Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng xác định loại muối tạo thành theo phương pháp định lượng cho học sinh ở trường trung học cơ sở

Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa được đặt ra do yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cho đất nước trong giai đoạn những năm đầu thế kỷ XXI. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy của nhà nước như : Chỉ thị 30/1998/CT-TTg, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Chiến lược phát triển giáo dục và Luận giáo dục (sửa đổi năm 2005).

Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục trong đó có giáo dục phổ thông đỏi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phươg pháp dạy học. những định hướng chung về đổi mới giáo dục và đặc biệt là phương pháp dạy học đã được cụ thể hóa trong định hướng xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa cho các cấp giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục trung học cơ sở nói riêng. Định hướng đó là “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học”.

Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước hiện nay đòi hỏi con người phải có tri thức đạo đức đặc biệt phải có tính năng động sáng tạo biết làm chủ trong mọi lĩnh vực và biết ứng dụng những tri thức đã học vào thực tế để nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Muốn tạo ra những thế hệ biết làm chủ công nghệ hiện đại ngày nay thì nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó bộ môn hoá học có vai trò hết sức to lớn thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường THCS. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động.

 Với mục tiêu chung đó thì môn Hóa học giúp cho học sinh có những mục tiêu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong đó có kĩ năng biết giải bài tập hóa học.

Bài tập hoá học có vai trò rất lớn trong việc dạy học tích cực môn Hoá học. Ngoài ra bài tập hóa học là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của học sinh ở mọi cấp học, bậc học, giúp học sinh hình thành kiến thức mới, kĩ năng mới và vận dụng tốt kiến thức.

 

doc35 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng xác định loại muối tạo thành theo phương pháp định lượng cho học sinh ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g : 	0	 	0,4	0,1
Vậy sau phản ứng NaOH còn dư 0,4 mol
Ví dụ 2: Bài toán 2: Cho 2,24 lít CO2 ( đktc ) hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 0,5M thì thu được dung dịch muối NaHCO3.
a) Sau phản ứng chất nào còn dư.
b) Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
Số mol CO2 :	
	Số mol NaOH :	nNaOH = 0,1 x 0,5 = 0,05 (mol)
	CO2 	+ NaOH 	 NaHCO3 
( mol )	 	1	 	1	1	
Ban đầu : 	0,1	 	0,05
Phản ứng : 	0,05	 	0,05	0,05
Sau phản ứng : 	0,05	 	 0	0,05
Vậy sau phản ứng CO2 còn dư 0,05 mol
Khối lượng của muối NaHCO3 tạo thành là :
	Đây là 2 bài đơn giản mà hầu hết học sinh đều giải đúng theo các bước của bài tập xác định lượng chất dư nêu ở trên. ( 2 ví dụ trên đều tương tự như nhau và đã cho biết được chất sản phẩm tạo thành ).
	Từ hai bài toán đơn giản trên nhằm hình thành và rèn luyện kĩ năng giải dạng bài toán xác định muối tạo thành khi không biết được chất sản phẩm tạo thành là chất gì.
Ví dụ 3: Bài toán 3: Cho 2,24 lít CO2 ( đktc ) hấp thụ vào 300ml dung dịch NaOH 2M.
a) Sau phản ứng chất nào còn dư.
b) Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của CO2 và NaOH
Số mol CO2 :	
	Số mol NaOH :	nNaOH = 0,3 x 2 = 0,6 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = Vậy muối tạo thành là muối trung hòa Na2CO3
	CO2 	+ 2NaOH 	 Na2CO3 + H2O
( mol )	 	1	 	2	1	
Ban đầu : 	0,1	 	0,6
Phản ứng : 	0,1	 	0,2	0,1
Sau phản ứng : 	0	 	0,4	0,1
Vậy sau phản ứng NaOH còn dư 0,4 mol
Khối lượng của muối Na2CO3 tạo thành là :
Ví dụ 4: Bài toán 4: Cho 2,24 lít CO2 ( đktc ) hấp thụ vào 25ml dung dịch NaOH 2M.
a) Sau phản ứng chất nào còn dư.
b) Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của CO2 và NaOH
Số mol CO2 :
	Số mol NaOH :
	nNaOH = 0,025 x 2 = 0,05 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = Vậy muối tạo thành là muối axit NaHCO3
	CO2 	+ NaOH 	 NaHCO3 
( mol )	 	1	 	1	1	
Ban đầu : 	0,1	 	0,05
Phản ứng : 	0,05	 	0,05	0,05
Sau phản ứng : 	0,05	 	 0	0,05
Vậy sau phản ứng CO2 còn dư 0,05 mol
Khối lượng của muối NaHCO3 tạo thành là :
Nếu giáo viên không cho học sinh biết tỉ lệ số mol thì tất yếu là các bài toán học sinh sẽ giải như ví dụ 3 vậy kết quả ở bài toán 4 sẽ sai.
Như vậy với hai ví dụ 3 và 4 học sinh có thể làm tốt với tỉ lệ số mol giữa kiềm và oxit axit khi không biết muối nào tạo thành.
Với hai ví dụ 3 và 4 từ đó hình thành bài tập hỗn hợp như sau :
II.3.2.3. Ví dụ 5: Bài toán 5.
Cho 16,8 lít CO2 ( đktc ) hấp thụ vào 600ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch A.
a) Tính tổng khối lượng của muối tạo thành trong dung dịch A
b) Tính nồng độ của các muối trong dung dịch A
Giải
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của CO2 và NaOH
Số mol CO2 :	
	Số mol NaOH :
	nNaOH = 0,6 x 2 = 1,2 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = 
Ta có : 1< k < 2 Vậy phản ứng tạo ra hai muối
Đặt x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và NaHCO3
CO2 	+ 2NaOH 	 Na2CO3 + H2O
( mol )	 	1	 	2	1	
	x	2x	x
	CO2 	+ NaOH 	 NaHCO3 
( mol )	 	1	 	1	1	
	y	y	y
Suy ra ta có : 
Tổng khối mượng của muối tạo thành là :
b) Hòa tan khí vào dung dịch nên thể tích dung dịch không thay đổi ( 0,6 lít )
II.3.2.2: DẠNG 2 : OXIT AXIT TÁC DỤNG VỚI KIỀM CỦA KIM LOẠI HÓA TRỊ II
Nếu kiềm của kim loại hóa trị II : M(OH)2 thì ta lập tỉ số k ngược lại và kết quả cũng ngược lại với kiềm của kim loại hóa trị I
RO2 + M(OH)2 MRO3 + H2O ( 1)
Hoặc : 2RO2 + M(OH)2 M(HRO3 )2 (2) 
Đặt k = thì kết quả tạo muối như sau : 
+ k : tạo muối trung hòa, oxit phản ứng hết thì phản ứng theo (1)
+ k  : Tạo muối axit, kiềm phản ứng hết thì phản ứng theo (2)
+ 1 < k < 2 : Tạo cả hai muối và phản ứng vừa đủ thì tính theo cả 2 phản ứng (1) và (2).
Ví dụ 1: Bài toán 1: Cho 2,24 lít CO2 ( đktc ) hấp thụ vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 2M.
a) Sau phản ứng chất nào còn dư.
b) Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của CO2 và Ca(OH)2
Số mol CO2 :
	Số mol Ca(OH)2 :
	 = 0,3 x 2 = 0,6 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = Vậy muối tạo thành là muối trung hòa CaCO3
	CO2 	+ Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
( mol )	 	1	 	1	1	
Ban đầu : 	0,1	 	0,6
Phản ứng : 	0,1	 	0,1	0,1
Sau phản ứng : 	0	 	0,5	0,1
Vậy sau phản ứng Ca(OH)2 còn dư 0,5 mol
Ví dụ 2: Bài toán 2: Cho 4,48 lít CO2 ( đktc ) hấp thụ vào 800ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M.
a) Sau phản ứng chất nào còn dư.
b) Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của CO2 và Ca(OH)2
Số mol CO2 :
	Số mol Ca(OH)2 :
	 = 0,8 x 0,1 = 0,08 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = Vậy muối tạo thành là muối axit Ca(HCO3)2
	2CO2 	+ Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 
( mol )	 	2	 	1	1	
Ban đầu : 	0,2	 	0,08
Phản ứng : 	0,16	 	0,08	0,08
Sau phản ứng : 	0,04	 	0	0,08
Vậy sau phản ứng CO2 còn dư 0,04 mol
Ví dụ 3: Bài toán 3.
Cho 26,88 lít CO2 ( đktc ) hấp thụ vào 375ml dung dịch Ca(OH)2 2M.
Tính tổng khối lượng của muối tạo thành.
Giải
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của CO2 và Ca(OH)2
Số mol CO2 :	
	Số mol Ca(OH)2 :
	 = 0,375 x 2 = 0,75 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = 
Ta có : 1< k < 2 Vậy phản ứng tạo ra hai muối
Đặt x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2
CO2 	+ Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
( mol )	 	1	 	1	1	
	x	x	x
	2CO2 	+ Ca(OH)2 Ca(HCO3)2
( mol )	 	1	 	1	1	
	2y	y	y
Suy ra ta có : 
Tổng khối mượng của muối tạo thành là :
II.3.2.3: DẠNG 3 : P2O5 TÁC DỤNG VỚI KIỀM CỦA KIM LOẠI HÓA TRỊ I
Nếu cho P2O5 tác dụng với kiềm của kim loại hóa trị I thì phước tạp hơn vì có thể tạo ra 3 muối khác nhau :
P2O5 + 6MOH 2Na3PO4 + 3H2O	(*)
P2O5 + 4MOH 2Na2HPO4 + H2O	(**)
P2O5 + 2MOH + H2O 2NaH2PO4	(***)
Đặt k = thì suy ra kết quả như sau :
+ Nếu k 6 Thì phản ứng chỉ tạo ra muối trung hòa Na3PO4 theo phản ứng (*)
+ Nếu k = 4 thì phản ứng vừa đủ tạo ta muối Na2HPO4, theo phản ứng (**)
+ Nếu 4< k < 6 Tạo ra hỗn hợp 2 muối Na3PO4 và Na2HPO4, theo phản ứng (*) và (**).
+ Nếu 2< k < 4 Tạo ra hỗn hợp 2 muối Na2HPO4 và NaH2PO4, theo phản ứng (**) và (***).
+ Nếu k 2 thì phản ứng tạo muối NaH2PO4, theo phản ứng (***)
Ví dụ 1: Bài toán 1: Cho 14,2 gam P2O5 hấp thụ vào 350ml dung dịch NaOH 2M.
a) Sau phản ứng chất nào còn dư.
b) Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của P2O5 và NaOH
Số mol P2O5 :
	Số mol NaOH :	nNaOH = 0,35 x 2 = 0,7 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = Vậy muối tạo thành là muối trung hòa Na3PO4
	P2O5 	+ 6NaOH 	 2Na3PO4 + 3H2O
( mol )	 	1	 	6	2	
Ban đầu : 	0,1	 	0,7
Phản ứng : 	0,1	 	0,6	0,2
Sau phản ứng : 	0	 	0,1	0,2
Vậy sau phản ứng NaOH còn dư 0,1 mol
Khối lượng của muối Na3PO4 tạo thành là :
Ví dụ 2: Bài toán 2: Cho 14,2 gam P2O5 hấp thụ vào 400ml dung dịch NaOH 1M.
Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của P2O5 và NaOH
Số mol P2O5 :	
	Số mol NaOH :	
nNaOH = 0,4 x 1 = 0,4 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = Vậy phản ứng vừa đủ tạo thành muối Na2HPO4	
P2O5 	+ 4NaOH 	 2Na2HPO4 + H2O
( mol )	 	1	 	4	2	
Ban đầu : 	0,1	 	0,4
Phản ứng : 	0,1	 	0,4	0,2
Sau phản ứng : 	0	 	0	0,2
Khối lượng của muối Na2HPO4 tạo thành là :
Ví dụ 3: Bài toán 3: Cho 21,3 gam P2O5 hấp thụ vào 350ml dung dịch NaOH 2M.
Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của P2O5 và NaOH
Số mol P2O5 :
	Số mol NaOH :
	nNaOH = 0,35 x 2 = 0,7 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = 
Ta có : 4< k < 6 Vậy phản ứng tạo ra hai muối
Đặt x, y lần lượt là số mol của Na3PO4 và Na2HPO4
	P2O5 	+ 6NaOH 	 2Na3PO4 + 3H2O
( mol )	 	1	 	6	2	
	0,5x	3x	x
P2O5 	+ 4NaOH 	 2Na2HPO4 + H2O
( mol )	 	1	 	4	2	
	0,5y	 	2y	y
Suy ra ta có : 
Tổng khối mượng của muối tạo thành là :
Ví dụ 4: Bài toán 4: Cho 24,8 gam P2O5 hấp thụ vào 350ml dung dịch NaOH 2M.
Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của P2O5 và NaOH
Số mol P2O5 :	
	Số mol NaOH :
	nNaOH = 0,35 x 2 = 0,7 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = 
Ta có : 2< k < 4 Vậy phản ứng tạo ra hai muối
Đặt x, y lần lượt là số mol của Na2HPO4 và NaH2PO4
P2O5 	+ 4NaOH 	 2Na2HPO4 + H2O
 ( mol )	 	1	 	4	2	
	0,5x	2x	x
P2O5 	+ 2NaOH + H2O 2NaH2PO4 
( mol )	 	1	 	2	2	
	0,5y	 	y	y
Suy ra ta có : 
Tổng khối mượng của muối tạo thành là :
Ví dụ 5: Bài toán 5: Cho 14,2 gam P2O5 hấp thụ vào 200ml dung dịch NaOH 0,5M.
a) Sau phản ứng chất nào còn dư.
b) Tính khối lượng của muối tạo thành
Giải:
GV : Hướng dẫn học sinh tìm được số mol của P2O5 và NaOH
Số mol P2O5 :
	Số mol NaOH :
	nNaOH = 0,2 x 0,5 = 0,1 (mol)
GV: yêu cầu học sinh đặt tỉ lệ số mol của kiềm so với số mol của oxit axit và rút ra kết luận:
Đặt k = Vậy muối tạo thành là muối NaH2PO4
P2O5 	+ 2NaOH + H2O 2NaH2PO4 
 ( mol )	 	1	 	2	2	
Ban đầu : 	0,1	 	0,1
Phản ứng : 	0,05	 	0,1	0,1
Sau phản ứng : 	0,05	 	0	0,1
Vậy sau phản ứng P2O5 còn dư 0,05 mol
Qua các ví dụ trên. tổ chức thiết kế dạy học đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh nắm vững kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng vừa phát triển năng lực hoạt động tư duy, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh làm cho tiết học thực sự trở nên sinh động theo hướng tích cực vaø qua việc hướng dẫn cách giải bài toán xác định loại muối tạo thành nhằm giúp học sinh cách giải nhanh hơn các dạng bài toán hoá học tính theo phương trình hoá học. Trong đó đặc biệt nâng cao đối tượng học sinh trong dạng bài tìm lượng chất dư , dạng bài toán hỗn hợp và làm phong phú hơn hai dạng bài tập trên. Từ bài toán ở trên giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt các đề toán có dạng tương tự như trên (với bài toán chung nhất). Bài toán đó là: “Cho một oxit axit có dạng RO2 (trong đó R là phi kim) hoặc P2O5 Có khối lượng (m) gam, tác dụng với kiềm của kim loại hóa trị I hoặc kiềm của kim loại hóa trị II với khối lượng tự cho, làm thế nào đó có thể xác định được số mol của oxit và số mol của kiềm. Trên cơ sở đó lập được tỉ lệ mol (k) để xác định được loại muối tạo thành là muối nào ? tính khối lượng của muối tạo thành, hay tính nồng độ mol/lit của các chất có trong dung dịch.
Tóm lại :Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm phân dạng phương pháp giải toán xác định loại muối tạo thành là một phần nhỏ trong hệ thống bài tập hóa học. Dể trở thành một học sinh giỏi hóa học thì học sinh còn phải rèn luyện nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên muốn giải bất cứ bài tập nào học sinh cũng phải nắm vững kiến thức giáo khoa về hóa học. Không ai có thể gải đúng một bài toán nào nếu không biết chắc phản ứng nào xảy ra hoặc nếu xảy ra thì sản phẩm tạo thành là gì, điều kiện phản ứng như thế nào ? Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên không những tạo cơ hội cho học sinh rèn kỹ năng giải bài tập hóa học, mà còn xây dựng một nền kiến thức vững chắc, hướng dẫn các em bết kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức kỹ năng hóa học với năng lực tuy duy toán học.
II.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.4.1. Kết quả đạt được.
II.3.2.1. Chất lượng học sinh khi chưa vận dụng đề tài
Tổng số: 80 học sinh.
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số
5
6,25
16
20
40
50
15
18,75
4
5
Qua đánh giá phân loại.
- 26,25% học sinh biết cách giải song trình bày chưa khoa học.
-50% học sinh có hướng giải song chưa trình bày được.
- 23,75% học sinh chưa biết cách giải bài tập.
Nguyên nhân kết quả trên là: 
- Đại đa số các em còn thiên về học thuộc lòng mà chưa chuyên sâu về bản chất.
- Dạng bài tập này vận dụng óc tư duy sáng tạo nhiều nhưng sự tư duy của học sinh chưa cao.
- Dạng bài tập bày liên quan đến môn toán mà kĩ năng giải toán của học sinh còn hạn chế.
II.3.2.2. Chất lượng học sinh khi vận dụng đề tài
Qua việc phân loại được dạng bài tập xác định loại muối tạo thành và hướng dẫn giải bài tập mẫu đã đem lại hiệu quả thiết thực đem lại hứng thú trong học tập môn Hoá học. Học sinh thích học môn Hoá học hơn và không còn ngại khi giải bài tập tính theo phương trình hoá học dạng xác định loại muối tạo thành.
Kết quả học sinh cuối năm đạt được như sau.
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số
16
20
24
30
36
45
4
5
0
0
Như vậy khi sử dụng phương pháp dạy học như trên đã thấy được chất lượng bộ môn hoá học tăng cao, nhằm góp phần vào đội tuyển học sinh giỏi của trường, cũng như của huyện, số học sinh giỏi đầu năm chỉ có 05 em chiếm tỉ lệ 6,25% tăng lên 16 học sinh chiếm 20%, số học sinh khá cũng tăng vọt từ 16 học sinh chiếm 20% đến cuối năm học tăng lên 24 học sinh chiếm 30%, còn số học sinh yếu giảm đáng kể từ 15 học sinh chiếm 18,75% còn 04 học sinh chiếm 05 % và không còn học sinh kém.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài thì đa số học sinh đã biết cách giải bài tập dạng xác định loại muối tạo thành. Tuy nhiên do khả năng tiếp thu kiến thức bộ môn Hoá ở nhiều em còn hạn chế nên kĩ năng giải bài tập dạng này ở một số em chưa thật thành thạo. Đó cũng là khó khăn chung khi giảng dạy đối tượng học sinh vùng cao, ở tất cả các bộ môn.
II.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua thời gian nghiên cứu vận dụng các phương pháp, tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau : 
Hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp nêu trên để có thể giúp học sinh hoạt động tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng vào các bài tập cụ thể ở môn hoá học trong trường trung học cơ sở. Yêu cầu giáo viên phải làm tốt các khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp với từng nội dung và mức độ kiến thức và đối với học sinh.
Phương pháp nêu trong đề tài có khả năng phát huy rất tốt năng lực tư duy độc lập của học sinh, làm cho không khí học tập của học sinh hào hứng và sôi nổi hơn. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiếm kiến thức. Kiến thức và kỹ năng của các em đã được cũng cố một cách vững chắc, kết quả học tập của học sinh không ngừng được nâng cao. Học sinh đã thực sự chủ động và biết cách tự lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập không còn mang tính gượng ép như trước. Đồng thời tôi cũng nhận thấy rõ rằng hơn giáo viên đóng một vai trò quyết định cho sự thành hay bại của chất chất lượng dạy học.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy mình được củng cố thêm về kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy bộ môn. Đối với học sinh các em cũng thêm yêu môn Hoá học hơn và có hứng thú học tập trong các giờ luyện tập, ôn tập. Chất lượng học tập bộ môn dần được nâng lên.
	Trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi thấy để giải các bài tập dạng hỗn xác định loại muối tạo thành, chúng ta cần tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kĩ đầu bài, nhận dạng bài toán.
Bước 2: Chuyển đổi các đại lượng thành số mol
Bước 3: Đặt k xác định loại muối tạo thành
Bước 4: Lập đúng phương trình Hóa học. 
Bước 5:
+ Nếu sản phẩm tạo ra một muối. Giải bài toán theo lượng chất dư
+ Nếu sản phẩm tạo ra hỗn hợp hai muối. Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tính trong hỗn hợp các chất đã cho ở đầu bài. Sau đó dựa vào các dữ kiện ở đầu bài lập hệ phương trình. Giải hệ phương trình tìm giá trị của ẩn ta sẽ tìm được khối lượng muối tạo thành .
Để phù hợp với đặc trưng của bộ môn “ Khoa học thực nghiệm” Thì việc Giải bài tập hoá học là hết sức cần thiết. Thông qua việc làm này học sinh đã được tìm tòi kiến thức một cách chủ động. Rèn kĩ năng giải bài tập dạng xác định loại muối tạo thành vào các bài tập cụ thể. Giúp các em biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Phát huy khả năng phán đoán, óc tổng hợp, kết luận theo hướng quy nạp và diễn giải.
Để phát huy tốt tính tích cực sáng tạo, tìm tòi của học sinh trong việc giải bài tập dạng xác định loại muối tạo thành, người giáo viên phải có những lời nói, việc làm mang tính khuyến khích động viên hơn là sự bắt buộc. Có sự kiểm tra, đánh giá việc làm của học sinh một cách thoả đáng, tạo cho học sinh niềm vui, hứng thú với công việc. Như vậy việc giải bài tập dạng xác định loại muối tạo thành không chỉ phát huy tính tích cực của đông đảo học sinh mà còn phát hiện bồi dưỡng những năng lực tiềm ẩn trong các em.
Việc rèn kĩ năng giải bài tập dạng xác định loại muối tạo thành nêu trên nhằm mục đích làm tích cực hoá các hoạt động dạy và học, đem lại những kết quả rất khả thi và tạo được hứng thú lớn trong học tập của học sinh, đồng thời phát huy tối đa sự tham gia của người học. Học sinh có khả năng tự tìm ra kiến thức, tự mình tham gia vào các hoạt động để củng cố kiến thức, rèn luyện được kỹ năng. Dạy học như thế có tác động rất lớn đến việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi sáng tạo.
Như vậy khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hoá học là rất ít, đồng thời kết quả học tập bộ môn hoá học cũng không được cao. Sau khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực và rèn luyện kỹ năng xác định loại muối tạo thành thì chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao rõ rệt.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về việc rèn kĩ năng xác định loại muối tạo thành. Do thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài còn hạn chế. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến thêm phong phú và hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐakPơ, ngày 08 tháng 3 năm 2010.
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Duy Tuấn Anh
	PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình tâm lí học đại cương – NXB GD
- Phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông – tác giả : Lê Văn Dũng - Nguyễn Thị Kim Cúc.
- Sách Giáo Khoa Hóa học 8 – Lê Xuân Trọng - Nguyễn Cương – NXB GD 2004.
- Sách Giáo viên hoá học 8 – Lê Xuân Trọng - Nguyễn Cương – NXB GD 2004.
- Sách Giáo Khoa Hóa học 9 – Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ – NXB GD 2005.
- Sách Giáo viên hoá học 9 – Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng –Nguyễn Phú Tuấn - Ngô Văn Vụ – NXB GD 2005.
- Chuyên đề bồi dưỡng Hoá 8,9 của Hoàng Vũ.
- Hình thành kỹ năng giải BTHH – Cao Thị Thặng – NXBGD 1999.
- Bài tập nâng cao hóa học 9 – Lê Xuân Trọng – NXB GD 2004.
- Bồi dưỡng hóa học THCS – Vũ Anh Tuấn – NXB GD 2004.
- Hướng dẫn làm bài tập hoá học 8, 9 – tác giả : Ngô Ngọc An.
- Một số tài liệu khác có liên quan.
SỞ GD & ĐT TỈNH GIA LAI 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 	 Độc lập - Tự do Hạnh - phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên đề tài cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm :
....
2. Người viết cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm
- Họ và tên : .
- Chức vụ :  Đơn vị : 
- Nhiệm vụ chính đang đảm nhận : .
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : .
3. Người đánh giá : 
- Họ và tên : . học vị : ..
- Chức vụ và đơn vị công tác : 
- Nhiệm vụ được phân công trong HĐKH : 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
Nội dung đánh giá
Nhận xét
Xếp loại
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Tính khoa học
Tính sáng tạo 
Xếp loại chung : 	. ngày. tháng . năm 20
	 Người đánh giá
SỞ GD & ĐT TỈNH GIA LAI 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 	 Độc lập - Tự do Hạnh - phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên đề tài cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm :
....
2. Người viết cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm
- Họ và tên : .
- Chức vụ :  Đơn vị : 
- Nhiệm vụ chính đang đảm nhận : .
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : .
3. Người đánh giá : 
- Họ và tên : . học vị : ..
- Chức vụ và đơn vị công tác : 
- Nhiệm vụ được phân công trong HĐKH : 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
Nội dung đánh giá
Nhận xét
Xếp loại
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Tính khoa học
Tính sáng tạo 
Xếp loại chung : 	. ngày. tháng . năm 20
	 Người đánh giá

File đính kèm:

  • docSKKN_Hoa_hoc_Ren_luyen_ky_nang_xac_dinh_loaimuoitao_thanh_theo_phuong_phap_dinh_luong_cho_HS_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan