Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc thường thức

- Âm nhạc là món ăn tinh thần nó có tầm quan trọng trong cuộc sống con người từ xưa đến nay. Để tạo không khí vui vẻ giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy, theo chủ trương của Bộ GD – ĐT âm nhạc đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp mầm non, tiểu học và đặc biệt là bậc THCS. Âm nhạc không chỉ đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên vốn có ở trẻ em như những nhu cầu về: vui chơi, giải trí, khám phá,

- Sự phát triển nhạc cảm còn giúp các em phát triển tốt các chức năng tâm lý như: khả năng cảm nhận, óc tưởng tượng, độ tập trung trong công việc.

-Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người.

- Chương trình âm nhạc gồm 3 phân môn chính:

+ Phân môn học hát

+ Phân môn Tập đọc nhạc - Nhạc lý

+ Phân môn âm nhạc thường thức

- Trong đó âm nhạc thường thức cung cấp cho học sinh những kiến thức đáng kể về mặt âm nhạc, được tìm hiểu nhiều nhạc sĩ trong và nước, được thưởng thức các tác phẩm do chính các nhạc sĩ đó sáng tác. Ngoài ra học sinh cũng được cung cấp những kiến thức về thể loại, phong cách âm nhạc, các nhạc cụ của dân tộc và nước ngoài

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 14853 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc thường thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
I/ Lý do chọn đề tài:
- Âm nhạc là món ăn tinh thần nó có tầm quan trọng trong cuộc sống con người từ xưa đến nay. Để tạo không khí vui vẻ giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy, theo chủ trương của Bộ GD – ĐT âm nhạc đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp mầm non, tiểu học và đặc biệt là bậc THCS. Âm nhạc không chỉ đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên vốn có ở trẻ em như những nhu cầu về: vui chơi, giải trí, khám phá,
- Sự phát triển nhạc cảm còn giúp các em phát triển tốt các chức năng tâm lý như: khả năng cảm nhận, óc tưởng tượng, độ tập trung trong công việc.
-Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. 
- Chương trình âm nhạc gồm 3 phân môn chính:
+ Phân môn học hát
+ Phân môn Tập đọc nhạc - Nhạc lý
+ Phân môn âm nhạc thường thức
- Trong đó âm nhạc thường thức cung cấp cho học sinh những kiến thức đáng kể về mặt âm nhạc, được tìm hiểu nhiều nhạc sĩ trong và nước, được thưởng thức các tác phẩm do chính các nhạc sĩ đó sáng tác. Ngoài ra học sinh cũng được cung cấp những kiến thức về thể loại, phong cách âm nhạc, các nhạc cụ của dân tộc và nước ngoài
-Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi thấy việc gây hứng thú cho học sinh trong học tập âm nhạc đặc biệt là âm nhạc thường thức đối với học sinh THCS, là điều hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy đó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “ Phương pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc thường thức”.
II/ Thực trang của vần đề:
- Hiện nay điều kiện vật chất ở từng gia đình chưa đủ để học sinh tiếp xúc với nền âm nhạc nhiều. Học sinh chỉ được học nhạc ở trường mà ít được tiếp xúc với âm nhạc ở nhà hay trong những điều kiện khác.
- Phân bố thời gian từng phần của bài dạy đôi lúc chưa cân đối, không hợp lý.
- Một số học sinh còn lười học không tham khảo bài trước ở nhà.
III/ Biện pháp thực hiện:
- Trước đây, khi giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức tôi thường giảng cho học sinh nghe những kiến thức có trong sách giáo khoa và những kiến thức mở rộng do tôi tìm tòi từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nói chung người giáo viên nổ lực đem toàn bộ kiến thức thu thập, truyền giảng lại cho học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
- Ngày nay song song với việc thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình đó là thay đổi phương pháp giảng dạy, khắc phục lối học một chiều, thụ động, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học.
- Tôi xin đưa ra một vài phương pháp như: phương pháp vấn đáp, phương pháp học bằng cảm nhận thính giác, phương pháp thuyết trình, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin, và đi trực tiếp vào các tiết có phân môn âm nhạc thường thức ở các khối 6, 7, 8, 9.
1. Phương pháp vấn đáp:
- Để giới thiệu về một nhạc sĩ tôi có thể dùng phương pháp vần đáp thông qua trò chơi “ giải đáp thắc mắc” ( giáo viên đã chuẩn bị các câu hỏi).
- Cho học sinh xem lại những thông tin kiến thức có trong sách giáo khoa trong vòng 5 phút. Sau đó gấp sách lại cùng thảo luận các câu hỏi giáo viên đã chuẩn bị sẵn ở bảng phụ ( chỉ là coi lại vì ở tuần học trước giáo viên đã dặn học sinh chuẩn bị xem bài trước ở nhà).
- Sau hiệu lệnh, các nhóm phất cờ giành quyền ưu tiên trả lời ( cờ do học sinh làm). 
- Lưu ý nhóm nào phất cờ trước hiệu lệnh, mất quyền ưu tiên trả lời ( luyện tập tính tự chủ, kiên nhẫn, năng động, nhạy bén,).
Ví dụ: Giới thiệu nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ( âm nhạc 6 - tiết 10 )
- Giáo viên ghi sẵn các câu hỏi ở bảng phụ ( lần lượt từng câu). Mỗi câu một hiệu lệnh:
+ Cho biết năm sinh, nơi sinh, năm mất, nơi mất của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
+ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước bắt đầu soạn những bản nhạc đầu tiên năm bao nhiêu tuổi?
+ Ngoài sáng tác nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn làm nghề gì?
+ Kể tên một số tác phẩm mang tính lịch sử của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
+ Kể tên một số tác phẩm thiếu nhi của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
+ Ông được Nhà nước truy tặng gì?
- Nhóm nào có số lượng câu trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng. Giáo viên cho điểm cộng nhóm để tạo hứng thú trong thi đua.
- Giáo viên cần lưu ý bao quát lớp, tránh để học sinh mở sách giáo khoa trong quá trình thi đua. Tập cho học sinh thói quen tự học tậo ở nhà. Nhóm nào có học sinh vi phạm sẽ mất quyền thi đua.
- Theo tôi ở phân môn này, chúng ta đừng quá đặt nặng kiến thức bắt học sinh phải thuộc. Ở phân môn này khi giới thiệu về một nhạc sĩ, các em chỉ cần nhớ:
+ Năm sinh, nơi sinh, năm mất, mới mất? ( nếu đã mất)
+ Các tác phẩm của nhạc sĩ ấy ( một số tác phẩm tiêu biểu, không phải nhớ hết các tác phẩm).
+ Được Nhà nước phong tặng ( truy tặng ) giải thưởng gì?
+ Tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu trong sách giáo khoa, ra đời năm nào? Hoàn cảnh nào? Trong đó, việc giới thiệu các tác phẩm của nhạc sĩ ấy là quan trọng nhất.
2. Phương pháp học bằng cảm nhận thính giác:
- Theo tôi một trong những thao tác quan trọng khi dạy phân môn âm nhạc thường thức là phải cho học sinh được nghe.
Nghe cái gì?
- Ngoài việc nghe tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu trong sách giáo khoa, giáo viên nên giới thiệu thêm các tác phẩm khác của nhạc sĩ đó, nhất là đối với các nhạc sĩ Việt Nam được giới thiệu toàn bộ chương trình 6, 7, 8, 9. Những nhạc sĩ có công lớn cho nền âm nhạc Việt Nam ( học sinh biết quá ít về tác phẩm của các tác giả này, thay vào đó các em lại biết về những loại ca khúc với giai điệu nhạt nhẽo, nghèo nàn, ca từ sáo rỗng, vô bổ)
- Đương nhiên với thời lượng cho phép trong một tiết học, chúng ta không thể cho học sinh nghe nhiều nhưng ít nhất cũng nghe được trích đoạn qua đó giáo viên khuyến khích các em sưu tầm nghe thêm.
Nghe bằng cách nào? Nghe như thế nào để đạt hiệu quả cao?
- Để tạo sự tập trung lắng nghe của học sinh, chúng ta nên tổ chức thi đua dưới dạng “ nốt nhạc vui” ( mục đích cho học sinh biết thêm các tác phẩm khác của nhạc sĩ).
- Giáo viên chuẩn bị sẵn các tác phẩm khác.
Ví dụ:
Cách 1: Giới thiệu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ( lớp 9 - tiết 10 giáo viên có thể gài trích đoạn các bài nổi tiếng của ông như:
 DÖ AÂM
 MAØU AÙO CHUÙ BOÄ ÑOÄI
- Sau khi nghe giai điệu đoán tên tác phẩm, giáo viên cho nghe lại những trích đoạn đó ( phần có lời).
Cách 2: Trong phần giới thiệu tác phẩm cũng có thể đưa trò chơi có tính vận động “ Ai nhanh nhất”. Ở nhà các em phải chia nhau tìm tác phẩm của nhạc sĩ đó ở thư viện, trên mạng internet
- Giáo viên làm sẵn những bảng nhỏ ghi tên các tác phẩm của nhạc sĩ đó, cũng như của nhạc sĩ khác, mỗi bảng một bài. Từng nhóm một luân phiên lên chọn tên các tác phẩm, trong quá trình các em chọn sẽ có một thư ký của nhóm ghi lên bảng các tác phẩm mà các thành viên trong nhóm chọn, mỗi nhóm khoảng 30 giây.
- Giáo viên kiểm tra và tổng kết, nhóm có số lượng bài của tác giả đó nhiều nhất là thắng, sau đó cho học sinh nghe trích đoạn một số bài mà học sinh các nhóm chọn đúng.
3. Phương pháp thuyết trình:
- Phương pháp này có thể thực hiện ở khối 7, 8, 9 nhưng tốt nhất là khối 8, 9 theo mức độ từng khối lớp. Giáo viên cho học sinh chuẩn bị thuyết trình theo nhóm, các em sẽ tìm hiểu về nhạc sĩ, về thân thế, về tác phẩm của nhạc sĩ đó từ sách giáo khoa, từ những tư liệu khác ở thư viện, trên mạng,
- Giáo viên không đưa ra câu hỏi, chỉ đưa ra những yêu cầu khi thuyết trình:
+ Thời gian: từ 2 đến 3 phút.
+ Nội dung xoáy vào trọng tâm bài
( Ví dụ: Giới thiệu về nhạc sĩ nên xoáy vào thân thế, sự nghiệp, tác phẩm, hoặc hay hơn nữa là nói về phong cách sáng tác, thể loại sáng tác giới thiệu về tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ, cần đi sâu vào điều kiện, hoàn cảnh sáng tác, lý do, mục đích sáng tác tác phẩm đó)
- Học sinh tự giải trình những kiến thức, thông tin mà cả nhóm sưu tầm dưới dạng thuyết trình. Nhóm nào thuyết trình hay, tư liệu tìm tòi được nhiều và nếu tốt hơn nữa các em có thể minh họa vài tác phẩm của nhạc sĩ ( chỉ hát trích đoạn).
Ví dụ: Giới thiệu về nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi.
- Chia lớp thành 4 nhóm, cho bốc thăm để biết vấn đề nhóm mình cần thuyết trình:
+ Hai nhóm sưu tầm về thân thế, sự nghiệp nhạc sĩ Huy Du và một số tác phẩm của ông.
+ Hai nhóm sưu tầm về điều kiện, hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, nội dung của tác phẩm Đường chúng ta đi.
* Qua việc các em tự tìm kiếm thông tin về người nhạc sĩ, họp nhóm thảo luận để rút ra những ý chính đã giúp các em hiểu nhiều hơn về những nhạc sĩ ấy. Thông qua việc này khi giới thiệu về các nhạc sĩ Việt Nam, giáo viên cũng giáo dục các em lòng biết ơn đến những người đã cống hiến, đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nói riêng, những lĩnh vực khác nói chung, và phải tiếp bước các truyền thống ấy bằng thái độ học tập nghiêm túc.
* Vì việc học tập theo cách này hoàn toàn là sự chuẩn bị ở nhà, do đó sẽ có những học sinh lười biếng và ăn theo kết quả làm việc của các bạn trong nhóm
* Để tránh những học sinh lười biếng, không tham gia cùng nhóm trong việc sưu tầm và thảo luận. Giáo viên nên hỏi bất kỳ một vài học sinh trong bất kỳ nhóm nào về quá trình thực hiện nội dung thuyết trình hoặc vài nội dung có trong bài nộp thuyết trình để kiểm tra.
4. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng:
* Yêu cầu của phương pháp này đòi hỏi:
- Giáo viên phải có khả năng sử dụng máy tính và một số chương trình cần thiết trên máy.
- Nhà trường phải có đầy đủ trang thiết bị, phòng chức năng và tốt hơn nữa là có phòng bộ môn
- Đây là dạng giáo án điện tử, phương pháp này có nhiều thuận lợi:
+ Học sinh có thể mắt thấy, tai nghe khi giáo viên giới thiệu bài
+ Hiệu ứng trên máy giúp học sinh hứng thú, tập trung hơn.
+ Học sinh có thể xem phim thay bằng những hình ảnh tĩnh.
+ Có thể chơi các trò chơi ở những phương pháp trên mà giáo viên không cần phải làm bảng phụ câu hỏi và đáp án
Ví dụ: Sơ lược về nhạc hát - nhạc đàn ( lớp 6 - tiết 26 )
- Giáo viên cho học sinh xem trích đoạn phim và hiệu ứng câu hỏi cùng phần trắc nghiệm, học sinh theo hiệu lệnh trả lời. Giáo viên cho hiệu ứng đáp án.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ví dụ: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây ( lớp 7 - tiết 6 )
Giáo viên cho xuất hiện hình nhạc cụ cùng âm sắc của nhạc cụ đó, hỏi tên nhạc cụ, học sinh trả lời. Giáo viên cho xuất hiện đáp án và trích đoạn phim phần nhạc hòa tấu các nhạc cụ đó để minh họa.
1
2
3
 4
 5
6
7
8
9
- Sau đó, củng cố phần này bằng trò chơi “ thử tài”. Giáo viên cho xuất hiện trên màn hình nhạc công cùng tư thế biểu diễn nhạc cụ, nhưng không có nhạc cụ. Sau khi học sinh trả lời, sẽ xuất hiện nhạc cụ. Để tạo thêm không khí sinh động giáo viên có thể đưa hiệu ứng đếm số ngược từ 10 đến 0.
1
2
3
* Không phải các phương pháp này là phương pháp hoàn toàn mới nhưng do cách tổ chức của giáo viên, tạo sự phấn khích thi đua, tạo khả năng tổ chức ( tổ chức nhóm) tạo tinh thần đoàn kết, biết chung sức, chia sẻ,
* Học sinh đã biết tự học, tự tìm tòi khám phá thêm kiến thức cho mình, cho bạn.
* Học sinh thật sự thích thú phân môn này.
* Hình thành cho học sinh tính năng động, có óc tổ chức, tính tập trung, sáng tạo, khả năng tự học tập.
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Nhờ áp dụng những phương pháp mới mà học sinh rất yêu thích khi học phân môn âm nhạc thường thức, các em tham gia rất tích cực vào các hoạt động của giáo viên tổ chức làm cho tiết học sinh động hơn. Giúp học sinh thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng. Những hình ảnh, tiếng đàn và lời ca sẽ làm cho học sinh lấy lại trang thái ban đầu để tiếp tục những giờ học kế tiếp. Cụ thể như sau:
LỚP
SỈ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
61
40
18 ( 45 % )
15 ( 37.5 % )
07 ( 17.5 % )
62
41
14 (34.1 % )
22 ( 53.7 % )
05 ( 12.2 % )
63
41
19 (46.3 % )
 16 ( 39 % )
06 ( 14.7 % )
64
42
23 (54.8 % )
12 ( 28.6 % )
07 ( 16.6 % )
65
43
12 (27,9 % )
 16 ( 37.2 % )
15 ( 34.9 % )
66
39
11 (28.2 % )
22 ( 56,4 % )
06 ( 15.4 % )
67
45
31 (68,9 % )
14 ( 31,1 % )
04 ( 10,8 % )
TC
291
128 ( 44 % )
117 ( 40,2 % )
46 ( 15.8 % )
 	 Ngày 14 tháng 3 năm 2011
 Người viết
 Trương Diệp Phương An

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thcs.doc
Sáng Kiến Liên Quan