Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy chương Số hữu tỉ, số thực - Đại số 7

Mọi vấn đề công việc muốn đạt được kết quả thì cần đến phương pháp thực hiện nó. Không ngoại lệ dạy học toán học cũng là một công việc đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy thích hợp. Khi đó kết quả đạt được không phải chỉ là kiến thức thông thường mà còn trau dồi cho học sinh cách học, sự tư duy sáng tạo của học sinh được pháp huy.

 Không có phương pháp tốt thì kết quả của công việc không cao. Thực trạng giảng dạy ở THCS hiện nay cho thấy vẫn còn sự tồn tại của kiểu dạy học " thầy đọc trò chép"; "thấy viết bài lên bảng, trò ghi vào vở". Truyền thụ kiến thức theo nguyên tắc bình thông nhau; Dạy học kiểu nhồi nhét học sinh rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.

 Đối với bài giảng kiến thức mới như hiện nay phần lớn giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy: Giáo viên nêu vấn đề dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức mới bằng hệ thông câu hỏi gợi mở gợi ý kết hợp chia nhỏ các câu hỏi trong SGK. Học sinh hoàn toàn là người chủ động trong công việc lĩnh hội kiến thức của mình.

 Đối với bài giảng luyện tập học sinh đã được giao bài tập về nhà trước. Trong giờ học sinh tự lên bảng chữa các bài tập, giáo viên chỉ là người uốn nắn bổ xung nhận xét về cách giải và phong cách trình bày của học sinh.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6368 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy chương Số hữu tỉ, số thực - Đại số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy để đạt được yêu cầu của môn học. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần số hữu tỉ nói riêng và chất lượng giảng dạy toán nói chung.
- Giúp học sinh năm được kiến thức cơ bản và phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo .
IV. Nhiệm vụ của đề tài
- Xác định mục tiêu 
- Xác định nội dung cần giảng dạy
- Trên cơ sở đó đưa ra phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy đạt kết quả cao nhất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.
V. Giả thuyết khoa học 
- Nếu việc tìm hiểu phương pháp giảng dạy phần số hữu tỉ ở Bậc THCS thành công thì sẽ đề ra được phương pháp phù hợp, sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh đồng thời phát triển năng lực tư duy của học sinh từ việc học tập toán học.
VI. Phương pháp nghiên cứu 
1. Đọc tài liệu
2. Phương pháp đối chứng cần phải so sánh đối chứng giữa chương trình SGK mới và SGK cũ, giữa phương pháp dạy học mới và phương pháp dạy học cổ truyền.
3. Phương pháp phân tích tổng hợp
4. Phương pháp quan sát
5. Phương pháp thực nghiệm
6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phân II Những nội dung chính
A. Mục tiêu môn học:
Việc xác định mục tiêu bộ môn Toán THCS VN dựa trên các căn cứ:
	+ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục.
- Học sinh cần đạt được: Năng lực hành động có hiệu quả 
- Thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn
- Tự khẳng định mình.
	+ Đặc điểm và vị trí môn Toán
	+ Mục tiêu và đặc điểm của môn Toán Tiểu học, THCS-PTTH.
	+ Đặc điểm của học sinh THCS
Qua đây mục tiêu của môn Toán THCS là:
a. Kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức và phương pháp Toán học phổ thông cơ bản.
- Những kiến thức cơ bản về tập hợp số: Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực, phương trình, bất phương trình
- Một số hiểu biết ban đầu về thống kê
- Những kiến thức cơ bản về khái niệm hình học phẳng.
b. Kĩ năng:
Hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản cần thiết tính toán và sử dụng các công cụ tính toán , thực hiện các phép biến đổi đồng nhất, giải các loại bài tập, sử dụng đồ dùng toán học cùng với việc hoá tình huống, áp dụng kiến thức toán học vào đời sống, có khả năng suy luận hợp lôgíc và có kĩ năng thực hành.
c. Năng lực:
Phát triển năng lực trí tuệ chủ yếu là năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo.
Có khả năng dự đoán quan sát và tưởng tượng. Sử dụng ngôn ngữ một cách khoa học và chính xác đồng thời bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy: linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
Bước đầu cần có năng lực tự học, thích ứng với những thay đổi của thực tiễn để có khả năng tự lập trong lao động và học tập.
d. Thái độ:
ý thức tự học ham muốn tiếp thu và tìm toàn cái mới, có ý thức vận dụng kiến thức toán học và các môn học khác vào đời sống thực tiễn.
B. Mục đích của việc dạy học toán trong nhà trường phổ thông nói chung:
	Ngày nay đang có xu hướng nhìn nhận việc dạy và học toán trong nhà trường PT từ bình diện của chủ nghĩa nhân văn, đồng thời xuất phát từ chính vai trò, công cụ của toán học mà tư tưởng cơ bản chi phối suốt quá trình dạy học toán của nhiều nước trên thế giới là: Toán học dành cho mọi người hay toán học dành cho mỗi người. Việc giảng dạy toán phải hướng tới một mục đích lớn hơn cao hơn là thông qua việc dạy học toán mà phát triển trí tuệ hình thành ở học sinh những phẩm chất tư duy cần thiết. Một nền tảng kiến thức, kĩ năng cơ bản, chắc chắn với chức năng hoàn thiện con người trong xã hội hiện đại. Tạo ra sự năng động và hoà nhập với xã hội. Đó chính là bản chất thực sự của việc dạy học toán trong nhà trường phổ thông.
+ Tiếp tục học tập tìm hiểu toán học dưới bất kì hình thức nào của giáo dục thường xuyên.
+ Hình thành và phát triển phẩm chất tư duy cần thiết cho một con người trong lối sống hiện đại.
+ Hình thành phát triển việc sử dụng ngôn ngữ khoa học, chính xác
- Hình thành phát triển thế giới quan khoa học.
+ Hiểu rõ nguồn gốc thực tiễn của toán học, vai trò của nó trong quá trình phát triển văn hoá, văn minh nhân loại cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, tiến bộ xã hội.
C. Mục đích của việc giảng dạy phần số hữu tỷ:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về tập họp số mới tập chung và các tính chất có trong tập hợp. Đây là một nội dung tương đối khó đối với học sinh. Hơn nữa nội dung này còn được học cao hơn ở các bậc học trên.
	+ Nắm vững khái niệm về tập số hữu tỷ.
	+ Thực hiện thành thạo các phép tính về phân số.
	+ Biết so sánh hai phân số
	+ Biểu diễn một số hữu tỉ trên trục số
	+ Biết biểu diễn một số hữu tỷ bằng nhiều phân số “ bằng nhau”
+ Nắm chắc các tính chất của tỷ lệ thức, của dãy tỷ số bằng nhau.
+ Biết tính phần trăm giải đúng bài toán về tỉ xích số.
+ Biết thực hiện các phép tính về số gần đúng.
D. Nét đặc trưng trong dạy toán học
- Dạy học toán là dạng hoạt động toán học do đó cần biết quá trình sáng tạo các khái niệm, định lý, biết vận dụng kiến thức có niềm tin vào khả năng toán học của mình.
- Đặc trưng của toán học là trừu tượng hoá cao độ, có tính logíc chặt chẽ vì vậy trong dạy học ngoài suy diễn logíc còn cần phải sử dụng trực quan toán học. Dạy học cần cân đối giữa trực quan và trừu tượng. Giữa suy luận có lý và suy luận có căn cứ.
- Trong giảng dạy giáo viên phải kết hợp khéo léo tiến trình của bài giảng, có thể gài sẵn một vài “ cái bẫy” để từ đó học sinh có thể phát hiện ra vấn đề.
Sau đây là một vài vấn đề cụ thể:
* Dạy học khái niệm cần chú ý:
Hai con đường hình thành khái niệm là quy nạp và suy diễn.
- Hai hoạt động logíc về khái niệm - Định nghĩa và phân chia khái niệm.
- Quy trình dạy khái niệm mới thường là: Nhận dạng và thể hiện sắp xếp khái niệm mới vào hệ thống khái niệm đã có.
* Dạy học định lý:
Con đường tiếp cận định lý là suy diễn và suy đoán.
Hoạt động logíc đầu trên đặc trưng là chứng minh định lý.
Quy trình dạy: Nhận dạng - Chứng minh - hệ thống hoá -> Kết quả rút ra.
* Dạy học giải bài tập cần chú ý:
- Sử dụng bài tập với nội dụng ý: (Hình thành tri thức, củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo)
- Giáo dục tư duy thuật toán
- Rèn luyện thực hành giải toán
E. Thực trạng của việc giảng dạy phần “ số hữu tỷ. Số thực”
- Đây là một chương mở đầu theo SGK mới Đại số 7. Và là chương II - ĐS 7 theo SGK cũ. Đại số 7 là môn học mới mở đầu trên học sinh được tiếp xúc. Do đó các em có thể bị lúng túng trong việc học tập ngoài ra phần số hữu tỷ hoàn toàn mới lạ do vậy các học sinh có thể gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải đưa ra phương pháp mới để học sinh chủ động tiếp thu một cách tốt hơn so với việc tiếp thu thụ động của phương pháp giảng dạy cổ truyền áp đặt.
Việc giảng dạy bằng phương pháp cổ truyền hiện nay vẫn được áp dụng giảng dạy rất rộng rãi đặc biệt là đối với những giáo viên đã đứng tuổi. Khi đưa phương pháp mới vào giảng dạy cần phải có sự bồi dưỡng nghiệp vụ thêm cho giáo viên. Từ đó mới dẫn đến đổi mới phương pháp giảng dạy.
II. Nội dung phân môn của phần số hữu tỷ. số thực - Đại số 7
1. Theo chương trình sgk (năm học 2002-2003 )
	1- Phân số
	2- Tập hợp các số hữu tỷ
	3- Thứ tự trong Q
	4- Phép cộng và phép trừ trong Q
	5- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỷ
	6- Phép nhân trong Q
	7- Phép chia trong Q
	8- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng và ứng dụng,
	9,10,11- Luỹ thừa của một số hữu tỷ
	12,13,14- Tỉ lệ thức
	Các tính chất của tỷ lệ thức
	Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
2. Theo chương trình SGK(năm học 2003-2004 ) 
	Mở đầu bổ túc về phân sô
	1- Tập hợp Q các số hữu tỷ
	2- Cộng, trừ số hữu tỷ
	3- Nhân, chia số hữu tỷ
	4- Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỷ
	Cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân
	5- Luỹ thừa của một số hữu tỷ
	6- Luỹ thừa của một số hữu tỷ
	7- Tỷ lệ thức
	8- Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
	9- Số thập phân hữu hạn
	Số thập phân vô hạn tuần hoàn.
	10- Làm tròn số
	11- Khái niệm căn bậc hai. Số vô tỷ
12- Số thực
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học đổi mới là từ ví dụ, bài tập và hình ảnh thực tế mà từ đó đi đến kiến thức mới, học sinh tự tìm ra những điều thắc mắc khắc sâu kiến thức bằng hệ thống câu hỏi, gợi ý của người giáo viên: Quá trình chiếm lĩnh tri thức toán học của học sinh là quá trình tái tạo lại khái niệm, định lý, quy tắc gần giống như việc hình thành kiến thức ấy trong lịch sử => phương pháp dạy học đổi mới ưu tiên đi từ quy nạp phân tích đến suy diễn tổng hợp. Tuy nhiên như trên không phải là “ bài tập hoá” lý thuyết PPDH đổi mới rất coi trong việc giảng giải, trình bày kiến thức có hệ thống, khái quát làm mềm mại tư duy bằng nhiều hoạt động độc đáo và đa dạng.
So với chương trình SGK (NH 2002-2003) chương trình SGK mới (xét về chương số hữu tỷ) có sự rút ngắn hơn về số tiết dạy mặt khác còn mở rộng hơn cho học sinh về số vô tỷ, khái niệm căn bậc 2 rồi bước đầu cho học sinh tiếp cận với số thực. Để phục vụ cho học sinh những chương học sau đó.
	+ Việc giảng dạy trước tiên người giáo viên phải nắm chắc kiến thức cơ bản của từng tiết dạy.
Chẳng hạn với khái niệm số hữu tỷ được hình thành từ việc trừu tượng hoá số nguyên Z. Khái niệm số hữu tỷ được hình thành dưới sự suy diễn từ hình ảnh phân sô. Giáo viên đưa ra các sô nguyên sau đó hình thành từ các số nguyên đó ( viết các số nguyên) dưới dạng phân số.
Ví dụ: 3, -7, -125, 2
Đưa về dạng phân số học sinh hoàn toàn thực hiện được bằng hệ thống kiến thức bổ túc về phân số:
	3=3/1; -7=-7/1; -1.25=-125/100=-5/4; 2=19/7
Giáo viên đưa ra khẳng định
	Các số trên gọi là các số hữu tỷ
Và đưa ra định nghĩa: Số hữu tỷ là các số có thể viết được dưới dạng a/b với a,b Z.(b # 0)
Có thể có những câu hỏi lật ngược lại vấn đề giúp học sinh nắm chắc về khái niệm số hữu tỷ hơn.
? Số nguyên a có được gọi là số hữu tỷ không? Vì sao?
Việc biểu diễn số hữu tỷ trên trục số lại có sự xuất phát từ việc biểu diễn các số nguyên, các phân số trên trục số từ đó hình thành phương pháp biểu diễn số hữu tỷ trên trục số cho học sinh.
Cũng cần lưu ý trong việc hình thành khái niệm số hữu tủ cần giải thích rõ về tập số so với Z và N bằng biểu đồ Ven.
N
Z
Q
Tập số TN
Tập số nguyên
Tập số hữu tỉ
Hình thành KN số hữu tỉ và đi đến việc so sánh hai số hữu tỷ lại khác nhau. Khái niệm số hữu tỷ được hình thành trên cơ sở phân số và số nguyên còn việc so sánh hai ố hữu tỷ có thể thực hiện được bằng hai con đường.
+ Biểu diễn trên trục số
Ví dụ: 2 số hữu tỷ 3/4 và 11/6 sử dụng trục số.
	 0 3/4 1 11/6 2
Dựa trên trục số học sinh có thể biết được kết quả 11/6>3/4 cũng như việc hình thành so sánh 2 số hữu tỷ với nhau.
Cho 2 số hữu tỷ x=a/m, y=b/n.
x>y thì trên trục số x ở bên trái của y
	+ Đưa về hai phân số có cùng mẫu số sau đó so sánh các tỷ số với nhau:
Giả sử với ví dụ trên: 3/4 và 11/6 
	3/4=9/12 và 11/6=22/12
	9/1222
=> Học sinh tự hình thành việc so sánh hai phân số.
	+ Cũng như việc hình thành số nguyên. Khi xây dựng khái niệm số hữu tỷ cần giúp học sinh nhận biết số hữu tỷ âm, dương và những số không là số hữu tỷ.
	+ Cơ sở của sự nhận biết này là dựa trên trục số và so sánh với số 0.
Cần lưu ý học sinh số 0 không là số hữu tỷ âm cũng không là số hữu tỷ dương.
Cuối bài giáo viên có thể đưa ra một loạt số hữu tỷ cho học sinh nhận biết số hữu tỷ âm, dương, không là số hữu tỷ âm, dương.
* Một số bài toán.
Cho hai số hữu tỷ a/b và c/d (b>0, d>0) 
CMR: Nếu a/b < c/d thì a/b< (a+c)/(b+d)<c/d
Lời giải: Ta có: a/b ad<bc.
	 ú ad+ab<bc+ab
 	 ú a(b+d)<(a+c)b.
Hay	 ú a/b<(a+c)/(b+d)
Ta lại có: 	ad+cd<cb+cd
	d(a+c)<c(b+d)
	hay	(a+c)/(b+d)<c/d
	hay	a/b<(a+c)/(b+d)<c/d
áp dụng bài toán trên hãy viết 3 số hữu tỷ xen giữa (-1)/2 và (-1)/3
áp dụng ta có:
	(-1)/2 (-1)/2 <(-2)/5<(-1)/3
	(-1)/2 (-1)/2 <(-3)/7<(-2)/5
	(-1)/2 (-1)/2 <(-4)/9<(-3)/7
Vậy 3 số xen giữa là : 	(-1)/2 < (-4)/9<(-3)/7 <(-2)/5<(-1)/3
* Đối với bài học cộng, trừ hai, các số hữu tỷ
Giáo viên cần để cho học sinh nắm bắt kiến thức một cách rất chủ động có thể sử dụng hệ thống câu hỏi không nhiều, hoặc từ những ví dụ đơn giản dẫn tới miền kiến thức của bài.
Cần lưu ý kĩ cho học sinh về tính chất của phép cộng trong Q phép trừ của x cho y là phép cộng của x với số đối của y. 
Đối với việc làm bài tập, giáo viên có thể mở rộng đối với việc cộng trừ các số hữu tỷ, thay đổi đề toán nhằm đánh lạc hướng đối với học sinh nhằm mục đích xem sự nắm bắt bài học của học sinh: 
Ví dụ: Trong bài tập(cộng, trừ số hữu tỷ) có thể ra bài tập dạng:
Tìm x biết:
a) x-(1/12-3/4)=1/6
Lời giải:
	ú x-[(-8)/12]=1/6
	ú x=1/6-4/6 =(-3)/6
Hoặc có thể ra bài tập về tìm phần nguyên của x. [x]
Tìm [x] biết:
	x-1<5<x
=> 	5 Phần nguyên [x]=5
Tìm phần lẻ của x
	{x}=x-{x}
Ví dụ: x=(-15)/4 	=> [x]= -4 khi đó: (-15)/4+4=1/4={x}
	X=3/2	=> [x]= 1 khi đó: {x}=3/2-1=1/2
* Việc nhân, chia các số hữu tỷ có thể áp dụng quy tắc nhân chia phân số đã học để thực hiện.
Đối với phép chia của x cho y (x,yQ) thực chất là phép nhân của x đối với nghịch đảo của y là 1/y
Lưu ý kĩ học sinh về phép tính chất của phép nhân trong Q có các tính chất cơ bản như phép nhân trong Z.
	Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, tính chất phân phối giữa 2 phép nhân và cộng.
Trong phần tính chất giáo viên nên đưa ra các ví dụ để học sinh rút ra kết luận về tính chất của phép nhân trong Q từ các ví dụ cụ thể áp dụng bằng những số hữu tỷ.
* Bài : 	Giá trị tuyệt đối của 1 số hữu tỷ
	Cộng, trừ, nhân, chia thập phân
Đối với giá trị tuyệt đối của một số hữu tỷ kí hiệu là |x|
	|x|=
Giáo viên cần nhấn mạnh phần
	|x|=-x nếu x<0
Tại sao lại là -x? Khi học sinh giải thích được vấn đề này thì khi đó học sinh đã nắm được bản chất của giá trị tuyệt đối đó là:
Giá trị tuyệt đối của một số bất kì (hữu tỷ) luôn là một số lớn hơn hoặc bằng 0.
Có rát nhiều học sinh nhầm lẫn về vấn đề này nên giáo viên cần có sự chú ý đặc biệt đến nó.
Cần có nhiều ví dụ đặc biệt để khẳng định việc nắm kiến thức của học sinh.
Ví dụ: Tính |x| với
	x=(-1)/7, x=(-2)/(-9), x=(-3).2/5
	|x-1|=? Với x<1
|x-1|=-(x-1)=(1-x) do x-1<0 (x<1).
Đối với việc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân giáo viên cần đưa ra nhiều ví dụ bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh nhạy của học sinh và giúp học sinh tìm ra nhiều cách tính ở một bài tập cụ thể.
Ví dụ 1: 0,245-2,134
245/1000-2134/1000=- 1889/1000=1,889
Hoặc có thể thực hiện trực tiếp ta cũng được kết quả như vậy
Ví dụ 2: (0,408): (0,34)=(0,408:0,34)=1,2
* Luỹ thừa của một số hữu tỷ
Đối với việc giảng dạy khái niệm luỹ thừa của một số hữu tỷ giáo viên cần thực hiện đủ các bước dạy khái niệm.
Tuy nhiên đối với bài này có thể rút ngắn các bước. Giáo viên chỉ cần đưa ra một số ví dụ cụ thể sau đó tổng quát khái niệm. Hoặc có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở kèm theo ví dụ.
Cần lưu ý học sinh về quy ước x0=1 với x là 1 số hữu tỷ khác 0.
Với việc tính tích và thương của hai số luỹ thừa cùng cơ số giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa trên cơ sở luỹ thừa của hai số tự nhiên.
Đưa ra một số ví dụ và tổng quát nên quy tắc áp dụng chung cho việc tính tích và thương của hai luỹ thừa 2 số hữu tỷ.
Cần lưu ý học sinh tính luỹ thừa của luỹ thừa.
Có thể biểu thị trực quan bằng cách sử dụng ô trống, sơ đồ để áp dụng vào bài tập cho học sinh.
Chẳng hạn có thể có dạng bài tập
hoặc [(0,1)4] =[0,1]12
Đối với việc giảng dạy luy thừa của một tích và một thương cần cho học sinh dự đoán trực quan các ví dụ về so sánh từ đó có thể dễ dàng đi đến những tính chất, quy tắc cần thiết cho việc tính toán. Chẳng hạn có thể đưa ra ví dụ:
So sánh: (4.7)2 và 42.72
So sánh: [(-2)/3]2 và [(-2)3/33
Về bài tập giáo viên đưa ra bài tập chọn lọc và củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời rèn luyện TD.
Chẳng hạn: CMR
	109+108+107 Chia hết cho 222
	817-279-913 Chia hết cho 45
Lời giải
	109+108+107=(2.5)7(102+10+1)
	= 26.57.2.111:22
* Tỉ lệ thức
Đối với bài dạy này giáo viên cũng nên đưa ra ví dụ cụ thể sau đó học sinh tự đưa ra định nghĩa.
Ví dụ: So sánh hai tỉ sô: 15/21 và 12,5/17,5
Khi đã thực hiện bài toán -> giáo viên đưa ra kết luận về bài toán sau đó học sinh có thể tự đưa ra định nghĩa.
Để khắc sâu vấn đề nàu giáo viên có thể đưa ra dạng bài tập làm nhanh chẳng hạn:
Các tỉ số sau có lập thành tỉ lệ thức không? Vì sao?
2/5:4 và 4/5:8.
Kiến thức trọng tâm của bài chính là tính chất của tỉ lệ thức
Khắc sâu hai tinh chất và từ các tính chất đó gợi mở cho học sinh suy ra được các đẳng thức khác.
Chẳng hạn: Từ ad=bc
	=>Tính chất, đẳng thức nào?
Đặc biệt lưu ý về dãy tỉ số bằng nhau.
Kiến thức của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau được áp dụng rất nhiều ở các lớp trên, các bậc học trên do vậy giáo viên không những phải hướng học sinh nắm được kiến thức mà còn phải giúp học sinh khả năng vận dụng linh hoạt vào các bài tập.
Cũng như các bài trước bài này giáo viên có thể sử dụng cách dạy đưa ví dụ cụ thể cho học sinh thực hiện sau đó rút ra các kết luận tổng quát.
Về phần bài tập giáo viên có thể đưa ra dạng bài tập.
Số viên bi của A,B,C tỉ lệ: 2,4,5 
Tính số bi của A,B,C biết tổng số bi là 44.
Tính chất dãy tỉ số bằng nhau: x/2=y/4=z/5=(x+y+z)/11=44
=> Kết quả x,y,z (với x,y,z lần lượt là số bi của A,B,C.)
Hoặc đưa ra bài tập với những số phức tạp hơn
Chẳng hạn : Bài tập
Tổng các luỹ thừa lậc 3 của 3 số là - 1009 biết tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ hai là 2/3 giữa số thứ nhất và số thứ 3 là 4/9. Tìm 3 số đó.
Lời giải
	Gọi m,n,p là 3 số phải tìm ta có:
m/2=n/3, m/4=p/9
-> m/4=n/6=p/9=k vì thế mà ta có: m=4k.-> n=6k, p=9k.
Khi đó: m3+n3+p3=(4k)3 +(6k)3+(9k)3= -1009
-> k3=-1=> k=-1-> m=-4, n=-6, p=-9.
	Số thập phân hữu hạn 
	Số thập phân vô hạn tuần hoàn
Đối với bài này giáo viên cũng có thể dùng phương pháp đưa ra ví dụ cụ thể học sinh thực hiện và tự đưa ra kết luận.
	Kết luận quan trọng của bài mà giáo viên cần nhấn mạnh là: Mỗi số hữu tỷ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và ngược lại .
Bài tập giáo viên đưa ra chủ yếu là về phân số.
Tức là những số chia cho nhau => số thập phân:
Chẳng hạn:
	Cho phân số A=3/2.
a) Hãy điền vào ô trống số nguyên tố 1 chữ số để A viết được dưới dạng thập phân hữu hạn. Có mấy số như vậy?
b) Hãy điền vào 1 số có 1 chữ số để A là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
* Đối với bài làm tròn số:
	Khái niệm căn bậc 2, số vô tỷ
	- Số thực
Là một trong những khái niệm mở đầu phục vụ cho tâp hợp số mới song giáo viên cũng cần đưa ra một cách cặn kẽ để giúp học sinh tiếp cận tốt hơn cho những bài của chương sau.
Tuy nhiên trong chương số hữu tỷ của sgk mới giáo viên khi giảng dạy cần nhấn mạnh kĩ hơn về tính chấn phân phối của phép nhân phân phối đối với phép cộng.
	Trong toàn bộ chương số hữu tỷ phương pháp mới cần áp dụng vào chương là rất quan trọng và phù hợp trong việc giảng dạy.
* Đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học toán.
1. Học sinh tự tìm ra kiến thức bằng hoạt động giải bài tập
2. Đối thoại HS-HS, GV-HS
3. Hợp tác với GV khẳng định kiến thức do HS tìm ra.
4. HS học cách học, cách giải quyết vấn đề.
5. Học sinh tự đánh giá, điều chỉnh làm cơ sở cho GV cho điểm cơ động.
kết luận
Vấn đề mà đề tài đăt ra là một vấn đề cấp thiết của ngành GD hiện nay đó là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực tư duy của học sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài để thực hiện được nhiệm vụ này kinh nghiệm cho thấy:
	Trước tiên đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự học hỏi tìm tòi để thay đổi phương pháp giảng dạy: Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đạo dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới.
	Chương trình SGK mới (năm học 2003-2004) có ưu điểm hơn so với SGK cũ (năm học 2002-2003). Xong cần phải có phương pháp dạy học phù hợp thì kết quả mang lại sẽ cao hơn. 
	Đối với bản thân là một người giáo viên, đang là thế hệ trẻ đã được tiếp xúc và tiếp thu những kinh nghiệm trong việc giảng dạy của đồng nghiệp... Ngoài ra còn cần phải tích cực học hỏi nhiều hơn nữa về phương pháp giảng dạy mới để việc dạy học luôn đạt được kết quả cao.
	Trong qúa trình áp dụng kinh nghiệm vào giảng dạy có thể còn có những vấn đề chưa hợp với những đối tượng của các đồng nghiệp. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp về vấn đề này. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_day_chuong_so_huu_ti.doc
Sáng Kiến Liên Quan