngữ Văn cũng là một môn học thực hiện tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học. Bước đầu đưa ra một số vấn đề có tính định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học văn. Đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong nhận thức cảm thụ và ứng dụng các kiến thức, kĩ năng văn học. Giáo viên không còn là người chỉ biết truyền thụ kiến thức cho học sinh mà có vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá để hiểu cảm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn phỏng đoán hay nhai lại. Từ đó học sinh sẽ dễ hiểu, cảm cái hay,cái đẹp của tác phẩm văn học, bộc lộ sự hiểu cảm ấy bằng ngôn ngữ và tâm lí của lứa tuổi. Các kỹ năng đọc, phân tích, bình giá, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói viết sẽ được hình thành chắc chắn và vững bền. Năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 tôi được phân công dạy môn ngữ văn 9, tôi nhận thấy học sinh khi phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam còn chưa thực sự chú ý đến vai trò của thể loại tác động đến nội dung tư tưởng của bài thơ. Hay thậm chí học sinh còn mơ hồ về khái niệm thể loại.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6702 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài thơ , bao gồm mọi yếu tố và tầng bậc của tác phẩm, để bài thơ thành một chỉnh thể thống nhất , sinh động .Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố ( ngôn từ , chất liệu , hình ảnh, hình tượng , giọng điệu , cảm xúc ,ý tưởng), nhưng yếu tố cơ bản quy định nên kết cấu bài thơ chính là mạch diễn biến của cảm xúc và ý tưởng . Nó làm nên cốt lõi của bài thơ và chi phối sự tổ chức của mọi yếu tố khác, gióng như xương sống của cơ thể . Tư tưởng và cảm xúc trong thơ không thể không tách rời , mà hoà quyện thống nhất , ngay cả khi nhà thơ đưa ra một triết lí thì nó cũng không tồn tại một cách khách quan , lạnh lùng như một luận lý. Nhưng cảm xúc và tư tưởng trong thơ không tồn tại dưới dạng trần trụi và trừu tượng , mà phải được hoá thân trong hình ảnh , trong hình tượng thơ.
 Tiếp đó là tìm hiểu phân tích tứ và cấu tứ của bài thơ.Tứ là sự hoá thân của ý tưởng và cảm xúc . Còn cấu tứ là cách tổ chức tứ thơ , tạo mạch vận động và những tương quan của tư tưởng , cảm xúc , hình tượng trong bài thơ . Nhìn chung
mỗi bài thơ đều được xây dựng trên một tứ thơ . Nhưng tứ có thể hiện ra rõ và cũng có thể ẩn chìm , không dễ nhận ra, thậm chí là rất mờ nhạt đến mức tưởng chừng như không có .Một tứ thơ hay phải là tứ thơ tạo được sự mới lạ , có khi độc đáo , nhưng vẫn tự nhiên , không phải là sự bố trí cố ý của nhà thơ . Nhiều tứ thơ tạo được sự bất ngờ , thú vị cho người đọc , gần với tình huống kịch. Ví dụ bài " Ánh trăng" của Nguyễn Duy . Bìa thơ có hai hình tượng chính " trăng " và " ta" ( nhân vật trữ tình của bài thơ). Mối quan hệ giữa hai hình tượng ấy có sự biến đổi theo bố cục của bài thơ . Ở thời tuổi nhỏ và thời trai trẻvào lính của nhân vật trữ tình , không gian sống của nhân vật trữ tình là : đồng , là rừng , là sông , là bể thì vầng trăng thật thân thiết với con người " vầng trăng thành tri kỉ" . Khi ấy , vầng trăng là một phần không thể thiếu của cả cái không gian thiên nhiên rộng lớn kia , hơn thế nữa , trăng còn là cái linh hồn của cái thiên nhiên ấy , nó có thể trò chuyện , gần gũi , thân thiết với con người như một người bạn tri kỉ . Ở giai đoạn sau , con người chuyển sang một không gian sống khác , ở nơi đô thị đầy đủ tiện nghi : đèn điện , cửa gương, cao ốc thì vầng trăng trở thành kẻ xa lạ , thành " người dưng" ( " vầng trăng đi qua ngõ -như người dưng qua đường"). Sự đối lập trong quan hệ giữa người và trăng ở hai giai đoạn , hai hoàn cảnh sống như vậy cũng đã gợi ra một ý tưởng , nhưng thơ và cũng là chỗ sâu sắc trong tư tưởng của bài thơ chỉ thực sự bật ra khi xảy ra một tình huống bất thường : Lúc mất điện trong thành phố ( "Thình lình đèn điện tắt -phong buyn-đinh tối om"). Khi ấy nhân vật trữ tình vội mở toang cửa sổ và bất ngờ lại gặp vầng trăng vẫn trong sáng , vẹn nguyên trên bầu trời , như đẫ ở đó từ bao giờ . Rưng rưng nhìn lên vầng trăng ấy , thấy như hiện về cả không gian rộng rãi của đồng , bể ,sông , rừng , cũng tức là cả những năm tháng quá khứ tuổi thơ và tuổi trẻ cũng được gọi về. Vầng trăng hiện ra như lời nhắc nhở về nghĩa tình , về sự thuỷ chung với quê hương , với đồng đội , với nhân dân, với những năm tháng chiến tranh gian khổ , khốc liệt , nhưng cũng thật trong sáng.
 Cấu tư thể hiện sự vận động của tứ thơ trong bài thơ : " Sự vận động và triển khai của tứ trong thơ trữ tình thường không có những điểm tựa xác định và cụ thể về không gian và thời gian như trong tiểu thuyết , kịch . Mâu thuẫn và khác biệt của những cảm nghĩ là động lực bên trong đẩy tứ thơ vận động qua những trạng thái đối lập trong không gian cũng như thời gian" ( "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại " -Hà Minh Đức).
 Như vậy , tuy rất đa dạng những cũng có thể thấy một số kiểu kết cấu thường gặp trong thơ trữ tình , như: Kết cấu theo mạch hồi tưởng , theo sự mở rộng của không gian , theo sự vận động của thời gian , theo cách suy tưởng từ cụ thể đến khái quát ,theo mạch diễn biến của các sự kiện.
c. Phân tích ngôn ngữ thơ.
 Nếu " Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học" ( M.Gorki ) thì mọi khả năng
biểu đạt , sức mạnh và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học được thể hiện đầy đủ hơn cả trong thơ . Ngôn ngữ thơ găn chặt với đặc điểm ngôn ngữ của mỗi dân tộc , đồng thời cũng mang rõ dấu ấn cá tính phong cách nhà thơ.Trong thơ trung đại , do sự chi phối của cảm quan thời trung đại, do sự chi phối của cảm quan thời trung đại về vũ trụ và nhân sinh , do quan niệm mĩ học thiên về tính cân xứng , tính sùng cổ , mà ngôn ngữ thơ đậm tính ước lệ, tượng trưng . Sự sáng tạo về ngôn ngữ của nhà thơ hướng vào việc lựa chọn từ ngữ cho đắt, sắp đặt câu cho thật chỉnh với các quy định về niêm, luật . Thơ hiện đại giải phóng chủ thể trữ tình thoát khỏi những quy định ràng buộc con người cá nhân, tạo điều kiện phát triển đa dạng cái tôi cá nhân -cá thể, từ tư tưởng đến tình cảm, cảm xúc và cả mọi cảm giác.Tổ chức ngôn ngữ câu thơ,bài thơ cũng chuyển sang hướng gần với lời nói -các nhà luân lý học gọi là " câu thơ điệu nói"
 Do tính chất bão hoà cảm xúc mà ngôn ngữm thơ thường có nhiều từ ngữ cảm thán,hô,gọi,những câu hỏi tu từ và sử dụng phổ biến các phương thứcchuyển nghĩa như so sánh , ẩn dụ , nhân hoá , hoán dụ , tượng trưngPhân tích ngôn ngữ thơ không thể bỏ qua các biện pháp tu từ ấy , nhưng không thể chỉ dừng lại ở việc gọi tên , chỉ ra từng biện pháp , mà điều quan trọng hơn là cần làm rõ giá trị về phương diện tạo hình và biểu hiện của mỗi thủ pháp . Hơn nữa , chất thơ của ngôn ngữ một bài thơ cũng không dừng lại ở các biện pháp tu từ, không phải chỉ tạo nên bằng phương pháp chuyển nghĩa. Nhiều bài thơ rất ít sử dụng phương pháp ấy mà vẫn đậm đà chất thơ.
"-Không có kính , ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng , gió lùa khô mau thôi"
( Phạm Tiến Duật -Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
 Nhạc tính là đặc điểm rất quan trọng của ngôn ngỡ thơ . Tính nhạc được tạo bởi nhịp điệu của câu thơ , từ âm thanh của các chữ bao gồm cả sượ phối hợp các thanh điệu và sử dụng vần giữa các dòng thơ . Vần là yếu tố quan trọng về hình thức để liên kết các dòng thơ và cũng tạo cho bài thơ khả năng dễ nhớ , dễ thuộc . Trong thơ tự do , vần còn có thể rất linh hoạt và nhiều khi không có vần . Ngoài vần giữa các câu thơ , nhiều nhà thơ còn sử dụng vần ngay trong câu thơ để tạo nên âm hưởng trùng điệp: 
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
( Xuân Diệu -Đây mùa thu tới)
. Sự rùng điệp càn được tạo nên bởi việc sử dụng từ láy , láy vần , láy âm và láy phụ âm
Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều chiu chít , ai nào kêu ai
( Tố Hữu -Tiếng hát đi đày )
- Sự trùng lặp còn được tạo nên bởi việc lặp lại những từ hay ngữ đoạn ở các dòng thơ. DD trong bài thơ " Con cò " ( Chế Lan Viên ).
 Nhịp điệu của câu thơ một phần chính được tạo nên bởi cách ngắt nhịp giữa các chữ . Trong thơ hiện đại , cách ngắt nhịp của các nhà thơ rất linh hoạt để góp thể hiện nhịp điệu và sắc thái của cảm xúc tình cảm và tăng cường khả năng miêu tả , tạo hình của câu thơ.Tìm hiểu nhịp điệu của bài thơ không chỉ chú ý đến cách ngắt nhịp , mà còn cần phải lưu ý đến nhịp điệu của hình ảnh , cảm xúc , tức là thứ nhịp điệu bên trong cấu trúc tác phẩm . 
 Như vậy nhạc tính của đoạn thơ , bài thơ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố , từ thanh điệu cao,thấp,độ âm vang,đến vần,cách ngắt nhịp và cả nhịp điệu của hình ảnh cảm xúc,các yếu tố ấy phối hợp,tổng hoà theo những cách khác nhau ở mỗi câu thơ,đoạn thơ,bài thơ để tạo nên nhạc tính riêng thể hiện tài năng sáng tạo của nhà thơ.Tìm hiểu nhạc tính và giá trị biểu hiện của nó,cần chú ý đến sự tổng hoà các yếu tố nói trên.Đồng thời không tách rời hai mặt âm thanh và ngữ nghĩa của từ ngữ của câu thơ.
 Một đặc điểm cũng thừng thấy trong thơ trong cách tổ chức ngôn ngữ và hình ảnh là sự tương xưng trong bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ " ( Nguyễn Khoa Điềm ) hay " Con cò " ( Chế Lan Viên ) ta thấy rõ điều đó.
d. Ứng dụng soạn giáo án ôn tập trên 6 buổi /tuần cho học sinh lớp 9 trong việc rèn kĩ năng phân tích thơ VN hiện đại từ góc nhìn thể loại cho học sinh.
Hoạt động của thầy -trò
Nội dung kiến thức
Đề bài :Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải.
GV cùng học sinh lập dàn ý chi tiết.
? Trình bày những nét cơ bản về tác giả Thanh Hải ?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ này ?
GV cho HS tìm hiểu mạch cảm xúc và cũng là bố cục chính của bài thơ.
1. Tìm hiểu đề.
-Thể loại : Nghị luận bài thơ.
-Nội dung: Từ sự cảm hiểu về bài thơ để nhận xét đánh giá về bài thơ.
2. Lập dàn ý chi tiết.
a. Mở bài.
-Thanh Hải ( 1930-1980) là một chiến sĩ cách mạng , một nhà thơ gắn cuộc đời và thơ của mình với mảnh đất Thừa Thiên -Huế quê hương , làm thơ không nhiều , nhưng đã có thơ từ khá sớm.
-Bài thơ viết tháng 11-1980 , chỉ ít ngày trước khi tác giả ra đi vĩnh viễn ( 15-12-1980)
-Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp , hồn nhiên , say sưa trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên
Để phác hoạ bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống tác giả chọn lọc những hình ảnh chi tiết thơ như thế nào , em hãy chỉ ra và phân tích?
Hai câu thơ " Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng", em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ này"?
 Trên cơ sở đã được học ở trên lớp , gv cho học sinh tìm hiểu phân tích nhịp điệu , hình ảnh thơ , biện pháp tu từ trong hai khổ thơ này.
GV liên hệ: thời kì 1980 tác giả viết bài thơ, lúc này cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tổ quốc ở phía Bắc và Tây Nam vẫn còn nóng hổi.
(6sáu dòng thơ đầu). Từ đó mở rộng thành hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể với người cầm súng , người ra đồng , vừa khái quát : " đất nước như vì sao -cứ đi lên phía trước "( Từ dòng 7 đến dòng 16. Tiếp đến mạch cảm xúc chuyển sang suy nghĩ và ươc nguyện của nhà thơ ( Từ dòng 17 đến dòng 24 ) . Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha , tự hào về quê hương , đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
b. Thân bài.
*Sáu câu thơ đầu , bài thơ mở ra bằng bức tranh mùa xuân của đất trời , được vẽ bằng hình ảnh bình dị , nhưng chọn lọc và rất gợi cảm.
-Không gian : dòng sông , bầu trời bao la .
-Màu sắc tươi thắm của mùa xuân ( sông xanh , hoa tím , màu tím đặc trưng của xứ Huế) , âm thanh vang vọng tươi vui của tiếng chim chiền chiện ( " Hót chi mà vang trời")àTác giả say sưa ngây ngất trước cảnh thiên nhiên mùa xuân.
-Cảm xúc của tác giả được biểu hiện trực tiếp trong một động tác trữ tình rất tạo hình.
+Có thể hiểu " Từng giọt long lanh" ở đây là giọt mưa mùa xuân long lanh trong ánh sáng trời xuân .
+Nhưng có thể hiểu theo biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gắn câu này với hai câu thơ trên . Nhà thơ đưa tay hứng giọt âm thanh tiếng chim. Từ chỗ là âm thanh ( cảm nhận được bằng thính giác ) chuyển thành từng giọt ( hình và khối , cảm nhận được bằng thị giác). Giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc , có thể cảm nhận bằng súc giác ( Tôi đưa tay tôi hứng )àBiểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vể đẹp của thiên nhiên , trời đất lúc vào xuân.
*Hai khổ thơ tiếp theo ( khổ 3,4).
-Mùa xuân đất nước gắn với hình ảnh
HS phân tích nhịp điệu và hình ảnh nghệ thuật trong khổ 4 .So sánh nhịp điệu ở hai khổ này với khổ đầu.
Gv dùng kĩ thuật trình bày 1 phút . Cho học sinh tập cảm nhận khổ thơ từ góc nhìn thể loại bao gồm hình ảnh ngôn ngữ , kết cấu của khổ thơ.
GV liên hệ " Khúc ca mùa xuân " của Tố Hữu:
" Nếu là con chim , chiếc lá 
Thì con chim phải hót , chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho , đâu chỉ nhận riêng mình"
"người cầm súng"," người ra đồng". Đó là hình ảnh tiêu biểu cho hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước.
+Sáng tạo hình ảnh ẩn dụ gợi cảm " Lộc" .Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng , hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước?
-Mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả , những âm thanh xôn xao và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh " Đất nước như vì sao -Cứ đi lên phía trước".
Nhịp điệu ở hai đoạn thơ có sự biến đổi phù hợp với sự vận động của cảm xúc, tuy vẫn trong khuôn khổ thể thơ năm chữ . Đoạn đầu nhanh , rộn ràng diễn tả cảm xúc tươi vui , say sưa của nhà thơ. Đoạn hai nhịp điệu vừa tha thiết , sôi nổi , lại vừa trang trọng , gợi suy nghĩ ở câu cuối.
*Phần 3( Khổ 5,6).Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên , đất nước , mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ khát vọng của nhà thơ.
 + Khát vọng hoà nhập qua hình ảnh tự nhiên, giản dị , đẹp : Tiếng chim , cành hoa , nốt nhạc trầm . 
+ Đoạn đầu khi tả mùa xuân của đất trời , tác giả đã dùng hình ảnh bông hoa , tiếng chim .Cấu tứ lặp lại tạo sự đối ứng và mở ra ý nghĩa mới : Niềm mong muốn được sống có ích , cống hiến cho đời như một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót , bông hoa toả hương sắc cho đời.
-So sáh cách xưng "Tôi" khổ đầu "ta" ở khổ thơ này.. Mỗi người mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng , cái phần tinh tuý của mình dù nhỏ bé ( lặp từ ) , góp vào cuộc đời chung. Dù nguyện ước rất khiêm nhường là một "
HS nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ và giá trị tư tưởng của bài thơ.
GV cho HS viết thành bài văn hoàn chỉnh.Sau đó đọc chữa một số bài , đoạn của một số em trước lớp.
nốt trầm"nhưng " xao xuyến"
+ Hình ảnh độc đáo " Một mùa xuân nho nhỏ". Từ láy " nho nhỏ" có giá trị gợi cảm và gợi hình , làm cho mùa xuân gần gũi và dễ thương hơn. Nhà thơ nguyện là mùa xuân , nghĩa là sống đẹp với tất cả sự tươi trẻ cảu mình nhưng rất khiêm nhường.
c. Kết bài.
-Thể hiện thành công bài thơ , tác giả đã sử dụng sáng tạo những phương tiện , thủ pháp nghệ thuật thích hợp : thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là cách gieo vần liền giữa các khổ tạo sự liền mách của dòng cảm xúc .
-Bài thơ vừa thể hiện được những ưu điểm vốn có của thơ Thanh Hải như giản dị , chất giọng dân ca , lại vừa kết tình ,thăng hoa của tâm hồn và tư tưởng của cả một đời thơ , đời người.
3. Viết bài.
4. Đọc và sửa lại
1.2. Khi chấm bài Phân tích tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại của học sinh , GV nên coi trọng tính cá biệt , sự độc đáo trong suy nghĩ , rung động có trong nội dung hơn là độ dài cảu bài văn.
1.3.Gv cần hướng dẫn , khuyến khích hơn nữa việc học sinh đọc sách , bắt đầu từ việc đọc văn bản SGK ,. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu , gây khó khăn cho việc cảm thụ và phân tích tác phẩm . Chính vì thế Gv cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh bằng cách , trong mỗi tiết dạy GV cần lấy dẫn chứng , liên hệ các ví dụ , các câu nói , đoạn trích , đoạn văn hay từ các sách tham khảo , sách nâng cao , các tác phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhìn thấy . Khi Gv làm được như thế , không cần phải " Khua chiêng gõ mõ" , tự các em sẽ tìm đến với sách và làm bạn với sách.
1.4. Mỗi học sinh muốn làm tốt bài văn phân tích , cảm thụ tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi chảy , hấp dẫn . GV nên giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau mỗi tiết học . 
2. Đối với học sinh.
2.1.Để làm tốt bài cảm nhận , phân tích tác phẩm thơ VN hiện đại , các em cần biết tạo nên cảm xúc , bởi cảm xúc là sự cảm thụ của trái tim , của tấm lòng , tình cảm của người học . các em đến với giờ văn bằng trái tim, bằng lòng yêu
văn thì những tình cảm vui , buồn của bài giảng sẽ đi vào lòng các em . các em sẽ biết yêu thiên nhiên hoa cỏ , yêu quê hương đất nước , biết căm ghét cái xấu " Người với người sống để yêu nhau" ( Tố Hữu ).
2.2.Điểm quan trọng nhất để làm bài PTTP thơ VN hiệnn đại đạt kết quả cao là tự bản thân các em phải tích cực đọc sách , tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội để có thêm vốn sóng , vốn hiểu biết . Qua đó các em cần chú ý rèn luyện cho tâm hồn mình trở nên chan chứa những tình cảm yêu ghét , dạt dào những suy nghĩ cao đẹp về tình mẹ , tình cha, tình bạn bè , yêu quê hương đất nước
IV. Hiệu quả của SKKN:
 Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi , áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy học TPthơ VN hiện đại ở môn văn khối 9 năm học 2010-2011 được nâng cao rõ rệt . Ở phương diện là một Gv trực tiếp đứng lớp giảng dạy , tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn , tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người . Ai đó đã từng nói " Nghiệp văn là nghiệp khổ" nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào mà ngược lại , tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến , góp sức mình làm đẹp cho đời . Đối với các em học sinh , bước đầu các em đã có thói quen tìm hiểu TP thơ VN hiện đại từ góc nhìn thể loại đúng cánh . Số lượng học sinh có kĩ năng Suy nghĩ , cảm nhận và phân tích TP thơ VN hiện đại tốt khá nhiều . Cụ thể theo thống kê điểm trong bài kiểm tra văn ( phần thơ Vn hiện đại trong tiết 129 tuần 27 tôi vừa cho học sinh làm và chấm như sau:
Tỉ lệ đạt điểm giỏi
Tỉ lệ đạt điểm khá
Tỉ lệ đạt điểm trung bình
Tỉ lệ đạt điểm yếu
Tỉ lệ đạt điểm kém
4,54 %
20,08 %
44,58 %
29,05 %
1,75 %
KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm.
 Tìm hiểu , PTTP thơ VN hiện đại là một công việc không dễ dàng nhưng cũng hết sức hứng thú , hâp sdẫn đối với người dạy văn và học văn . Có rất nhiều cách để cảm thụ và PTTP thơ VN hiện đại , do đó không thể nói đến một con đường chung để đi đến với mọi thi phẩm . Nhưng dù bằng cách nào , phương pháp gì đi nữa thì điều quan trọng cuối cùng vẫn là phải vận dụng mọi kinh nghiệm sống , sự trải nghiệm cùng với vốn tri thức văn hoá của mỗi người để đến với tác phẩm , nhất là phải " Lấy hồn ta để hiểu hồn người " (Hoài Thanh), bởi " Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu" (Tố Hữu). Đọc bài thơ là lắng nghe những rung động , xúc cảm trong lòng mình được gợi ra từ chính những cảm xúc tư tưởng của nhà thơ gởi gắm trong thi phẩm. Nói như thế không phải chỉ hoàn toàn trông vào cảm xúc mà không cần đến phương pháp , kĩ năng. Có điều là phương pháp kĩ năng chỉ thực sự có hiệu quả khi nó được dẫn dắt bởi một trực giác đúng đắn và nhạy bén. Trực giác vừa là của
"trời cho" ,vừa lại được bồi đắp , mài giũa trong quá trình học và quá trình sống của mỗi người. 
2. Ý nghĩa của SKKN .
 Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào thay thế được môn văn . Đó là môn học vừa hình thành nhân cách , vừa hình thành tâm hồn . Trong thời hiện đại , khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh , môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người , giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người , trái tim hoà cùng nhịp đập trái tim. Sau khi nghiên cứu , tham khảo sáng KKN này , bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn mới mẻ , tích cực hơn về kĩ năng , phương pháp dạy và học TP thơ VN hiện đại . Từ đó hi vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn , các em sẽ yêu thích ham mê môn văn hơn . Và đặc biệt với học sinh lớp 9 ôn tập để thi vào lớp 10 THPT các em sẽ vững vàng hơn trong kĩ năng cảm nhận và PTTP thơ VN hiện đại.
3. Khả năng ứng dụng , triển khai.
 Với đề tài SKKN này , GV có thể sử dụng trong việc rèn kĩ năng cảm nhận , suy nghĩ PT TP thơ VN hiện đại được học trong chương trình lớp 9 trong các buổi học ôn trên 6 buổi /tuần và ôn thi vào lớp 10 THPT cho học sinh.
4. Những kiến nghị đề xuất.
4.1.Đối với phụ huynh.
-Quan tâm đến việc học của con em mình , đầu tư nhiều thời gian cho con học tập.
-Hướng dẫn tạo điều kiện cho con em có thói quen đọc sách , chia sẻ , tư vấn , định hướng , bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có tình yêu gia đình , cha mẹ , thầy cô, yêu quê hương , làng xóm .
-Phối hợp chặt chẽ thường xuyên với giáo viên bộ môn văn tìm hiểu năm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình .
4.2. Đối với nhà trường phòng giáo dục .
-Tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo chuyên đề , sinh hoạt nhóm chuyên môn theo cụm khu để GV có dịp trao đổi kinh nghiệm , bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu và tích cự trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn văn.
-Đầu tư trang thiết bị , dụng cụ trực quan , đặc biệt là đàu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho Gv giảng dạy văn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-"Thơ và mấy vấn đề trong thơ VN hiện đại " -Hà Minh Đức.
-" Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại " -Nguyễn Văn Long .
-" Mấy ý nghĩ về thơ" -Nguyễn Đình Thi.
-Từ điển thuật ngữ văn học.

File đính kèm:

  • docRen ky nang phan tich tac pham tho hien dai VN 1.doc
Sáng Kiến Liên Quan