Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập di truyền quần thể

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.Khái quát hóa về thực trạng giảng dạy phần nội dung di truyền quần thể ở trường THPT hiện nay.

Thời gian giảng dạy theo phân phối chương trình quá ít so với lượng kiến thức yêu cầu của sách giáo khoa.

Trong các tiết trên lớp giáo viên chỉ đủ thời gian giảng dạy kiến thức lý thuyết, không có nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập và cách giải từng dạng bài tập đó, có chăng chỉ hướng dẫn giải một số bài tập cụ thể. Trong đề thi học sinh giỏi các cấp, đề thi đại học ta gặp nhiều dạng bài tập khác nhau, thường học sinh phải mò mẫm giải các bài tập đó dựa vào những bài tập cụ thể đã được giáo viên hướng dẫn giải trước đó chứ không dựa vào công thức chung để vận dụng linh hoạt cho từng dạng bài tập.

2. Những vấn đề rút ra từ thực trạng và nguyên nhân.

Thời gian giảng dạy theo phân phối chương trình quá ít so với lương kiến thức học sinh cần phải hiểu để đáp ứng được yêu cầu dự thi đại học, học sinh giỏi các cấp

Giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được sâu sắc tầm quan trong của phần bài tập di truyền quần thể bổ sung củng cố thêm cho phần lý thuyết của nó.

Việc giải các dạng bài tập chỉ chú trọng giải bài tập cụ thể mà chưa đi sâu vào khái quát hóa bằng công thức chung cho từng dạng bài tập.

Sách gáo khoa, sách bài tập và tài liệu tham khảo về phân môn di truyền học đề cập chưa nhiều vào di truyền học quần thể và chưa chú trọng phân loại bài tập.

Yêu cầu của giảng dạy bài tập di truyền quần thể.

Bài tập di truyền quần thể gồm nhiều dạng khác nhau vì vậy để học sinh tiếp thu tốt cách giải từng dạng một cần có cơ sở toán học, các bước giải bài tập, các công thức cụ thể cho từng dạng bài tập.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập di truyền quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; aa = 0,82 = 0,64
BB = 0,62 = 0,36; Bb = 2 x 0,6 x 0,4 = 0,48; bb = 0,42 = 0,16. 
Mà 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau Þ Các tính trạng di truyền độc lập ÞTỉ lệ kiểu hình thân caoA- , hoa xanh bb trong quần thể là: 
(0,04 + 0,32) x 0,16 = 0,0576
Đáp án C.
Câu 2: ở một loài thực vật, A quy định thân cao; a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng; các gen nằm trên các cặp NST khác nhau và trội hoàn toàn. Một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ các kiểu hình là 42,84% cây thân cao, hoa đỏ : 8,16% cây thân cao, hoa trắng : 7,84% cây thân thấp, hoa trắng : 41,16 % cây thân thấp, hoa đỏ. Tỉ lệ kiểu gen AaBb trong quần thể là:
A. 0,48	B. 0,2016	C. 0,4284	D. 0,32
Giải: Xét từng cặp tính trạng ta có:
- Tỉ lệ cây thân thấp có kiểu gen aa là: 7,84 + 41,16 = 49% Tần số alen a là: = 0,7 Tần số alen A là: 1 – 0,7 = 0,3.
Tỉ lệ các kiểu gen quy định chiều cao thân là: AA = 0,32 = 0,09;	aa = 0,72 = 0,49;	
Aa = 1 – 0,09 – 0,49 = 0,42
- Tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen bb là: 7,84 + 8,16 = 16% Tần số alen b là: = 0,4 Tần số alen B là: 1 – 0,4 = 0,6.
Tỉ lệ các kiểu gen quy định màu sắc hoa là: BB = 0,62 = 0,36;	bb = 0,42 = 0,16;	
Bb = 1 – 0,36 – 0,16 = 0,48
Vậy tỉ lệ kiểu gen AaBb trong quần thể là: 0,42Aa x 0,48Bb = 0,2016
Câu 3: Một quần thể đạt cân bằng di truyền có tần số các alen của 2 gen phân li độc lập như sau: 0,6A; 0,4a; 0,4B; 0,4b; 0,2b1. Giả sử quần thể có 10000 cá thể thì số lượng cá thể có kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen là:
A. 5200	B. 3600	C. 1872	D. 8800	
Giải: Xét mỗi gen riêng lẻ thì ta có:
Tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp về gen thứ nhất là: AA = 0,62 = 0,36; aa = 0,42 = 0,16
Tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp về gen thứ 2 là: BB = 0,42 = 0,16; b1b1 = 0,22 = 0,04; bb = 0,42 = 0,16
Vậy tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen là: 
(0,36 + 0,16) x (0,16+0,16+0,04) = 0,1872
Nếu quần thể có 10000 cá thể thì số cá thẻ có kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen là:
0,1872 x 10000 = 1872.
Đáp án C.
Câu 4: Một quần thể có thế hệ xuất phát ban đầu là 100% cây quả đỏ tròn có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen phân li độc lập. Sau 1 thế hệ ngẫu phối thu được F1 có 4 kiểu hình cây quả đỏ tròn; cây quả đỏ dài; cây quả vàng tròn và cây quả vàng dài. Cho tất cả các cây quả đỏ tròn F1 ngẫu phối thì tỉ lệ kiểu hình quả dài vàng ở F2 là:
A. 1/4	B. 1/3	C. 1/9	D. 1/81
Giải: Các cây có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen có kiểu hình quả đỏ, tròn Qủa đỏ, tròn là 2 tính trạng trội so với quả vàng dài.
Giả sử A quy định quả đỏ; a quy định quả vàng; B quy định quả tròn; b quy định quả dài.
Khi các cây dị hợp 2 cặp gen ngẫu phối, xét riêng từng cặp gen ta có:
Aa x Aa à 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa (3/4 quả đỏ A - : 1/4 quả vàng aa)
Bb x Bb à1/4 BB : 1/2 Bb : 1/4 bb (3/4 quả tròn B - : 1/4 quả dài bb)
Như vậy trong số các cây quả đỏ, tròn F1 thì tỉ lệ các kiểu gen là:
AABB = ;	AABb = AaBB = 
AaBb = 
Như vậy tỉ lệ loại giao tử ab do các cây quả đỏ tròn F1 tạo ra là: ( Vì cơ thể AaBb tạo giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/4)
Vậy kiểu hình quả vàng, dài ở F2 là: 1/9 x 1/9 = 1/81
Đáp án D.
 Dạng 6: ở thế hệ xuất phát quần thể không đạt cân bằng di truyền hoặc tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở 2 giới đực cái không ngang nhau.
Khi đó ta xác định tỉ lệ các giao tử đực và giao tử cái sau đó cho các loại giao tử này kết hợp tự do để xác định đời con.
Câu 1. Một quần thể có thế hệ xuất phát là: tỉ lệ các kiểu gen ở giới đực là: 0,32 BB : 0,56 Bb : 0,12bb; ở giới cái là: 0,18BB : 0,32Bb : 0,5bb. Sau 4 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến thì tần số các alen B, b trong quần thể là:
A. B=0,47; b = 0,53	B. B = 0,51; b = 0,49
C. B = 0,63; b = 0,37	D. B = 0,44; b= 0,56
Giải: Tỉ lệ các loại giao tử đực ở thế hệ xuất phát là: B = 0,32 + 0,56/2 = 0,6; b = 0,4
Tỉ lệ các loại giao tử cái ở thế hệ xuất phát là: B = 0,32/2 + 0,18 = 0,34; b = 0,66
Như vậy cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là: BB = 0,6 x 0,34 = 0,204
bb = 0,4 x 0,66 = 0,264;	Bb = 1 – 0,204 – 0,264 = 0,532
Tần số các alen B, b của quần thể ở F1 là: B = 0,204 + 0,532/2 = 0,47; b = 0,53
Qúa trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số các alen nên ở F4 tần số B, b vẫn giữ nguyên: B = 0,47; b = 0,53
Đáp án A.
Câu 2: ở một quần thể của loài ngẫu phối, thế hệ xuất phát có 100 cá thể trong đó có 64 con cái mang kiểu gen AA, 32 con cái mang kiểu gen Aa, 4 con đực mang kiểu gen aa. ở thế hệ F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
A. .	B. .	C. .	D. .	
Giải: Xét ở thế hệ xuất phát: Tỉ lệ các loại giao tử cái là: A= 5/6; a = 1/6; 
tỉ lệ giao tử đực là 100% a. 
Khi ngẫu phối tạo F1 có tỉ lệ các kiểu gen là: 
Aa = 5/6 x 1 = 5/6; aa = 1/6 x 1 = 1/6. 
Tần số các alen A, a ở đời F1 là: A = = 5/12 ; a = 7/12
F1 ngẫu phối tạo F2 thì F2 đạt cân bằng di truyền nên có tỉ lệ kiểu gen Aa là:
 2 x = 	
ở thế hệ F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 35/72.
Đáp án C.
Câu 3: ở người, gen B quy định hói đầu; b quy định kiểu hình bình thường; kiểu gen Bb quy định hói đầu ở nam và bình thường ở nữ. Trong 1 quần thể cân bằng di truyền tỉ lệ người bị hói đầu là 10%. Cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb	B. 0,0025BB : 0,0975Bb : 0,9bb
C. 0,81BB : 0,18 Bb : 0,01bb	D. 0,9BB : 0,0975Bb : 0,0025bb.
Giải: Gọi p, q lần lượt là tần số các alen B, b trong quần thể.
Quần thể đạt cân bằng di truyền ta có tỉ lệ các kiểu gen là: BB = p2; Bb = 2pq; 
bb = q2. 
Người hói đầu là người có kiểu gen BB hoặc nam giới có kiểu gen Bb; mà tỉ lệ nam : nữ = 1:1 Tỉ lệ người hói đầu trong quần thể là: p2 + = 0,1 hay 10%.
Mặt khác p + q = 1. Giải ra ta có: p = 0,1; q = 0,9. Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: BB = 0,12 = 0,01; Bb = 2 x 0,1 x 0,9 = 0,18; bb = 0,92 = 0,18.
Đáp án A.
Câu 4: ở một loài động vật ngẫu phối, kiểu gen BB quy định mắt đỏ; Bb quy định mắt đỏ son; bb quy định mắt trắng. Một quần thể có 100 con đực mắt đỏ; 250 con đực mắt đỏ son; 150 con đực mắt trắng; 500 con cái mắt đỏ; 800 con cái mắt đỏ son; 200 con cái mắt trắng. Sau 1 thế hệ cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,32BB : 0,49Bb : 0,19bb	B. 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb 
C. 0,27BB : 0,51Bb : 0,22bb	D. 0,267BB : 0,516Bb : 0,217bb
Giải: Như vậy số lượng các cá thể đực có kiểu gen khác nhau là: 100BB; 250Bb; 150bb Tỉ lệ các loại giao tử đực được tạo ra là: B = = 0,45; 
b = 1 – 0,45 = 0,55
Số lượng các cá thể cái có kiểu gen khác nhau là: 500BB; 800Bb; 200bb Tỉ lệ các loại giao tử cái được tạo ra là: B = = 0,6; 
b = 1 – 0,6 = 0,4.
Khi ngẫu phối ta có cấu trúc di truyền ở F1 là: BB = 0,6 x 0,45 = 0,27
bb = 0,4 x 0,55 = 0,22; 	Bb = 1 – 0,27 – 0,22 = 0,51
Đáp án C.
Câu 5: Một quần thể có 300 cá thể đực có kiểu gen AA; 200 cá thể cái có kiểu gen Aa; 300 cá thể cái có kiểu gen aa. Sau một số thế hệ ngẫu phối quần thể đạt cân bằng di truyền. Khi đó cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa	B. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa	
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25 aa	D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
Giải: Ở thế hệ xuất phát ta có: Loại giao tử đực được hình thành là: 100%A
Các loại giao tử cái được hình thành là: A = ; a = 0,8.
Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ F1 là:	AA = 1 x 0,2 = 0,2; 	Aa = 1 x 0,8 = 0,8
Khi đó tần số các alen A và a là: A = 0,2 + 0,8/2 = 0,6;	a = 0,4
Khi quần thể đạt cân bằng di truyền thì tần số các alen không đổi và cấu trúc di truyền của quần thể là: 	AA = 0,62 = 0,36;	aa = 0,42 = 0,16; 
Aa = 1 – 0,36 – 0,16 = 0,48
Đáp án A.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TỔNG HỢP
Câu 1: Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền:
Quần thể
Tần số kiểu gen AA
Tần số kiểu gen Aa
Tần số kiểu gen aa
A
0
1,0
0
B
0
0
1,0
C
1,0
0
0
D
0,2
0,5
0,3
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2010)
Câu 2: ở người, hệ nhóm máu ABO do 3 alen quy định là IA; IB và IO. Trong đó, kiểu gen IAIA và IAIO quy định nhóm máu A; IBIB và IBIO quy định nhóm máu B; IOIO quy định nhóm máu O; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB . 
Trong một quần thể cân bằng, cứ 1000 người thì có 80 người nhóm máu B dị hợp tử và 10 người nhóm máu O. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B, xác suất sinh con đầu lòng có nhóm máu O là:
	A. 1/500 B. 1/256	 C. 1/42	 D. 1/45
Câu 3: Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con trai đầu lòng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
A. 0,0198.	 B. 0,9899.	 C. 0,000049.	 D. 0,00098.
Câu 4: Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?
A. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53.
B. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P.
C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P.
D. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.
Câu 5: Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3.
B. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48.
C. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
D. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền.
Câu 6: Cho 2 cá thể có kiểu hình khác nhau giao phối; F1 thu được tiếp tục ngẫu phối đến F4 thu được 180 cây hoa trắng và 140 cây hoa đỏ. Biết tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tỉ lệ cây đồng hợp tử trội ở F4 là:
A. 25%.	B. 6,25%.	C. 50%. D. 12,5%.
Câu 7: Ở lợn, tính trạng màu lông do một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định, biết: lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông trắng. Một quần thể lợn đang ở trạng thái cân bằng có 336 con lông đen và 64 con lông trắng. Tần số alen trội là
A. 0,89.	B. 0,81.	C. 0,60.	D. 0,50.
Câu 8. ở ruồi giấm gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen. Phép lai ruồi đực thân xám với ruồi cái thân đen thu được F1 50% ruồi thân xám; 50% ruồi đen. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên thế hệ F2 có tỷ lệ các kiểu gen là 
A. 0,125BB:0, 5Bb:0,375bb.	 B.0,375Bb:0, 0625BB:0,5625bb 
 	C. 0,25BB:0,5Bb:0,25bb	 D. 0,5625BB:0,375Bb:0,0 625bb
Câu 9. Cho gen A quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Thế hệ ban đầu (P0) có 1 cá thể mang kiểu gen Aa và 2 cá thể mang kiểu gen aa. Cho chúng tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 3. Theo lí thuyết ở thế hệ thứ 4 quần thể có
	A. 0,75% hạt đỏ: 0,25% hạt trắng.	 	B. 0,5 hạt đỏ: 0,5 hạt trắng.
	C. 0,168 hạt đỏ: 0,832 hạt trắng. 	D. 0,31 hạt đỏ: 0,69 hạt trắng.	
Câu 10: Một quần thể thực vật gồm 150 cây AA và 100 cây Aa giao phấn tự do. ở thế hệ F4 quần thể này có cấu trúc là:
	A. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa	B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa	D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
Câu 11: ở người, gen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định da bị bạch tạng. Khảo sát một thành phố có 10 triệu dân, người ta thấy có 1000 người bị bạch tạng. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thì trong thành phố có số người chứa ít nhất một alen lặn là
	A. 100000 người.	 	B. 198000 người.	
	C. 9801000 người.	D. 199000 người.
Câu 12: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là: 
A. 0,0125%	 	B. 0,025% 	C. 0,25% 	D. 0,0025%. 
Câu 13 : Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là: 	
	A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
	C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa
(Đề thi đại học năm 2011)
Câu 14: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là:
	A.0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa B.0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa 
	C.0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa D.0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa
(Đề thi đại học năm 2011)
Câu 15: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là: 
A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 	B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 
C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 	D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 
(Đề thi đại học năm 2012)
Câu 16: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau: 
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. 
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. 
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. 
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. 
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp: 
	A. (2), (4). 	 B. (3), (4). C. (1), (2). 	 D. (1), (3).
(Đề thi đại học năm 2012)
Câu 17: Ở người, hệ nhóm máu ABO do 3 alen quy định là IA; IB và IO. Trong đó, kiểu gen IAIA và IAIO quy định nhóm máu A; IBIB và IBIO quy định nhóm máu B; IOIO quy định nhóm máu O; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB . 
Trong một quần thể cân bằng, nhóm máu B chiếm 21% và nhóm máu O chiếm 4%. Tỉ lệ người có nhóm máu A trong quần thể là:
A. 40%	B. 25%	C. 45%	D. 54%
Câu 18: Một quần thể ngẫu phối thành phần kiểu gen: 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa. Kiểu gen aa không có khả năng sinh sản; thành phần kiểu gen ở F1 là:
A. 64%AA : 32%Aa : 4%aa	B. 60%AA : 40%Aa
C. 25%AA : 50%Aa : 25%aa	D. 81%AA : 18%Aa : 1%aa
Câu 19: Hai quần thể thuộc cùng 1 loài, quần thể 1 có 900 cá thể và tần số A là 0,6; quần thể 2 có 300 cá thể và tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo quần thể mới. Khi quần thể mới đạt cân bằng di truyền thì tỉ lệ AA là:
A. 0,55	B. 0,239 	C. 0,495	D. 0,45
Câu 20: Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA, Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp thay đổi như thế nào qua các thế hệ?
A. Ở giai đoạn đầu giảm sau đó tăng dần	 
B. Liên tục tăng dần qua các thế hệ
C. Ở giai đoạn đầu tăng sau đó giảm dần	 
D. Liên tục giảm dần qua các thế hệ
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KẾT QUẢ
 NHẬN XÉT CHUNG:
Di truyền học quần thể có nhiều dạng bài tập như tôi đã trình bày trong đề tài. Mỗi loại có mô hình và cách giải riêng. Điều quan trọng là nắm được cốt lõi, bản chất, tính qui luật, mối liên quan giữa các kiến thức. Các dạng bài tập về di truyền quần thể được khái quát hoá thành mô hình, và áp dụng công thức toán học, học sinh có thể giải được hàng loạt bài toán di truyền mà thực tiễn đặt ra, đồng thời nhớ được cách giải sâu sắc bài tập di truyền. 
Trên đây là phương pháp một số dạng toán di truyền quần thể mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học đưa lại kết quả bước đầu tương đối tốt. Học sinh tiếp cận và giải bài tập di truyền quần thể một cách hứng thú nhanh và lôgic hơn. Kết quả trong các lần kiểm tra và thi định kì cũng như thi đại học tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi của các lớp được rèn luyện phương pháp giải cao hơn so với lớp thường.
II. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC :
- Năm học 2010 - 2011: Chỉ giảng dạy theo kiểu làm bài tập cụ thể tuần tự chưa phân dạng bài tập và chưa hình thành công thức tổng quát ở lớp 12 A5 với 40 học sinh của trường THPT Lý Tự Trọng ( Lớp đối chứng ).
- Năm học 2011 – 2012: Giảng dạy theo kiểu phân dạng bài tập và hình thành công thức tổng quát, phương pháp giải cho từng dạng ở lớp 12 A6 với 40 học sinh của trường THPT Lý Tự Trọng ( Lớp thực nghiệm ).
Kết quả kiểm tra thường xuyên và định kỳ thu được như sau: 
* Bài kiểm tra 15 phút
Năm học
Tỷ lệ học sinh đạt các mức điểm khác nhau
Giỏi 9 - 10
Khá 7 - 8
T.Bình 5 - 6
Yếu 4
2010 – 2011( 12 A5 )
15 %
45 %
35 %
5 %
2011 – 2012 ( 12 A6 )
25 %
65 %
10 %
0 %
* Bài kiểm tra 45 phút với 12/30 câu hỏi trắc nghiệm.
Năm học
Tỷ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi
Giỏi ( 10 – 12 câu)
Khá( 8 – 10 câu )
T.Bình ( 6 – 8 câu)
Yếu 5 câu
2010 – 2011( 12 A5 )
12,5 %
37,5 %
50 %
0 %
2011 – 2012 ( 12 A6 )
45 %
50 %
5 %
0 %
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:
1. Khi hướng dẫn giải bài tập bằng cách phân dạng và hình thành công thức tổng quát học sinh dễ nắm bắt được nội dung yêu cầu nên áp dụng giải bài tập chính xác và nhanh hơn. Từ đó các em sẽ say mê và thích thú hơn trong học tập.
2. Từ công thức tổng quát giúp học sinh tự tìm tòi, tự học để giải các bài tập tương tự như vậy sẽ nâng cao hiệu quả học tập.
3. Phương pháp giải bài tâp như thế rất cô đọng kiến thức nên học sinh khắc sâu được kiến thức, hiểu rõ được bản chất của vấn đề qua đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. 
4. Giáo viên giảng dạy sẽ thuận lợi và yên tâm hơn về những nội dung mình đã dạy cho học sinh để làm bài tập.
.
II. ĐỀ XUẤT:
1. Đối với giáo viên : Khi giảng dạy bài tập các phân môn sinh học cần có sự đầu tư về thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về tài liệu nâng cao , bám sát các dạng đề thi đại học, học sinh giỏi của các cấp từ đó mới có thể đưa ra phương pháp hướng dẫn làm bài cho học sinh đạt kết quả.
Tuy nhiên để vận dụng tốt các phương pháp này đòi hỏi giáo viên cần nắm chắc kiến thức về toán học có lien quan; vận dụng linh hoạt phù hợp với các dạng bài tập và các đối tượng học sinh trung bình, khá, giỏi khác nhau để có thể nâng cao dần mức độ khó, phức tạp của bài tập.
2. Đối với học sinh: Phải có sự liên kết kiến thức toán học và sinh học đặc biệt các phép toán tổ hợp, toán xác suất, cần có sự nổ lực cao trong học tập, cần đọc thêm tài liệu bỗ sung phải chú ý học từ lớp 10 thì mới có kết quả cao.
3. Đối với sở giáo dục: Cần tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi giao lưu với các đồng nghiệp có thành tích chuyên môn cao để có thêm kinh nghiệm giảng dạy cho các khối lớp cuối cấp,ôn thi học sinh giỏi và luyện thi đại học.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy phần di truyền quần thể nhưng đã phần nào giúp các em học sinh đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi và giúp các em tự tin hơn, say mê hơn trong học tập. Mặc dù đã rất tâm huyết nhưng chắc chắn đề tài còn có nhiều thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý chân thành của các anh, chị, các em và các bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn về nội dung này nói riêng và cả quá trình giảng dạy nói chung./. 	
 Hà tĩnh, ngày 12 tháng 4 năm 2013
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Di truyền học khối chuyên sinh
Nhà xuất bản giáo dục
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sinh học
Nhà xuất bản giáo dục
- Sinh học ( sách dịch của Phi Lips và Chil ton
Nhà xuất bản giáo dục
- Bài tập di truyền học
Nhà xuất bản giáo dục
- Bộ đề thi Đại học môn sinh học
Nhà xuất bản giáo dục
- Di truyền học đại cương – Dành cho SVđại học
Nhà xuất bản giáo dục
- Di truyền học quần thể – Sách Đại học Sư phạm
Nhà xuất bản giáo dục
- Bộ đề thi học sinh giỏi quốc gia - Ôlimpich quốc tế sinh học
Nhà xuất bản ĐH quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Bộ đề thi Ôlimpich 30-4 2000 – 2009
Nhà xuất bản Trẻ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_nhanh_cac_dang_bai_ta.doc
Sáng Kiến Liên Quan