Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh Lớp 2 viết đúng chính tả (Nghe-Viết)

Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Chính tả là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt. Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. Viết đúng chính tả mới đảm bảo cho người viết và đọc hiểu thống nhất về nội dung và thể hiện được ý nghĩ, tình cảm của mình với nội dung đã viết.

Vì vậy, ở Tiểu học phân môn chính tả có vị trí rất quan trọng. Bởi vì ở bậc Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Càng quan trọng hơn đối với học sinh lớp 2. Chính tả (nghe - viết) là bước khởi đầu nghe thầy đọc bằng lời, viết lại thành chữ, tạo thành tiếng, câu, đoạn và bài . Đây là bước đột phá mới của các em. Bởi các em học lớp 1 chỉ nhìn từng chữ rồi viết lại mà thôi.

 Ngoài ra, dạy chính tả còn có nhiệm vụ kết hợp luyện tập chính tả, với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy. Dạy chính tả còn bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Bồi dưỡng các em lòng yêu quí tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt.

 

doc37 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 11909 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh Lớp 2 viết đúng chính tả (Nghe-Viết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phố sá, đường xá.
Mời lớp nhận xét giải thích đúng, sai...... 
Giáo viên bổ sung: các bạn điền sai là do phát âm sai giữa s và x, kết hợp chưa thấu hiểu các từ, giúp học sinh hiểu rút kinh nghiệm, giáo viên giải thích: xa xôi (có nghĩa là xa xa...), sa xuống (rơi xuống, sà xuống...), tương tự giải thích phố xá, đường sá. 
Hướng dẫn luyện phát âm (nhất là số học sinh thường mắc lỗi này) yêu cầu học sinh quan sát, so sánh, nhận xét.
1.4.3.2. Luyện tập chữa lỗi khi chưa nắm chắc quy tắc chính tả:
(Thuộc dạng bài tập điền âm vào chỗ chấm)
Ví dụ: Bài tập 2. Điền vào chỗ chấm c hay k ?
	...im khâu, ...ậu bé, ...iên nhẫn, bà....ụ
	( Tiếng Việt 2, tập 1- trang 6)
Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập, gọi 2 học sinh lên điền bài bảng lớp.
Có thể xảy ra 2 trường hợp đúng và sai (cim khâu, kậu bé, ciên nhẫn, bà cụ), nếu sai, yêu cầu học sinh nêu lý do bạn điền sai. Chỉ có k mới ghép trước i, e, ê, còn c không thể ghép với 3 âm đó mà ghép với các âm còn lại. Giáo viên nhận xét, khen và gọi một vài em mắc lỗi đọc bài, nhắc lại quy tắc chính tả (k ghép với i, e, ê; c ghép với a, ă, â, u, o, ô,...) nhằm khắc sâu để vận dụng vào cách viết, cách điền bài tập tương tự.
Ví dụ: Bài tập 2. Điền vào chỗ trống gh hay g ? 
 	- Lên thác xuống .....ềnh
- Con .....à cục tác lá chanh 
	- ....ạo trắng nước trong
	- ....i lòng tạc dạ
	( Tiếng Việt 2, tập 1- trang 93)
Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm một bảng đã ghi sẵn bài tập cần điền. Các nhóm thảo luận, làm bài thi đua, khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên đính bảng phụ ghi bài làm của một học sinh năm trước:
- Lên thác xuống gềnh 
- Con ghà cục tác lá chanh 
	- Ghạo trắng nước trong 
	- Gi lòng tạc dạ 
Lớp nhận xét, so sánh bài làm của từng nhóm rồi đối chiếu với bài của của bạn năm trước, đưa ra kết luận đúng hay sai, sai ở điểm nào, vì sao sai.... 
Học sinh: 
+ Bạn điền sai, sai ở ghềnh và ghi điền gh (gờ ghép) bạn điền g (gờ đơn); còn gà và gạo phải điền g (gờ đơn) bạn lại điền gh (gờ ghép).
 + Vì bạn không nhớ luật chính tả.
Mời một vài học sinh nhắc lại quy tắc chính tả: gh ghép với i, e, ê; g ghép với các âm còn lại.
1.4.3.3. Luyện tập chữa lỗi do chưa nắm chắc vốn từ:
Thường thường dạng bài tập này hơi khó với các em chậm tiến. Yêu cầu các em chọn âm, tiếng từ điền vào chỗ chấm tạo tiếng từ mới kết hợp với tiếng từ đã cho tạo từ có nghĩa hoặc câu trọn ý... Học sinh thực hiện tốt dạng bài tập này cần vận dụng vốn kiến thức hiểu biết về từ, câu qua thực tế đã học, đã nghe... 
Ví dụ: Bài tập (3). Điền vào chỗ trống gi, d hay r ? 
a/ - con .ao, tiếng ao hàng, ao bài tập về nhà
b/ - dè ...ặt, ...ặt giũ quần áo, chỉ có ...ặt một loài cá
 (Tiếng Việt 2, tập 1- Trang 65)
Giáo viên gợi ý chọn 1 trong 3 âm đã cho điền vào chỗ chấm sao cho tiếng đã điền phối hợp với tiếng từ đã cho tạo thành từ, cụm từ có nghĩa và đúng chính tả.
Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1và 3 thực hiện câu a; nhóm 2 và 4 thực hiện câu b. Hết thời gian qui định nhóm 1-3 nhận xét lẫn nhau, hai nhóm kia tương tự, sau đó lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét đưa ra kết luận đúng và giải thích: điền d vào ao tạo dao vì từ này là con dao (cái dao, cái kéo...) không thể điền gi (giao) hay r (rao) tuy có nghĩa song kết hợp với từ con thì không có nghĩa.... Tương tự giáo viên hướng dẫn, giải thích, so sánh... các từ còn lại.
Ví dụ: Bài tập (2) Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? 
a/ ( lịch, nịch): quyển ....., chắc. 
b/ (làng, nàng): ......tiên, ......xóm	
 (Tiếng Việt 2, tập 1- Trang 11)
Để học sinh làm nhanh, có hiệu quả, tôi đưa ra phương án cho học sinh chọn đúng, sai.
Quyển lịch chắc lịch 
làng tiên làng xóm 
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận điền Đ (đúng) - S ( sai) vào ô trống. Hết thời gian qui định, nhóm trưởng đính bảng, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét- khen đội thắng và giải thích: nàng phối hợp với tiên tạo nàng tiên (nàng dâu...), không phải làng tiên; nịch phối hợp với chắc tạo chắc nịch (chắc chắn...) còn chắc lịch không có nghĩa....
Trong khi dạy, tôi luôn chuẩn bị kĩ bài, bảng nhóm, bảng phụ... kết hợp các phương pháp đối chiếu so sánh, gợi ý, giải thích ... kích thích hứng thú, tự giác học tập của các em. 
2. Khả năng áp dụng
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp cho học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - viết), trải qua một thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát để xem sự chuyển biến của học sinh sau khi các em được học theo phương pháp này.
	Đạt 9-10
Đạt 7-8
Đạt 5-6
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
32,1
11
39,3
8
28,6
0
/
2.1. Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng (lớp chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
 Không chỉ dừng lại phạm vi nghiên cứu trong lớp 2D mình đang dạy năm học 2010-2011. Tôi sử dụng ngay bài khảo sát trên để khảo sát lớp 2E năm học 2011-2012 vào giữa kì I (khi chưa áp dụng đề tài). Kết quả như sau: (Lớp có 28 em)
Đạt 9-10
Đạt 7-8
Đạt 5-6
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
10,7
7
25,0
10
35,7
8
28,6
Qua kết quả cho thấy: Cùng là việc dạy chính tả nghe – viết nhưng kết quả hoàn toàn khác khi chưa áp dụng đề tài và khi đã áp dụng đề tài. Điều này chứng tỏ phương pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe- viết) rất quan trọng. Nó góp phần quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Từ đó tôi hướng dẫn cho các em học theo phương pháp mới mà mình đang nghiên cứu và tôi luôn bổ sung, mềm dẻo và linh hoạt hơn (do đã rút kinh nghiệm từ những năm học trước). Sau một thời gian giảng dạy, tôi khảo sát lại chất lượng Giữa kì I, lớp 2D năm học 2012-2013 (lớp 37em), với một đề bài tương tự. Kết quả thu được rất khả quan:
Đạt 9-10
Đạt 7-8
Đạt 5-6
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
13
35,1 
14
 37,9
9
 24,3
1
2,7 
Với kết quả thu được ở việc dạy trên lớp thực nghiệm và trên lớp đối chứng, tôi càng vững vàng tin tưởng vào việc vận dụng phương pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - viết) và việc học của các em ngày càng có hiệu quả hơn.
Với kết quả khảo sát này cho thấy rõ các em đã có tiến bộ vượt bậc so với lúc chưa áp dụng đề tài. Số lượng học sinh đạt khá và giỏi tăng rõ rệt.
 	2.2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có:
	Khi giảng dạy, trong thực tế, nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có thể vận dụng linh hoạt để phân tích một cách sâu sắc, rõ ràng tất cả các vấn đề về chính tả trong Tiếng Việt. Đề tài có thể giúp học sinh phân tích âm, vần, tiếng, từ một cách chính xác. Các em có thể vận dụng kiến thức đã học về chính tả để viết những tiếng, từ, câu và cả bài đúng chính tả. Tránh được hiện tượng viết tùy tiện, chữ nọ xọ chữ kiaHọc sinh tích cực học tập, học một cách tự giác, làm bài nhanh, tiết kiệm được thời gian cho cả học sinh và giáo viên. Sáng kiến này có thể vận dụng một cách linh hoạt. Tuy nó không thay thế hoàn toàn những phương pháp cũ để tìm hiểu về chính tả (nghe - viết) nhưng nó sẽ là một điểm tựa quan trọng để học sinh có thể nắm vững các kiến thức về âm, vần, từ  một cách dễ dàng, sâu sắc, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, của trường, của lớp, của từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các giải pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy. 
2.3. Khả năng áp dụng: 
Đề tài này đã áp dụng một cách linh hoạt trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, đặc biệt rất có hiệu quả đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Nó không những giúp cho giáo viên bồi dưỡng nghiên cứu những vấn đề về chính tả lớp 2, mà nó còn giúp cho học sinh học môn Tiếng Việt một cách tích cực, tự giác, đầy hứng thú. Từ đó chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt được nâng lên một cách rõ rệt.
Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm có kết quả, tôi đã cùng đồng nghiệp của mình áp dụng đề tài này vào giảng dạy các lớp Hai của trường trong tiết học chính tả. Nó giúp các em khắc phục những lỗi sai mà các em hay mắc phải và chất lượng được nâng lên rõ rệt.
Đề tài này được áp dụng đã giúp cho các em bớt căng thẳng hơn, bớt lo lắng khi viết chính tả. Tiết học của các em trở nên sôi nổi, hứng thú tạo cho các em tâm trí học tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn dẫn đến chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ngày được nâng cao.
3. Lợi ích kinh tế xã hội: 
3.1. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục, công tác: 
3.1.1. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục:
Trong quá trình giáo dục, đề tài được áp dụng thành công sẽ mang lại lợi ích rất thiết thực và hiệu quả.
Đề tài này được áp dụng sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, óc phán đoán và có tinh thần đoàn kết với bạn bè. Điều rất cần thiết cho các em trong quá trình quan sát, theo dõi, lắng nghe,... để viết các bài chính tả đúng chính xác (bài đó em chưa học). Không dừng ở đó, đề tài còn giúp cho các em viết đúng ngữ pháp và 
3.1.2. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình công tác:
Việc áp dụng đề tài là một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên giảng dạy một cách linh hoạt, có hiệu quả cao mà tốn ít công sức và thời gian trong công tác dạy học nói chung dạy chính tả (nghe - viết) cho học sinh lớp 2 nói riêng. Đồng thời giúp học sinh chú ý lắng nghe, nhận biết được các tiếng từ sai chính tả, biết các lỗi trong tiếng từ sai, đặc biệt là biết sửa lỗi trong tiếng, từ sai thành tiếng, từ đúng. Từ đó học sinh có thể sử dụng tiếng, từ, câu thành thạo trong khi đọc, khi viết cũng như học tập và giao tiếp hàng ngày.
Đề tài áp dụng không những giúp giáo viên hứng thú, say mê giảng dạy và yêu nghề, yêu học sinh hơn mà còn giúp học sinh hứng thú, tự giác học tập.
3.2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng:
3.2.1. Tính năng kỹ thuật:
* Đối với giáo viên:
- Các giải pháp được áp dụng đơn giản, dễ vận dụng cho mọi đối tượng giáo viên đứng lớp.
- Đề tài mang tính phổ thông, gần gũi. Mọi giáo viên đều có thể sử dụng để 
dạy cho học sinh một cách dễ dàng và hiệu quả.
* Đối với học sinh: 
- Học sinhvận dụng một cách dễ dàng, khá linh hoạt trong mọi trường hợp cần tìm hiểu về âm, vần, từ, cụm từ và cách sử dụng để viết đúng chính tả. 
- Đề tài được áp dụng thành công sẽ tạo cho học sinh tâm lí phấn khởi, các em đã lĩnh hội được các giải pháp một cách tích cực. Điều đó thể hiện qua các bài viết chính xác của các em trong các giờ học.
- Giải pháp mới rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học, không gây áp lực nặng nề cho học sinh khi viết chính tả. 
3.2.2. Chất lượng của đề tài:
Đề tài không chỉ dạy học sinh lớp 2 mà có thể áp dụng ở những lớp trên.
Đề tài không những giúp học sinh học tốt phân môn chính tả mà còn giúp các em học tốt các phân môn khác: tập đọc, luyện từ và câu, nhất là tập làm văn,... 
3.2.3. Hiệu quả sử dụng:
Sau thời gian thử nghiệm, học sinh rất thích học phân môn chính tả và kết quả đã cao hơn trước. Các em không còn lúng túng khi bắt gặp những hình thức và hiện tượng chính tả phức tạp, khả năng hoàn thành các bài tập đảm bảo thời gian và chất lượng của tiết học.
Sau 4 năm dạy thử nghiệm, kết quả học tập của học sinh phân môn chính tả qua các kỳ kiểm tra cuối học kì II. Cụ thể như sau:
Năm học
TSHS
Đạt 9-10
Đạt 7-8
Đạt 5-6
Chưa đạt
2010-2011
28 
9
11
8
0
2011-2012
28
12
11
5
0
2012-2013
37
15
15
7
1
2013-2014
32
14
12
6
0
3.3. Tác động tích cực của đề tài:
3.3.1. Tác động xã hội tích cực của đề tài:
- Học sinh viết đúng chính tả các em sẽ đặt đúng các câu, viết đúng các câu văn, đoạn văn và cả bài văn hay, kết hợp viết đúng đọc thông, đọc diễn cảm làm hành trang đi vào đời .
- Đề tài được vận dụng thành công góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ và có kết quả học tập tốt.
- Đề tài góp phần to lớn trong việc giáo dục nhân cách của học sinh. Tạo niềm tin và tình yêu tiếng Việt ở các em sâu sắc hơn. Qua đó, các em có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam công bằng, văn minh và hiện đại.
3.3.2. Tác động tích cực của đề tài đến việc cải thiện môi trường, cải thiện điều kiện lao động:
- Sử dụng giải pháp mới sẽ có tác động rất tốt trong việc cải thiện điều kiện lao động ngày càng tốt hơn. Học sinh trình bày vở sạch sẽ hơn, khoa học hơn trong khi viết chính tả cũng như các môn học khác. Góp phần rất nhiều trong việc cải thiện lao động cho bản thân, gia đình và xã hội.
 - Viết đúng chính tả, các em sẽ ham thích học môn chính tả để đạt thành tích, được khen ngợi. Góp phần nâng cao chất lượng học tập ở môn Tiếng Việt nói riêng các môn học khác nói chung.
PHẦN C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn tìm hiểu kĩ nội dung bài. Đặc biệt hơn là xem xét sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức nào là hợp lí, điều chỉnh sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh, gây hứng thú cho các em học tập. 
 - Bình tĩnh, tự tin trong giảng dạy, nhất là cách xử lý các tình huống sư phạm.
 - Trong giảng dạy luôn tôn trọng học sinh, xem học sinh là trung tâm của giáo dục, không nên áp đặt nhiệm vụ học cho các em.
 - Không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học. 
	 - Giáo viên luôn hướng dẫn, giảng giải những điều đơn giản mới đến nâng cao, khắc sâu  Để giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, cách nghe, cách viết đúng chính tả, cách giải quyết các bài tập về điền âm, vần, tiếng từ giáo viên cũng cần lưu ý các điểm sau:
	 + Tìm ra phương pháp tổ chức cho phù hợp với từng dạng bài chính tả (khắc phục lỗi theo từng dạng loại: quy tắc chính tả, phát âm địa phương hay hạn chế vốn từ).
	 + Gợi ý cho học sinh phân biệt các loại bài tập và cách giải quyết các dạng bài tập khác nhau. 
 + Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra,  từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. 
 + Để tiết dạy chính tả đạt hiệu quả cao, gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi như tìm nhanh các cặp từ so sánh đối lập, tìm những bài hát ở Tiểu học có âm đầu hoặc vần, thanh dễ nhầm lẫn.
+ Mặt khác giáo viên cần năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Soạn ra những bài luyện tập phù hợp với học sinh ở địa phương mình. Cho học sinh đặt câu với những từ dễ mắc lỗi hoặc có thể đưa ra những đoạn văn, khổ thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
- Lưu ý cho học sinh cách ngồi, cách nghe, cách viết và cách trình bày bài
viết sạch sẽ, khoa học. Rèn chữ viết đúng mẫu và đẹp.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp:
	- Giúp giáo viên nắm được phương pháp nhận biết lỗi chính tả và cách viết đúng chính tả để giảng dạy cho học sinh.
	- Giúp học sinh ý thức tự học, tự vận dụng kiến thức cũ, tự tìm tòi kiến thức vận dụng khi viết bài, làm bài tập một cách chính xác, chủ động.
	- Với phương pháp tổ chức này, học sinh nắm chắc luật chính tả, phát âm chính xác trong quá trình đọc, phân biệt được các âm đầu, vần, thanh dễ nhầm lẫn...
Từ đó, hình thành ở các em thói quen đọc bài trôi chảy, lưu loát, tập trung lắng nghe, biết dùng từ, đặt câu đúng trong luyện từ và câu, tập làm văn,... không mắc lỗi chính tả. Ngoài ra các em có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài làm của mình. Trình bày bài làm một cách khoa học, sạch, đẹp.
	- Góp phần bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập của học sinh đối với phân môn chính tả nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung và vận dụng trong các môn học khác, trong cuộc sống hằng ngày.
- Chính vì những ý trên mà đề tài rất có khả năng phát huy hơn. Nó giúp cho giáo viên và học sinh phát âm đúng, nói lời hay, viết đúng chính tả ở bất kì văn bản nào. 
3. Đề xuất:
Dạy học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe-viết) là một việc rất quan trọng, tốn nhiều công sức. Vì thế:
	3.1. Đối với học sinh:
Các em cần xác định nhiệm vụ học là trọng tâm, là hàng đầu. Phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đặc biệt xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của chính tả trong học tập và giao tiếp để đầu tư đúng mực. 
3.2. Đối với giáo viên:
+ Phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, tìm tòi. Khám phá để tìm ra những biện pháp, những hình thức thích hợp, áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
+ Phải thường xuyên rèn luyện cho học sinh ý thức tự học, tự thực hành để chiếm lĩnh kiến thức mới, từ đó xây dựng tính tự giác trong mỗi học sinh.
+ Nắm chắc chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn nâng cao mở rộng kiến thức để giảng dạy cho các em tốt hơn.
+ Cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình để vận dụng, phối hợp các phương pháp mới, tiên tiến và phải biết kết hợp rút kinh nghiệm, kế thừa điểm tốt của phương pháp cũ vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung.
	+ Ngoài ra còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy vào nội dung của từng bài, từng tình huống cụ thể trong mối tương quan với các phương pháp dạy học khác.
3.3. Đối với nhà trường và các cấp quản lí:
+ Các cấp quản lí chuyên môn cần quan tâm đến hiệu quả của việc nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh. 
+ Động viên khuyến khích lệ đồng thời vật chất và tinh thần đối với giáo viên và học sinh có thành tích, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong dạy- học.
	+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, dạy thực nghiệm với đề tài được các cấp công nhận để giáo viên và học sinh học tập.
	Trên đây chính là những kinh nghiệm, những biện pháp mà tôi đã đúc kết được trong thực tế giảng dạy và đã mang lại ít nhiều hiệu quả. Tôi rất mong được sự đóng góp, bổ sung của chuyên môn các cấp, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn và thành công hơn. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN CẤP TRƯỜNG
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN CẤP HUYỆN
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN A. MỞ ĐẦU	1
I. Đặt vấn đề.	1
1. Thực trạng của vấn đề 	1 
	1.1. Đối với chương trình sách giáo khoa 	1
	1.2. Đối với học sinh 	1 
	1.3. Đối với giáo viên	2
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới	2
	2.1. Ý nghĩa 	2
	2.2. Tác dụng của giải pháp mới 	2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 	3
II. Phương pháp tiến hành 	3
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 	3
	1.1. Cơ sở lí luận 	3
	1.2. Cơ sở thực tiễn 	3
2. Các biện pháp và thời gian tiến hành 	4
	2.1. Các biện pháp tiến hành 	4
	2.2. Thời gian nghiên cứu đề tài 	4
PHẦN B. NỘI DUNG	5
I. Mục tiêu 	5
II. Mô tả giải pháp của đề tài	.5
1.Tính mới của đề tài	.5
	1.1. Đề tài này mới ở các điểm sau 	5
	1.2. Nội dung của đề tài được thể hiện cụ thể như sau 	5
	1.3. Cách tiến hành	5
	1.3.1. Giáo viên 	5
	1.3.2. Học sinh	6
	1.4. Phương pháp tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng giúp	6
	1.4.1. Phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe	6
	1.4.2. Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng viết	7
	1.4.3. Giúp học sinh thực hành tốt bài tập củng cố 	13
2. Khả năng áp dụng 	15
	2.1. Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng	15
	2.2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có 	16
	2.3. Khả năng áp dụng 	17
3. Lợi ích kinh tế xã hội 	 17
	3.1. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình	 17 
	3.1.1. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục 	 17
	3.1.2. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình công tác 	17
	3.2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng ............................	18
	3.2.1. Tính năng kỹ thuật 	 18
	3.2.2. Chất lượng của đề tài 	18
	3.2.3. Hiệu quả sử dụng	 18
	3.3. Tác động tích cực của đề tài 	18
	3.3.1. Tác động xã hội tích cực của đề tài 	 18
	3.3.2. Tác động tích cực của đề tài đến việc cải thiện	19
PHẦN C. KẾT LUẬN	.20 
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp	20
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp 	20
3. Đề xuất 	 20
	3.1. Đối với học sinh ................................................................................	21
	3.2. Đối với giáo viên 	 21
	3.3. Đối với nhà trường và các cấp quản lí 	21
***

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan