Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập Địa lý THPT

Một bài học địa lí đuợc thiết kế và tổ chức theo quan điểm lấy học sinh làm

trung tâm và định hướng hành động thì cần phải thỏa mãn các vấn đề cơ bản:

- Xác lập nội dung bài học: Xuất phát từ mục tiêu, dựa vào chương trình và

nội dung SGK xác định các đơn vị kiến thức cơ bản và cấu trúc bài học. Giáo viên

giỏi, có kinh nghiệm thường tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tiếp thu kiến thức

theo các đơn vị kiến thức nhỏ để học sinh dễ tiếp thu.

- Lựa chọn phương pháp thích hợp: Sự đa dạng của phương pháp là tiêu chuẩn

của đổi mới. Việc xác định chính xác một tổ hợp các phương pháp đổi mới đòi hỏi

giáo viên phải xem xét một loạt các yếu tố như qui mô và chất lượng lớp học (số

lượng và chất lượng học sinh, nguồn thông tin, đặc biệt là SGK, thời gian dành cho

bài học).

- Xác lập thời gian thích đáng cho học tập: Dành càng nhiều thời gian cho

học tập của học sinh càng tốt. Học sinh sẽ có nhiều thời gian để học tập hơn nếu

giáo viên thay việc kiểm tra đầu giờ thành kiểm tra học sinh trong quá trình diễn ra

bài học. Đây cũng là một định hướng của việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh

giá. Đánh giá trong quá trình dạy học không chỉ là công cụ đánh giá có hiệu quả

mà còn là công cụ dạy học hiệu quả vì nó cho phép người học nhận biết được mức

độ tiến bộ của học sinh.

- Tìm kiếm công cụ dạy học thích hợp: Dạy học với các phương pháp hiện

đại đòi hỏi giáo viên phải có các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật hiện đại (thiết bị, máy

móc trình chiếu), các công cụ để tổ chức các hoạt động hợp tác hoặc độc lập của

học sinh (ví dụ, bài tập nhận thức, tranh ảnh, mô hình.) và các công cụ để đánh

giá (câu hỏi, bài tập để đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu).

- Khởi động, tạo nhu cầu nhận thức và định hướng hành động: hãy bắt đầu

giờ học bằng một câu chuyện lí thú hay một biện pháp kích thích sự tò mò, hứng

thú của học sinh (động não, tranh châm biếm, trò chơi.), sau đó định vị các mục

tiêu học tập.

- Tổ chức các hoạt động hợp tác hay độc lập của học sinh: Sau khi học sinh

đã hiểu và nắm vững được các mục tiêu của bài học thì điều quan trọng là giao cho

các cá nhân hoặc nhóm học sinh các nhiệm vụ, bài tập hoặc vấn đề nhận thức để

học sinh làm việc độc lập hoặc làm việc hợp tác dưới dự hướng dẫn của giáo viên.

- Cập nhật kiến thức mới mang tính thời sự để luôn làm phong phú, đa dạng

nội dung bài học đồng thời tạo sự thu hút, kích thích học sinh tham gia học tập.

pdf59 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập Địa lý THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-la-xca và quần 
đảo Ha-oai. 
- Phần trung tâm: 
+ Khu vực rộng lớn, 
cân đối, rộng hơn 8 
triệu km2, Đông  
Tây: 4500km, Bắc  
Nam: 2500km. 
+ Tự nhiên thay đổi từ 
Bắc xuống Nam, từ 
ven biển vào nội địa. 
2. Vị trí địa lí 
- Nằm ở bán cầu Tây. 
- Giữa Đại Tây 
Dương và Thái Bình 
Dương. 
- Giáp Ca-na-đa và 
Mê-hi-cô. 
- Gần các nước Mĩ La 
tinh. 
 41 
từ Tây sang Đông, từ ven biển vào nội địa. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Hoa Kì 
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích 
được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 
- Kĩ năng: Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc lược đồ Địa hình và khoáng sản 
phân tích, so sánh sự khác biệt về đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản ba 
vùng: phía Tây, phía Đông, và vùng Trung tâm 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Thảo luận nhóm 
- Kỹ thuật 3 lần 3 
- Kĩ thuật động não. 
- Kỹ thuật XYZ 
3. Phương tiện 
Tivi, bản đồ Hoa Kì 
4. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phân 
công nhiệm vụ cho các nhóm: 
- Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của 
vùng phía Tây. 
Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm và 
Kỹ thuật 3 lần 3. 
Nhóm trưởng yêu cầu mỗi thành viên viết 
ra: - 3 dạng địa hình 
 - 3 kiểu khí hậu 
 - 3 loại tài nguyên 
Thu thập ý kiến, xử lý hoàn thiện vào 
bảng kiến thức: 
 Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm vùng phía 
Đông. 
Thảo luận nhóm/ Kĩ thuật X-Y-Z: 
Yêu cầu các thành viên mỗi người trong 3 
phút viết 3 ý kiến của mình về địa hình, khí 
hậu,tài nguyên rồi chuyển cho người bên 
cạnh. Sau đó thu thập ý kiến, thảo luận, 
II. Điều kiện tự nhiên 
 42 
đánh giá các ý kiến 
- Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm vùng Trung 
tâm. 
Thảo luận nhóm/ Kĩ thuật XYZ: 
Mỗi thành viên trong nhóm trong 3 phút 
viết 3 ý kiến của mình về địa hình, khí 
hậu,tài nguyên rồi chuyển cho người bên 
cạnh. Sau đó thu thập ý kiến, thảo luận, 
đánh giá các ý kiến(tương tự như nhóm 2) 
- Nhóm 4: Tìm hiểu vùng Alaxca và Ha-oai. 
Bước 2: Các nhóm dựa vào hình 6.1, bản đồ 
tự nhiên Hoa Kì để hoàn thành nội dung 
phiếu học tập: 
1. Lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ: 
Vùng Phía 
Tây 
Trung 
tâm 
Phía 
Đông 
Phạm vi 
Địa hình 
Khí hậu 
Tài nguyên 
TN 
2. Alaxca và Ha-oai: 
 Đặc điểm 
TN 
Ý nghĩa 
Alaxca 
Ha-oai 
Bước 2: Kết thúc thời gian thu thập ý kiến, 
GV gọi đại diện từng nhóm trình bày kết 
quả, cả lớp cùng nghe và nhận xét, bổ sung. 
GV nhận xét kết quả của các nhóm và chốt 
kiến thức. 
Miền 
Tây 
Trung 
Tâm 
Miền 
Đông 
-Gồm hệ 
thống núi 
cao 
- Phía bắc 
là gò đồi 
thấp, 
- Hệ 
thống núi 
cao 
 43 
Cooc- đi-
e chạy 
theo 
hướng 
bắc-nam, 
xen giữa 
là bồn 
địa, cao 
nguyên, 
ven Thái 
Bình 
Dương 
có đồng 
bằng nhỏ 
-Khí hậu 
khô hạn 
là chủ 
yếu 
(hoang 
mạc và 
bán 
hoang 
mạc). 
Ven biển 
có cận 
nhiệt và 
ôn đới 
hải 
dương 
-Tài 
nguyên 
phát 
triển : 
Nhiều 
đồng cỏ, 
rừng, 
nguồn 
thủy năng 
phong 
phú, kim 
lọai màu 
phía nam 
là đồng 
bằng phù 
sa màu 
mỡ. 
- Khí 
hậu: Phía 
bắc: ôn 
đới. Phía 
nam: cận 
nhiệt 
-Tài 
nguyên: 
than, sắt, 
dầu khí, 
đổng cỏ. 
Apalat, 
đồng 
bằng ven 
biển Đại 
Tây 
Dương. 
- Khí hậu 
ôn đới và 
cận nhiệt. 
- Tài 
nguyên: 
than đá, 
nguồn 
thủy 
năng, sắt. 
 44 
2. A-la-xca và Ha oai: có tiềm năng 
lớn về dầu, khí, phát triển du lịch và 
hải sản 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư Hoa Kì 
1. Mục tiêu 
- Kiến thức: Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế; biết 
về sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủng tộc, về sự đa dạng trong văn hoá. 
- Kĩ năng: Dựa vào bản đồ/ lược đồ phân bố dân cư Hoa Kì để phân tích đặc điểm 
phân bố dân cư, các thành phố lớn. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Sử dụng bản đồ 
- Đàm thoại gợi mở 
- Nghiên cứu tìm tòi bộ phận 
- Kĩ thuật dạy học cá nhân/cặp/toàn lớp 
3. Phương tiện 
Bản đồ dân cư, 1 số hình ảnh về con người và chủng tộc ở Hoa Kì 
4. Tiến trình hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 
GV tổ chức hoạt động cá nhân 
Bước 1: Yêu cầu HS làm phiếu học tập 2 
Gợi ý cho câu 3: 
- Nhận xét chung: tăng hay giảm qua các năm 
- Nhận xét chi tiết: Năm đầu tiên và năm sau cùng 
cách nhau bao nhiêu lần? Bình quân số dân tăng 
hàng năm? Những năm cuối xu hướng tăng nhanh 
hay tăng chậm lại? 
Gợi ý cho câu 4: 
- Nhận xét về sự thay đổi của tỉ lệ gia tăng tự nhiên 
(tăng/giảm bao nhiêu)? 
- Nhận xét về tuổi thọ trung bình (tăng/giảm bao 
nhiêu). 
- Nhận xét về tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 (tăng/giảm 
bao nhiêu). 
- Nhận xét tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 (tăng/giảm bao 
nhiêu). 
- Từ những nhận xét trên, đối chiếu với bảng, rút 
ra kết luận. 
III. Dân cư Hoa Kì 
1. Dân số 
- Đứng thứ 3 thế giới sau ấn 
Độ và Trung Quốc. 
- Tăng nhanh, chủ yếu do nhập 
cư  đem lại tri thức, nguồn 
vốn, lực lượng lao động lớn. 
- Có xu hướng già hóa. 
2. Thành phần dân cư 
- Phức tạp: nguồn gốc Âu: 
83%; Phi: > 10%; á và Mĩ La 
tinh: 6%, dân bản địa: 1%  
sự bất bình đẳng giữa các 
nhóm dân cư  nhiều khó 
khăn cho sự phát triển kinh tế 
xã hội. 
3. Phân bố dân cư 
 45 
Bước 2: HS thực hiện nhiện vụ 
Bước 3: Các HS lần lượt trả lời 
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức. Có thể chốt lại 
các vấn đề sau: 
- Dân số Hoa Kì tăng nhanh, đặc biệt tăng rất 
nhanh trong suốt thế kỉ 19. Hiện nay, Hoa Kì là 
nước có dân số đứng thứ ba trên thế giới. 
- Dân số tăng nhanh đã cung cấp nguồn lao động 
dồi dào, góp phần thúc đẩy kinh tế Hoa Kì phát 
triển nhanh. Đặc biệt nguồn lao động bổ sung nhờ 
nhập cư nên không tốn chi phí nuôi dưỡng và đào 
tạo. 
- Dân số có sự thay đổi theo hướng già hóa: tuổi 
thọ trung bình tăng, tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm, 
tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi tăng  làm tăng chi phí xã 
hội. 
2. GV tổ chức hoạt động toàn lớp 
- GV vẽ nhanh biểu đồ tròn biểu hiện cơ cấu dân 
cư Hoa Kì theo các số liệu sau: Dân có nguồn gốc 
Âu: 83%, Phi: 11%; á, Mĩ La tinh: 5%, bản địa: 
1%. 
GV hỏi: 
- Em có nhận xét gì về thành phần dân cư của Hoa 
Kì. 
- Giải thích tại sao lại có thành phần như vậy. 
Nhắc lại ảnh hưởng của dân nhập cư đến sự phát 
triển kinh tế xã hội Hoa Kì (thuận lợi và khó 
khăn). 
3. GV tổ chức hoạt động cá nhân/cặp 
Bước 1: 
+ Yêu cầu HS quan sát lược đồ phân bố dân cư 
Hoa Kì năm 1998 nêu: 
- Các đô thị trên 10 triệu người. 
- Các bang có mật độ dân cư cao (hơn 300, từ 100 
- 300 người/km2). 
- Các bang có phân bố dân cư trung bình (từ 50 - 
- Phân bố không đều: đông 
đúc ở vùng đông bắc, Ven 
biển và đại dương; Thưa thớt 
ở vùng trung tâm và vùng núi 
hiểm trở phía Tây. 
- Xu hướng từ đông bắc 
chuyển về Nam và ven bờ 
Thái Bình Dương. 
 - Dân thành thị chiếm 79% 
(2004). 91,8% dân tập trung ở 
các thành phố vừa và nhỏ  
hạn chế những mặt tiêu cực 
của đô thị. 
 46 
59 và từ 25 - 49 ). 
- Các bang có dân cư thưa thớt (từ 10-24 và dưới 
10) 
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến 
thức 
Bổ sung thêm thông tin về nơi cư trú của người 
nhập cư, của dân bản địa, giải thích. Giảng về xu 
hướng di chuyển của phân bố dân cư hiện nay, giải 
thích. Nêu lên nét đặc biệt về dân cư đô thị của 
Hoa Kì so với các nước khác: gần 92% dân cư đô 
thị sống ở các thành phố vừa và nhỏ dưới 500.000 
dân, giải thích và nêu ý nghĩa. 
Hoạt động 4. Luyện tập/Củng cố 
 Sử dụng trò chơi ô chữ 
 - Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được các đặc điểm dân cư của Hoa Kì. 
 - Đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng xử lí thông tin một cách nhanh 
chóng có hiệu quả. 
 - Địa điểm: Phòng học. 
 - Thời gian: 5 phút 
 - Số lượng: người tham gia cả lớp. 
 - Chuẩn bị: các ô chữ sắp xếp theo hàng dọc và hàng ngang. 
 - Diến biến: 
Giáo viên vẽ các ô trống lên giấy A0 hoặc là trên máy tính sau đó đặt câu hỏi gắn 
với ô hàng ngang. Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi, trong quá trình trả lời nếu 
học sinh tìm ra ô chữ hàng dọc thì có thể trả lời, số điểm sẽ tăng cao nếu học sinh 
trả lời chính xác. 
+ Các câu hỏi: 
 . Ô hàng ngang thứ nhất gồm có 6 chữ cái: Nước có luồng di cư đến nhiều, trong 
đó châu lục nào đến nhiều nhất? 
. Hàng ngang thứ 2 có 6 chữ cái tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng nhiều đó là 
xu hướng gì của dân cư? 
. Hàng ngang thứ 3 có 6 chữ cái: dân cư chủ yếu nhập cư đến từ nhiều châu lục 
nên nền văn hóa có đặc điểm gì? 
. Hàng ngang thứ 4 có 10 chữ cái: Một đặc điểm của nguồn lao động mà do sự di 
cư mang lại? 
 47 
. Hàng ngang thứ 5 có 8 chữ cái: Chỉ có 3 triệu người bị phân biệt đối xử nặng nề 
và đang có nguy cơ tuyệt chủng đó là tộc người nào? 
 Sau khi học sinh trả lời câu hỏi sẽ xuất hiện ô chữ hàng dọc chạy ra trên máy tính, 
hoặc giáo viên có thể làm bằng màu chữ khác trên giấy A0. 
C H Â U Â U 
Đ A D Ạ N G 
K Ĩ T H U Â T C A O 
A N H Đ I Ê N G 
Hoạt động 5. Vận dụng/Bài tập về nhà 
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề 
cụ thể của thực tiễn về đặc điểm tự nhiên hoặc dân cư ở Việt Nam. 
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. 
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu 
cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: 
- Anh chị hay so sanh sự gia tăng dân số của Việt Nam và Hoa Kì. 
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm 
của HS. 
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP 
1. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy 
a) Mục tiêu thực nghiệm 
- Nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng Phương pháp tạo hứng 
thú cho học sinh trong việc học tập môn địa lí THPT 
- Cùng với đó, thông qua việc so sánh kết quả của lớp TN và lớp ĐC, đưa ra 
những nhận xét, đánh giá, kết luận về các cách thức sử Phương pháp tạo hứng thú 
cho học sinh trong việc học tập môn địa lí THPT 
b) Đối tượng thực nghiệm 
Tôi tiến hành thực nghiệm từ tháng 10/ 2018 đến tháng 03/2019 trên tổng số 
525 học sinh tại 3 trường THPT trên địa bàn Huyện Yên Thành,Tỉnh Nghệ An .Cụ 
thể như sau: 
G I À H O Á 
 48 
Bảng : Danh sách trường, GV, lớp tham gia TNSP năm học 2018-2019 
Thơì gian Trường TN Họ tên GV 
Lớp TN Lớp ĐC Tổn
g số 
Hs Lớp 
Số 
HS 
Lớp 
Số 
HS 
Từ 
10/2018 
đến 
3/2019 
THPT PhanThúcTrực Vũ Thị Hồng 12A2, 
12A4 
(TN1) 
37 
33 
12A3, 
12A5 
(ĐC 1) 
36 
34 
140 
11A1 
(TN2) 
40 11D1 
(ĐC 2) 
40 80 
Từ 
10/2018 
đến 
3/2019 
THPT Nam Yên 
Thành 
Nguyễn Bình 
Sơn 
12D1 
11 A2 
(TN3) 
36 
38 
12D2 
11A3 
(ĐC 3) 
37 
38 
149 
Từ 
10/2018 
đến 
3/2019 
THPT Bắc Yên 
Thành 
Phan Thị Nga 12A6 
11 A3 
(TN4) 
40 
38 
12A4 
11A5 
(ĐC 4) 
40 
38 
156 
c) Nội dung, phương pháp thực nghiệm 
- Đối với nhóm TN: Áp dụng Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong 
việc học tập môn địa lí THPT . Đối với nhóm ĐC: Thực hiện việc dạy học theo 
cách thông thường, không áp dụng các cách thức dạy học trên. 
- Sau khi tiến hành TN qui trình sử dụng Phương pháp tạo hứng thú cho học 
sinh trong việc học tập môn địa lí THPT mà tôi đã đưa ra đối với nhóm TN, 
chúng tôi cho hai nhóm làm bài kiểm tra để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức 
của HS khi GV vận dụng phương pháp Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh 
trong việc học tập môn địa lí THPT 
- Các kết quả TN được xử lí và phân tích bằng các phần mềm thống kê Excel 
2013 nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. 
d) Phân tích kết quả thực nghiệm 
2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm 
Để ĐG kết quả học tập đạt được ban đầu của HS các nhóm ĐC và nhóm TN, 
trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 1 tiết để 
đánh giá kết quả học tập. 
Sau khi kiểm tra, kết quả ở các lớp TN và ĐC của 3 trường được thể hiện qua 
các bảng dưới đây. 
 49 
Bảng 2.1 Bảng điểm các bài kiểm tra trước thực nghiệm 
Trường Lớp 
Khá – Giỏi 
(6,5 – 10 điểm) 
Trung bình 
(5 – 6,4 điểm) 
Yếu – Kém 
(dưới 5 điểm) 
Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % 
THPT Phan 
Thúc Trực 
TN1 17 23,8 30 42,9 23 33,3 
ĐC1 18 25 31 45 20 25 
TN2 9 20,6 22 55,9 10 23,5 
ĐC2 9 23,5 20 50 11 26,5 
THPT Nam 
Yên Thành 
TN3 28 37,5 37 50 5 17,1 
ĐC3 30 40 34 45 11 21,4 
THPT Bắc 
Yên Thành 
TN4 35 44,1 35 44,1 8 11,8 
ĐC4 26 33,4 38 48,5 14 21,2 
Tổng cộng 
TN 82 31,3 126 48,0 54 20,7 
ĐC 84 33,3 125 47 54 19,7 
Qua bảng thống kê cho thấy, kết quả ĐG các năng lực của các nhóm ĐC và 
TN ở cả 3 trường đều tập trung ở mức trung bình và khá. Ở cả 3 nhóm TN và ĐC, 
đang có HS đạt mức học lực yếu. Nhìn chung, học lực của lớp TN1 và ĐC1 tương 
đương nhau, học lực lớp TN2 và ĐC2 tương đương nhau, học lực lớp TN3 và ĐC3 
tương đương nhau. 
- Sau khi tiến hành áp dụng sáng kiến tại 3 trường THPT,tôi tiến hành phân 
tích,thống kê để đánh giá chất lượng đại trà qua bảng sau: 
Bảng 2.2 Bảng điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm 
Trường Lớp 
Khá – Giỏi 
(6,5 – 10 điểm) 
Trung bình 
(5 – 6,4 điểm) 
Yếu – Kém 
(dưới 5 điểm) 
Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % 
THPT Phan 
Thúc Trực 
TN1 56 80 14 20 0 0 
ĐC1 25 36 45 64 0 0 
TN2 28 70 12 30 0 0 
ĐC2 17 42,5 20 50 3 7,5 
THPT Nam TN3 56 76 15 20 3 4 
 50 
Yên Thành ĐC3 30 40 40 53 5 6,7 
THPT Bắc 
Yên Thành 
TN4 53 86 25 14 0 0 
ĐC4 30 38 40 51,2 8 10 
Tổng cộng 
TN 193 73,7 66 25,2 3 1,1 
ĐC 102 39 119 45.1 16 6.1 
Bảng 2. 2 cho thấy, kết quả đạt được của HS đã có sự thay đổi so với trước 
TN. Ở cả 3 nhóm, phân phối tần suất và tỷ lệ điểm khá – giỏi của lớp TN cao hơn 
lớp ĐC, chứng tỏ HS ở các lớp TN làm bài kiểm tra tốt hơn HS ở các lớp ĐC. Tỉ 
lệ HS đạt mức khá và tốt ở các lớp TN1 và TN2 , TN3 , TN4 tăng rõ rệt và cao hơn 
ở lớp ĐC1 và ĐC2 , ĐC3, ĐC4 . Đáng chú ý, ở tất cả các lớp TN, chỉ còn 1,1 % HS 
có kết quả yếu, trong khi đó ở các lớp đối chứng vẫn còn một tỉ lệ khả lớn HS có 
kết quả yếu. Từ đó có thể cho thấy, phương pháp dạy học mà tôi thực hiện trong 
quá trình TN đã có những tác động tích cực đến kết quả học tập của HS lớp 12 
THPT trong môn Địa lí. 
3 .Nhận xét của học sinh: 
- Hs chân thành nêu ý kiến cá nhân của mình như: thấy vui vẻ,tăng tính tò 
mò,say mê và tự học cho bản thân các em. 
-Dễ tiếp thu bài,hiểu bài tại lớp. 
-Kĩ năng hoàn thành bài kiểm tra chắc chắn,tự tin hơn. 
4 . Nhận xét của giáo viên: 
- Linh hoạt trong soạn bài. 
-Linh động trong việc lựa chọn nội dung ,phương pháp,kĩ thuật dạy học. 
-Hs phấn khởi,ham học hơn,lớp học sôi nổi hơn hẳn so với cách dạy thông thường 
và cổ truyền. 
-Giúp Hs làm bài kiểm tra với tỉ lệ khá giỏi cao hơn,có sự cố gắng rõ rệt qua các kì 
kiểm tra. 
-Tăng khả năng mở rộng,đào sâu vấn đề khi giáo viên soạn bài lẫn lên lớp... 
 C. KẾT LUẬN. 
 Đề tài được thực hiện trong hoàn cảnh nền Giáo dục nước nhà đang thực hiện 
mục tiêu: giáo dục phải đáp ứng về sự phát triển toàn diện năng lực và nhân cách 
cho thế hệ trẻ. Đồng thời về mặt đội ngũ giáo viên cũng rất cần đến những người 
thầy nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo, có khả năng vận dụng những tiến bộ của Khoa 
học kỹ thuật vào quá trình dạy học. Trong quá trình học tập học sinh phải phát huy 
tính tích cực, tự giác, chủ động học tập và có nhiều sáng tạo. Người thầy phải bồi 
dưỡng cho học sinh năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên... 
 51 
 Tính mới của đề tài này là đáp ứng được các mục tiêu trên. 
 Hiệu quả thực tiễn của đề tài được thể hiện ở các mặt sau: 
 Sau khi áp dụng các phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong học tập môn 
Địa lý THPT đã đem lại cho tôi những kết quả rõ rệt trong công tác giảng dạy: 
 - Đối với học sinh. 
 Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, học sinh có thái độ học tập 
tích cực, tự giác, sôi nổi và có nhiều sáng tạo trong học tập, yêu thích giờ học Địa 
lý. Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh cho thấy hiệu quả dạy học cao hơn hẳn. Học 
sinh không chỉ nắm kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà đa số học sinh 
nắm chắc kiến thức ở mức độ vận dụng (kể cả vận dụng ở mức độ cao). 
 - Đối với giáo viên. 
 Đây là dịp để giáo viên thể hiện và phát huy được khả năng dạy học, khả năng 
nghiệp vụ sư phạm và sở trường của mình. Đồng thời giúp giáo viên rút ra được 
những kinh nghiệm quý giá trong quá trình dạy học nói chung. 
 - Đối với nhà trường. 
 + Giải quyết được tình trạng học lệch của học sinh trong nhà trường, học sinh 
không có ý thức xem các môn học là "môn chính, môn phụ". 
 + Số học sinh giỏi môn Địa lý cấp Tỉnh của nhà trường ngày một tăng lên. Đáp 
ứng được mục tiêu: giáo dục toàn diện đồng thời chú trọng về chất lượng mũi nhọn 
trong nhà trường. 
 + Góp phần làm tăng thêm bề dày thành tích của nhà trường. 
 Các giải pháp được tiến hành trong thời gian chưa nhiều nhưng hiệu quả giảng 
dạy đem lại khá lớn. 
 Qua việc thực nghiệm và áp dụng giảng dạy đối với học sinh lớp 11,12 trong 
nhà trường thời gian trên, tôi thấy rằng các phương pháp nghiên cứu trong đề tài 
này cũng có thể áp dụng cho việc giảng dạy môn Địa lý cả lớp 10. Đồng thời cũng 
có thể vận dụng vào việc giảng dạy các môn khoa học xã hội như Lịch sử, Giáo 
dục công dân... 
 Đề tài cũng có thể nhân rộng áp dụng đối với các trường học ở các địa 
phương - đặc biệt là những cơ sở giáo dục có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất 
và thiết bị dạy học. 
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn có một số tồn tại: Hạn chế 
về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, đối tượng học sinh không đồng đều, cấu trúc 
chương trình Địa lý, quy định về thời gian.v.v. Song, tôi sẽ cố gắng không ngừng 
vận dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào quá trình giảng dạy và thường xuyên rút 
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Làm 
cho tính khả thi của đề tài ngày càng cao hơn. 
 52 
 Tôi mong nhận được những sự góp ý xây dựng của đồng nghiệp, của người làm 
quản lý giáo dục... để đề tài được hoàn thiện và có giá trị áp dụng cao hơn. 
 ĐỀ XUẤT 
 Để thực hiện tốt các phương pháp như nghiên cứu, rất cần đến giáo viên là 
người có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm và có tấm lòng yêu thương 
và gần gũi học trò, tận tụy với công việc...do vậy đòi hỏi người giáo viên phải 
không ngừng học tâp, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ và năng lực về 
chuyên môn, nghiệp vụ, giáo viên phải có kiến thức tin học thành thạo để xây dựng 
được nhiều giáo án điện tử (vì một tiết học soạn giảng bằng giáo án điện tử sẽ giúp 
giáo viên thực hiện được mục đích tạo hứng thú cho học sinh học tập ở các khâu 
trong bài dạy). 
 Các điều kiện dạy học cũng rất cần đến những thiết bị như: máy tính, máy 
chiếu, máy âm thanh, bản đồ, tranh ảnh, tài liệu...và kinh phí để tổ chức các hoạt 
động học tập. Trong khi đó các điều kiện này lại còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là các 
trường học ngoài thành phố, thị xã. Vì vậy các đơn vị giáo dục cần hỗ trợ và đầu tư 
thêm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như trang bị phòng học bộ môn có đầy đủ 
các phương tiện trên và một phần kinh phí để giáo viên có điều kiện thuận lợi hơn 
trong việc giảng dạy của mình. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được sự đóng góp của các 
đồng nghiệp cũng như các cấp quản lý giáo dục. 
 Tác giả 
 Vũ Thị Hồng 
 53 
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phương pháp dạy học Địa Lý ở trường phổ thông (tập 1) 
 Tác giả: Nguyễn Đức Vũ 
2. Kỹ thuật dạy học Địa Lý ở trường THCS. 
 Nguyễn Văn Đức - NXB Giáo dục 
3. Rèn luyện kỹ năng Địa Lý 
 Mai Xuân San - NXB Giáo dục 
4. Lý luận dạy học Địa Lý 
 Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc - NXB Đại học quốc gia Hà Nội 
5. Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng. 
6. Một số tư liệu qua nguồn thông tin mạng Internet. 
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 
1. Gv: Giáo viên 
2. Hs: Học sinh 
3. TN:Thực nghiệm 
4. ĐC: Đối chứng 
5. THPT:Trung học phổ thông 
6. CNTT:Công nghệ thông tin 
7. ĐG: Đánh giá 
PHẦN PHỤ LỤC CÁC SLIDE MINH HỌA GIÁO ÁN 1 
 54 
SLIDE 1 
SLIDE 2 
 55 
SLIDE 3 
SLIDE 4 
 56 
SLIDE 5 
SLIDE 6 
 57 
SLIDE 7 
SLIDE 8 
 58 
SLIDE 9 
SLIDE 10 
 59 
SLIDE 11 
SLIDE 12 

File đính kèm:

  • pdfvideo_41.pdf
Sáng Kiến Liên Quan