Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích của học sinh lớp 5 môn chạy cự ly 30m trường tiểu học

1.1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta.

Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng.

Tầm quan trọng của thể dục thể thao thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”.

Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3204 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích của học sinh lớp 5 môn chạy cự ly 30m trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học và nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác phong khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiết chính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương lai thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
2.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học
Đặc điểm tâm lý:	
	Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc tính nhân cách. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn.
	Vì vậy cần thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo điều kiện phát triển tốt các khả năng cho các em
 Đặc điểm về mặt sinh lý
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,...Vì thế mà trong các hoạt  động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,...Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
2.1.4. Cơ sở lí luận về bài tập thể lực chuyên môn trong chạy cự ly ngắn
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt thể chất con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong đời sống con người, cùng những hiểu biết có liên quan đến những kỹ năng, kỹ xảo đó.
Trong thể dục thể thao nói chung và điền kinh nói riêng, các bài tập thể dục thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt, tác động đến đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích giáo dục thể chất.
Dựa theo các quan điểm khác nhau, các bài tập thể dục thể thao dùng trong giảng dạy, huấn luyện được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phân loại phổ biến là phân thành các bài tập nhằm tạo điều kiện cho việc nắm vững kỹ thuật động tác (bài tập bổ trợ) và các bài tập thể lực chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền,Trên thực tế các tố chất này thể hiện dưới dạng tổng hợp gắn liền với nhau. Tuy nhiên, trong cự ly ngắn thì sức mạnh tốc độ và sức nhanh thể hiện rõ ràng hơn. Để đạt được thành tích cao trong chạy cự ly ngắn thì cần phối hợp có hiệu quả và sử dụng các bài tập huấn luyện về sức mạnh tốc độ, sức nhanhPhải được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện cơ sở vật chất ở từng địa phương.
2.1.5. Nguyên lý kỹ thuật và tác dụng tập luyện môn chạy cự ly ngắn
2.1.5.1. Nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn
Môn chạy cự ly ngắn có các cự ly 60m, 100m, 200m, 400m. Chạy cự ly ngắn là một hoạt động có tính chu kỳ, có cường độ tối đa, chủ yếu phát triển sức mạnh bền tốc độ. Đặc điểm chung của cự ly ngắn là tốc độ cao nhất, cường độ lớn nhất và thời gian ngắn nhất. Một chu kỳ hoạt động trong chạy cự ly ngắn đều có hai bước chạy, bao gồm 4 thời kỳ: chống tựa của một chân, bay, chống tựa của chân kia, bay. Mỗi thời kỳ chống tựa có 2 giai đoạn:
Giai đoạn chống trước: Từ khi chân lăng mới tiếp xúc xuống mặt đất tới khi tổng trọng tâm của cơ thể dọi thẳng góc xuống chân chống tựa (thời điểm thẳng đứng).
Giai đoạn chống sau: Từ khi tổng trọng tâm thân thể dọi thẳng góc xuống chân chống tựa (thời điểm thẳng đứng) tới khi chân chống tựa đạp sau rời khỏi mặt đất. Bước chạy càng tích cực, tốc độ càng nhanh thì thời kỳ bay trên không càng ngắn, hệ số tích cực của bước chạy càng nhỏ.
Như vậy, muốn chạy nhanh phải giảm thời gian bay trên không. Hay nói cách khác, trong giai đoạn chống sau, phải giảm tốc độ đạp sau và tăng lực đạp sau, để đưa cơ thể chuyển động nhanh về phía trước. Ở giai đoạn chống sau, các cơ duỗi chân chống tựa phải hoạt động rất tích cực theo chế độ khắc phục đạp thẳng hết chân. Các cơ chân kia (chủ yếu là cơ tứ đầu đùi) cũng phải hoạt động tích cực, để phối hợp đánh đùi về phía trước lên trên. Muốn đánh đùi của chân lăng tích cực và nhanh, cẳng chân phải theo quán tính gập sát với đùi trên để rút ngắn bán kính chuyển động, tăng tốc độ góc.
Ngoài hoạt động của hai chân còn có sự phối hợp hiệu quả của các cơ tham gia đánh tay và các cơ tham gia giữ thân trên ở vị trí hợp lý. Giai đoạn chống sau có liên quan mật thiết hữu cơ với giai đoạn chống trước, giai đoạn chống trước lại có quan hệ mật thiết với thời kỳ bay.
Trong khi chạy xuất phát thấp, thân người ngã nhiều về phía trước. Ở các bước đầu, chân chống tựa đặt phía sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể, ít bị tác động bất lợi của phản lực chống tựa. Trọng tâm cơ thể cao nhất ở thời kỳ bay và thấp nhất ở thời kỳ chống tựa. Trọng tâm cơ thể càng ít di động thì tốc độ càng cao.
Trong quá trình chạy, tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước và độ dài bước. Những công trình nghiên cứu chưa nhất trí khẳng định: Tốc độ trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào tần số bước chạy hay độ dài bước. Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu gần đây khẳng định tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước chạy với độ dài bước thích hợp. Động tác chạy phải hết sức thoải mái, không bị căng thẳng, kết hợp tốt việc phối hợp bước chạy với hô hấp. 
2.5.1.2. Tác dụng tập luyện môn chạy cự ly ngắn
	- Nhằm rèn luyện tư thế cơ bản của cơ thể, tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển sức mạnh cơ chân và sự chịu đựng của cơ quan nội tạng. Rèn luyện chạy làm cho hoạt động cơ bắp, các hệ thống cơ quan nội tạng được đẩy mạnh, quá trình trao đổi chất và năng lượng được nhanh hơn. Các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo được phát triển, làm cơ sở tốt cho việc hình thành các kĩ năng vận động phức tạp khác. 
	- Giúp học sinh hiểu biết và rèn luyện tư thế đi đúng, đẹp, tự nhiên, khắc phục các tư thế đi sai lệch như : đi chân chữ bát, đi vòng kiềng, đi hay cúi đầu, đi thân hay lắc lư, lệch vai, gù lưng... Trên cơ sở đó mà các em sửa đổi tốc độ và bước đi dài ngắn cho thích hợp, để nâng dần khả năng hoạt động tự nhiên, phục vụ cuộc sống. Cần quan tâm và bảo đảm các yêu cầu kĩ thuật, để học sinh thực hiện được tư thế đi chính xác. 
2.2 	Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy học môn thể dục của trường tiểu học trường tiểu học xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la hiện nay 
Trường tiểu học xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la có 15 lớp với tổng số 205 học sinh có tất cả 31 cán bộ giáo viên. Trong đó có 2 giáo viên dạy thể dục có trình độ trung học sư phạm thể dục đảm nhiệm giảng dạy. Điều này cũng làm chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa về trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên thể dục thể thao, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường nhằm góp phần vào việc phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
2.2.2.Thực trạng thành tích chạy 30m của học sinh lớp 5 trường tiểu học xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la 	
 Do ý thức chủ quan của một số bộ phận học sinh thường lơ là trong việc tập 
luyện thể dục thể thao, chưa hiểu hết được tầm quan trọng trong việc rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe cho bản thân. điều này dẫn đến sức mạnh tốc độ trong chay cự ly ngắn của các em còn thấp. Do đó, thành tích chạy của các em chưa được cao. 
2.2.3. 	Nguyên nhân 
	- Do các em chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân, 
	- Do các em chưa có hứng thú trong tập luyện, khi thích thì tập, không thích thì thôi. Không duy trì tập luyện thường xuyên, tính tự giác tích cực trong tập luyện chưa cao. 
	- Một số học sinh biểu hiện rất thích thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử, chat trên mạng, nên ít thời gian dành cho hoạt động thể dục thể thao và lao động chân, tay.
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Cơ sở để xây dựng các biện pháp 
Nhằm tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng các bài tập thể lực chuyên môn để nâng cao sức mạnh tốc độ trong chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 5 trường tiểu học xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn chạy cự li ngắn cho học sinh tiểu học tạo một nền tảng vững chắc cho các em bước qua cấp trung học cơ sở. 
	Trong quá trình giảng dạy nội dung chạy ngắn, có rất nhiều bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích cho các em học sinh. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, trình độ của các em học sinh cũng như nguyên lý của kỹ thuật chạy tôi đưa vào một số bài tập bổ trợ như sau.
2.3.2. Các biện pháp
Biện pháp 1: Một số bài tập bổ trợ
	- Chạy bước nhỏ:
	- Chạy nâng cao đùi:
	- Chạy đạp sau:
	- Chạy tăng tốc 30m:
	- Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay:
	- Vịn tay vào tường và thực hiện động tác đạp chân:
	- Chạy nhanh tại chỗ:
	-Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: vào chỗ- sẵn sàng- chạy, và chạy tốc độ cao cự ly 20m.
	- Mục đích nhằm tăng sức mạnh của lực đạp chân và sức nhanh phản xạ.
 - Chạy biến tốc các đoạn 20- 30m.
	- Chạy tốc độ cao 60m.
	- Chạy lặp lại các đoạn 30- 40m với tốc độ tối đa:
	- Chạy có giới hạn độ dài bước: 
	- Bật cao tại chỗ:
	- Bật xa di chuyển:
	- Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật có dây đích hoàn thiện cự ly 100m.
Biện pháp 2: Phương pháp tổ chức và ứng dụng những bài tập bổ trợ vào tập luyện.
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng hai nhóm:
	Ø Nhóm thực nghiệm: Ngoài những bài tập theo phân phối chương trình chuẩn thì tôi có sử dụng thêm những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích cho học sinh.
	Ø Nhóm đối chứng: Tôi soạn theo phân phối chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Nhiệm vụ cụ thể của hai nhóm như sau:
- Nhóm đối chứng.	
	Ø Buổi học 1:
	+ Giới thiệu kỹ thuật chạy ngắn.	 
	+ Chạy bước nhỏ.
	+ Chạy nâng cao đùi.
	+ Chạy đạp sau.
	+ Chạy tăng tốc độ 30m.
	+ Kiểm tra thử 100m
Bài tập về nhà: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ 30m.
	Ø Buổi học 2:	 
	+ Chạy bước nhỏ.
	+ Chạy nâng cao đùi.
	+ Chạy đạp sau.
	+ Chạy tăng tốc độ 30m.
	+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
	+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 20m.
Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 60m. 
	Ø Buổi học 3: 
	+ Chạy bước nhỏ.
	+ Chạy nâng cao đùi.
	+ Chạy đạp sau.
	+ Chạy tăng tốc độ 30m.
	+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
	+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m.
	+ Chạy có giới hạn độ dài bước.
	+ Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20- 30m.
Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 100m. 
	Ø Buổi học 4:	 
	+ Chạy bước nhỏ.
	+ Chạy nâng cao đùi.
	+ Chạy đạp sau.
	+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
	+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m.
	+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi.
	Ø Buổi học 5:	 
 	 + Luật điền kinh (phần chạy ngắn).
	+ Chạy bước nhỏ.
	+ Chạy nâng cao đùi.
	+ Chạy đạp sau.
	+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m.
	+ Kỹ thuật đánh đích.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi, luật điền kinh (phần chạy ngắn).
	Ø Buổi học 6:	 
	+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m.
	+ Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 100m.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 100m.
- Nhóm thực nghiệm.
	Ø Buổi học 1:
	+ Giới thiệu kỹ thuật chạy 30m.
	+ Chạy đạp sau.
	+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
	+ Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân. 	
	+ Chạy nhanh tại chỗ.
	+ Bật xa di chuyển.
	+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy” và chạy cự ly 20m.
	+ Kiểm tra thử chạy 30m.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, tại chỗ thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, chạy nhanh tại chỗ.
	Ø Buổi học 2:
	+ Chạy đạp sau.
	+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
	+ Chạy nhanh tại chỗ.
	+ Bật xa di chuyển.
	+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
	+ Chạy lặp lại các đoạn 30- 40m tốc độ gần tối đa.
	+ Bật cao tại chỗ
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 30m.
	Ø Buổi học 3:
	+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
	+ Chạy nhanh tại chỗ.
	+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
	+ Chạy tốc độ 30m.
	+ Chạy tốc độ 60m.
	+ Chạy có giới hạn độ dài bước. 
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60m.
	Ø Buổi học 4:
	+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa.
	+ Chạy có giới hạn độ dài bước.
	+ Chạy lặp lại các đoạn 30m tốc độ tối đa.
	+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m.
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 100m.
	Ø Buổi học 5:
	+ Chạy nhanh tại chỗ.
	+ Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân.
	+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa.
	+ Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa.
	+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m.
	+ Kỹ thuật đánh đích.
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 100m.
	Ø Buổi học 6:	
 + Giới thiệu luật điền kinh nội dung chạy ngắn.
	+ Chạy nhanh tại chỗ.
	+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
	+ Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa.
	+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m.
Bài tập về nhà: Bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 60m, 
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của biện pháp trong thực tiễn giảng dạy tại nhà trường
	Cho học sinh tập thể lực tăng cường các bài tập bổ trợ. Nhằm tăng sức mạnh của nhóm cơ chân. Qua thời gian ứng dụng, tôi thu được kết quả đánh giá kết quả thành tích chạy 60m như sau:
Điểm
Thành tích
Nam
Nữ
9 – 10
≤ 10''30
≤ 11''20
7 – 8
10''31 – 11''9” 
11''20 – 12''19 
5 – 6
11''10 – 12''9 10”
12''20 – 13''9 
4$
≥ 12''10
≥ 13''10
Quá trình thực nghiệm test :
 Nhóm 
Nội dung 
Đối chứng (5A1)
Thực nghiệm (5A2)
Số lượng 
30 học sinh 
30 học sinh
Thời gian 
2 tháng 
2 tháng
Phương pháp tập luyện 
Sử dụng các bài tập
 theo chương trình của tổ chuyên môn 
Thức hiện các bài tập 
với phương pháp mới
do tôi biên soạn ở trên 
Qua thời gian 1 tháng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng kết thúc ta thu được kết quả của bài test như sau :
 Nhóm 
Xếp loại (%) 
Đối chứng 
Thực nghiệm 
Giỏi 
15 học sinh (50%)
25 học sinh (83.3%)
Khá 
10 học sinh (33.4%)
4 học sinh (16.7%)
Trung bình 
5 học sinh (16.7%)
0 học sinh (0 %)
Như vậy sau 2 tháng áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích môn chạy ngắn 60m cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập phát triển tốc độ, phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động, phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và các bài tập mới để nâng cao thành tích chạy ngắn 60m cho học sinh lớp 5 trường tiểu học xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu nêu trên, tôi rút ra một số kết luận sau:
 Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao kết quả học tập chạy 30m cho học sinh lớp 5 trường tiểu học xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la. Các bài tập có hiệu quả cao là:
	- Chạy bước nhỏ:
	- Chạy nâng cao đùi:
	- Chạy đạp sau:
	- Chạy tăng tốc 30m:
	- Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay:
	- Vịn tay vào tường và thực hiện động tác đạp chân:
	- Chạy nhanh tại chỗ:
	-Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: vào chỗ- sẵn sàng- chạy, và chạy tốc độ cao cự ly 20m.
	- Mục đích nhằm tăng sức mạnh của lực đạp chân và sức nhanh phản xạ.
 - Chạy biến tốc các đoạn 20- 30m.
	- Chạy tốc độ cao 60m.
	- Chạy lặp lại các đoạn 30- 40m với tốc độ tối đa:
	- Chạy có giới hạn độ dài bước: 
	- Bật cao tại chỗ:
	- Bật xa di chuyển:
	- Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật có dây đích hoàn thiện cự ly 100m.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy rõ hiệu quả của các bài tập bổ trợ rất phù hợp để tập luyện môn chạy cự ly ngắn. 
Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu ứng dụng các bài tập vào giảng dạy kết quả thu được thành tích chạy 60m của học sinh lớp 5 trường tiểu học xã chiềng sại huyện bắc yên tỉnh sơn la. tăng.
3.2. Kiến nghị
Để việc ứng dụng các bài tập bổ trợ để đạt hiệu quả cao hơn nữa thì cần phải được ứng dụng một cách tích cực hơn trong công tác giảng dạy
Tiếp tục vận dụng thực hiện phương pháp nghiên cứu ứng dụng bài tập bổ trợ nâng cao thành tích chạy 60m học sinh vào trong quá trình giảng dạy. 
Áp dụng nghiên cứu thêm các bài tập khác để việc học tập của học sinh tích cực và hiệu quả hơn.
 Người thực hiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ GD - ĐT (1996) Quy hoạch phát triển thể dục thể thao ngành GD và ĐT thời kỳ 1996 - 2000 - 2005 và định hướng đến năm 2025.
Bộ GD - ĐT (2001) quyết định số 42/2001/QĐ.BGD - ĐT về việc ban hành quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học.
Bộ GD & ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - Môn thể dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Chỉ thị 106 CT/TW ngày 2/10/1958 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao.
Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới. 
Chỉ thị 112 CT ngày 9/5/1989 của chủ tịch hội đồng bộ trường về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt.
Chỉ thị 113/TTg ngày 7/3/1995 của thủ tướng chính phủ về xây dựng quy hoạch và phát triển thể thao (1995).
Chiến lược phát triển TD, TT Việt Nam đến năm 2020 (2011), Bộ VH - TT và Du lịch.
Đảng và nhà nước với thể dục thể thao - Nxb thể dục thể thao (1984).
Đỗ Anh Đạt (2010) Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất nội khoá ở bậc tiểu học tỉnh Ninh Bình - LV thạc sĩ, Bắc Ninh.
Lê Thu Hằng, Bước đầu tìm hiểu hứng thú với môn chuyên sâu Điền Kinh của sinh viên Đại học thể dục thể thao TWI.
Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục thể thao thể thao trong nhà trường, Nxb thể dục thể thao Hà Nội.
Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008), thể dục thể thao trường học, Nxb thể dục thể thao, Hà Nội.
Trương Gia Quân (2001), Đề tài khoa học Các phương pháp gây hứng thú cho sinh viên trong giờ thể dục, Nxb Triết Giang.
Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp, Trương Anh Tuấn (1998). Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb thể dục thể thao, Hà Nội.
Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000) Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, Nxb thể dục thể thao.
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb thể dục thể thao Hà Nội.
Nguyễn Toán, Nguyễn Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb thể dục thể thao.

File đính kèm:

  • docskkn_12380134.doc
Sáng Kiến Liên Quan