Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện đội tuyển điền kinh đạt thành tích cao Hội Khỏe Phù Đổng cấp tỉnh

Thể dục thể thao được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.Thể dục trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác như: Đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động.

 Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể.

 Như vậy, để duy trì truyền thống luyện tập thể dục bồi dưỡng sức khỏe như lời Bác Hồ đã dạy, đồng thời nâng chất hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường nói chung, nâng cao thành tích đội tuyển điền kinh của trường tại các kỳ Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh nói riêng, cùng với điều kiện đặc thù của nhà trường là chương trình học tập của học sinh nhiều nên cần thiết phải áp dụng giải pháp huấn luyện để các em có thời gian tập luyện phù hợp đạt kết quả cao, nhưng vẫn đảm bảo việc học tập.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện đội tuyển điền kinh đạt thành tích cao Hội Khỏe Phù Đổng cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD VÀ ĐT AN GIANG 	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG THPT BA CHÚC	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	 An Giang, ngày 12 tháng 02 năm 2019
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học 
sư phạm ứng dụng
I- Sơ lược lý lịch tác giả
- Họ và tên: Ôn Quốc Chiến 	Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 14/06/1983
- Nơi thường trú: Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang
- Đơn vị công tác: Trường THPT Ba Chúc
- Chức vụ hiện nay: Bí Thư Đoàn trường
- Lĩnh vực công tác: Công tác Đoàn, dạy lớp.
II- Sơ lược đặc diểm tình hình đơn vị
Trường Trung học phổ thông Ba Chúc  được thành lập năm 1998 theo quyết định số 1526/QĐ-UB-TC của UBND Tỉnh An Giang. Trường được đặt trên địa bàn khóm An Bình, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn – một Huyện miền núi nghèo thuộc Tỉnh An Giang. Trường có nguồn tuyển sinh từ 06 xã (Ba Chúc, xã Lạc Quới, Lê Trì, Lương Phi, Vĩnh Phước, Vĩnh Gia và các xã lân cận thuộc Tịnh Biên và Giang Thành – Kiên Giang), các xã nói trên thuộc vùng rất khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng biên giới, vùng Tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc. Trước đây vùng này là căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và chiến tranh biên giới Tây Nam chống Pôn Pốt bảo vệ Tổ Quốc. Dân cư đa số là người Kinh, người Hoa và cũng rất đông người Khơ-me, sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống vật chất, kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp. Vì vậy Học sinh trường Trung học phổ thông Ba Chúc là học sinh thuộc vùng chịu rất nhiều khó khăn và thiệt thòi trong học tập.
Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, rất nhiệt tình, tâm quyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có ý thức khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đa số học sinh ngoan hiền, đạo đức tốt, hiếu học. Tuy nhiên, tỉ lệ đầu vào của trường rất thấp, cơ sở vật chất, phòng học còn thiếu, đặc biệt trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi tập luyện thể dục thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất của con em mình. Bên cạnh đó, áp lực học tập văn hóa nặng cũng ảnh hưởng phần nào đến việc tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí của các em học sinh.
- Tên sáng kiến: “Phương pháp huấn luyện đội tuyển điền kinh đạt thành tích cao Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh”.
- Lĩnh vực: Giải pháp tác nghiệp.
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
	Trong thời gian vừa qua, môn Điền kinh được lãnh đạo nhà trường quan tâm và chỉ đạo tham gia tại các kỳ Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh. Từ đó Tổ bộ môn Thể Dục đã xây dựng kế hoạch huấn luyện đội tuyển Điền kinh tham gia Khỏe phù Đổng cấp Tỉnh. Giáo viên phụ trách huấn luyện cũng rất nhiệt tình, trách nhiệm, huấn luyện theo kế hoạch đề ra. Nguồn học sinh tuyển chọn vào đội tuyển cũng khá lớn (Tổng số học sinh mỗi năm của trường khoảng 800 đến 900 học sinh). Một số em đã được tập luyện và thi đấu cấp học dưới, khi được tuyển chọn vào đội tuyển, các em rất hứng thú và tập luyện nhiệt tình, tích cực. 
	Tuy nhiên, trình độ các em khi tập trung không đồng đều, kinh nghiệm thi đấu còn hạn chế. Trong khi khâu tuyển chọn đội tuyển còn sơ sài, thiếu bước tập trung tuyển chọn đội dự tuyển, mà đi vào tuyển chọn ngay đội tuyển chính thức bằng cách chỉ dựa vào thành tích Khỏe Phù Đổng cấp trường để chọn ra số học sinh có thành tích tốt nhất tương ứng với số lượng dự kiến trong đội tuyển, nên những học sinh có tiềm năng phát triển tốt không được vào đội tuyển do thành tích Khỏe Phù Đổng cấp trường chưa cao. Dẫn đến đội tuyển thiếu ổn định về nhân sự, ảnh hưởng rất lớn đến thành tích thi đấu sau khi đã được huấn luyện. Do đó đội tuyển điền kinh tham gia các kỳ Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh mặc dù có thành tích nhưng năm cao, năm thấp, chưa có tính ổn định.
	- Thành tích đội điền kinh tại 3 kỳ Khỏe Phù Đổng trước của Trường THPT Ba Chúc:
Năm học
Huy chương vàng
Huy chương bạc
Huy chương đồng
2011-2012
4
2
1
2013-2014
1
4
3
2015-2016
3
3
4
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
	Thể dục thể thao được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.Thể dục trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác như: Đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động.
	Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể.
 Như vậy, để duy trì truyền thống luyện tập thể dục bồi dưỡng sức khỏe như lời Bác Hồ đã dạy, đồng thời nâng chất hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường nói chung, nâng cao thành tích đội tuyển điền kinh của trường tại các kỳ Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh nói riêng, cùng với điều kiện đặc thù của nhà trường là chương trình học tập của học sinh nhiều nên cần thiết phải áp dụng giải pháp huấn luyện để các em có thời gian tập luyện phù hợp đạt kết quả cao, nhưng vẫn đảm bảo việc học tập.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Tiến trình, thời gian thực hiện
- Tháng 08/2017: Lập kế hoạch, chương trình huấn luyện, trình Hiệu trưởng duyệt để thực hiện.
- Tháng 09/2017: Tiến hành tuyển chọn đội dự tuyển, tập trung để huấn luyện sơ bộ ban đầu.
- Tháng 10/2017 đến tháng 02/2018: Tiến hành tuyển chọn đội tuyển chính thức, tập trung đội tuyển để huấn luyện chuyên sâu những nội dung xác định là trọng tâm, thế mạnh tham gia Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh. 
3.2. Biện pháp tổ chức
a) Giai đoạn huấn luyện đội dự tuyển:
	Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện cho các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau, tạo cho các em sự hứng thú để các em tích cực tập luyện. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu có các bài tập nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực của học sinh. Tần số động tác là một trong những chỉ số chủ yếu của tốc độ, vì vậy trong các buổi tập cần ưu tiên phát triển sức nhanh, sức bền. 
	Các bài tập được áp dụng: 
- Kỹ thuật xuất phát thấp với hiệu lệnh 
- Chạy 30m tốc độ cao - xuất phát cao	
- Chạy 60m xuất phát cao
- Chạy lặp lại nhiều lần 30m tốc độ cao 
- Chạy 100m xuất phát thấp	
	Tổ chức kiểm tra thành tích đội dự tuyển để tuyển chọn đội tuyển chính thức từ 8 đến 12 học sinh tùy theo trình độ thực tế của các em theo các nội dung thế mạnh đã được xác định: chạy 100m, 200m, 400, 800m và tiếp sức 4 x 100m. Tập trung đội tuyển chính thức để huấn luyện chuyên sâu.
b) Giai đoạn huấn luyện ban đầu:
	Sau khi tuyển chọn đội tuyển chính thức thì tiến hành giai đoạn huấn luyện ban đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là huấn luyện thể lực toàn diện, nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Đặc điểm của giai đoạn này là sử dụng các phương tiện huấn luyện.
* Huấn luyện tốc độ: Để huấn luyện tốc độ không nên cho các em chạy với tốc độ cực đại quá nhiều, có thể áp dụng các bài tập sau:
- Cho học sinh xem tranh, ảnh kỹ thuật, tư thế chạy.
- Tại chỗ đánh tay với tốc độ tăng dần.
- Chạy nâng cao đùi tại chỗ.
- Chạy tăng tốc tại chỗ để rèn luyện tần số bước chạy
- Chạy đạp sau 30m kết hợp đánh tay.
- Chạy tăng tốc 60m theo vạch chuẩn để rèn luyện sự ổn định độ dài bước chạy.
- Chạy tăng tốc lặp lại các đoạn 30m 
- Chạy biến tốc 200m
- Nhảy xa với đà ngắn.	
- Chạy 100m hoàn thiện động tác.
- Trao nhận gậy tốc độ cao trong khu vực 20m
- Chạy 60m tốc độ cao tay cầm gậy.
Quay video toàn bộ quá trình thực hiện các bài tập, sau đó cho học sinh xem lại, giáo viên cùng học sinh phân tích, chỉnh sửa. Các bài tập tiếp sức chú ý thực hiện nhuần nhuyễn kỹ thuật trao nhận gậy, cảm giác cầm gậy khi chay tốc độ cao.
* Huấn luyện về thể lực: Gồm có các bài tập:
- Bậc cóc lên dốc, lên bậc cầu thang.
- Đứng lên, ngồi xuống có gánh tạ. 
- Bật nhảy đổi chân.
- Bật nhảy đổi chân gánh tạ 10 đến 20 kg.
- Gập bụng tốc độ thời gian ngắn.
- Đạp đùi có tạ với ghế nằm.
- Chạy lên dốc, chạy lên bậc cầu thang.
- Chạy kéo vật nặng 10 đến 20 kg
- Chạy thả lỏng 1000 đến 1500m 	
c) Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu:
	Nhiệm vụ của giai đoạn là hoàn thiện về thể lực, kỹ thuật. Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hoá được thể hiện rõ hơn. Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng lên đáng kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện chủ yếu tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước. Điều này diễn ra không chỉ do huấn luyện chung mà còn do ưu tiên tăng số lượng các bài tập huấn luyện chuyên môn và thi đấu.
* Huấn luyện sức nhanh: 
Trong giai đoạn này, có thể sử dụng các bài tập:
- Chạy lên dốc tính thời gian.
- Chạy xuống dốc, chạy có sử dụng sức kéo nhân tạo tính thời gian.
- Chạy tăng tốc tối đa 50m theo vạch chuẩn tính thời gian.
- Chạy tốc độ 50m đường vòng tính thời gian.
- Chạy 100m tính thời gian.
- Chạy 200m tính thời gian.
- Chạy 400m tính thời gian.	
- Chạy 800m tính thời gian.
- Chạy tốc độ 50m đường vòng tay có cầm gậy tính thời gian.
- Phối hợp trao nhận gậy toàn đội cự ly 4 x 100m tính thời gian.
Trong quá trình tập luyện, giáo viên phải theo sát, luôn kích thích tạo hưng phấn để các em phát huy hết khả năng của mình.
* Huấn luyện thể lực:
- Bậc cóc lên dốc, lên cầu thang, tính thời gian.
- Bật nhảy đổi chân có điểm tựa cao khoảng 40-50cm tính thời gian.
- Bật nhảy đổi chân có điểm tựa cao khoảng 40-50cm gánh tạ 10 đến 20 kg tính thời gian.
- Đạp đùi có tạ với ghế nằm, tính thời gian.
- Chạy đạp sau 60m.
- Bật cóc 30m tính thời gian.
- Bài tập về cơ lưng, cơ bụng, cơ gấp bàn chân, cơ gấp và duỗi cẳng chân, cơ gấp và duỗi đùi. 
- Chạy 800m tính thời gian.
- Tập nhảy dây bền.
- Chạy bền 1500m tính thời gian.
d) Giai đoạn huấn luyện hoàn thiện:
	Nhiệm vụ của giai đoạn này là hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu. Đặc điểm của giai đoạn này là trình độ chuyên môn của các vận động viên chạy ngắn càng cao, lượng vận động trong huấn luyện tương ứng với thi đấu càng lớn và việc tuân theo nguyên tắc tập luyện cũng nghiêm ngặt. Vì vậy chúng ta cần đặc biệt thận trọng sử dụng hài hòa, cân đối giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động trong huấn luyện.
	Khối lượng chủ yếu của các bài tập trong giai đoạn này là nhằm nâng cao tốc độ chạy cực đại và hoàn thiện chạy lao sau xuất phát được thể hiện trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn. Áp dụng các bài chạy đủ khối lượng, đủ cự ly như: Chạy 100m, 200m, 400m, chạy tiếp sức 4x100m với toàn bộ kỹ thuật.
- Chạy 30m xuất phát thấp 	
- Chạy 50m, 100m xuất phát thấp	 	
- Chạy 100m bấm thành tích	
- Chạy 200m bấm thành tích	 	
- Chạy 400m bấm thành tích	
- Chạy 800m bấm thành tích	 	
- Phối hợp toàn đội tiếp sức cự ly 4 x 100m bấm thành tích
Ngoài ra, thường xuyên tổ chức cho các em thi đấu tập huấn với đội tuyển điền kinh của Phòng giáo dục tập huấn tại Ba Chúc, các trường THPT trong Tỉnh nếu có điều kiện để nâng cao trình độ, kinh nghiệm và tâm lý thi đấu. Một trong những điều cần chú ý là sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện cần cho học sinh tập nhẹ, thả lỏng cơ 2-3 buổi, sau đó nghỉ 2-3 ngày trước khi thi đấu để các em hồi phục và phát huy tối đa thành tích trong khi thi đấu.
IV- Hiệu quả đạt được
Công tác tuyển chọn học sinh vào đội tuyển được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học hơn, khách quan hơn, chính xác về năng lực của học sinh. Tạo nguồn cho đội dự tuyển phong phú hơn, có sự phấn đấu cạnh tranh tích cực trong quá trình tuyển chọn tạo động lực cho học sinh tập luyện tích cực hơn. Từ đó có thể tuyển chọn được nhiều học sinh có thành tích tốt vào đội tuyển chính thức, khả năng đạt thành tích cao tại Hội Khỏe phù Đổng cấp Tỉnh khả thi hơn. Đặc biệt, duy trì được phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhà trường và tạo được nguồn học sinh để huấn luyện tham gia các kỳ Khỏe Phù Đổng kế tiếp.
	Qua quá trình giảng dạy huấn luyện, áp dụng giải pháp mà sáng kiến đã nêu, tôi thấy hiệu quả huấn luyện tăng lên rõ rệt. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một cách nhanh chóng, tăng hưng phấn, hứng thú trong luyện tập, thành tích của các em trong quá trình tập luyện ngày càng cao. Qua thi đấu tập huấn với đội bạn, có thể thấy kinh nghiệm thi đấu của các em được nâng lên, các em tự tin hơn, vững vàng hơn, bản lĩnh hơn, thành tích thi đấu của các em được nâng lên đáng kể. Một điều quan trọng là tất cả các em đều đạt thành tích tốt nhất của bản thân.
Đội tuyển điền kinh của Trường THPT Ba Chúc đã tham gia Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh lần thứ 28 năm học 2017-2018 gồm có 10 học sinh với các nội dung: 100m nam, 100m nữ, 200m nam, 200m nữ, 400m nam, 400m nữ, 800m nam, 800m nữ, nhảy xa nữ, tiếp sức 4 x 100 nam, tiếp sức 4 x 100 nữ. 
Thành tích đạt được là rất cao đáng ghi nhận, đạt được tổng số 13 huy chương trong đó 6 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 1 huy chương đồng, xếp hạng nhất bảng xếp hạng môn Điền kinh cấp THPT toàn Tỉnh. Cụ thể đạt: 1 huy chương vàng 100m nữ, 1 huy chương vàng 200m nữ, 1 huy chương vàng 200m nam, 1 huy chương vàng 400m nữ, 2 huy chương vàng tiếp sức 4x100m nữ, 1 huy chương bạc 100m nam, 1 huy chương bạc 100m nữ, 1 huy chương bạc 200m nữ, 1 huy chương bạc 800m nữ, 1 huy chương đồng nhảy xa nữ, 2 huy chương đồng tiếp sức 4x100m nam.
Đội tuyển điền kinh trường THPT Ba Chúc tại Hội Khỏe Phù Đổng Tỉnh An Giang lần thứ 28 năm học 2017-2018
* Một số hình ảnh tại Hội Khỏe Phù Đổng Tỉnh An Giang lần thứ 28 năm học 2017-2018:
Huy chương vàng, huy chương bạc 100m nữ
Huy chương vàng, huy chương bạc 200m nữ
Huy chương vàng 200m nam
Huy chương bạc 100m nam
Huy chương vàng 400m nữ
Huy chương bạc 800m nữ
Huy chương vàng tiếp sức 4 x 100m nữ
Huy chương bạc tiếp sức 4 x 100m nam
Huy chương đồng nhảy xa nữ
Để ghi nhận những thành tích mà các em đã đạt được tại Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh, đồng thời thúc đẩy phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, nhà trường đã tổ chức tuyên dương khen thưởng các em nhân dịp Lễ tổng kết năm học 2017-2018.
V- Mức độ ảnh hưởng
Với những kết quả đạt được, giải pháp huấn luyện đội tuyển điền kinh đạt thành tích cao Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh, tôi hi vọng có thể nhân rộng ra các trường THPT trong Huyện, trong Tỉnh hoặc rộng hơn là các trường THPT trên toàn quốc có đặc điểm tương đồng với trường THPT Ba Chúc, để các trường THPT tham khảo nghiên cứu, đề ra giải pháp huấn luyện tốt nhất phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, nhằm nâng cao thành tích của trường tại các kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh, tạo nguồn cho Tỉnh tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Đồng thời góp phần duy trì phong trào tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại.
	Ngoài ra để áp dụng giải pháp đạt hiệu quả cao cần sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của lãnh đạo nhà trường về cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi tập luyện, sự nhiệt tình trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn, niềm đam mê của học sinh, v.v...
VI- Kết luận
Để duy trì, phát huy hơn nữa công tác huấn luyện Đội tuyển điền kinh đạt thành tích cao Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh cần sự đầu tư, nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, sự say mê, tích cực tập luyện của học sinh, sự hỗ trợ từ phía gia đình học sinh. Đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường.
Tóm lại, nếu thực hiện tốt giải pháp như đã nêu thì tôi tin rằng sẽ nâng cao thành tích đội tuyển điền kinh của trường tại các kỳ khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh. Đồng thời duy trì và đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại, thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Ngoài ra còn góp phần tích cực vào việc giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức cho học sinh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, xây dựng được môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Đặc biệt là đào tạo được thế hệ học sinh đủ trình độ, đủ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Góp phần làm cho đất nước phát triển bền vững.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến	Người viết sáng kiến
	 Ôn Quốc Chiến

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huan_luyen_doi_tuyen_dien.doc
Sáng Kiến Liên Quan