Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chuyên môn trong trường Tiểu học

* Vị trí của bậc tiểu học trong Hệ thống giáo dục Quốc dân:

- Bậc học phổ thông trong hệ thống giáo dục Quốc dân là nền tảng cho việc đưa con người bước vào thế giới tri thức, đặc biệt là Bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, là một bậc học nền tảng trong hệ thống Giáo dục Quốc dân .

- Trong công tác quản lý Trường tiểu học việc quản lý các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động của nhà trường đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ năm học, mục tiêu do ngành đề ra là vô cùng quan trọng và gặp không ít những khó khăn. Đặc biệt việc quản lý các hoạt động chuyên môn, đây là công việc Quyết định đến sự thành bại của công tác thực hiện nhiệm vụ năm học, quyết định đến chất lượng Giáo dục của nhà trường.

- Mặt khác việc quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường tiểu học nó Quyết định đến mọi hoạt động của nhà trường. Tất cả các hoạt động của nhà trường đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp và phục vụ cho công tác chuyên môn. Chính từ tầm quan trọng này mà tôi chọn đề tà“ Quản lý công tác chuyên môn trong nhà trường tiểu học”.

* Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường Tiểu học.

- Trọng tâm của công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường tiểu học là việc quản lý việc thực hiên chương trình các môn học, quản lý về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác chuyên môn, quản lý và chỉ đạo chuyên môn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 27701 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chuyên môn trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
+/ Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường
+/ Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành về công tác chỉ đạo dạy và học.
b. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch chỉ đạo về công tác chuyên môn:
- Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, việc thực hiện kế hoạch là khâu quan trọng dẫn đến các thành công trong công tác quản lý chuyên môn và thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch xong cần đưa ra bàn bạc và thảo luận, học tập trong tổ chuyên môn, Hội đồng trường. Đặc biệt cần triển khai cho các tổ để dựa trên kế hoạch của chuyên môn nhà trường và xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tổ đảm bảo tính đồng bộ thống nhất.
- Việc triển khai kế hoạch thực hiện chuyên môn trong nhà trường để cho mọi giáo viên đều có quyền tham gia góp ý, học tập, xây dựng xẽ mang lại hiệu quả cao trong khi thực hiện kế hoạch.
- Sau mỗi tháng, mỗi giai đoạn thực hiện nhà quản lý cần phải tổng kết, đánh giá, nhìn lại việc thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh bổ xung kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn và từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân, cho giai đoạn tiếp theo.
- Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn, ngoài việc thực hiện theo kế hoạch thì nhà quản lý chuyên môn cũng cần vận dụng linh hoạt để sử lý các tình huống nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc.
c. Quản lý và thực hiện theo các yêu cầu chỉ đạo về chuyên môn của nghành:
- Trước tiên nhà quản lý chuyên môn cần nghiên cứu và nắm chắc các văn bản của Bộ Giáo dục, của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục về các quy định về việc thực hiện chuyên môn như: Quy định về biên chế năm học, quy định về thời lượng, về 
nội dung kiến thức, phân phối chương trình cho từng môn học, quy định về đánh giá giáo viên, học sinh
- Từ việc nắm chắc các quy định chỉ đạo của nghành về công tác chuyên môn thì 
nhà quản lý chuyên môn mới triển khai cho giáo viên, học tập và thực hiện các quy định đó.
- Tuy nhiên việc vận dụng các văn bản hướng dẫn vào thực tế cũng cần nhà quản lý chuyên môn nghiên cứu thật kỹ và có sự vận dụng linh hoạt theo đặc điểm của từng địa phương nhưng vẫn đảm bảo tính đúng đắn, đảm bảo yêu cầu về nội dung kiến thức và những định hướng giáo dục của nhà nước ta.
d. Quản lý việc dạy học của giáo viên và học tập của học sinh:
- Quản lý việc dạy học của giáo viên trong nhà trường là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến chất lượng giáo dục trong cả một năm học và cả một giai đoạn học tập của học sinh. Để làm tốt công tác quản lý việc dạy học của giáo viên có hiệu quả nhà quản lý chuyên môn cần:
+/ Làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám hiệu, Hiệu trưởng để có sự phân công sao cho phù hợp với khả năng, năng lực của từng giáo viên tránh sự quá sức hoặc quá nhẹ với giáo viên
+/ Quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học theo phân phối chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên theo chương trình học do Bộ quy định.
+/ Quản lý tốt việc soạn bài, điều chỉnh nội dung dạy học theo quy định dạy học theo các vùng miền của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+/ Chỉ đạo và quản lý tốt ngày giờ công, việc thực hiện các nội quy, quy chế của nhà trường cũng như của ngành. Quản lý và chỉ đạo tốt việc dạy học buổi hai, việc kèm cặp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như việc nâng cao chất lượng đại trà.
+/ Quản lý và chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, việc hội giảng, kiểm tra, bồi dưỡng giaó viên của các tổ, việc tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Quản lý việc học tập của học sinh: Quản lý về số lượng học sinh, về việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của các em. Quản lý các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp, các hoạt động phong trào nhằm thúc đẩy việc học tập của các em.
- Lắng nghe ý kiến của các em, cha mẹ các em về công tác dạy và học của giáo viên và học sinh để có sự kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời.
2- Một số lỗi thường mắc khi thực hiện công tác chuyên môn trong nhà trường.
- Trong khi thực hiện công tác chuyên môn ở trường thì người thầy không thể tránh khỏi một số sai sót .
+/ Nhiều thầy cô giáo chưa xác định được nội dung và phương pháp truyền thụ kiến thức cho từng đối tượng học sinh trong lớp, mặc dù đây là một trong những yêu cầu cơ bản của việc truyền thụ kiến thức của người thầy đến với đối tượng học sinh. Tuy nhiên việc xác định nội dung phương pháp để dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh là một nhiệm vụ tương đối khó với người thầy( đặc biệt là đối với học sinh gặp khó khăn trong học tập ).
+/ Đôi lúc một số thầy cô giáo còn chưa nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của 
 ngành, việc hướng dẫn của nhà trường dẫn đến khi thực hiện còn mắc, còn lúng túng. Nhiều khi còn sai.
+/ Một số thầy cô giáo còn chưa chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, việc xây dựng kế hoạch cho lớp còn sơ sài mang tính hình thức chính vì vậy khi thực hiện không theo một kế hoạch nhất định vẫn còn mang tính tự phát.
+/ Việc chủ nhiệm lớp của một số giáo viên còn yếu chưa biết cách quản lý học sinh, chưa giao việc cụ thể cho các thành viên trong lớp để học sinh tự quản, tự giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Việc giáo viên chưa biết cách quản lý lớp của mình cũng dẫn đến việc học tập của các em kém hiệu quả, giáo viên vất vả mà kết quả mang lại không cao.
+/ Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, một số hoạt động văn hoá văn nghệ nhằm thu hút học sinh đến trường còn nhiều thầy cô chưa chú trọng. Nhiều thầy cô chỉ chú trọng đến việc rèn các kỹ năng về kiến thức cho học sinh mà quên 
đi việc cung cấp cho các em một số kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cũng như một số hoạt động văn nghệ thể thao cho các em. Chính vì lý do này mà các em đến trường nhiều khi cảm thấy khô cứng chưa thực sự hứng thú với việc học tập, chủ 
yếu các em đi học chỉ mang tính chất bắt buộc nên việc tiếp thu bài của các em cũng mang tính thụ động chưa thực sự tự giác.
Mặt khác các hoạt động văn hoá văn nghệ thể thao còn chưa thực sự được quan tâm trong nhà trường. Nhiều khi nhà trường, giáo viên còn nghiêng về việc cung cấp cho các em vốn tri thức nhưng chưa thực sự dành thời gian để tổ chức cho các em một số hoạt động văn nghệ nhằm thu hút các em tới trường.
+/ Việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của nghành nhiều khi chưa thực sự có sự đầu tư, đôi lúc vẫn còn mang nặng tính hình thức hoặc chưa thực sự quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.
 3. Một số giải pháp khắc phục những sai sót của giáo viên trong việc thực hiện chuyên môn.
- Việc quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng không những góp phần thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ 
năm học mà nhà quản lý chuyên môn còn là một trong những cánh tay đắc lực giúp việc cho Hiệu trưởng nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. 
Chính vì vậy mà nhà quản lý chuyên môn không những cần trau rồi cho mình những kiến thức về chuyên môn mà còn phải trang bị cho bản thân những kinh nghiệm thực sự quý giá để cùng Hiệu trưởng nhà trường điều hành nhà trường thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ năm học.
- Trong công tác quản lý chuyên môn nhà quản lý chuyên môn cần hiểu rõ chức trách nhiệm vụ của bản thân mình, hiểu rõ về đồng nghiệp ( trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, sở trường công tác, các mối quan hệ ) từ đó có sự tham mưu cho BGH, Hiệu trưởng nhà trường để có sự phân công công việc cho phù hợp khả năng, năng lực của từng cá nhân, sao cho khi nhận nhiệm vụ họ sẽ phát huy được 
những khả năng, sở trường của họ một cách cao nhất. Tránh sự phân công không hợp lý, giao việc một cách quá sức.
- Cần có sự kiểm tra đôn đốc kịp thời và có sự hướng dẫn tỉ mỉ ( nếu cần). Có sự động viên khích lệ và cũng có những biện pháp cứng rắn để sử lý khi giáo viên được giao việc không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên việc sử lý các giáo viên vi phạm các quy chế chuyên môn, không hoàn thành nhiệm vụ cần dựa trên nhiều 
yếu tố, có sự cân nhắc kỹ lưỡng và có những báo cáo trước BGH, Hiệu trưởng để có sự chỉ đạo và có sự đóng góp ý kiến của mọi người.
- Có sự chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn đối với giáo viên, phát huy vai trò của các tổ trưởng, đoàn thể trong việc quản lý chuyên môn. Có sự kiểm tra, thanh tra thường xuyên đối với giáo viên trong công tác soạn giảng, cần có hướng dẫn cụ thể kịp thời với từng giai đoạn học tập, từng khối lớp. Chỉ đạo việc giáo viên lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và coi đây là một trong các loại hồ sơ cần được trú trọng xem xét, duyệt kế hoạch của từng lớp, từng giáo viên để có sự điều chỉnh bổ xung, hướng dẫn kịp thời để kế hoạch của mỗi giáo viên mang tính khả thi, hiệu quả cao và mang tính đồng bộ thống nhất trong toàn khối lớp, tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường.
- Tổ chức các đợt hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp, các cuộc họp hội đồng chủ nhiệm lớp cho giáo viên trình bày các kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp trong các buổi họp để cùng bàn bạc thảo luận và đưa ra những biện pháp chủ nhiệm có hiệu quả cao. Mặt khác cần phối hợp tốt giữa các lớp, giữa các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để quản lý việc học tập của các em.
- Trong công tác quản lý chuyên môn việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cũng góp phần quan trọng dẫn đến những thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Vì tầm quan trọng này mà nhà quản lý chuyên môn cần chỉ đạo, tham mưu cho nhà trường có những hoạt động thiết thực như văn hoá, văn nghệ, thể thao nhằm 
thu hút học sinh đến trường. Thường xuyên chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm các lớp, tổ chuyên môn trong nhà trường tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ ở lớp nhằm thu hút các em đi học. Ngoài việc cung cấp cho các em vốn kiến thức và các kỹ năng nhận thức về văn hoá thì cần cung cấp cho các em một số kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng sống, thường xuyên gần gũi với các em nhằm động viên tinh thần các em giúp các em vượt qua những hàng rào cản về hoàn cảnh cuộc sống, rào cản về tinh thần từ đó các em tự vượt lên để chiếm lĩnh những tri thức.
- Trong công tác quản lý chuyên môn ngoài việc nhà quản lý chuyên môn cần phải trau rồi về chuyên môn còn phải nắm bắt tốt các thông tin từ nhiều phía và biết trắt lọc các thông tin để sử lý các tình huống cho phù hợp, kịp thời. Việc đưa ra các quyết định để chỉ đạo chuyên môn cần dựa trên định hướng chỉ đạo về chuyên môn của ngành, cần phải nghiên cứu thật kỹ các văn bản chỉ đạo và có sự vận dụng linh hoạt phù hợp thực tế của địa phương, của trường. Tuy nhiên, trong công tác chuyên môn để đạt được những thành quả tốt nhất và cũng để giúp đồng nghiệp cùng tiến bộ nhà quản lý chuyên môn cần tổ chức tốt một số biện pháp nhằm bồi dưỡng giáo viên, thường xuyên đổi mới các hình thức sinh hoạt chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và người học.
Mặc dù vậy trong công tác quản lý về chuyên môn của các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học Lê Thanh A nói riêng thì việc quản lý gặp muôn vàn những khó khăn. Khó khăn về mặt bằng nhận thức của học sinh, khả năng sư phạm của giáo viên, kinh nghiệm giảng dạy thực tế. Ngoài ra còn khó khăn cả về mặt địa lý ( trường có điểm trường lẻ cách xa trung tâm ). Điều kiện kinh tế của nhân dân, nhận thức của nhân dân trong vùng còn rất nhiều hạn chế cũng ảnh hưởng đến công tác giảng dạy cũng như học tập của giáo viên cũng như công tác chỉ đạo quản lý của nhà trường và chuyên môn. Chính vì điều này mà cần có sự quan tâm của tất cả các cấp các ngành, có sự chỉ đạo sát sao của cấp trên đặc biệt 
là chính quyền xã, có được như vậy mơí mong có sự chuyển biến trong công tác chất lượng.
Ngoài ra nhà quản lý còn cần phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, tự gắn họ với trách nhiệm công việc, tự cho họ thấy được trách nhiệm của bản thân mình với học sinh với xã hội. 
IV - Kết quả:thực hiện có so sánh đối chứng
 Qua việc nghiên cứu và áp dụng vào công tác quản lý chuyên môn tại Trường Tiểu học Lê Thanh A thời gian vừa qua tôi thấy công tác chuyên môn của nhà trường cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên đã tự giác tích cực trong việc dạy và học,
việc ứng dụng công nghệ thông tin, việc thực hiện chương trình dạy học do Bộ quy định cũng đã được các giáo viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện.
Việc nghiêm túc nghiên cứu và triển khai đầy đủ các văn bản của ngành về công tác chuyên môn cho giáo viên một cách kịp thời, đúng quy định cũng phần nào góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, và nâng cao ý thức của giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn.
Việc quản lý chỉ đạo tốt công tác chuyên môn trong nhà trường còn góp phần thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng giáo dục toàn diện, thu hút học sinh đến trường và tạo dựng được niềm tin trong lòng các bậc phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo chính quyền và bà con nhân dân địa phương nơi trường đang đóng. 
V - Kết luận, kiến nghị
Kết luận:
 Qua nghiên cứu nội dung, các văn bản chỉ đạo về công tác chuyên môn của ngành cũng như của cấp trên bản thân tôi thấy việc quản lý chuyên môn trong nhà trường tiểu học là vô cùng quan trọng và nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm học. Không những vậy việc quản lý chuyên môn còn giúp nhà quản lý định hướng cho những nhiệm vụ phát triển giáo dục cho những năm tiếp theo.
 Mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều, còn nhiều hạn chế về công tác quản lý chuyên môn xong bản thân tối cũng mạnh dạn đưa ra một số vấn đề về công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường nhằm để đúc rút và trao đổi kinh nghiệm với đồng ngiệp trong nhà trường và trường bạn.
 Ngoài ra người giáo viên phải luôn luôn học hỏi, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa tài liệu tham khảo Dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao khả năng chuyên môn. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp vơi nội dung từng bài, lựa chọn và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Sử dụng đồ dùng dạy học cũng như sử dụng công nghệ thong tin có hiệu quả để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành đề ra còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố trong đó chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân, trên cơ sở cá nhân xây 
dựng tập thể. Nếu ý thức của cá nhân không tốt thì nhà quản lý có chỉ đạo tốt đến đâu đi chăng nữa cũng không thể xây dựng được tập thể vững mạnh.
2 - Một số kiến nghị
- Với Bộ Giáo dục- Đào tạo: Có kế hoạch phát triển nền giáo dục nước nhà: Bằng cách đầu tư hơn cơ sở vật chất cho nhà trường từ Mầm non,Tiểu học, THCS đặc 
biệt vùng nông thôn, để học sinh có được học đi đôi với hành, tránh chỉnh sửa thay đổi kế hoạch chương trình sách giáo khoa liên tục liên tục gây tâm lý hoang mang cho người học. Chương trình giảng dạy khoa học và phù hợp với nội dung kiểm tra, đánh giá, thi cử v.v.... 
 Trong công tác quản lý về công tác chuyên môn việc chỉ đạo và giúp việc cho chuyên môn nhà trường từ các tổ là vô cùng quan trọng nó góp phần làm cụ thể hoá các kế hoạch, nhiệm vụ của chuyên môn nhà trường vì vậy ngành cần có những lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý cho các tổ trưởng chuyên môn để cùng nhà trường thực hiện công tác quản lý việc dạy và học sao cho có hiệu quả.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, vì thời gian có hạn nên không tránh được những thiếu sót thiếu nhiều kinh nghiệm rất mong sự đóng góp của các thầy cô giáo trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là các thầy cô làm công tác chỉ đạo chuyên môn ở Phòng giáo dục để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn và có nhiều đóng góp trong công tác quản lý chuyên môn của nhà trường. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Nhận xét đánh giá và xếp loại của Lê Thanh, ngày 28 tháng 4 năm 2010
 Hội đồng khoa học cơ sở Tác giả 
 (Chủ tịch HĐ ký, đóng dấu ) (Ký, họ tên)
 Đinh Thị Huệ 
Mục lục 
 Nội dung Trang
Phần i. Phần mở đầu	 01
1. Lí do chọn đề tài	 01
2. Mục đích nghiên cứu	 02
3. Nhiệm vụ nghiên cứu	 02
4. Phạm vi nghiên cứu	 02
5. Phương pháp nghiên cứu	 02
6. Cấu trúc của sáng kiến	 03
Phần II. Nội dung	 03
Chương I. Cơ sở lí luận của đề tài	 03
1. Mục tiêu quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường	 03
2. Nội dung quản lí	 04
Chương II. Công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường
 tiểu học và một số lỗi phổ biến của giáo viên khi thực hiện công
 tác chuyên môn	 04
1. Công tác quản lí CM trong nhà trường tiểu học	 04
2. một số lỗi thường mắc khi thực hiện công tac CM	 06
3. Một số biện pháp sư phạm để quản lí chỉ đạo công tác 
chuyên môn trong nhà trường tiểu học 	 07
Phần III. Kiến nghị - Đề xuất	 10
 1. Kết luận	 10
 2. Kiến nghị	 10
Tóm tắt nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Họ tên: Đinh Thị Huệ 
Đề tài: “Quản lí công tacá chuyên môn trong trường tiểu học”
Phần I: Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài: Để thúc đẩy được quá trình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và đặc biệt nâng cao chất lượng chuyên môn thì công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn là vô cùng quan trọng. Chất lượng chuyên môn Quyết định đến toàn bộ quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong cả năm học. Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài về công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn là việc làm cần thiết đó chính là lý do chọn đề tài.
Phần II: Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
1.Mục tiêu quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường:
Nhằm thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ năm học và tạo chuyển biến về công tác chất lượng trong việc dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.
2. nội dung quản lý:
Quản lý chương trình dạy học do Bộ giáo dục quy định, quản lý việc học tập của học sinh việc giảng dạy của giáo viên, quản lý chỉ đạo theo các văn bản hướng dẫn của ngành
3. Điều tra thực trạng:
a) Thuận lợi: đội ngũ trẻ khoẻ nhiệt tình, nhiều đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn cũng như trình độ văn hoá tốt.
b) Khó khăn: Kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế, khó khăn về trình độ dân trí, điều kiện kinh tế đường xá
Chương II: Một số biện pháp, kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn
1. Một số kinh nghiệm về công tác quản lý chuyên môn trong trường TH :
a) Việc xây dựng kế hoạch: Để thành công trong công tác quản lý chuyên môn cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cũng như kế hoạch thực hiện một cách chu đáo ngay từ đầu năm học
b) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch chỉ đạo chuyên môn: Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng nhà quản lý cần cụ thể hoá kế hoạch của mình và có hướng chỉ đạo thực hiện kế hoạch thật sát xao, kiểm tra đánh giá thường xuyên việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả hay không? từ đó rút ra những bài học và hướng khắc phục.
c) Quản lý chỉ đạo theo yêu cầu chuyên môn ngành: Cần nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của ngành và cụ thể hoá các văn bản đó sao cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng vẫn đảm bảo tính đúng đắn, đảm bảo về nội dung kiền thức về định hướng Giáo dục của nhà nước ta.
d) Quản lý việc dạy học của GV và học tập của học sinh: Cần có sự tham mưu với Hiệu trưởng để có sự phân công theo đúng năng lực của mỗi người. Quản lý tốt việc thực hiện nội dung chương trình, phương phápQuản lý việc học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Một số lỗi của Giáo viên thường mắc khi thực hiện công tác chuyên môn: Đó là việc xây dựng kế hoạch, việc xác định nội dung kiến thức, phương pháp lên lớp, công tác chủ nhiệm lớp
3. Giải pháp khắc phục những sai sót của giáo viên khi thực hiện công tác chuyên môn: Nhà quản lý cần hiểu rõ về đồng nghiệp, hiểu rõ về trình độ chuyên môn của họ. Cần có sự kiểm tra đôn đốc, có hướng dẫn, có bồi dưỡng cho giáo viên thường xuyên.
4. Kết quả: Giáo viên đã tự giác tích cực trong việc tự bồi dưỡng, chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận: Việc quản lí chuyên môn của nhà quản lý chuyên môn là vô cùng quan trọng. Vì vậy nhà quản lý cần nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn của nghành, cần tự trau rồi về trình độ chuyên môn cho bản thân cũng công tác quản lý.
2. Kiến nghị: Ngành cần mở lớp bồi dưỡng cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn để giúp nhà quản lý chuyên môn trong công tác quản lý chuyên trong nhà trường. 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan