Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa học Lớp 12

Trong giai đoạn hiện nay, d¬ưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n¬ước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới.

Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, báo cáo chính trị của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nư¬ớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngư¬ời – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trư¬ởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất l-ượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, ph¬ương pháp dạy học ”.

Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như : "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự của giáo dục hiện nay ở bậc THPT còn khá nhiều yếu kém . Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan.Từ đó bình tỉnh đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng. Vấn đề này cần phải có thời gian, công sức của mọi người trong toàn xã hội.

Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ so với những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu.

Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.

 

doc25 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 3646 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện này được sự cho phép của nhà trường sau khi được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Trường hợp học sinh cần ở lại học trong thời gian tương đối dài, giáo viên sẽ có thông báo cho cha mẹ học sinh.
- Giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để cùng uốn nắn học sinh, thông báo cho giáo viên chủ nhiệm ngay các học sinh có biểu hiện lơ là trong việc học để giáo viên chủ nhiệm phối hợp kịp thời, chặt chẽ với cha mẹ học sinh nhằm giáo dục học sinh hoặc giáo viên bộ môn phản ánh kịp thời các thông tin như học sinh nào không đi học phụ đạo, những học sinh nào hay nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chú trọng kiểm tra bài cũ các em yếu kém. Đối với những học sinh tiến bộ có học bài, làm bài, giáo viên động viên, khuyến khích tinh thần của các em, khen ngợi các em trước lớp. Giáo viên nghiêm túc phê bình những em chưa tiến bộ, giáo viên cho học sinh thời hạn, sau thời hạn đó giáo viên cho học sinh kiểm tra bài để học sinh có thể sữa chữa những con điểm xấu, từ đó tạo tâm lí cho học sinh cảm thấy có động lực học và thấy bản thân có khả năng học nên sẽ cố gắng hơn trong thời gian tới.
- Giao bài tập về nhà, số lượng phù hợp, mức độ cơ bản. Tiết học sau yêu cầu học sinh làm, nếu học sinh chưa làm yêu cầu ở lại sau tiết học, làm xong các bài tập thì học sinh mới được về.
Ví dụ: Giáo viên phối hợp chặt chẽ với giáo viên được nhà trường phân công kiểm tra bài cho học sinh sau buổi học thông qua sổ theo dõi với những thông tin sau:
Stt
Môn
Mã số HS
Nội dung cần học lại
Xác nhận của 
GV phụ trách
- Khi giảng dạy, tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của học sinh yếu kém, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng phần hướng dẫn bài tập tôi thường làm cụ thể hơn đối với các học sinh này.
- Mọi nhiệm vụ được giao cho các em cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc phải luôn được tôi phân tích và sữa chữa. Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em đạt kết quả (dù khiêm tốn), đồng thời cũng phải phân tích, phê phán đúng mức thái độ vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập được giao. Nhưng giáo viên phải cố gắng tránh thái độ, lời nói chạm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm của học sinh.
- Đối với học sinh lười học, để kích thích việc học tập của các em thì người giáo viên phải tạo những tình huống có vấn đề, là mâu thuẫn giữa kiến thức cần phải đạt đến với những kiến thức đã có, gây nên cho các em một trạng thái tâm lý cảm thấy vô lý vì dựa vào những kiến thức có sẵn của mình không thể giải thích được và chính điều này làm động lực thôi thúc các em phải hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới.
Ví dụ: Khi học phần Fructozơ, giáo viên viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của fructozơ, yêu cầu học sinh nêu dựa vào cấu tạo để nêu tính chất hoá học của fructozơ, học sinh chỉ nêu được phản ứng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam vì trong cấu tạo của fructozơ có nhiếu nhóm –OH đứng cạnh nhau. Sau đó giáo viên làm thí nghiệm dung dịch fructozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, học sinh quan sát thấy hiện tượng của phản ứng tráng gương, từ đó học sinh thấy mâu thuẫn rằng tại sao trong công thức cấu tạo của fructozơ không có nhóm chức –CHO nhưng fructozơ vẫn tham gia phản ứng tráng gương, cuối cùng giáo viên nhấn mạnh vào mâu thuẫn đó và giải thích lí do cho học sinh.
- Hóa học là bộ môn mang tính thực nghiệm nên việc đưa thí nghiệm vào trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết, thí nghiệm là một chứng minh tính chính xác của kiến thức, củng cố niềm tin vào khoa học. Bản thân việc thí nghiệm đã có sức lôi cuốn rất lớn đối với học sinh, vì các em được tận mắt chứng kiến, thậm chí được tận tay làm những thí nghiệm mà từ trước đến nay các em chỉ được nghe hay nhìn thấy trên sách vở. Một yếu tố không kém phần quan trọng là sau khi học xong một bài, các em ứng dụng được điều gì đã học vào trong thực tế. Chính khâu liên hệ thực tế giúp các em nhận ra kiến thức mình được học thật gần gũi với cuộc sống của mình, từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học này...
- Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học đã cho tôi thấy được tác dụng của việc liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn Hoá học ở trường THPT. Việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học Hoá học. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà, nhẹ nhàng, đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn Hoá học. Tuy nhiên thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều, "nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống ".
Ví dụ: Khi học bài bài Peptit và Protein, giáo viên có thể cung cấp một số thông tin gây hứng thú, tò mò cho học sinh như: Một số thức ăn không nên dùng chung với nhau:
+ Đậu nành ăn với mật ong
Ai cũng biết mật ong là thực phẩm và cũng là vị thuốc bổ tuyệt vời. Nhiều chị dùng sữa bò trộn mật ong đắp lên mặt thì da mịn màng, trắng sáng. Nhưng nếu lấy mật ong hòa chung với sữa đậu nành để uống thì mật ong sẽ làm đông vón protein trong đậu nành. Đang từ một loại sữa dễ tiêu hóa nay hỗn hợp cứ “đứng” trong bao tử tạo ra trạng thái “Đi cũng dở, ở không xong” mà cứ “lình bình”, khiến ai nấy đều ở trong trạng thái “tức thở”. Hai món này được xếp vào hệ “tương khắc”.
Không nên uống sữa đậu nành chung với mật ong
Có người nấu sữa đậu nành nhưng đã không đun đến nhiệt độ sôi. Trong đậu nành sống chứa enzym ngăn cản sự hoạt động của trypsin và còn có soyin là một protein có độc tính ức chế hoạt động của hoocmon tuyến giáp, bởi vậy người ta bảo đậu nành gây bướu cổ. Nhưng nếu nấu chín thì những chất này đều bị nhiệt phân hủy.
+ Chiên trứng vịt với tỏi
Từ lâu, dân ta vẫn truyền miệng rằng chiên trứng vịt không được dùng tỏi. Lí do là tỏi có chứa một lượng tinh dầu tạo mùi khi gặp albumin của lòng trắng sẽ kết hợp sinh ra sản phẩm độc. Alixin là một kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn trong tỏi khi trộn với lòng trắng trứng thì nó bị mất tác dụng hoàn toàn.
+ Uống trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn 
Sau bữa ăn, chúng ta thường hay uống trà. Như vậy chất tanin trong trà sẽ làm vón protein, gây chứng khó tiêu.
Ngoài ra còn có thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa. Hãy cẩn thận nếu bạn ăn một bữa hải sản có hàm lượng protein và canxi phong phú sau đó lại ăn trái hồng hoặc nho. Axit tanic trong hồng hoặc nho sẽ làm đông vón protein của hải sản, chúng trở thành món khó tiêu, cứ buộc bao tử hết nhào đến trộn mà không dồn xuống ruột được vì qui trình “tiêu hóa” đám hải sản kia chưa xong.
Nhóm 4: Có ý thức học tập nhưng chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
- Giáo viên tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho học sinh. Việc phụ đạo này có thể thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường hoặc gaío viên tự tổ chức cho học sinh với thời lượng 2 tuần 1 buổi. Trong các buổi này, tôi chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc, tôi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện để tìm hiểu thêm những chổ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà.
- Thông qua giáo viên chủ nhiệm thông báo với gia đình học sinh về việc tổ chức học phụ đạo, phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
	- Giáo viên hướng dẫn phương pháp học tập, từ những tính chất chung suy ra những tính chất cụ thể đối với các chất.
	Ví dụ: Trong phần Hoá vô cơ học kì II lớp 12, ở chương 5 Đại cương kim loại tổng hợp về tính chất vật lí, tính chất hoá học, phương pháp điều chế	nên giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm thật chắc, từ đó khi học chương 6 - Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm; chương 7 - Sắt – Crom rất dễ dàng.
- Giáo viên có thể kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo chuyên đề về phương pháp học tập các môn học với định kì 2 tuần /lần. Đầu tiên, giáo viên bộ môn nói chung cũng như giáo viên Hoá học nói riêng tìm hiểu thông qua Phiếu ý kiến của học sinh về các khó khăn của các em khi học môn Hoá học, những nội dung nào cảm thấy khó hiểu, những kỹ năng nào không biết, phương pháp dạy của giáo viên có phù hợp với trình độ chung của lớp chưa. Sau đó giáo viên tự điều chỉnh những hạn chế chủ quan của bản thân nếu có đ6ng2 thơi phân công cho một số học sinh khá trong lớp hoặc một số học sinh giỏi ở lớp 12A1 chuẩn bị và trao đổi với các bạn trong lớp, trong khối về cách học từng bộ môn nói chung và môn Hoá học nói riêng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
	Ví dụ: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đặc biệt là đối với học sinh yếu kém cần chú trọng các vấn đề sau khi học môn Hoá như sau:
 	Học các vấn đề lý thuyết của hóa học : Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề.
	Bài học về các chất :
Cách học từng phần :
Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên thay thế).
	Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi
Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại.
Hóa tính :
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó. Ngược lại từ tính chất chung suy ra tính chất của các chất cụ thể.
Ví dụ: Sau khi học chương Đại cương kim loại, học sinh biết vận dụng kiến thức chung ở bài Tính chất của kim loại – Dãy điện hoá, Điều chế kim loại để suy ra tính chất của các kim loại kiềm, kiềm thổ, Al, Fe và phương pháp điều chế chúng.
+ Với những chất tiêu biểu, khi học Hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào đặc trưng, tác dụng được với các loại chất nào.
Điều chế :
+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. 
+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất quan trọng, liên hệ với những hiện tượng gần gũi với đời sống.
	Bài tập hóa học :
Các bài tập áp dụng : Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính - điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, 
Giải bài toán hóa như thế nào : Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán cơ bản như biết áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ hai phương trình hai ẩn số.
+ Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, ) yêu cầu của đề bài.
+ Viết phương trình phản ứng xảy ra (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có).
+ Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài.
+ Vận dụng các công thức cơ bản như công thức tính số mol, khối lượng để giải.
+ Kiểm tra lại và kết luận.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp như vừa nêu trên, qua một năm thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các học sinh yếu kém. Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học sinh. Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách tính toán. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với cô giáo những chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số, qua việc học sinh có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Vì thế cha mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng hộ việc dạy học của nhà trường.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh của mình vượt qua được tình trạng yếu kém môn Hoá học. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh yếu kém ( ngoài giờ chính khóa) theo từng hóm đối tượng riêng. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát bốn loại đối tượng trên đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ và nhịp chung của cả lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học sinh yếu, kém thì các em khá, trung bình sẽ buồn chán, không muốn học, sinh ra các ý nghĩ và hành động tiêu cực và dễ gây tâm lí chủ quan cho các em học sinh này vì nghĩ rằng mình đã hơn các bạn khác.
- Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến. Giáo viên phải là người nhiệt tình, có trách nhiệm cao, cố gắng vì học sinh bởi vì việc thực hiện phụ đạo kèm cặp cho học sinh tốn nhiều thời gian, công sức và tâm huyết.
- Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và sự nhiệt huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội.
Để giúp học sinh vá lại lỗ hổng kiến thức, bắt kịp kiến thức trên lớp và có hứng thú học tập bộ môn Hóa học, đặc biệt là giáo dục học sinh trở thành con người hiện đại toàn diện theo yêu cầu xã hội hiện này: có tính độc lập, tự chủ, tự giác cao trong nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo học hỏi để tiếp thu kịp kiến thức của bài mới nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả cao .
Giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian giảng giải cho đối tượng học sinh yếu kém bộ môn trong tiết học, có nhiều điều kiện để mở rộng nâng cao kiến thức, liên hệ với thực tiễn và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đồng thời lại tạo được sự say mê, sáng tạo trong công việc dạy học của mình.
Qua thực tế trong các năm gần đây thực hiện chương trình thay sách giáo khoa và thực hiện phương pháp dạy học mới kết hợp với các phương pháp hiện hành tôi thấy rằng hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém là rất quan trọng và không thể thiếu trong các môn học, giúp học sinh chuẩn bị tốt kiến thức bắt kịp các bạn trong lớp tích cực xây dựng bài mới, tiết học trở lên sôi nổi, rất nhẹ nhàng cho giáo viên và đem lại chất lượng dạy và học cao .
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ đối tượng học sinh yếu, giáo viên nói chung cũng như giáo viên dạy bộ môn nói riêng cần:
Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực.
Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.
Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học tập thì chắc chắn rằng các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều để phát huy khả năng tự học của mình. Cùng với lòng nhiệt thành của người thầy và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các em thì chúng ta tin tưởng vào kết quả học tập tốt nhất sẽ đến với các em. 
Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng:  Đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh yếu là nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của người thầy và hãy nhận lấy trách nhiệm về mình.
Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, mến trẻ. Thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc giúp đỡ đối tượng học sinh yếu. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân đến việc tìm hiểu đề tài thiết thực hơn và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Qua quá trình thực hiện ở lớp 12A2 năm học 2011 – 2012, tôi nhận thấy rằng các em rất hứng thú với các thông tin thực tế, tiến bộ hơn trong việc vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế, thu được kết quả cụ thể như sau:
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HOÁ CỦA HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 12A2
Stt
Họ và tên
Điểm KS chất lượng đầu năm
Bài 1 tiết lần 1
Bài 1 tiết lần 2
Thi HK I
Bài 1 tiết lần 3
Bài 1 tiết lần 4
Thi HK II
1
Lý Hoàng Anh
3.5
4.7
4.7
5.5
4.7
5.3
5.0
2
Chí Khỳ Chánh
2.5
3.3
3.0
5.0
4.3
5.0
4.5
3
Vi Huỳnh Bảo Chung
3.0
4.7
4.3
6.0
5.0
5.3
6.0
4
Nông Văn Chương
3.0
3.7
4.0
4.5
4.7
5.7
5.5
5
Choóng Tịch Coỏng
3.0
3.3
3.7
4.0
4.0
4.7
5.5
6
Hoàng Nàm Cú
2.5
3.0
3.0
3.5
4.3
5.0
6.0
7
Chu Trí Cường
2.0
2.7
3.0
5.0
4.7
5.3
6.0
8
Lầm Mằn Dếnh
2.5
3.3
4.0
4.5
4.7
5.7
5.5
9
Giáp Gia Đôn
3.5
4.0
4.0
5.5
5.0
5.3
6.0
10
Phạm Ngọc Đức
3.5
4.0
3.7
6.0
5.3
6.3
6.0
11
Vòng Chi Dũng
3.0
3.7
3.7
6.0
5.7
6.3
5.0
12
Trần Nguyễn Hoàng Duy
2.0
3.0
3.3
4.5
4.7
4.7
5.5
13
Lìu Cỏn Hếnh
2.5
4.0
5.0
5.5
5.0
5.3
5.5
14
Vòng Gia Hào
1.5
3.5
5.0
5.0
4.7
5.0
5.5
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Tuyển dụng đủ giáo viên để mỗi giáo viên chỉ dạy đúng số tiết theo quy định, giáo viên có thời gian và công sức tập trung cho công tác phụ đạo học sinh yếu kém.
- Do nhà trường tổ chức học hai buổi nên nhiều giáo viên mặc dù rất nhiệt tình nhưng không thể thực hiện liên tục nên nhà trường tiếp tục duy trì việc phân công giáo viên kiểm tra bài đối với những học sinh không học bài, không làm bài tập sau mỗi buổi học ở các năm học tới. Nhà trường có thể huy động nguồn kinh phí hỗ trợ từ Hội Cha mẹ học sinh để duy trì công tác này xuyên suốt năm học.
- Hội đồng bộ môn của Sở Giáo Dục và Đào Tạo cần tích cực tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề triển khai các kinh nghiệm, cách tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém để giáo viên có điều kiện học hỏi lẫn nhau đặc biệt là đối với giáo viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. 
- Không những chỉ bộ môn Hoá học mà các môn học khác các giáo viên nên chú trọng sâu hơn vấn đề chuẩn bị nội dung, phương pháp và hình thức phụ đạo cho học sinh có tính khơi gợi sự hứng thú để học sinh có thể nắm bắt theo kịp kiến thức các môn học .
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp đỡ học sinh yếu. Trong bài viết chắc không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quí thầy, cô đóng góp, sửa chữa. Tôi xin chân thành cảm ơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu trên Diễn đàn Lâm Đồng dạy và học (lamdong.dayhoc.vn) của Phan Vĩnh Nhựt.
2. Bài viết Công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THPT trên báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (giaoduc.edu.vn) ngày 06 tháng 02 năm 2012 của Hoài Thu.
3. Sách giáo khoa hoá học 12 – Chủ biên Nguyễn Xuân Trường – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Tái bản năm 2010.
4. Website: www.hoahoc.org
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Thị Lam Hồng

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem-org-394.doc
Sáng Kiến Liên Quan