Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu

 Đất nước ta đang hướng đến mục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó nguồn lực con người là quan trọng. Trong quá trình thực hiện mục tiêu đó giáo dục được coi là quốc sách để đào tạo những con người toàn diện: có phẩm chất, năng lực, tri thức và kĩ năng. Để thực hiện được yêu cầu trên người giáo viên ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức còn phải dày công nghiên cứu để rèn luyện phương pháp, kĩ năng cho các em. Trong giảng dạy môn Địa lí ngoài việc trang bị kiến thức thì việc rèn luyện kĩ năng cho các em là rất quan trọng, trong đó phải kể đến đó là kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu là khá cần thiết. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em còn khá lúng túng hoặc làm rất sơ sài, không xác định được trọng tâm yêu cầu của đề bài thậm chí có những em chưa biết tính toán thành thạo. để phân tích, giải thích hoàn chỉnh một bài. Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu” để đưa ra cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí.

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6660 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãm tại líp, tổng hợp từ tài liệu, làm việc cá nhân... sö dông nhiÒu ph­¬ng tiện: b¶ng số liệu, biÓu ®å ®Ó th«ng qua ®ã mµ võa cung cÊp kiÕn thøc míi cho học sinh lại vừa rèn kü n¨ng cho học sinh. 
 PhÇn II. Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
 1.C¬ së lÝ luËn 
 Môc tiªu cña gi¸o dôc THCS – theo ®iÒu 23 luật Gi¸o dục lµ “nh»m gióp học sinh cñng cè vµ ph¸t triÓn nh÷ng kÕt qu¶ cña gi¸o dục tiÓu học, cã tr×nh ®ộ học vÊn phæ th«ng c¬ së vµ nh÷ng hiÓu biÕt ban ®Çu vÒ kü thuật vµ h­íng nghiÖp ®Ó tiÕp tục học THPT hoặc đi vào cuộc sống lao động”. ĐÓ phục vụ mục tiªu trªn, s¸ch gi¸o khoa ®Þa lÝ 9 được biên soạn theo hướng tạo ®iÒu kiện cho gi¸o viªn ®æi míi ph­¬ng ph¸p dạy học lµ biÕt sö dụng c¸c ph­¬ng ph¸p ®ặc tr­ng cña bộ m«n ®ịa lÝ phï hợp víi yªu cÇu bµi gi¶ng, tr×nh ®ộ tiÕp thu cña học sinh, lµ biÕt tæ chøc h­íng dÉn học sinh tự tiÕp thu kiÕn thøc tại líp lµ v« cïng cÇn thiÕt vµ ®©y ®ược coi lµ một ph­¬ng ph¸p dạy học tÝch cực. 
Xuất phát từ quy luật của sự nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng thì giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong việc hướng các em đến việc tiếp thu bài học tốt hơn:
- Gi¸o viªn huy ®ộng ®ược vèn sèng, vèn hiÓu biÕt cña học sinh trong suèt bµi gi¶ng ®Ó tõ ®ã cung cÊp kiÕn thøc míi cho học sinh.
- Gi¸o viªn khuyÕn khÝch häc sinh mạnh dạn ph¸t biÓu nhận xÐt, c¸ch nh×n nhận vµ c¸c quan ®iÓm riªng cña m×nh ®èi víi tõng sự vật, hiện tượng địa lÝ ®Ó qua ®ã rÌn luyện ãc t­ duy vµ ph¸n ®o¸n ®ịa lÝ cho học sinh ®Ó tõ ®ã tạo lập được c¸c mèi quan hệ ®ịa lÝ: tự n¾m v÷ng lí thuyết để phân tích, giải thích bảng số liệu.
 - Gi¸o viªn h­íng dÉn cho học sinh sử dụng kiÕn thøc võa học của không chỉ bộ môn Địa lí mà phải áp dụng cả kĩ năng của bộ môn khác đặc biệt là Toán học để vẽ biểu đồ, ®Ó gi¶i c¸c bµi tập hoặc øng dụng vµo thùc tÕ cuộc sèng hµng ngµy.Trong ®ã ®¸ng l­u ý lµ kh¶ n¨ng nhận biÕt ngay được hiện tượng, sự vật địa lí, h­íng ph¸t triÓn cña ®èi tượng thông qua bảng số liệu.
2. Cơ sở thực tiễn: 
Thực tiễn hiện nay, ở các trường trung học cơ sở nhất là các trường ở vùng nông thôn, phương tiện dạy học vừa thiếu vừa không đảm bảo về mặt chất lượng. Hơn nữa bộ môn Địa lí là một bộ môn khoa học tự nhiên đồng thời cũng vừa là bộ môn khoa học xã hội, kiến thức rộng lớn và luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội loài người, do đó yêu cầu cách dạy học, tư duy cũng luôn phải đổi mới không ngừng để phù hợp với những thay đổi đó. Một thực tế nữa là kỹ năng địa lí của học sinh bậc phổ thông còn rất hạn chế do đó các em thường làm mất rất nhiều thời gian khi làm việc với các dạng bài có sự liên kết giữa các yếu tố địa lý đặc biệt khi liên quan đến những bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, giải thích, nếu học sinh được rèn luyện nhuần nhuyễn các kĩ năng địa lí sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức nhanh chóng.
Trong quá trình dự giờ thao giảng ở tổ bộ môn trong nhà trường cũng như qua nhiều lần sinh hoạt chuyên môn tôi nhận thấy giáo viên đề cập đến vấn đề này nhưng chưa sâu và chưa toàn diện, trong quá trình thực dạy những tiết học như thế này đòi hỏi tôi phải nghiên cứu , học hỏi thêm đặc biệt là những giáo viên công tác lâu năm . Về mặt thời gian, trong quá trình nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp chúng ta tìm hiểu nội dung của rất nhiều bài lí thuyết, nhiều dạng bài tập vẽ biểu đồ, phân tích số liệu khác nhau, tư liệu cần sử dụng (đã có trong bài đó và những bài có kiến thức liên quan hoặc không có trong sách giáo khoa).
3.C¸c b­íc tiÕn hµnh 
Trước đây những dạng bài tập vẽ biểu đồ, phân tích số liệu tôi thường ít chú ý đến mà chỉ hướng dẫn đơn giản trong từng bài chưa chú ý đến việc hướng dẫn các em theo hệ thống nhưng trong năm học 2009 – 2010 tôi đã mạnh dạn xin phép để bố trí một số buổi ngoại khoá của trường để hướng dẫn các em cách vẽ, nhận dạng biểu đồ, cách phân tích và giải thích bảng số liệu theo các bước cụ thể:
A.Vẽ biểu đồ
Các dạng biểu đồ
 Đối với chương trình Địa lí lớp 9 tôi chỉ giới thiệu 5 dạng biểu đồthuộc 2 nhóm biểu đồ:
 Nhóm 1: Thể hiện động thái phát triển của đối tượng địa lý
 a. Biểu đồ hình cột: sử dụng để chỉ sự khác biệt về quy mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
 - Các dạng biểu đồ cột:	
	+ Biểu đồ cột đơn
	+ Biểu đồ cột chồng
	+ Biểu đồ cột ghép (2 hoặc 3 cột ghép có cùng đại lượng hoặc khác đại lượng)
	+ Biểu đồ thanh ngang.
Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ cột:
+ Bước 1: chọn tỉ lệ thích hợp
+ Bước 2: kẻ hệ trục vuông góc: 
trục tung thể hiện đơn vị của đại lượng.
trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau: khoảng cách các cột là bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian
+ Bước 3: tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy.
+ Bước 4. Hoàn thiện biểu đồ( ghi bảng chú giải, tên biểu đồ...)
b. Biểu đồ kết hợp ( giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường)
Dạng này các đối tượng được thể hiện trong biểu đồ kết hợp thường có quan hệ nhất định với nhau. Vì vậy khi chọn tỉ lệ cho các đối tượng phải chú ý cho biểu đồ cột và đường không tách rời nhau thành hai khối riêng biệt.
Một số dạng biểu đồ kết hợp: 
Biểu đồ kết hợp cột và đường
Biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường
Các bước tiến hành vẽ biểu đồ kết hợp:
Bước 1: kẻ hệ toạ độ vuông góc( hai trục đứng ở hai bên, một trục ngang)
Bước 2: xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục
Bước 3. Vẽ biểu đồ hình cột.
Bước 4. Vẽ hình đường biểu diễn
Bước 5. Hoàn thiện biểu đồ( ghi số liệu, lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ)
 c. Biểu đồ đường (đồ thị hoặc đường biểu diễn)
 - Là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian dài.
 - Một số dạng biểu đồ đường:
	+ Biểu đồ một đường biểu diễn
	+ Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn ( có cùng hoặc khác đại lượng)
	+ Biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển (%)
 - Các bước tiến hành:
 	+ Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc:
 * Trục đứng thể hiện độ lớn của đối tượng
 * Trục ngang thể hiện thời gian
	+ Bước 2: Xác định tỉ lệ cho thích hợp
	+ Bước 3: Tính và đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên hai trục.
	+ Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
Nhóm 2: Thể hiện cơ cấu đối tượng địa lí
 a. Biểu đồ hình tròn
 - Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của một tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày (chỉ được thực hiện khi giá trị các đại lượng được tính bằng %, và giá trị các thành phần bằng 100%)
 - Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn:
	+ Bước 1: xử lí số liệu ( nếu số liệu của đề bài là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, triệu người thì phải quy về phần trăm)
	+ Bước 2: xác định bán kính của hình tròn
	+ Bước 3: chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài, vẽ bắt đầu từ tia 12 giờ và thuận theo chiều kim đồng hồ.
	+ Bước 4: hoàn thiện biểu đồ.
 b. Biểu đồ miền: dùng để thể hiện cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng địa lí. Các bước vẽ biểu đồ miền:
	+ Bước 1: vẽ khung biểu đồ( hình chữ nhật)
	+ Bước 2: vẽ ranh giới của từng miền
	+ Bước 3: hoàn thiện biểu đồ.
 2. Cách nhận biết để xác định dạng biểu đồ
 * Dựa vào lời dẫn và bảng số liệu
	- Với biểu đồ đường thường có lời dẫn với các từ gợi mở như tăng trưởng, biến động, phát triển qua các năm, từ năm... đến năm...
	- Với biểu đồ cột thường có các từ gợi mở như: khối lượng, sản lượng, diện tích... trong năm, qua các thời kì....
	- Với biểu đồ cơ cấu thường được gợi mở bằng các từ thể hiện cơ cấu như: cơ cấu, phân theo,...
 * Nghiên cứu đặc điểm bảng số liệu để chọn dạng biểu đồ:
	- Nếu bài đưa ra một dãy số liệu phát triển theo một chuỗi thời gian thì chọn biểu đồ đường.
	- Nếu dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động qua một số thời gian hay các thời kì thì vẽ biểu đồ cột.
	- Nếu bảng số liệu từ 3 đối tượng trở lên với đại lượng khác diễn biến theo thời gian thì chọn biểu đồ đường thể hiện chỉ số phát triển (tính tỉ lệ %)
	- Nếu nhiều đối tượng (khác đại lượng nhưng có mối quan hệ với nhau) thì vẽ biểu đồ kết hợp.
	- Nếu bảng số liệu trình bày theo dạng phân chia từng thành phần cơ cấu thì vẽ biểu đồ cơ cấu.
 Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn giáo viên lưu ý học sinh từng phần cụ thể hơn và có những bài tiêu biểu cho từng dạng biểu đồ sau đó cho học sinh khá, giỏi vẽ mẫu, dưới lớp các em vẽ vào vở, từ đó giúp học sinh hình dung tốt hơn, tư duy trực quan hơn.
B. Phân tích bảng số liệu
 1. Những bước cơ bản khi nhận xét bảng số liệu:
- Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu, phạm vi phân tích.
- Tìm ra mối liên hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu.
- Nhận xét: từ tổng quát đến chi tiết, phải có số liệu để chứng minh không được nhận xét chung chung.
 Nhận xét tổng quát: chú ý đến số liệu đầu và số liệu cuối.
 Nhận xét chi tiết: đi theo từng thành phần.
 * Chú ý: Không bỏ xót dữ liệu.
 Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và hàng dọc.
 Những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý những số liệu thể hiện sự đột biến( tăng hay giảm mạnh).
 Cần có kĩ năng tính tỉ lệ % hoặc tính ra số lần tăng hay giảm để chứng minh cụ thể cho những ý kiến nhận xét.
 Phần nhận xét thường có 2 nhóm ý: 
 + Những ý nhận xét vể diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
 + Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ giữa các số liệu( dựa trên cơ sở những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để viết theo đúng yêu cầu đề bài).
 2. Luyện cách sử dụng ngôn ngữ trong nhận xét, phân tích bảng số liệu.
 - Trong các bảng số liệu thể hiện cơ cấu mà số liệu đã quy thành % ta phải dùng từ “tỉ trọng” để so sánh, nhận xét.
 - Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của các đối tượng trong bảng số liệu:
 	+ Về trạng thái tăng: có các từ nhận xét theo từng cấp độ như: tăng, tăng mạnh, tăng đột biến, tăng liên tục...kèm theo số liệu dẫn chứng.
 	+ Về trạng thái giảm cần dùng các từ: giảm, giảm ít, giảm mạnh, giảm chậm, giảm đột biến...kèm theo dẫn chứng.
 	+ Về nhận xét tổng quát: cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển: phát triển nhanh, phát triển chậm, phát triển ổn định, phát triển không ổn định, có sự chênh lệch giữa các vùng...
 	Những từ ngữ trên thể hiện gọn, rõ ràng, có cấp độ, có thể coi là ngôn ngữ đặc thù trong nhận xét, phân tích, giải thích bảng số liệu
-> Như vậy trong quá trình rèn kĩ năng vẽ biểu đồ phân tích, giải thích bảng số liệu học sinh phải biết đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các dữ liệu. Bởi không ít các trường hợp chỉ dựa vào bảng số liệu để phân tích hiện trạng một ngành hay một vùng nào đó. Khi đó học sinh phải biết huy động cả kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng số liệu.
 Sau đây là một ví dụ cụ thể tôi đã làm trong các buổi học:
Ví dụ 1: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ
Cho bảng số liệu sau:
Dân số, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 – 2006.
Năm
Dân số
 (triệu người)
Sản lượng
 (triệu tấn)
Bình quân lương thực 
đầu người (kg/người)
1980
53,8
11,6
215,6
1990
66,1
19,2
290,4
1995
71,9
25,0
347,7
2000
77,7
32,5
418,3
2006
84,2
35,8
425,2
 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ phát triển dân số, sản lượng lương thực và sản lương thực bình quân đầu người ở nước ta trong giai đoạn trên.
 Hướng dẫn làm bài:
* Vẽ biểu đồ.
- Giáo viên cho học sinh nhận dạng biểu đồ dựa vào các thông số của bảng số liệu và ngôn từ trong yêu cầu của đề bài, trên cơ sở những nội dung ở phần lí thuyết đã hướng dẫn.
- Học sinh xác định: biểu đồ đường (thể hiện tốc độ phát triển).
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng bảng số liệu: đối với dạng bài tập này có tới 3 đối tượng với 3 đơn vị khác nhau nên không thể tiến hành vẽ ngay được mà phải xử lí số liệu thống nhất cùng một đơn vị: (%), lấy năm gốc 1980 là 100% rồi tính tốc độ tăng trưởng cho những năm tiếp theo.
 - Cách tính: lấy giá trị các năm sau chia cho giá trị năm gốc rồi nhân 100
* Xử lý số liệu
Tốc độ gia tăng dân số, sản lượng gia tăng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người (%)
Năm
Dân số 
Sản lượng 
Bình quân lương thực đầu người
1980
100
100
100
1990
123
166
135
1995
134
216
161
2000
144
280
194
2006
157
309
197
 * Vẽ biểu đồ
 - Hướng dẫn chi tiết cách vẽ.
 + Vẽ trục toạ độ: đầu mỗi trục có mũi tên thể hiện sự tăng trưởng.
 Trục tung thể hiện tỉ lệ phần trăm( lấy tại gốc toạ độ là 100%): chia làm 10 đoạn bằng nhau mỗi đoạn tương ứng 10%
 Trục hoành thể hiện năm: chia khoảng cách các đoạn tương ứng thời gian.
 + Vẽ lần lượt 3 đường biểu diễn: mỗi đường thể hiện yếu tố.
 + Hoàn thiện biểu đồ:
 Ghi bảng chú giải: với dạng bài tập này có thể lập bảng chú giải riêng hoặc ghi trực tiếp vào cuối đường biểu diễn.
 Ghi tên biểu đồ.
Giáo viên cho học sinh khá, giỏi vẽ trên bảng đồng thời dưới lớp học sinh vẽ vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn kịp thời.
Năm
1990
1900
1995
2000
2006
100
150
200
250
300
350
Dân số
Sản lượng
Bình quân lương thực đầu người
(%)
166
216
280
309
135
161
194
197
157
144
134
123
Biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người nước ta giai đoạn 1980 - 2006
 Ví dụ 2: Rèn kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 1990 – 2007
 Đơn vị: nghìn tấn
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
1995
1584,4
1195,3
389,1
2000
2250,5
1660,9
589,6
2007
4197,8
2074,5
2123,3
 Hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển của ngành thuỷ sản nước ta giai đoạn 1990 – 2007.
Hướng dẫn làm bài
 * Nhận xét: 
- Nhận xét tổng quát: giai đoạn 1990 -2007 sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng có tăng nhưng mức độ gia tăng có sự khác nhau.
- Nhận xét chi tiết:
 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn: 13,1 lần
Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng chậm hơn : 2,8 lần
 Do tăng nhanh hơn nên đến năm 2007 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đã vựơt khai thác và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành thuỷ sản: năm 2007 nuôi trông đã chiêm 51%
 * Giải thích: 
 - Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng tăng nhanh là do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ( GV hướng dẫn học sinh phân tích những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, dân cư, thị trường, chính sách,cơ sở vật chất ...).
 - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn là do có ưu thế về thị trường tiêu thụ được mở rộng, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và tạo việc làm, đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, các dịch vụ về nguồn thức ăn,vấn đề môi trường được quan tâm nhiều hơn,...
 -> Để giải thích được nội dung của bài học học sinh không chỉ ghi nhớ kiến thức của lớp 9 như:
 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản.
mà các em còn phải nhớ lại nội dung Địa lí 8 như:
 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
 Như vậy thông qua phân tích một bảng số liệu giáo viên có thể đạt được nhiều kĩ năng : ghi nhớ, xâu chuỗi kiến thức một cách lôgic, tính toán xử lí số liệu ( tuyệt đối sang số liệu tương đối), đánh giá tiềm năng, xu hướng động thái phát triển của một đối tượng hoặc vùng lãnh thổ nào đó.
Tóm lại, thông qua rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu phần nào đã rèn luyện thêm cho các em kĩ năng đọc biểu đồ, áp dụng kĩ năng toán học vào tính toán bảng số liệu, vẽ biểu đồ, hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí: sự thay đổi của một yếu tố này sẽ dẫn đến sự thay đổi của yếu tố kia...
PhÇn III- KÕt luËn
Kết quả: trong 2 năm học liên tiếp tôi đã tổng kết và thấy rằng sau khi tiến hành hướng dẫn cụ thể kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu học sinh thích học bộ môn Địa lí hơn đặc biệt trong những giờ học có vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu, chất lượng bộ môn đối với học sinh khối 9 nâng cao hơn, cụ thể:
Năm học
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2008 – 2009
5%
21%
69%
5%
0%
2009 - 2010
8%
28%
61%
3%
0%
1. Ý nghĩa quan trọng của đề tài 
 Víi sè n¨m c«ng t¸c ch­a nhiÒu nh­ng t«i nhận thÊy luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét bảng sô liệu trong một sô bài lớp 9: giê học kh«ng bị ¸p ®ặt, học sinh võa n¾m ®­îc lÝ thuyÕt võa ®ược rÌn kÜ n¨ng, th«ng qua rÌn kÜ n¨ng ®Ó n¾m kiÕn thøc, các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn mà không phải ghi nhớ máy móc, chÊt lượng dạy và học vì thế được nâng cao hơn (sè l­îng häc sinh n¾m bµi tèt ®Æc biÖt lµ häc sinh c¸c líp ®¹i trµ). Th«ng qua tõng phần hướng dẫn của giáo viên häc sinh có được kĩ năng vẽ biểu đồ thuần thục hơn, biết cách x¸c lËp ®­îc c¸c mèi quan hệ địa lÝ, häc sinh cã thÓ nhí l¹i ®­îc, cñng cè l¹i, hệ thèng kiÕn thøc cò vµ tÝch luü thªm kiÕn thøc míi. §ã lµ ­u ®iÓm cña viÖc rÌn kÜ n¨ng ®Þa lÝ nµy cho häc sinh.
Hơn nữa rèn luyện kĩ năng này còn giúp các em vận dụng để có thể hiểu hơn các vấn đề kinh tế, xã hội ( quan sát chỉ số VN&Index trên Tivi, các chỉ tiêu phát triển của địa phương,...).
Trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung đặc biệt là môn Địa lí việc sử dụng kênh hình nhất là rèn kỹ năng vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và việc tổ chức giờ học Địa lí có hiệu quả hơn.
 2. Kiến nghị
Việc gi¶ng dạy, rÌn kÜ n¨ng nµy cho häc sinh ë tr­êng THCS Cån Thoi gặp rÊt nhiÒu hạn chÕ, do mặt b»ng chÊt lượng học sinh ®ại trµ cßn thÊp; học sinh còn chưa coi trọng việc học tập, mét sè gia ®×nh cßn Ýt quan t©m ®Õn việc học cña c¸c em, có những em chưa có phương pháp học hiệu quả nên vèn kiÕn thøc tÝch luü qua tõng bµi häc , tiÕt häc rÊt nghÌo. Muèn lµm tèt ®ược kü n¨ng nµy võa cã chÊt lượng, võa cã hiÖu qu¶ ®ßi hái học sinh ph¶i cã ý thøc học ngay tõ ®Çu, ph¶i cã vèn kiÕn thøc ch¾c ch¾n th× míi cã thÓ thực hiện được. Đång thêi mong muèn nhà trường nên tham mưu với chính quyền địa phương tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa để nâng cao phong trào học tập ở địa phương, do điều kiện của trường có ít giáo viên được đào tạo chuyên sâu môn Địa lí nên ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm đề nghị Phòng và Sở giáo dục nên có những chuyên đề về vấn đề này một cách toàn diện hơn, nên đưa vào chương trình những tiết dạy chính khoá về kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu để học sinh có kĩ năng hệ thống hơn. 
Trên đây là một số những ý kiến nhỏ của tôi về việc “rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu” chắc chắn sẽ còn những thiếu sót kính mong nhận ®ược sù ®ãng gãp ý kiÕn x©y dựng cña c¸c ®ång chÝ, ®ång nghiệp trong vµ ngoµi nhµ tr­êng ®Ó tạo ®iÒu kiện cho t«i thùc hiÖn tèt h¬n viÖc rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu nãi riªng vµ bộ m«n ®ịa lÝ nãi chung ë cấp trung häc c¬ së.
 T«i xin tr©n träng c¶m ¬n!
 Cån Thoi , ngµy 15 th¸ng 4 n¨m 2011
 Ng­êi viÕt s¸ng kiÕn 
 Ph¹m ThÞ Mai
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIM SƠN
TRƯỜNG THCS CỒN THOI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tựdo - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU
Tác giả: Phạm Thị Mai
 Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị : Trường THCS Cồn Thoi
Năm học: 2010 – 2011
1890
1900
1995
2000
2006
100
150
200
250
300
350
Dân số
Sản lượng
Bình quân lương thực đầu người
(%)
Năm
1980
1980

File đính kèm:

  • docSKKN_CAP_TINH.doc
Sáng Kiến Liên Quan