Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài tập đọc Lớp 4

Trong xây dựng cơ bản, khi xây dựng một toà nhà cao tầng hiện đại thì xử lý nền móng thật hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà là nằm phía dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên người thường nhìn bằng đôi mắt thông thường thì không thấy được và cũng không cần quan tâm, người ta chỉ nhìn thấy được các tầng ở trên, chỉ có những nhà xây dựng những nhà chuyên môn mới quan tâm và họ nhìn thấy rõ bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Móng nhà vững chắc thì ngôi nhà mới vững bền. Trong hệ thống Giáo dục thì có một bậc học được ví như nền móng ngôi nhà đó, đó là bậc Tiểu học. Bậc học đầu tiên và được xác định là “Bậc học là nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân.

 - Bậc tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng những cơ sở ban đầu rất cơ bản, bền vững về trí thức hình thành những đường nét để phát triển nhân cách giúp trẻ em có thể học lên bậc trên, hoặc đi học nghề.

 

doc29 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 14398 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài tập đọc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính tự nhiên. 
+ Tính vừa sức .
a/ Rà soát lại hệ thống câu hỏi bài tập của sách giáo khoa .Với những câu hỏi bài tập mà nội dung hợp lý sử dụng được thì công việc chỉ còn là chuyển những câu hỏi bài tập thành bài tập không yêu cầu học sinh dùng lời nói mà được bằng hành động vật chất như : viết, vẽ, tô .
Dưới những hình thức bài tập trắc nghiệm ,các bài tập có thể xây dựng phiếu .
	Nối ô thích hợp với nhau
•	Gạch dưới từ theo yêu cầu câu hỏi .
•	Điền từ vào ô trống. 
•	Đánh dấu vào trước câu mà em cho là đúng .
•	Viết câu trả lời .
- Những nội dung nêu trên được xây dựng thành các bài tập phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp .
- Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên xen kẽ nội dung tìm hiểu bài và cho học sinh sửa bài tập trong phiếu được sửa sẵn.
- Bài tập yêu cầu giải nghĩa những từ quan trọng, từ “chìa khóa” của bài. Đây là dạng bài tập rất hiếm của sách giáo khoa hiện hành. Nhiều lúc sách chọn không đúng từ để giải nghĩa vì đó không phải từ quan trọng nhất của bài. Còn hình thức phổ biên nhất là sách giáo khoa giải nghĩa sẵn học sinh chỉ cần nhắc lại chứ không có tác dụng các dạng bài tập dạy nghĩa khác nhau.
- Mặt khác như tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra, để nhớ và hiểu những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả những chữ quan trọng như nhau mà cần sàng lọc những từ “chìa khoá”. Những nhóm từ cơ bản, những từ có vấn đề cần chọn những từ này để giải nghĩa vì đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khoá văn chương đó là những từ dùng đặt tạo nên giá trị của bài.
- Chúng ta biết đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh có sức biểu cảm và có tính đa nghĩa.
- Các bài tập đọc dạng đọc hiểu một văn bản , văn chương cần bộc lộ rõ đặc trưng này. Cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra những đặt tính nghệ thuật và đánh giá, giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Đó là những từ giàu sắc màu, biểu cảm như các từ láy những từ mang nghĩa bóng, đa nghĩa ...
- Dạng bài tập yêu cầu học sinh phát hiện những câu quan trọng của bài, những câu nêu đại ý của chủ đề của bài :
- Cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra mối quan hệ bên trong của văn bản để thấy nghĩa hàm ẩn của nó chứ không chỉ có nghĩa hiển hiện .
- Cần dạy cho học sinh biết đọc giữa các hàng chữ để tìm ra chủ đề là điều tác giả muốn gửi gắm vào bài văn, bài thơ.
+ Dạng bài tập yêu cầu khái quát ý của đoạn, bài .
+ Dạng bài tập này không có trong sách giáo khoa tiểu học. Mục đích bài tập này giúp cho học sinh có kỹ năng tóm tắt văn bản, rút ra ý chính của nó, với những tác phẩm văn chương học sinh biêt phân tích đề tài, chủ đề, trả lời được câu hỏi.
- Đây là một số kỹ năng thiết yêu phải hình thành khi dạy đọc. Vì vậy tuy sách giáo khoa không nêu lên thành yêu cầu, trong giờ Tập đọc, nhiều giáo viên vẫn yêu cầu học sinh tìm đại ý, chủ đề và thực tế và cho thấy rằng đây là một công việc khó đối với học sinh mà còn khó đối với giáo viên. Do đó cần xây dựng những hình thức bài tập phù hợp đi từ dễ đến khó. Đầu tiên cần cho học sinh đi từ bài tập lựa chọn, những câu trả lời có sẵn cuối cùng mới yêu cầu học sinh tóm tắt ý chính của đoạn, bài tìm ra đại ý.
- Tiếp theo là những bài tập yêu cầu đặt tên khác cho bài học sinh có thể đặt tên theo đề tài hoặc chu đề hoặc cả hai tuỳ theo tên bài có sẵn .
- Bài tập tìm đại ý cũng đi từ việc lựa chọn những phương án cho sẵn một đại ý phù hợp. 
- Cuối cùng là dạng bài tập yêu cầu học sinh tự xác định đại ý, chủ đề của hình thức bài tập : viết tiếp vào câu trả lời : 
Bài này kể, hoặc tả, nói .. 
 •	Bài này nói lên 
2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho mỗi bài học :
- Để giúp học sinh nhớ bài nhanh và lâu, mỗi bài học cần phải có các dồ dùng trực quan, đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh hay vật thật ... minh họa cho bài hay những từ cần giải thích để giáo viên đễ dàng hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài .
3. Giúp học sinh phát hiện các thủ pháp có trong bài :
- Trong tác phẩm văn học nói chung đặt biệt là thơ ,các thủ pháp nghệ thuật đóng vai trò quan trọng . nếu phát hiện các thủ pháp nghệ thuật ấy trong bài là đã tìm mang ra được ý của tác giả .
Có thể hướng dẫn học sinh bằng cách : Cho học sinh phát hiện những từ ngữ được lập lại nhiều lần trong đoạn , bài để nhằm mục đích nhấn mạnh điều gì .
- Hướng dẫn học sinh phát hiện những kết hợp bất thường để hiểu dụng ý của tác giả. Dạy cho học sinh phát hiện những thủ pháp nghệ thuật trong bài đọc cần cho học sinh hiểu các thủ pháp phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sáng tạo và độc đáo đó nói lên điều gì? đó là quan trọng nhất cần phải đạt được khi hướng dẫn .
 4. Hướng dẫn học sinh liên tưởng và tưởng tượng :
- Liên tưởng là này nghĩ đến chuỵên khác từ chuyện người ngẫm ra chuyện mình , liên tưởng văn chương là từ một câu, một đoạn, một bài gợi ra những suy nghĩ, cảm xúc về những con người đã sống, đã cảm, đã trải ... tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh về cái không có trước mắt hoặc không hề có.
5. Đặt tên cho nhân vật tác phẩm : 
- Nhiệm vụ này yêu cầu học sinh nhận xét , đánh giá về nhân vât và nói ý nghĩa , tư tưởng chủ đề của tác phẩm , nhưng nếu gọi là “đặt tên” thì yêu cầu dường như mới lạ lý thú hơn với trẻ em.
6. Đọc diễn cảm :
- Khi học sinh đã hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm thì giáo viên cần giúp cho học sinh biết đọc diễn cảm các tác phẩm. Kỹ năng đọc diễn cảm được xây dựng trên ba phương diện :
- Giọng đọc “vui hay buồn , hào hứng hay êm ả” nhịp điệu nhanh chậm hay dồn dập...
- Ngắt giọng tâm lý : Ngắt giọng dù không có dấu câu với chủ ý gây ấn tượng .
7. Sửa chữa các lỗi phát âm chặt : 
-Phải chuẩn bị các lỗi phát âm lệch nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng có thể vận dụng các phương pháp sau :
* Phương pháp luyện theo mẫu : Cho học sinh nghe giọng đọc , nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm , tách vần mẫu rồi đọc theo trong quá trình phát âm .
* Phương pháp chữa vào cấu âm : Giáo viên mô tả âm vị mắc lỗi và đem so sánh với cấu âm chuẩn, kèm theo hình ảnh minh hoạ hoặc .
* Phương pháp luyện tập tổng hợp rồi mới phân tích : Chữa lỗi phát âm phần vần, nhất thiết phải theo phương pháp này .
- Giáo viên dùng phương pháp trực giác để rèn luyện cho học sinh phát âm mặc theo đúng chữ viết sau đó phân tích các thành phần và phân tích âm vị mắc lỗi để học sinh nhận diện.
- Đưa ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa tạo cho học sinh ý thức phân biệt âm đúng âm sai
- Phương pháp đi từ âm sai đến âm đúng qua âm trung gian. Giáo viên dùng phương pháp trực quan cho học sinh tập sử dụng các giác quan để làm các yếu tố bổ sung tích cực và chuyển qua một giai đoạn trung gian để trẻ có thể nhận thức nhanh và tự điều chỉnh.
- Dùng một âm trung gian hoặc có cùng Phương thức phát âm, hoặc có chung hay gần nhau về tiêu điểm cấu âm, hoặc cùng thanh tính, để học sinh đi từ phát âm sai, qua trung gian để thành âm đúng.
8. Biên soạn phiếu đánh giá kết quả học tập 
- Sau mỗi tiết dạy, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ giáo viên cần kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh và lấy nó làm để làm cơ sơ để điều chỉnh lại phương pháp dạy của mình sao cho phù hợp với mục đích chính làm sao cho học sinh đều hiểu bài .
- Vì thế cần biên soạn các phiếu để đánh giá kết quả đó .
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm nội dung :
+ Đánh giá mức hiểu nội dung của bài đọc của học sinh bao gồm cả năng lực và cảm thụ.
+ Đánh giá mức độ hoàn thành của việc làm để hình thành kỹ năng đọc văn bản .
- Để đảm bảo thời gian và chất lượng tiết học .Tuỳ từng văn bản từng nội dung bài đọc cụ thể mà người dạy lựa chọn phương pháp phù hợp để giờ dạy đạt mục đích cao.
- Học sinh đọc trước văn bản, chuẩn bị phiếu bài tập trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ cho tiết dạy những câu hỏi dẫn dắt học sinh phải đơn giản, cô đọng, hàm xúc, dễ hiểu, gợi mở số lượng câu hỏi chừng mực vừa phải, mỗi câu hỏi làm một bước đi đến mục đích .
- Giáoviên phải thật linh hoạt, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp vào bài giảng sau cho thật uyển chuyển, nhẹ nhàng và hiệu quả cao .
Các đồ dùng dạy học tranh ảnh, vật thật để minh hoạ cho giờ dạy không thể thiếu trong tiết dạy.
- Để giờ học thành công phải kể đến giờ dạy của giáo viên. Muốn vậy giáo viên phải luôn rèn luyện, trau dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp cho phù hợp với sự hiện tượng xã hội hiện nay.
* Trên đây là việc đặt ra vấn đề tăng cường dạy học đọc hiểu không có nnghĩa là tăng cường thời gian tìm hiểu bài giảm bớt thời gian luyện đọc ,giờ tập đọc coi trọng chất lượng đọc tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa hiểu và đọc thành tiếng hoàn thiện kỹ năng đọc đúng , đọc hay và nâng cao cảm thụ văn học cho học sinh .
CHƯƠNG IV : VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THAO TÁC DẠY ĐỌC HIỂU TRONG GIỜ TẬP ĐỌC .
- Các thao tác trong giờ tập đọc có liên quan mật thiết với nhau, không nên xem nhẹ khâu nào. Mỗi thao tác có một vị trí nhất định của nó .Tuỳ thuộc vào từng bài dạy, tuỳ nội dung mà giáo viên lựa chọn những biện pháp thích hợp trong bài giảng của mình để làm sao đạt được mục đích cuối cùng bài học. 
 	- Sau đây tôi xin chọn bài “Đôi giày ba ta màu xanh” để soạn bài dạy thực nghiệm lớp 4 của Trường TH Minh Diệu A thuộc xã Minh Diệu, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu .
Để thực hiện giáo án thực nghiệm tôi soạn một phiếu bài tập tươmg ứng và cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà (phiếu học tâp được trình bài ở cuối đề tài) .
Lớp 4Đ của cô Hồ Thị Cẩm Lan.
Lớp 4C của cô Nguyễn Thị Vân Anh .
Qua điều tra ban đầu, tôi thấy hai lớp này có số học sinh là 48, trình độ học sinh tương đương nhau và được thể hiện bằng số liệu sau:
Lớp 4Đ
Lớp 4C
-Tổng số học sinh :
+ Số học sinh trên chuẩn
+ Số học sinh đạt chuẩn
+ Số học sinh dưới chuẩn
27
12
13
02
21
12
07
02
Ở hai lớp này, tôi tiến hành lần lượt như sau :
- Lớp 4Đ dạy thực nghiệm.
- Lớp 4C dạy bình thường.
Để thực hiện giáo án này, tôi cũng soạn một bài tương ứng và cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà(trình bày ở cuối đề tài).
Phiếu bài tập được trình bày ở cuối đề tài.
* Dưới đây là nội dung giáo án mà tôi tiến hành thực nghiệm . 
GIÁO ÁN
BÀI SOẠN DẠY THỰC NGHIỆM
 Môn : Tập đọc lớp 4
Bài : Đôi giầy ba ta màu xanh
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Đọc lưu loát toàn bài. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tích ý. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giầy ba ta màu xanh: vui, nhanh hơn khi thể hiện niềm xúc động, vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giầy.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giầy ba ta trong buổi đến lớp đầu tiên.
II / ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
Giáo viên: Phóng to tranh trong sách giáo khoa ; đôi giầy ba ta thật ; phiếu bài tập.
Học sinh: Đọc và tập trả lời câu hỏi trước bài học.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐÔNG DẠY CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ
A.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”.
Hỏi học sinh 1: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Gọi học sinh 2 đọc và nêu câu hỏi: Bài thơ này nói lên điều gì?
-Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại nhiều lần (Lúc bắt đầu khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ). 
	Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
-Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
- Các em đã từng được ai đó tặng quà chưa? Khi đó cảm giác các em cảm thấy thế nào? (Rất vui, rất thích).
Giáo viên: Đúng vậy, nếu ta được ai đó tặng một món quà dù là nhỏ chúng ta cũng cảm thấy vui và thích thú.
Các em hãy đọc bài Đôi giày ba ta để biết chị phụ trách Đội trong truyện bằng tình thương yêu và sự quan tâm đến ước mơ của cậu bé sống lang thang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui sự tin yêu trong buổi đầu đến lớp.
Giáo viên ghi tựa bài:
- Cho học sinh xem tranh.
Giáo viên hỏi: Bức tranh vẽ ai, với nội dung gì? (Bức tranh vẽ Lái đang đeo trên cổ đôi giày ba ta màu xanh tỏ vẻ rất vui sướng trước sự chứng kiến của cô phụ trách và các bạn).
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Đoạn 1: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giầy ba ta màu xanh. Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đôi giày (Đẹp làm sao, cao, ôm sát chân, dáng thon thả...) tưởng tượng của cô bé nếu được mang giầy (Bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn trước cái nhìn thèm muốn của các bạn).
- Đoạn 2: Giọng nhanh, vui hơn khi thể hiện niềm xúc động vui sướng khôn tả của cậu bé. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả (Ngẩn ngơ, nhìn theo, tay run run, môi mấp máy, bên chân ngọ nguậy, nhảy tưng tưng).
b. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- Gọi vài học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên kết hợp giúp hs hiểu các từ : Ba ta, vận động, cột, chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh. Chú ý:
	+ Đọc đúng câu cảm: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!-Giọng trầm trồ thán phục.
	+ Nghỉ hơi đúng (Tự nhiên) ở câu dài: Tôi tưởng tượng nếu mạng nó vào chắc nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng/trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi.
(Nhấn giọng ở những từ gạch chân)
+ Nhân vật “tôi” là ai? 
+ Ngày bé chị đã từng mơ ước điều gì?
Hãy dùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.
Cho HS quan sát đôi giày thật, giải thích làm rõ vẻ đẹp của đôi giày.
Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn (Theo gợi ý 2a)
Giáo viên đọc diễn cảm mẫu (Chú ý nhấn giọng của những từ gạch chân).
GV theo dõi, sửa chữa.
c. Luyện đọc và thi đọc đoạn 2:
-Giáo viên sửa lỗi phát âm và giải nghĩa các từ (bata, vận động, cột)
- Chị phụ trách Đội được giao nhiệm vụ gì?
- Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?
- Vì sao chọ lại biết điều đó?
- Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp?
- Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách đó?
	- Hãy dùng bút chì gạch chân những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.
	GV nói thêm: Ở đây tác giả dùng nghệ thuật miêu tả tâm trạng của Lái rất đặc sắc( Sử dụng hàng loạt các từ láy để miêu tả sự xúc động không thể nói nên lời của Lái: môi mấp máy – định nói nhưng không nói được, tay run run vì cảm động, nhảy tưng tưng thể hiện niềm vui sướng khôn tả siết.
	Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn sau:
	Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt liếc nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình, đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
	- GV đọc mẫu diễn cảm, chú ý nhấn giọng những từ ngữ gạch chân.
	- GV theo dõi, nhận xét, uốn nắn.
Đoạn 1: Từ đầu ... cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi.
- Một, hai em đọc lại cả đoạn.
- Hs đọc thầm, đọc thành tiếng đoạn 1, trả lời câu hỏi.
+ Là một chị phụ trách Đội TNTP.
+ Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.
Cổ giày ôm sát chân, chân và giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dọc, luồn 1 sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy không đạt được . Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, các bạn sẽ thèm muốn.
Chao ôi!Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dọc, luồn 1 sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào/ chắc bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng/ Trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi...
HS đọc diễn cảm theo cặp.
Một vài HS thi đọc.
-HS đọc theo cặp.
-Một, hai em đọc cả đoạn.
-Hs đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi.
+ Vận động Lái, một cậu bé nghèo, sống lang thang trên đường phố, đi học.
+ Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi.
+ Vì chị đi theo Lái khắp các đường phố.
+ Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong ngày đầu đến lớp.
HS trả lời theo suy nghĩ: 
+ Vì chị biết được ước muốn, mơ ước của Lái/Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước có được đôi giày ba ta màu xanh như Lái/ Chị muốn đem lại niềm vui cho Lái/ Chị muốn Lái đi học...
+ Tay Lái run run, môi mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân...ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ nhảy tưng tưng.
2 HS thi đọc.
C. CỦNG CỐ-DĂN DÒ:
	- Em có suy nghĩ gì khi học xong bài này? (Qua bài này em thấy chị phụ trách Đội là người có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học, làm cậu xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày mơ ước trong buổi đầu tiên đi học).
- Giáo viên: Các em ạ! Các em phải biết sống nhân hậu như chị phụ trách Đội thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, có như vậy các em mới có được những người bạn tốt và sẽ có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
- Dặn học sinh đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị (Đọc và tìm hiểu nội dung bài: Thưa chuyện với mẹ).
Giáo viên nhận xét tiết học.
SO SÁNH KẾT QUẢ THƯC NGHIỆM VÀ DẠY ĐỐI CHIẾU.
	Cùng cùng một loại phiếu kiểm tra đánh gia kết quả cho cả hai lớp thực nghiệm, đối chiếu (kèm theo cuối đề tài).
LỚP
TỔNG SỐ HỌC SINH
Số học sinh trả lời đạt
Số học sinh trả lời không đạt
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Lớp 4Đ thực nghiệm.
27
27
100%
0
0%
Lớp 4C bình thường
21
19
90,48%
2
9,52%
 	C. PHẦN KẾT LUẬN
	Qua dạy thực nghiệm giờ tập đọc có áp dụng một số biện pháp , tôi thấy kết quả thu được ở giờ dạy thực nghiệm cao hơn giờ dạy bình thường .Điều đó chứng tỏ rằng giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trong phần tìm hiểu bài .
	- Tuy từng bài mà giáo viên lựa chọn áp dụng những biện pháp cho phù hợp để làm thế nào giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao nhất. Muốn thế giáo viên cần có những yêu cầu sau: 
- Luôn luôn tự bồi dưỡng đồng nghiêp . Tự trau dồi kiến thức của mình , để nâng cao trình độ chuyên môn. Nghiên cứu kỹ tài liệu và sách giáo khoa để xác định mục đích yêu cầu của bài dạy .
	- Trước giờ dạy :
	+ Giáo viên soạn lại những bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt thành các phiếu , Để vận dụng những bài tập tích cực vừa điều chỉnh những bài chưa phù hợp với nội dung bài và mở rộng thêm một số bài tập thích ứng với yêu cầu cảm thụ từng bài 
	+ Chuẩn bị dồ dùng trực quan cho mỗi bài Tập đọc đồ dùng trực quan đề cặp ở đây có thể là ảnh chụp, vật mô phỏng ...
	Trong giờ dạy :
	+ Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ dạy. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn mội học sinh điều được tham gia một cách tích cực vào quá trình hoạt động học, sử dụng triệt để phiếu bài tập và luôn có hướng để học sinh suy nghĩ tìm ra kiến thức của bài học. 
	+ Giáo viên cân phối hợp các phương pháp linh hoạt, khéo léo để giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng kích thích được tinh thần học của học sinh .
	+ Các câu hỏi đưa ra trong quá trình tìm hiểu bài thât ngắn gọn và dễ hiểu, gợi mở số lượng câu hỏi chừng mực, mỗi câu hỏi phải có một bước đi đến gần hơn mục đích giờ học .
	+Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng chỉ là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định cho sự thành công của giờ dạy. Vì thế đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tận tâm với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ với tất cả tầm lòng chân tình của người giáo viên và tay nghề phải thật vững chất có óc sáng tạo cộng thêm lòng say mê học tập, sự cần cù thông minh của học sinh. Từ hai nhân tố này kết hợp lô- gíc chặt chẽ vớí nhau thì làm cho giờ dạy đạt hiệu quả.
	- Do thời gian nghiên cứu còn có hạn, đề tài đã hoàn thiện song chắc chắn không thiếu những điều hạn chế, rất mong sự đóng góp chân thành của thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiên hơn nhằn nâng cao chất lượng giờ tập đọc ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng .
Minh Diệu , ngày 19 tháng 7 năm 2015.
 Người viết
 Lương Thị Cẩm Lệ

File đính kèm:

  • docSKKN_Doc_hieu_lop_4.doc
Sáng Kiến Liên Quan