Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí và hướng dẫn học sinh học tốt tiết thực hành điện học Vật lý 7

Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức, năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học vật lý lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích các hiện tượng vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.

 Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, làm các thí nghiệm vật lí nói chung và thí nghiệm thực hành nói riêng có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điểu đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng . . . các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất.

 Từ năm học 2003 – 2004 Bộ giáo dục triển khai thay SGK đã đưa nghiều thí nghiệm vào chương trình với sự giúp đỡ đắc lực của các thiết bị đồ dùng thí nghiệm.

 Để thành công trong tiết thí nghiệm thực hành quản lí học sinh là một trong những phương pháp hết sức quan trọng. Bởi vì trong quá trình làm thí nghiệm nếu quản lí không chặt chẽ thì học sinh có thể sử dụng đồ dùng cho việc khác hoặc lấy đồ dùng đùa giỡn với nhau . . . thì tiết thực hành sẽ thất bại.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2992 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí và hướng dẫn học sinh học tốt tiết thực hành điện học Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp đỡ đắc lực của các thiết bị đồ dùng thí nghiệm.
	Để thành công trong tiết thí nghiệm thực hành quản lí học sinh là một trong những phương pháp hết sức quan trọng. Bởi vì trong quá trình làm thí nghiệm nếu quản lí không chặt chẽ thì học sinh có thể sử dụng đồ dùng cho việc khác hoặc lấy đồ dùng đùa giỡn với nhau . . . thì tiết thực hành sẽ thất bại. 
	Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tải. “Quản lí và hướng dẫn học sinh học tốt tiết thực hành điện học 7 ”.
	Nhằm giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn vật lí và biết vận dụng vào thực tế.
 II. Giới hạn đề tài: 
	Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của thí nghiệm thực hành trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn vật lí, tôi xin được trình bày đề tài với những nội dung chính sau: 
	Phần I : CƠ SỞ LÍ LUẬN 
	Phần II: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
	Phần III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA QUÁ TRÌNH GIẢN DẠY CỦA BẢN THÂN 
B. NỘI DUNG
PHẦN I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
 I. Quản lí học sinh trong tiết thí nghiệm thực hành : 
	Đồ dùng, thiết bị dạy học có nhiều công dụng do đó các em học sinh rất dể dàng sử dụng làm những công việc khác ngoài mục đích thí nghiệm . 
	Ví dụ: khi làm bài thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Khi giáo viên bố trí đồ dùng thì các em thường sử dụng gương phẳng để soi ảnh của mình, xem ảnh của các bạn trong lớp hoặc hứng ánh sáng từ bên ngoài để chiếu vào mặt bạn . . . 
	Bài thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. Thường thì các em lấy dây kẹp vào các bạn khác hoặc lấy dây điện nhát điện giật vào bạn khác . . .
	Từ những việc làm và hành động như thế sẽ làm ảnh hưởng đến trật tự trong lớp. làm mất thời gian làm thí nghiệm cũng ảnh hưởng đến công việc làm thí nghiệm dẫn đến thí nghiệm không thành công sẽ thất bại . 
 II. Bài học thí nghiệm thực hành điện học 7 
	Trong chương trình lớp 7 chương điện học chiếm toàn bộ thời gian học kì II. Vì thế chương này là một chương rất quan trọng, nó hình thành những kiến thức cơ bản, làm nền tảng cho chương trình điện học sau này.
Ví dụ: ở chương trình lớp 9 là chương Điện Học như bài: “Đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song”. Hơn nữa chương này có đến hai bài thực hành: “Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp”. “Do hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song ”. Đây là những bài thực hành lấy điểm hệ số 2, yêu cầu tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và có kết quả thí nghiệm giống nhau. Do đó bài thí nghiệm thực hành có những ưu khuyết điểm như sau:
	Các ưu điểm đó là:
Trong khi làm thí nghiệm các nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung bình đáng tin cậy hơn.
Việc chỉ đạo của giáo viên tương đối đơn giản hơn vì mọi việc uốn nắn hướng dẫn sai sót, tổng kết thí nghiệm đều được hướng dẫn đến tất cả học sinh . 
	Bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế : 
Do trình độ các nhóm không đồng đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao tác dẫn đến hạn chế kết quả . 
Chuẩn bị nhiều bộ thí nghiệm giống nhau gây khó khăn về thiết bị .
Phần II : MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 I. Quản lí học sinh trong tiết thí nghiệm thực hành tôi thường đưa ra những biện pháp sau: 
Ngay từ tiết học đầu tiên tôi sẽ phân nhóm học tập trong lớp, chọn ra nhóm trưởng, nhóm phó. 
Đưa ra nội qui học tập của bộ môn . 
Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng , nhóm phó để theo dõi việc học tập cũng như quản lí về trật tự của nhóm và có báo cáo sau mỗi tiết học .
Về giáo viên luôn theo dõi, nhắc nhở, gần gũi những học sinh cá biệt để đưa ra những biện pháp giáo dục cho phù hợp như tuyên dương những học sinh học tốt, có tiến bộ, có sữa đổi . . . Nhắc nhở, đôn đốc, an ủi . . . những học sinh chưa tiến bộ, chưa học tốt . 
 II. Hướng dẫn học sinh học tốt tiết thực hành điện học 7: 
	Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau: 
 1. Dặn dò việc chuẩn bị của học sinh : 
 Khi dạy xong bài trước bài thí nghiệm thực hành giáo viên cần dặn dò kĩ lưỡng cho học sinh như : 
Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành 
Trả lời trước các câu hỏi trong mẫu báo cáo 
Đọc kĩ nội dung thực hành 
Nghiên cứu kĩ về sơ đồ mạch điện. 
 2. Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng:
	 Điều này giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình thực hành ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm 
 3. Trình tự tổ chức thí nghiệm thực hành tôi thường tiến hành theo các bước sau: 
a. Chuẩn bị : 
Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài , gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung 
kiến thức cần nghiên cứu, từ đó tiếp tục gợi ý để học sinh nêu rõ mục đích của thí nghiệm là gì ? 
Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại kết hợp vẽ hình để học sinh lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm. 
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu.
b. Tiến hành thí nghiệm: 
Giáo viên sắp xếp sẵn dụng cụ (hoặc nhóm trưởng nhận dụng cụ) điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Các nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm .
Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung. Cần tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép .
c. Xử lí kết quả thí nghiệm : 
Nhóm (hoặc cá nhân ) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm, ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí thuyết đã học. 
Với những thí nghiệm có tính toán thì mỗi học sinh tính toán độc lập theo số liệu đã thu được và so sánh trong nhóm để kiểm tra lại. 
d. Tổng kết thí nghiệm : 
Giáo viên phân tích kết quả của học sinh và giải đáp thắc mắc. 
Giáo viên rút kinh nghiệm và cách làm thí nghiệm của cả lớp.
 III. Một số bài soạn cụ thể 
Tiết 32 	 Tuần 32
§27. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
 I. Mục tiêu: 
Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn . 
Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn .
 II/ Chuẩn bị: 
Học sinh
+ Mẫu báo cáo thực hành 
+ Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành 
+ Nghiên cứu kĩ bài thực hành 
+ Vẽ sơ đồ mạch điện . 
Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh 
+ Một nguồn điện 3V – 12V 
+ Một ampe kế có GHĐ 0,5 A và ĐCNN 0.01A
+ Một vôn kế có GHĐ 3V và ĐCNN 0,1V 
+ Một công tắc 
+ Hai bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, cùng loại như nhau 
+ Bảy đoạn dây đồng có vỏ cách điện. 
 III/ Hoạt động : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: ( 7 phút )
 Ôn lại kiến thức cũ tạo tình huống học tập 
 – Cho nhóm trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn trong nhóm ?
 – Nêu câu hỏi: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống (. . .)
 a. Đo cường độ dòng điện bằng . . . . Đơn vị đo cường độ dòng điện là . . . , kí hiệu là . . . Mắc . . . . ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực. . . của nguồn điện. 
 b. Đo hiệu điện thế bằng . . . . Đơn vị của hiệu điện thế là . . . . , Kí hiệu là . . . . Mắc . . . . Vôn kế vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực . . . của nguồn điện. 
 – Nhận xét về sự chuẩn bị bài của học sinh . 
 – Đặt vấn đề: Vậy cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp? Tiết hôm nay chúng ta thực hành để tìm hiểu về đặc điểm đó. 
 Hoạt động 2: (5 phút )
 Tìm hiểu sự chuẩn bị dụng cụ, làm quen dụng cụ cho tiết thực hành 
 – Giới thiệu dụng cụ cho học sinh 
 – Gọi nhóm trưởng nhận dụng cụ. 
Hoạt động 3: (10 phút )
 Mắc nối tiếp hai bóng đèn 
 – Cho học sinh quan sát hình 27.1a và 27. b để nhận biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp. 
 – Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện 
 – Cho học sinh mắc mạch điện như sơ đồ . 
 – Theo dõi, hướng dẫn học sinh khi gặp khó khăn (lưu ý về cực của ampe kế và nguồn điện ) 
Hoạt động 4: (10 phút )
 Thực hành: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp. 
 – Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước: (Bảng phụ) 
1
+
+
– 
–
A
X
X
Đ1
Đ2
Bước 1: Mắc Ampe kế ở vị trí 1 như sơ đồ mạch điện, đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ I1=?
Bước 2: Mắc Ampe kế ở vị trí 2 như sơ đồX
X
+
+
– 
–
A
X
Đ1
Đ2
X
2
Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ I2 = ?
Bước 3: Mắc Ampe kế ở vị trí 3 như sơ đồ mạch điện
+
+
– 
–
A
X
Đ1
Đ2
X
3
– Cho học sinh tiến hành thí nghiệm (lưu ý học sinh đóng công tắc 3 lần và ghi lại số trị I1’, I1’’, I1’’’ và tính giá trị trung bình: 
I1= (I1’+ I1’’+ I1’’’)/3 
 – Yêu cầu nhóm trưởng quản lý các bạn trong quá trình thí nghiệm. Theo dõi, nhắc nhở những học sinh làm chuyện riêng, nhắc nhở nhóm khi gặp khó khăn.
 – Cho học sinh ghi giá trị vào bàng 1. 
 – Em có nhận xét gì về số chỉ của ampe kế ở vị trí 1, 2, 3 trong đoạn mạch mắc nối tiếp ?
Hoạt động 5: (10 phút )
 Thực hành đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp. 
 – Yêu cầu học sinh sử dụng lại mạch điện đã mắc.
 – Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước: (Bảng phụ)
Bước 1: Vẽ sơ đồ
mạch điện
+
+
– 
–
A
X
X
Đ1
Đ2
Bước 2: Mắc Vôn kế vào 2 điểm 1 và 2 như sơ đồ:
+
1
– 
2
A
X
X
V
Đ1
Đ2
Đóng công tắc, đo U12 =?
Bước 3: Mắc Vôn kế vào hai điểm 2 và 3 như sơ đồ:
+
3
– 
2
A
X
X
Đ1
Đ2
V
Đóng công tắc, đo U23 =?
Bước 4: Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 3 như sơ đồ:
+
3
– 
1
A
X
X
V
Đ2
Đ1
Đóng công tắc, đo U13 =?
– Cho học sinh tiến hành thí nghiệm (lưu ý học sinh mắc đúng cực; Đóng công tắc 3 lần và tính giá trị điện trung bình ). 
 – Yêu cầu nhóm trưởng quản lý trật tự của nhóm mình. Theo dõi, nhắc nhở những học không tập trung, giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn 
– Cho học sinh ghi kết quả vào bảng 2 . 
– Em có nhận xét gì về kết quả vừa đo được ? 
Hoạt động 6: (3 phút )
 – Củng cố bài học nhận xét và đánh giá công việc của học sinh. 
 – Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp có đặc điểm gì?
 – Nhận xét ý thức thái độ làm việc của các nhóm học sinh và đánh giá kết quả làm việc của học sinh . 
Hoạt động 7 
 Dặn dò học sinh về nhà xem kĩ nội dung thực hành đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đổi đoạn mạch song song 
 – Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi của bài thực hành. Để tiết sau chúng ta tiếp tục thực hành đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song . 
– Cá nhân thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
 – Cá nhân làm theo yêu cầu của giáo viên 
 Ampe kế 
 Ampe ; A 
 Nối tiếp 
 Dương 
 Vôn kế; 
 Vôn 
 V ; Trực tiếp 
 Dương 
 – Quan sát và lắng nghe. 
 – Nhận dụng cụ và kiểm tra dụng cụ .
– Quan sát hình 27.a và 27.b
 – Vẽ sơ đồ mạch điện. 
 – Mắc mạch điện. 
– Lắng nghe GV hướng dẫn làm thí nghiệm
– Tiến hành thí nghiệm. 
 – Ghi giá trị I1, I2, I3 vào bảng 1 
 – Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch : 
I1 = I2 = I3 
 – Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm.
 – Tiến hành làm thí nghiệm
– Ghi kết quả 
– Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn : U1 3 = U1 2 + U2 3
Tiết 32 §27 THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP.
I . Chuẩn bị : 
II. Nội dung thực hành: 
 1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn: 
Vẽ sơ đồ : 
+
+
– 
–
A
X
X
 2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp:
 Bước 1: Mắc ampe kế ở vị trí 1, đóng công tắc , đọc và ghi số chỉ I1 = ? 
 Bước 2 : Mắc ampe kế ở vị trí 2 , đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ I2= ? 
 Bước 3: Mắc ampe kế ở vị trí 3, đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ I3= ? 
3/ Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp 
 Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện
 Bước 2: Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2. Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U1 2 = ? 
 Bước 3: Mắc vôn kế vào hai điểm 2 và 3, đóng và ghi số chỉ U23= ?
 Bước 4: Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 3, đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U1 3= ? 
– Nhận xét: ? 
Tiết 33 	 Tuần 33
§28. THỰC HÀNH: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ
VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I. Mục tiêu:
Biết mắc song song hai bóng đèn
Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn
II. Chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh
Một nguồn điện 3V
Hai bóng đèn pin như nhau
Một vôn kế có GHĐ là 6V và có ĐCNN 0,1V
Một ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A
Một công tắc và các đoạn dây dẫn bằng đồng
Học sinh:
Đọc kĩ nội dung thực hành
Mẫu báo cáo thực hành
Trả lời các câu hỏi
III. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: (8 phút)
 Ôn lại kiến thức cũ và tình huống học tập
 – Trả lại cho học sinh báo cáo thực hành ở bài trước, nhận xét và đánh giá chung
 – Nêu các câu hỏi có liên quan: điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( . . .)
 a) Vôn kế được dùng để đo . . . giữa hai điểm
 b) Chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực . . . của nguồn điện
 c) Ampe kế dùng để đo . . . . . 
 d) Mắc . . . . ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được mắc về phía cực . . . của nguồn điện.
 Đặt vấn đề: đối với đoạn mạch mắc nối tiếp ta có:
I1 = I2 = I3 và U1 3 = U1 2 + U2 3
 Vậy đối với đoạn mạch mắc song song thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta đi thực hành để tìm hiểu các đặc điểm đó.
Hoạt động 2 (5 phút)
 Tìm hiểu sự chuẩn bị dụng cụ, làm quen dụng cụ cho tiết thực hành
 – Giới thiệu đồ dùng cho học sinh
 – Cho nhóm trưởng nhận dụng cụ
Hoạt động 3: (7 phút)
 Tìm hiểu và mắc mạch điện song song với hai bóng đèn
 – Cho học sinh quan sát hình 28.1a,b của SGK
 – Yêu cầu nhóm trả lời C1
 – Yêu cầu nhóm mắc mạch điện như hình 28.1a và trả lời C2
Hoạt động 4: (10 phút)
 Thực hành: Đo hiệu điện thế với mạch điện song song
 – Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung thực hành
 – Cho nhóm thảo luận đưa ra các bước thí nghiệm
 – Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước đã đưa ra
 – Yêu cầu nhóm trưởng quản lý các bạn trong nhóm. Nhắc nhở những học sinh không tập trung giúp đỡ nhóm khi gặp khó khăn
 – Yêu cầu học sinh đóng công tắc 3 lần và lấy giá trị trung bình cộng
 – Yêu cầu nhóm thảo luận đưa ra nhận xét
Hoạt động 5: (10 phút)
 Thực hành: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch
 – Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung thực hành
 – Cho nhóm thảo luận đưa ra các bước làm thí nghiệm
 – Yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo các bước đã đưa ra.
 – Yêu cầu nhóm trưởng quản lý các bạn trong nhóm. Nhắc nhở những học sinh không tập trung giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn
 – Yêu cầu nhóm đóng công tắc 3 lần và lấy giá trị trung bình cộng
 – Yêu cầu nhóm thảo luận đưa ra nhận xét
Hoạt động 6: (5 phút)
 Củng cố bài học, nhận xét đánh giá công việc
 – Yêu cầu học sinh hoàn thành bài báo cáo nộp cho giáo viên
 – Hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song có đặc điểm gì? 
 – Nhận xét, đánh giá tiết thực hành
 – Dặn học sinh xem bài mới “an toàn khi sử dụng điện”
 Nhận lại bài báo cáo thực hành, lắng nghe giáo viên nhận xét, đánh giá
 Hiệu điện thế
 Dương
Cường độ dòng điện
 Nối tiếp
 Dương
– Quan sát dụng cụ
 – Nhận và kiểm tra dụng cụ
 – Quan sát hình 28.1a,b SGK
 – Nhóm thảo luận trả lời C1 
 + Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của các bóng đèn
 + Các mạch rẽ là: M12N và M34N
 + Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực âm của nguồn điện
 – Mắc mạch điện. Thảo luận trả lời C2:
 Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song; bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn (so với khi cả hai bóng đèn đều sáng)
 – Cá nhân nghiên cứu nội dung thực hành
 – Cho nhóm thảo luận đưa ra các bước thí nghiệm
 – Thảo luận đưa ra nhận xét: hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nói chung: U1 2 = U3 4 = UM N
 – Cá nhân nghiên cứu
 – Nhóm đưa ra các bước thí nghiệm
– Tiến hành làm thí nghiệm
 – Thảo luận đưa ra nhận xét: cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ mạch rẽ:I = I1+I2
 – Nộp báo cáo
 Tiết 33 §28. THỰC HÀNH: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I. Chuẩn bị
 II. Nội dung thực hành
 1. Mắc song song hai bóng đèn
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
Bước 1: Vẽ sơ đồ đoạn mạch
Bước 2: Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2.Đo U1 2 =?
 Bước 3: Mắc vôn kế vào hai điểm 3 và 4.Đo U3 4 =?
 Bước 4: Mắc vôn kế vào điểm M và N. Đo UM N = ? 
 Nhận xét: ?
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song
 Bước1: Vẽ sơ đồ mạch điện
 Bước 2: Mắc ampe kế nối tiếp với đèn 1. Đo 
I1 = ?
 Bước 3: Mắc ampe kế nối tiếp với đèn 2. Đo 
I2 = ?
 Bước 4: Mắc ampe kế vào mạch chính. Đo I =?
 Nhận xét: ? 
Phần III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
QUA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY
Năm học 2008 – 2009 là năm học thứ 7 thực hiện theo chương trình sách giáo khoa mới trên toàn quốc. Với sự trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học, cùng với sự cố gắng nổ lực của bản thân, tôi đã đạt được một số kết quả trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể:
 1. Về kiến thức
	Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của các bài học dựa trên cơ sở tái hiện được các thí nghiệm của bài học. Có mở rộng và nâng cao một số kiến thức phù hợp cho đối tượng học sinh giỏi
 2. Về kĩ năng 
	Học sinh có kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập các dữ liệu thông tin cần thiết. Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý đơn giản. Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và các dữ liệu thu thập được để giải thích được một số hiện tượng, giải được một số bài tập vật lý đơn giản . . . Có khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết đã đề ra. Có kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý.
 3. Về tình cảm thái độ
	Học sinh hứng thú trong việc học tập bộ môn vật lý cũng như áp dụng các kiến thức kĩ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Có thái độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm. Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ và việc làm đúng đắn.
Kết quả chất lượng đạt được của các lớp giảng dạy
Trong năm học 2007 – 2008
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
8A3
8A4 
9A2
9A3
30
25
25
25
24
28
25
35
33
4
3
2
3
1
1
0
3
3
13.3
12
8
12
4.2
3.6
0
8.6
9.1
21
10
14
10
3
8
7
18
15
70
40
56
40
12.5
28.6
28
51.4
45.5
5
8
7
9
12
18
9
13
11
16.7
32
28
36
50
64.2
36
37.1
33.3
0
3
2
2
8
1
9
1
4
0
12
8
8
33.3
3.6
36
29
12.1
0
1
0
0
0
0
0
0
0
0
4
0
0
0
0
0
0
0
Kết quả chất lượng đạt được của các lớp giảng dạy trong Học Kì I
Trong năm học 2008 – 2009 
TSHS
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
375
40
10.7
109
29.1
149
39.7
71
18.9
6
1.6
289
79.5
KẾT LUẬN
	Thực hiện đề tài này, bản thân tôi nhận thấy đề tài đã đạt được mức độ nhất định về nhiều mặt. Cụ thể:
 1. Phương pháp nghiên cứu:
	Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân về lí luận phương pháp giảng dạy thí nghiệm vật lý trên cơ sở đó có thể vận dụng vào công việc giảng dạy của mình
 2. Về nội dung:
	Đề tài đã giúp tôi quản lí được học sinh, có kiến thức tổ chức và tiến hành thí nghiệm thực hành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho học sinh
	Bên cạnh những kết quả đạt được đó, trong đề tài còn bộc lộ một số hạn chế như nội dung chưa thật đầy đủ, trình bày chưa thật khoa học . . . Bởi vậy tôi luôn đặt cho mình nhiệm vụ không ngừng học hỏi, nghiên cứu để hoàn thành tốt đẹp mục đích đã đề ra trong đề tài này.
 	 Phường 4, ngày 20 /01/ 2009
	 Người Viết
	 THẠCH CANG

File đính kèm:

  • docSang Kien Kinh Nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan