Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5

Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học đó cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt trong chương trình. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông.

 Song, chỉ dừng lại ở kĩ năng đọc trơn, đọc thông thạo văn bản thì chưa đủ mà cần phải rèn cho học sinh đọc hiểu văn bản. Vậy mà trên thực tế giảng dạy, các em chủ yếu biết đọc thông mà chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đặt. Hay nói cách khác làm thế nào để các em hiểu được “văn”? Làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em.

 Muốn làm được những điều nói trên thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với giai đoạn hiện nay trên cơ sở hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập của học sinh.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 16091 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh hiểu nội dung văn bản tốt hơn.
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu của học sinh.
	- Tổ chức cho học sinh đọc thầm để hiểu sơ qua về nội dung văn bản.
	- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức như: trả lời câu hỏi bằng cách vấn đáp; đại diện nhóm báo cáo kết quả;
	- Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh để chốt lại nội dung bài.
II. CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5
	Khi nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm về Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5, tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp sau:
1.Coi trọng hình thức đọc thầm.
	- Đọc thầm là hình thức đọc không phát ra âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang nghĩa để hiểu văn bản. Đọc thành tiếng và đọc thầm nằm trong thế đối lập, sóng đôi. Đối với học sinh lớp 5 thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ là nhanh hơn từ 1,5 đến 2 lần và để tiếp nhận thông hiểu nội dung văn bản thì đọc thầm giúp các em hiểu nhanh và sâu sắc hơn.
- Trong dạy đọc ở lớp 5 giáo viên cần coi trọng hình thức đọc thầm, rèn cho các
em được đọc thầm nhiều lần văn bản chứ không phải một lần. Ngay từ khi các
em luyện đọc nối tiếp đoạn, các em khác đã phải chú ý, theo dõi đọc thầm. Có nghĩa rằng đã phải rèn cho học sinh thói quen tai nghe, mắt nhìn theo, mỗi bạn học sinh đọc thành tiếng thì các bạn còn lại sẽ phải đọc thầm theo. Các em sẽ được đọc thầm rất nhiều lần. Hình thức đọc nối tiếp hiện nay ở Tiểu học nếu ta vận dụng sáng tạo cũng sẽ rất hiệu quả cho việc đọc hiểu, bởi học sinh sẽ phải theo dõi bạn đọc thì mới có thể đọc tiếp được.
	- Đọc thầm cũng như ngồi đọc thành tiếng, tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách là 30 – 35cm. Đọc thầm cũng cần có kĩ năng đọc, đọc thầm phải được chuyển từ ngoài vào trong: Từ đọc to"đọc nhỏ"đọc mấp máy môi"đọc toàn bằng mắt không mấp máy môi. Đến giai đoạn cuối gồm hai bước di chuyển mắt theo que trỏ rồi đến chỉ có mắt di chuyển (lớp 5). Giáo viên phải kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bạn nào đọc xong báo cáo lại cho giáo viên biết để nắm và điều chỉnh tốc độ. Đọc thầm là dạy đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ của đoạn, của bài,tức là toàn bộ những gì đọc được.
	Chẳng hạn khi dạy bài “Thầy thuốc như mẹ hiền”, tôi đã tiến hành cho học sinh đọc thầm để hiểu nội dung bài bằng cách sau:
- 1HS khá (giỏi) đọc toàn bài - Cả lớp mắt theo dõi để đọc thầm theo bạn.
	- Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp đoạn - Khi bạn đọc tất cả học sinh đều phải theo dõi đọc thầm theo chứ không phải gần đến lượt bạn nào thì bạn đấy mới theo dõi.
	- Tổ chức cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm đôi - 1HS đọc thành tiếng học sinh còn lại theo dõi đọc thầm theo bạn.
	- Tổ chức cho học sinh thi đọc - Các bạn còn lại theo dõi đọc thầm theo rồi nhận xét.
	- Giáo viên đọc mẫu - Học sinh theo dõi đọc thầm theo
	- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài (tìm hiểu lần lượt 3 đoạn trong bài) -Giáo viên nêu câu hỏi rồi yêu cầu học sinh đọc thầm trong vòng 1 phút cho mỗi câu hỏi rồi trả lời câu hỏi.
	Như vậy, trong một tiết Tập đọc tôi đã lệnh cho học sinh được đọc thầm nhiều lần, nhưng trong quá trình học sinh đọc thầm thì giáo viên phải theo dõi sát sao để các em đọc thầm có hiệu quả hơn.
2.Hướng dẫn học sinh hiểu đề tài (chủ đề) của văn bản.
	Xác định được đề tài văn bản là học sinh phải trả lời được câu hỏi văn bản nói về cái gì, về việc gì, về ai,?
	Để xác định được đề tài văn bản nhiều khi phải dựa vào chủ điểm của bài Tập đọc. Chẳng hạn khi dạy bài “Hạt gạo làng ta” (TV5- T2) Giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định được bài thơ này nằm trong chủ điểm nào? Muốn biết được bài thơ nằm trong chủ điểm nào thì các em phải đọc kĩ bài thơ. Khi đọc kĩ bài thơ học sinh sẽ xác định được đây là bài thơ nằm trong chủ điểm “Vì hạnh phúc gia đình”. Đã xác định được chủ điểm - mục tiêu của bài thơ thì khi đọc thầm để tìm hiểu bài, học sinh sẽ hiểu bài một cách nhanh chóng hơn.
3.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tên bài.
	Bài Tập đọc thường có một cái tên. Tên bài không phải một cái gì được góp vào văn bản một cách ngẫu nhiên mà nó có lí do. Vì vậy tên bài Tập đọc nói 
với chúng ta nhiều điều. Nó giúp ta xác định được đề tài văn bản và phần nào đoán được nội dung của bài. Vì thế khi dạy đọc hiểu cho học sinh giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác tên bài.
	Muốn vậy trước tiên phải hướng dẫn học sinh bám vào câu chữ của tên gọi để hiểu nội dung bài một cách nhanh chóng.
	Chẳng hạn khi dạy bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”(TV5 - T1), cả bài chỉ xoay quanh nói về tình cảm của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo. Khi 
hướng dẫn học sinh đọc kĩ đầu bài thì một phần nào đó các em cũng đoán được
nội dung của bài.
	Tuy nhiên có bài Tập đọc tên bài được đặt một cách kín đáo, nó thường không toát lên nội dung của bài. Vậy khi dạy đọc hiểu cho học sinh giáo viên phải hướng dẫn các em có thể đặt tên khác cho bài Tập đọc.
	Chẳng hạn khi dạy bài “Cái gì quý nhất?” giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tên khác cho bài Tập đọc như sau:
	* tìm hiểu nội dung câu chuyện bằng cách:
	- Nêu câu hỏi" Học sinh đọc thầm để trả lời câu hỏi" Rút ra từ phục vụ cho ý" Rút ra ý cho từng đoạn" Rút ra đại ý của bài.
	* Tổ chức cho học sinh liên hệ thực tế và đặt tên khác cho bài văn:
	H: Vậy trong cuộc sống hàng ngày em thấy cái gì quý nhất? (Học sinh phát biểu theo ý của mình).
	H: Em hãy chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó? 
(Học sinh nối tiếp nhau đặt tên) - Giáo viên chấp nhận những tên phù hợp với nội dung của bài và cuối cùng giáo viên chốt lại: Người lao động là quý nhất, nếu không có người lao động thì sẽ chẳng có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ sẽ trôi qua một cách vô vị mà thôi.
4.Giúp học sinh giải nghĩa từ bằng nhiều cách để tìm ra hình ảnh của từ ngữ.
	Có thể nói việc hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ. Nhưng không phải ta đi giải nghĩa các từ mà chỉ tập trung giải nghĩa những từ chìa khoá có quan hệ trực tiếp với đề tài, chủ đề của văn bản. Vì vậy để tìm từ mới trong một bài Tập đọc, giáo viên thường đặt vấn đề: “Hãy chỉ ra những từ em chưa hiểu nghĩa”. Học sinh sẽ chọn từ tuỳ thuộc vào trình độ của các em, giáo viên lựa từ để hướng dẫn học sinh giải nghĩa chứ không chỉ đưa ra những từ ngữ chú giải ở cuối bài để giải nghĩa cho học sinh. Đặc biệt là gải nghĩa từ ở lớp 5 giáo viên phải chọn được từ 
dùng “đắt” trong bài Tập đọc để tìm ra giá trị nghệ thuật, cái hay của cách dùng
từ.
	Tìm ra từ mới, việc làm rõ nghĩa của từ cũng rất quan trọng, không nên chỉ giải nghĩa từ theo cách “hỏi – đáp” hoặc “giải thích” mà giải nghĩa từ phải bằng nhiều hình thức khác nhau và phải biết lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai trò từng từ trong văn bản. Giải nghĩa từ bằng các biện pháp: trực quan; giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh; giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa; bằng cách phân tích các yếu tố cấu tạo từ; bằng cách miêu tả sự vật; giải nghĩa bằng định nghĩa;
	Ví dụ dạy bài: “Ngu Công xã Trịnh Tường” (TV5 - T1). Ngoài các từ ngữ được chú giải ở cuối bài, giáo viên còn phải giúp học sinh hiểu nghĩa của một số từ ngữ sau:
	*Đoạn 1: Yêu cầu học sinh đọc thầm để trả lời câu hỏi: Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên điều gì? ( Mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một con mương nước ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao).
	- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo.
H: Em hiểu ngỡ ngàng là như tthế nào? ( cảm thấy hết sức ngạc nhiên trước những điều mới lạ hoặc những điều trước đó không nghĩ tới, không ngờ tới).
H: Ngoằn ngoèo có nghĩa là như thế nào? ( gợi tả dáng vẻ cong queo, uốn lượn theo nhiều hướng khác nhau).
	- Yêu cầu học sinh đặt câu với từ ngoằn ngoèo ( con đường ngoằn ngoèo; Chữ viết ngoằn ngoèo;)
H: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? (Ông đã lần mò trong rừng hàng tháng để tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được bốn cây số mương dẫn nước từ rừng già về thôn.) 
H: Đoạn 1 nói lên điều gì? (Tinh thần dám nghĩ, dám làm của ông Lìn.)
	* Đoạn 2: Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìm Ngan
đã thay đổi như thế nào? (Đồng bào không làm nương như trước nữa mà chuyển
sang trồng lúa nước. Đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản).
H: Em hiểu tập quán là gì? ( là thói quen hình thành từ lâu và đã trở thành nếp sống trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư, được mọi người công nhận và làm theo).
H: Đoạn 2 cho biết gì? (Ông Lìn đã làm thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng).
	* Đoạn 3: Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ nguồn nước? (Ông lặn lội đến các xã bạn để học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng trồng)
H: Em hiểu lặn lội là gì? (Là phải vất vả để đến được một nơi nào đó).
H: Em hãy nêu ý chính của đoạn 3 ( Cách giữ rừng để bảo vệ nguồn nước của ông Lìn).
H: Bài văn ca ngợi điều gì? (Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán của cả một vùng)
	Lựa chọn cách giải nghĩa từ phù hợp sẽ giúp học sinh dễ hiểu. Hiểu sâu sắc sẽ giúp các em thấy được cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh. Hay chính là dạy cảm thụ văn - một trong những yêu cầu của đọc hiểu.
5.Giúp học sinh xác định được những câu quan trọng, đoạn ý từ đó sẽ giúp học sinh hiểu được nội dung câu, đoạn.
	Không phải bài Tập đọc nào cũng chỉ gồm những câu đơn giản, có độ dài vừa phải và dễ hiểu đối với học sinh. Thường trong bài Tập đọc có một số câu có cấu trúc phức tạp mà chúng ta thường hay chọn để luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Phần lớn những câu này chứa đựng ý quan trọng thể hiện nội dung chính của văn bản.
Ví dụ trong bài “Người công dân số một (tiếp theo)”- TV5 - T2, giáo viên
cần hướng dẫn học sinh đọc câu: “Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ/
thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ/ thì mãi mãi là đầy tớ của người ta.”
	Qua câu nói trên của Nguyễn Tất Thành học sinh sẽ hiểu được nội dung chính của đoạn trích này là: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
	Vì vậy việc giúp học sinh nhận ra các câu phù hợp để rồi tìm hiểu nghĩa của chúng có vai trò quan trọng trong việc dạy hiểu nội dung bài Tập đọc văn xuôi. Còn khi dạy học sinh đọc thơ có những câu thơ có cú pháp khác thường, có khi lời thơ bị dồn nén,rút gọn, có nhiều câu thơ mơ hồ về nghĩa gây khó hiểu, giáo viên phải cho học sinh phát hiện để làm rõ nghĩa. Sau đó giáo viên cho học sinh xác định những câu quan trọng nêu được ý của cả bài, việc này sẽ giúp các em nhanh chóng chiếm lĩnh văn bản.
	Chẳng hạn trong bài thơ: “Ê-mi-li, con”(TV5 - T1) có những câu thơ dồn nén, rút gọn:
	Ê-mi-li con ôi!
	Trời sắp tối rồi
	Cha không bế con về được nữa!
	Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
	Đêm nay mẹ đến tìm con
	Con hãy ôm lấy mẹ mà hôn
	Cho cha nhé
	Và con sẽ nói giùm với mẹ:
	Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
	Oa-sinh-tơn
	Buổi hoàng hôn
	Ôi những linh hồn
	Còn, mất?
	Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
	Ta đốt thân ta
	Cho ngọn lửa sáng loà
	Sự thật.
- Giáo viên cho học sinh xác định câu quan trọng trong bài thơ (Ta đốt thân ta/ Cho ngọn lửa sáng loà/ Sự thật).
- Yêu cầu học sinh xác định nội dung chính của bài. (Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Viẹt Nam)
	Tuy nhiên có những bài Tập đọc để tìm được đại ý của bài ngay thì rất khó. Việc tìm đại ý phải thực hiện sau khi đã tìm được ý của các đoạn. 
	Việc tìm ý của đoạn cần rèn cho học sinh các kĩ năng sau:
Phân tích liệt kê các sự kiện chính trong đoạn.
Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện nêu trong đoạn.
Tóm tắt nội dung đoạn thành một câu
Sau đó học sinh cần thực hiện các thao tác sau để tìm đại ý của cả bài:
Ghi nhớ sự kiện chính, ý chính của từng đoạn.
Phân tích để làm rõ lập luận của người viết.
Tổng hợp ý của các đoạn thành ý chung cả bài (đại ý)
Phát biểu ý chung thành một câu (vài câu).
6. Rèn kĩ năng hỏi – đáp văn bản.
	Đây là kĩ năng giữ vai trò hoàn thiện quá trình đọc hiểu. Với học sinh lớp 5 để có kĩ nang này các em phải làm các công việc sau:
	- Nêu những hiểu biết, thái độ, hành động của mình sau khi học xong bài Tập đọc.
	- Nêu vài dự kiến thực hiện điều mà văn bản đặt ra hoặc yêu cầu.
	Đây chính là bài học mà học sinh tự rút ra sau khi đọc văn bản. Học sinh
hỏi - đáp được văn bản là giáo viên đã thực hiện được chức năng giáo dục trong
giờ Tập đọc.
- Việc thực hiện nội dung giáo dục cũng là thực hiện một trong những nội dung dạy đọc hiểu.
III. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM.
	Áp dụng các giải pháp và biện pháp ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài mình nghiên cứu, sự hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như giúp các em hiểu và cảm thụ văn học tốt hơn qua mỗi tiết Tập đọc. Cụ thể tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm lớp 5A, Tiết 45 - Tuần 23 của HK II
Bài: PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Mục tiêu:
1) Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn: rưng rưng, phân xử, khung cửi, vãn cảnh, biện lễ, thỉnh thoảng,
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật và nội dung truyện.
2) Đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: Các từ chú giải ở cuối bài và các từ: ôn tồn, công đường,
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
Tư duy sáng tạo
Ra quyết định: giải quyết vấn đề
Lắng nghe tích cực.
III. Đồ dùng dạy học:
Phóng to tranh SGK
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn
IV. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng .
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Hãy mô tả những gì vẽ trong tranh
 Giới thiệu: Các em đã biết ông Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử và bắt cướp. Hôm nay các em sẽ biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà khác qua bài Phân xử tài tình.
* HĐ1: HDHS luyện đọc.
- Yêu cầu 1 HS khá đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo.
H: Bài này được chia làm mấy đoạn?
+Đ1: Xưa, có mộtlấy trộm.
+Đ2: Đòi người làm chứngnhận tội.
+Đ3: Đoạn còn lại
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn
- Nhận xét, sữa lỗi phát âm cho học sinh.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
-GV hướng dẫn đọc câu dài, khó đọc trong bài và cách đọc toàn bài (HD như SGV).
- Tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi.
- GV đọc mẫu
* HĐ2: Tìm hiểu bài:
+Đoạn 1: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
- HDHS hiểu nghĩa từ công đường
H: Em hiểu công đường là gì?
H: Đoạn 1 nói lên điều gì?
+Đoạn 2: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
H: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
H: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
H: Đoạn 2 cho em biết điều gì?
* Đoạn 3: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Em hãy kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa.
H: Vì sao quan án lại dùng cách trên?
H: Đoạn 3 cho em biết quan xử án như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại cả bài và cho biết: 
H: Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
H: Câu chuyện này nói lên điều gì?
*HĐ3: Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4HS đọc truyện theo vai
- Treo bảng phụ ghi nội dung đoạn 3 và hướng dẫn học sinh luyện đọc (Đọc với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện 
về tài xử kiện của ông quan án và nhấn giọng ở 1 số từ ngữ: biện lễ, gọi hết,nắm tthóc, chưa rõ, chạy đàn,
+ GV đọc mẫu
+ Tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi
+ Tổ chức cho HS thi đọc
+ Nhận xét, cho điểm
* HĐ nối tiếp:
H: Trong bài em thấy có câu nào nói lên nội dung chính của bài?
H: Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?
- Nhận xét tiết học
- về chuẩn bị trước bài “Chú đi tuần” 
- 2HS lên bảng đọc.
- Quan sát - trả lời: Tranh vẽ ở công đường một vị quan đang xử án.
- 1HS đọc toàn bài - Cả lớp đọc thầm theo.
- HS nêu
- HS đọc nối tiếp đoạn (Trong qúa trình đọc, khi chưa đến lượt mình đứng lên đọc thì phải theo dõi đọc thầm theo bạn
- 1HS đọc
- Luyện đọc nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm thi đọc (Cả lớp đọc thầm theo- theo dõi- nhận xét.
- HS theo dõi đọc thầm theo
- Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
- Là nơi làm việc của các quan lại.
- Ca ngợi tài xử án của một quan toà
- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
+ Cho đòi người làm chứng
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét.
+ Xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. 
- Vì quan hiểu tự tay mình làm ra tấm vải mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ.
- Quan toà xử án công minh
- HS kể trong nhóm đôi 
- Đại diện 2HS thi kể trước lớp
- Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
- Quan toà xử án thông minh
- Nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội
- Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- 4HS đọc theo vai
- HS nêu giọng đọc của truyện
- Lắng nghe
- Luyện đọc nhóm đôi
- Một số học sinh thi đọc.
- Câu “Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng”
- HS phát biểu
	* Đánh giá sau tiết dạy thực nghiệm: Sau khi thực hành tiết dạy, tôi thấy học sinh học sôi nổi, đa số các em hiểu bài và nắm được nội dung bài học. Nhiều em được làm việc, đã phát huy được tính tích cực của học sinh, các em có khả năng tư duy, tìm tòi, khám phá nội dung bài học một cách sáng tạo. 
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Sau khi áp dụng các biện pháp Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5A ở trên tôi thấy: Trong giờ Tập đọc các em đã mạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhiều em đã tìm được ý chính của từng đoạn và tìm được đại ý của cả bài một cách nhanh chóng và có nhiều ý kiến hay. Sau đó tôi đã dạy đối 
chứng với lớp 5B (không áp dụng biện pháp như lớp 5A) thì kết quả thu được
như sau:
Lớp
Sĩ số
HS hiểu văn bản
HS chưa hiểu văn bản
SL
TL
SL
TL
5A
19
15
79%
4
21%
5B
18
10
55,6%
8
44,4%
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
	Qua việc nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 ở trên. Tôi thấy việc dạy đọc hiểu cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng ở bậc Tiểu học vì: 
	- Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập; đọc là một công cụ để học tập tất cả các môn học; đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập;Tập đọc là phân môn thực hành - Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kĩ năng đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc hay. Bốn kĩ năng đọc được hình thành trong hai hình thức đọc đó là: đọc thành tiếng và đọc hiểu. Hai kĩ năng này được rèn đồng thời và hỗ trợ cho nhau.
	- Đối với Tập đọc lớp 5, kĩ năng đọc hiểu cần được coi trọng vì nó là cơ sở để các em có vốn “văn” có thể tái sinh văn bản, giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp,Chính vì thế khi dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 cần phải chú trọng việc “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh”. Khi áp dụng các biện pháp này cần phải cần phải sử dụng đồng thời cả 6 biện pháp đã nêu ở trên. Vì các biện pháp này nó hỗ trợ cho nhau, giúp học sinh đọc hiểu và cảm nhận được văn bản một cách đúng và nhanh nhất. Trong các biện pháp đó cần chú trọng nhất là biện pháp 4 và biện pháp 5.
	Tôi nghiên cứu và tìm hiểu một số biện pháp “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho
học sinh lớp 5” với mong muốn sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở trường Tiểu học Điền Lư II nói riêng.
	Sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn còn nhiều vấn đề phải xây dựng. Rất mong được sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Điền Lư, ngày 15 tháng 3 năm 1011
 NGƯỜI VIẾT
 LÊ THỊ HẰNG

File đính kèm:

  • docSKKN_lop_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan