Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền về hoán vị gen và tương tác gen

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học nói chung và dạy môn sinh học nói riêng là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, vì vậy việc dạy học sinh giải quyết được các bài tập có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó.

Xong việc giải được bài tập sinh học cũng rất khó khăn cho học sinh vì lượng kiến thức trong một tiết nhiều, số tiết ôn tập ít (một học kì tối đa có 2 tiết). Mặt khác từ năm học 2006 - 2007 đến nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có chủ chương thi tốt nghiệp và thi đại học môn sinh học theo hình thức thi trắc nghiệm vì vậy yêu cầu học sinh phải trả lời đựơc câu hỏi bài tập một cách nhanh, chính xác.

Từ động cơ đúng đắn đó đã thôi thúc tôi chọn một đề tài nghiên cứu là "Phương pháp giải bài tập di truyền về hoán vị gen và tương tác gen"

Trong đề tài này tôi đã hệ thống được phương pháp giải bài tập về hoán vị gen, đưa ra được những nội dung chủ yếu để học sinh dễ hiểu và làm bài nhanh chóng. Đặc biệt tôi đã tìm ra được phương pháp giải bài tập về tương tác gen một cách khoa học, dễ hiểu, tìm kết quả nhanh mà trong các sách tham khảo chưa đưa ra phương pháp này. Trong thực tiễn giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng và nhận thấy học sinh dễ hiểu, đạt hiệu quả cao.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4928 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền về hoán vị gen và tương tác gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồng nghiệp cùng học sinh tham khảo, vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và học tập.
chương II. Nội dung của đề tài
Phần I. Phương pháp giải bài tập về hoán vị gen
A. Phương pháp giải bài tập
I. Phương pháp nhận dạng bài tập thuộc quy luật hoán vị gen.
Khi mỗi gen qui định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Khi xét sự di truyền về 2 cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau, ta kết luận sự di truyền 2 cặp tính trạng đó, tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen.
1. Phương pháp 1
	*) Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa 2 cặp gen, nếu kết quả thế hệ lai xuất hiện 4 kiểu hình, tỉ lệ khác 9:3:3:1, ta kết luận 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo qui luật hoán vị gen.
	P:(Aa,Bb) x (Aa,Bb) -> F1 có 4 kiểu hình tỉ lệ khác 9:3:3:1
	=> qui luật hoán vị gen.
	*) Khi lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen, nếu FA xuất hiện 4 kiểu hình tỉ lệ khác 1:1:1:1, ta kết luận 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo qui luật hoán vị gen.
	P:(Aa,Bb) x (aa,bb) -> F1 có 4 kiểu hình tỉ lệ khác 1:1:1:1
	=> qui luật hoán vị gen.
	*) Tổng quát: nếu tỉ lệ chung của cả 2 tính trạng không bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng, ta kết luận 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo qui luật hoán vị gen.
II. phương pháp tính tần số hoán vị gen 
II1. Tính tần số hoán vị gen dựa vào tỉ lệ loại giao tử liên kết hay loại giao tử hoán vị
TSHVG (f) = % 1 loại giao tử hoán vị x số loại giao tử hoán vị.
TSHVG (f) = 100% - (% 1 loại giao tử liên kết x số loại giao tử liên kết)
*) Chú ý:
+ Trường hợp một kiểu gen tạo ra 4 loại giao tử:
	- Các loại giao tử liên kết luôn chiếm tỉ lệ bằng nhau và lớn hơn 25%.
	- Các loại giao tử hoán vị luôn chiếm tỉ lệ bằng nhau và nhỏ hơn 25%.
	- Tổng % 1 loại giao tử liên kết với 1 loại giao tử hoán vị là 50%.
+ Trường hợp một kiểu gen tạo ra 8 loại giao tử:
	- Các loại giao tử liên kết luôn chiếm tỉ lệ bằng nhau và lớn hơn 12,5%.
	- Các loại giao tử hoán vị luôn chiếm tỉ lệ bằng nhau và nhỏ hơn 12,5%.
- Tổng % 1 loại giao tử liên kết với 1 loại giao tử hoán vị là 25%.
II2. Tính tần số hoán vị gen trong phép lai
II2-1: Tính TSHVG trong phép lai phân tích
1. Khi kiểu gen cuả bố (mẹ) có 2 gen trội cùng nằm trên 1 NST (dị hợp cân).
TSHVG = Tổng % 2 loại kiểu hình khác bố, mẹ.
Tổng số cá thể có kiểu hình khác bố, mẹ
Tổng số cá thể có thu được qua nghiên cứu
TSHVG =
x 100%
TSHVG 
2. Khi kiểu gen cuả bố (mẹ) có mỗi gen trội nằm trên một NST của cặp NST tương đồng (dị hợp lệch).
 TSHVG = Tổng % 2 loại kiểu hình giống bố, mẹ.
Tổng số cá thể có kiểu hình giống bố, mẹ
Tổng số cá thể có thu được qua nghiên cứu
TSHVG =
x 100%
3. Khi chưa xác định được kiểu gen của bố (mẹ) là dị hợp cân hay dị hợp lệch.
	TSHVG = Tổng % 2 loại kiểu hình chiếm tỉ lệ ít.
Tổng số cá thể có kiểu hình ít
Tổng số cá thể có thu được qua nghiên cứu
TSHVG =
x 100%
Tổng số cá thể mang gen hoán vị
Tổng số cá thể có thu được qua nghiên cứu
TSHVG =
x 100%
Sau đó tìm kiểu gen của bố (mẹ) bằng cách:
*) Dựa vào tỉ lệ kiểu hình của đời con:
- Nếu kiểu hình khác bố, mẹ chiếm tỉ lệ ít -> bố (mẹ) có kiểu gen dị hợp cân.
- Nếu kiểu hình giống bố, mẹ chiếm tỉ lệ ít -> bố (mẹ) có kiểu gen dị hợp lệch.
*) Dựa vào tỉ lệ % của các loại giao tử:
VD: Nếu bố (mẹ) khi giảm phân tạo ra giao tử:
 	AB = ab có tỉ lệ lớn hơn 25% -> giao tử liên kết
aB = Ab có tỉ lệ nhỏ hơn 25% -> giao tử hoán vị
 => KG của bố (mẹ): 
4. Từ kết quả của phép lai ta phân tích tỉ lệ % của kiểu hình mang cả 2 tính trạng lặn để xác định TSHVG và kiểu gen của bố (mẹ).
VD: Thí nghiệm của Moocgan: 
Ruồi cái thân xám, cánh dài dị hợp 2 cặp gen lai phân tích với đực thân đen, cánh cụt thu được FA: 41,5% thân xám, cánh dài: 41,5% thân đen, cánh cụt
 8,5% thân xám, cánh dài: 8,5% thân đen, cánh dài.
 Hãy xác định TSHVG và kiểu gen của ruồi bố, mẹ đem lai.
Bài làm
- Thân xám, cánh dài là tính trạng trội so với thân đen, cánh cụt
Qui ước: A:Thân xám a: Thân đen
 B: Cánh dài b: cánh cụt
- Ta có: 41,5% thân đen, cánh cụt 41,5% = 41,5% ab x 100% ab
 + 100% ab là giao tử được tạo ra từ ruồi đực thân đen, cánh cụt 
 + 41,5% ab là giao tử liên kết (vì lớn hơn 25%) được tạo ra từ ruồi cái thân xám, cánh dài.
 -> TSHVG = 100% -( 41,5 % .2) = 17%
	Kiểu gen của ruồi bố, mẹ đem lai là: x 
II2-2.Tính TSHVG trong phép lai (F1xF1 hoặc F1 với cơ thể khác)
Từ kết quả dựa vào tỉ lệ % của cơ thể mang cả 2 tính trạng lặn hoặc tỉ lệ % của cơ thể mang tính trạng lặn, trội(trội, lặn). 
1. Nếu biết tỉ lệ % kiểu hình của cơ thể mang cả 2 tính trạng lặn (giả sử là y%)
*) Nếu y% không phải là số chính phương -> HVG chỉ xảy ra ở một giới đực hoặc cái.
Ta có: cơ thể mang cả 2 tính trạng lặn có kiểu gen 
 	 y% = x% ab x 50% ab
+ Giao tử 50% ab là giao tử được tạo ra từ cơ thể không có hoán vị gen.
+ Giao tử x% ab là giao tử được tạo ra từ cơ thể có hoán vị gen.
 	 -> y% = x% x 50% -> %x = 2 %y 
 Dựa vào x để xác định kiểu gen của bố, mẹ và TSHVG.
*) Nếu y% là số chính phương -> HVG có thể xảy ra ở 1 giới hoặc cả 2 giới (tuỳ từng loài).
Trường hợp 1:HVG xảy ra ở 1 giới: cách làm tương tự trên.
Trường hợp 2: HVG xảy ra ở cả 2 giới với tần số ngang nhau.
	Ta có: cơ thể mang cả 2 tính trạng lặn có kiểu gen 
 y% = x% ab x x% ab
	x% ab là những giao tử được tạo ra từ 2 cơ thể bố, mẹ có HVG
 -> y% = x%.x% -> x Dựa vào x để xác định kiểu gen của bố, mẹ và TSHVG.
2. Nếu biết tỉ lệ % kiểu hình của cơ thể mangs tính trạng trội, lặn hoặc lặn, trội (giả sử là a%).
2.1: Cách 1: Cơ thể mang tính trạng trội, lặn có kiểu gen .
Ta có: 3 = 1 + 2 (Khi hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới)s
Cách 1: Đặt: %Ab = x -> %ab = - x
a% = 1(x Ab . x Ab) +{2 ( x Ab . (- x) ab}
-> a% = x . x + 2{x. (-x)} - x2 + x - a% = 0
Tìm x, biện luận theo x để xác định TSHVG và kiểu gen của bố, mẹ. 
	Cách 2: Đặt: %AB = x % ab = y
 	a% = 1(x Ab . x Ab) +2 (x Ab . y ab)
	-> a% = x2 + 2xy mặt khác: x+y = 
	Giải hệ: 
	Tìm x, y . Biện luận theo x, y để xác định TSHVG và kiểu gen của bố, mẹ.
2.2: Cách 2: Khi đã biết kiểu gen của bố, mẹ là dị hợp cân hoặc lệch
 VD:	 P: x HVG xảy ra với TS là f.
 GP: Ab = aB = Ab = aB = 
 ab = AB = ab = AB = 
Kiểu gen a% được hình thành từ các tổ hợp: 
	 = Ab x Ab = x 
	2 = 2 (Ab x ab ) = 2 x 
Ta có: . + 2 . = a%
	Tìm f để xác định tỉ lệ của các loại giao tử, kiểu gen, kiểu hình.
2.3: Cách 3: Trường hợp bố mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen, mỗi gen qui định một tính trạng trội lặn hoàn toàn thì trong hoán vị gen ta luôn có tỉ lệphân li kiểu hình ở F1theo hệ quả sau:
%(A-bb) = %(aaB- )
 	%(A- bb) + %(aabb) = 25%
	%(aaB-) + %(aabb) = 25% 
	%(A-B-) - %(aabb) = 50%
Khi đề bài cho biết tỉ lệ % kiểu hình của cơ thể mang tính trạng trội, lặn (lặn, trội) hoặc trội, trội thì ta dựa vào những biểu thức trên để suy ra tỉ lệ % kiểu hình của cơ thể mang tính trạng lặn, lặn. Sau đó làm như phần II2-2 ý 1.
Chú ý: Trường hợp bố mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen, mỗi gen qui định một tính trạng trội lặn hoàn toàn thì trong qui luật phân li độc lập của Men Đen, qui luật liên kết gen và hoán vị gen của Moocgan, dù rằng liên kết đồng hay đối, hoán vị gen ở cả 2 giới hay 1 giới với tần số hoán vị bất kì, nhỏ hơn 50%. Ta đều có:
%(A-bb) = %(aaB- )
%(A- bb) + %(aabb) = 25% 
%(aaB-) + %(aabb) = 25%
B. bài tập vận dụng
Khi học sinh vận dụng những phương pháp trên học sinh có thể giải bài tập trắc nghiệm về hoán vị gen rất nhanh. Có thể tìm hiểu qua một số câu sau đây.
Câu hỏi
Câu 1: Cá thể dị hợp tử 2 cặp gen (Aa, Bb) khi giảm phân tạo 4 kiểu giao tử tỉ lệ Ab = aB = 37,5%; AB = ab = 12,5%. Kiểu gen và tần số hoán vị của cá thể trên lần lượt là: 
	a. ; 25% c. ; 12,5%
 b. ; 25% d. ; 12,5%
 Sử dụng các dữ kiện sau đây để trả lời các câu hỏi từ 2, 3, 4:
Câu 2: Cho tự thụ F1 dị hợp 2 cặp gen thu được 4 loại kiểu hình trong đó có 4% cây quả ngắn, chua.F1 có kiểu gen và tần số hoán vị là:
	a. ; tần số 40% b. ; tần số 20%
	c. ; tần số 40% d. ; tần số 20%
Câu 3: Đem F1 dị hợp 2 cặp gen giao phối với cây khác chưa biết kiểu gen thu được F2 có 45% cây quả ngắn, ngọt: 30% quả dài, ngọt: 20% quả dài, chua: 5% quả ngắn, chua. Kiểu gen của 2 cá thể và tần số hoán vị là:
	a. x ; tần số 20% b. x ; tần số 30%
	c. x ; tần số 30% d. x ; tần số 40%
Câu 4: Đem tự thụ phấn F1 dị hợp 2 cặp gen thu được 4 loại kiểu hình trong đó có 12,75% cây quả dài, chua. Kiểu gen và tần số hoán vị của F1 là: 
	a. ; tần số 30% b. ; tần số 30%
	c. ; tần số 40% d. ; tần số 40%
Câu 5: Cho bướm tằm đều có kiểu hình kén trắng, dài dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) giao phối với nhau thu được F2 có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình kén vàng, dài chiếm 7,5%. Tỉ lệ giao tử của bướm tằm đực F1:
	a. AB = ab =50%. b. Ab = aB =50%
	c. AB = ab =35%; Ab = aB =15%	d. AB = ab =42,5%; Ab = aB =7,5%
 Sử dụng các dữ kiện sau đây để trả lời các câu hỏi từ 6, 7, 8: 
ở ruồi giấm, biết A: thân xám, a: thân đen; B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) thu được 4 kiểu hình đời F1, trong đó 16% ruồi thân đen, cánh dài.
Câu 6: Qui luật di truyền nào đã chi phối phép lai trên?
	a. Phân li độc lập b. Liên kết gen
	c. Hoán vị gen d. Tương tác gen.
Câu 7: Kiểu gen của P và tần số hoán vị của ruồi giấm cái:
	a. x ; 18% b. x ; 36%
	c. x ; 36% d. x ; 20%
Câu 8: Tỉ lệ phân li kiểu hình của F1 là:
	a. 61,75%(A-B-): 16%(A-bb): 16%(aaB-): 6,25%(aabb).
	b. 59%(A-B-): 16%(A-bb): 16%(aaB-): 9%(aabb).
 c. 56,25%(A-B-): 18,75%(A-bb): 16%(aaB-): 9%(aabb).
 d. 56,25%(A-B-): 16%(A-bb): 16%(aaB-):11,75%(aabb).
hướng dẫn trả lời
Câu 1: b
Vì giao tử Ab = aB = 37,5% -> có tỉ lệ lớn hơn 25% => là các loại giao tử liên kết.
 AB = ab = 12,5% -> có tỉ lệ nhỏ hơn 25% => là các loại giao tử hoán vị.
Vậy kiểu gen và tần số hoán vị của cá thể này là: ; f = 12,5%.2 = 25%.
Câu 2: c
 F1: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) -> F2: 4% 
 Ta có: 4% = 20% ab x 20% ab 
 F1 tạo giao tử ab 20% là giao tử hoán vị 
 => kiểu gen của F1: ; tần số hoán vị gen là: f = 20%.2 = 40%.
Câu 3: a
	Tính trạng kích thước quả: 1:1 -> F1: Aa x aa
	Tính trạng vị quả: 3:1 -> F1: Bb x Bb
	-> F1 (Aa, Bb) x (aa,bb) 
	Ta có: 5% = 10% ab x 50% ab -> kiểu gen F1: x ; tần số hoán vị gen f = 10%.2 = 20%.
Câu 4: a
F1: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) -> F2: 12,75% (A-bb)
-> (aabb) = 25% - 12,75% = 12,25% 
Ta có: 12,55% = 35% ab x 35% ab 
-> kiểu gen F1: ; f = 1 - 35%.2 = 30%
Câu 5: c
F1: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) -> F2: 7, 5% (aaB-) -> (aabb) = 25% - 7,5% = 17,5%
Ta có: 17, 5% = 35% ab x 50% ab 
-> Tỉ lệ giao tử của ruồi giấm cái F1: 
 AB = ab =35%; Ab = aB = 50% - 35% = 15%
Câu 6: c	
	P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) -> F1: 16 % (aaB-) ≠ -> qui luật hoán vị gen.
Câu 7: c
P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) -> F1: 16 % (aaB-) 
-> (aabb) = 25% - 16% = 9 %
Ta có: 9 % = 18% ab x 50% ab 
 -> kiểu gen của P: x ; f = 18% . 2 = 36%
Câu 8: b
	Tỉ lệ kiểu hình F1: (A-bb) = (aaB-) = 16%
	 (A-B-) = 50% + %(aabb) = 59%.
phần II: Phương pháp giải bài tập về tương tác gen
A. phương pháp giải bài tập 
I. Các kiến thức cơ bản
I1.Kết quả của các phép lai
1. Xét phép lai 1: P: AaBb x AaBb 
-> F1: KG: 9A-B- : 3A-bb :3aaBb :1aabb
-> Tuỳ vào kiểu tương tác, kêt quả phân li kiểu hình F1 của phép lai sẽ là 9:3:3:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 9:6:1 - 9:3:4 - 9:7 - 12:3:1 - 13:3 - 15:1 - 1:4:6:4:1.
2. Xét phép lai 2: P: AaBb x aabb
-> F1: KG: 1A-B- : 1A-bb :1aaBb :1aabb
-> Tuỳ vào kiểu tương tác, kêt quả phân li kiểu hình F1 của phép lai sẽ là: 1:1:1:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 1:2:1 - 3:1.
3. Xét phép lai 3: P: AaBb x Aabb
-> F1: KG: 3A-B- : 3A-bb :1aaBb :1aabb
4. Xét phép lai 4: P: AaBb x aaBb
-> F1: KG: 3A-B- : 1A-bb :3aaBb :1aabb
-> Tuỳ vào kiểu tương tác, kết quả phân li kiểu hình F1 của phép lai 3, 4 sẽ là: 3:3:1:1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như: 4:3:1 - 6:1:1 - 3:3:2 - 7:1.
I2:Cách qui ước kiểu gen trong từng trường hợp
1. Tương tác bổ sung (tương tác bổ trợ)
 • Kiểu 9:3:3:1 (có 2 cách qui ước gen): Nếu A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- ≠ 1aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9A-B- : 9 kiểu hình 1 9A-B- : 9 kiểu hình 1 
3A-bb : 3 kiểu hình 2 hoặc 3aaBb : 3 kiểu hình 2 
3aaBb : 3 kiểu hình 3 3A-bb : 3 kiểu hình 3 
1aabb : 1 kiểu hình 4 1aabb : 1 kiểu hình 4
 • Kiểu 9:6:1 (có 1 cách qui ước gen): Nếu A-B- ≠ A-bb = aaB- ≠ 1aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
	9A- B- : 9 kiểu hình 1
	: 6 kiểu hình 2
	1aabb: 1 kiểu hình 3
 • Kiểu 9:3:4 (có 2 cách qui ước gen): 
Nếu A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- = aabb hoặc Nếu A-B- ≠ aaB- ≠ A-bb = aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
 9A- B- : 9 kiểu hình 1 9A- B- : 9 kiểu hình 1
 3A-bb : 3 kiểu hình 2 hoặc 3aaBb : 3 kiểu hình 2 	 : 4 kiểu hình 3 :4 kiểu hình 3 
 • Kiểu 9:7 (có 1 cách qui ước gen): Nếu A-B- ≠ A-bb = aaB- = aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9A- B- : 9 kiểu hình 1
: 7 kiểu hình 2
2. Tương tác át chế (tương tác át khuất)
 • Kiểu 12:3:1 (có 2 cách qui ước gen):
Nếu A-B- = A-bb ≠ aaB- ≠ aabb hoặc Nếu A-B- = aaB- ≠ A-bb ≠ aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
: 12 kiểu hình 1	hoặc : 12 kiểu hình 1
3aaB- : 3 kiểu hình 2	 3A- bb : 3 kiểu hình 2
1aabb : 1 kiểu hình 3 1aabb : 1 kiểu hình 3
 (gen A là gen át chế) (gen B là gen át chế)
 • Kiểu 9:3:4 (có 2 cách qui ước gen): 
Nếu A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- = aabb hoặc Nếu A-B- ≠ aaB- ≠ A-bb = aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
 9A- B- : 9 kiểu hình 1 9A- B- : 9 kiểu hình 1
 3A- bb : 3 kiểu hình 2 hoặc 3aaBb : 3 kiểu hình 2 	 : 4 kiểu hình 3 :4 kiểu hình 3 
 (aa át chế B) (bb át chế A)
3. Tương tác cộng gộp (tương tác tích luỹ)
 • Kiểu 15:1 (có 1 cách qui ước gen): Nếu A-B- = A-bb = aaB- ≠ aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
: 15 kiểu hình 1
1aabb : 1 kiểu hình 2
 • Kiểu 1:4:6:4:1 (có 1 cách qui ước gen):
	Nếu AABB ≠ AABb =AaBB ≠ AAbb = aaBB = AaBb ≠ Aabb = aaBb ≠ aabb
-> Tỉ lệ phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
1AABB: 1 kiểu hình 1
: 4 kiểu hình 2
: 6 kiểu hình 3
: 4 kiểu hình 4
1aabb : 1 kiểu hình 5
 • Kiểu (a + b)n
	Gọi a: số alen trội tổ hợp trong kiểu gen đời F1
 b: số alen lặn tổ hợp trong kiểu gen đời F1
 n/2: số cặp alen dị hợp của thế hệ P
Trong tương tác cộng gộp, tỉ lệ phân li kiểu hình F1 tuân theo công thức khai triển của nhị thức Newton:
(a + b)n = 
II. Phương pháp nhận dạng bài tập thuộc quy luật tương tác 2 cặp gen không alen
1. Phương pháp 1
*) Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó. Nếu tính trạng ta xét phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9:3:3:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 9:6:1 - 9:3:4 - 9:7 - 12:3:1 - 13:3 - 15:1 - 1:4:6:4:1. Ta kết luận tính trạng đó được di truyền theo qui luật tương tác của 2 cặp gen không alen.
*) Tuỳ vào tỉ lệ cụ thể của đề, ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
VD: 9 : 7 -> tương tác bổ sung
 13 : 3 -> tương tác át chế
2. Phương pháp 2
*) Khi lai phân tích về một tính trạng nào đó. Nếu FA phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 1:1:1:1 hay là biến đổi của tỉ lệ này như: 1:2:1 - 3:1. Ta kết luận tính trạng đó được di truyền theo qui luật tương tác của 2 cặp gen không alen.
*) Tuỳ vào tỉ lệ cụ thể của đề, ta xác định được kiểu tương tác nếu biết kiểu hình của đời trước và đời FA . Nếu đề không cho đủ các kiểu hình thì ta chọn tất cả các trường hợp hợp lí.
3. Phương pháp 3
	*) Khi xét sự di truyền về một tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3:3:1:1 hoặc là biến đổi của tỉ lệ này như: 4:3:1 - 3:3:2 - 6:1:1 - 5:3 - 7:1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo qui luật tương tác của 2 cặp gen không alen.
	*) Tuỳ vào tỉ lệ cụ thể ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
	VD: 6:1:1 -> tương tác át chế kiểu 12:3:1. 
B. bài tập vận dụng
Bài 1: Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, đời lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện một kiểu hình.
Phép lai 1: Cho F1 x F1, thu được F2:1225 cây quả ngọt: 949 cây quả chua.
Phép lai 2: Cho F1 x cá thể thứ 2 thu được 184 cây quả ngọt: 554 cây quả chua.
Phép lai 3: Cho F1 x cá thể thứ 3 thu được 587 cây quả ngọt: 974 cây quả chua.
1. Qui luật di truyền nào chi phối phối phép lai trên?
2. Xác định kiểu gen của F1 và các cá thể đem lai trên.
	Trả lời
1. Xét phép lai 1: F2 ằ 9 quả ngọt : 7 quả chua -> Qui luật tương tác bổ trợ của 2 cặp gen không alen.
Qui ước: A-B-: quả ngọt
 quả chua
2.*) Xét phép lai 1: F2 ằ 9 quả ngọt : 7 quả chua = 16 tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử -> Kiểu gen của F1: AaBb x AaBb.
*) Xét phép lai 2: 184 cây quả ngọt: 554 cây quả chua ằ 1quả ngọt :3quả chua
 Ta có: A- B- = A- x B- 
 -> Aa x aa Bb x bb 
 Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cá thể thứ 2 là: aabb
*) Xét phép lai 3: 587 cây quả ngọt: 974 cây quả chua ằ 3 quả ngọt : 5 quả chua.
 Ta có: A- B- = A- x B- 
 -> Aa x Aa Bb x bb
 Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cá thể thứ 3 là: Aabb
 Hoặc ta có: A- B- = A- x B- 
 -> Aa x aa Bb x Bb
 Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aaBb
Vậy cá thể thứ 3 có kiểu gen aaBb hoặc AaBb.
Bài 2:
Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, bí vỏ quả trắng với bí vỏ quả vàng, đời F1 đồng loạt xuất hiện bí vỏ quả trắng.
Cho F1 giao phối, thu được F2:358 cây vỏ quả trắng: 91 cây vỏ quả vàng: 30 cây vỏ quả xanh. 
1. Hãy xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên và kiểu gen của P.
2. Đem lai giữa F1 với cây khác thu được tỉ lệ: 6 cây vỏ quả trắng: 1 cây vỏ quả vàng: 1 cây vỏ quả xanh. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của cây đem lai với F1.
3. Đem lai F1 với cây khác thu được tỉ lệ: 4 cây vỏ quả trắng: 3 cây vỏ quả vàng: 1 cây vỏ quả xanh. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của cây đem lai với F1.
	Trả lời
1. F1 x F1 -> F2 : 358 cây vỏ quả trắng : 91 cây vỏ quả vàng : 30 cây vỏ quả xanh
 ằ 12:3:1 -> Tương tác át chế giữa 2 cặp gen không alen.
Qui ước: Trường hợp 1: gen A là gen át chế 
 : vỏ quả trắng	
 aaB- : vỏ quả vàng
 aabb : vỏ quả xanh 
 Trường hợp 2: gen B là gen át chế
 vỏ quả trắng
 A- bb : vỏ quả vàng 
 aabb : vỏ quả xanh 
F2: 12:3:1 = 16 tổ hợp = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử
 -> F1: AaBb 
*) Trường hợp 1 (gen A là gen át chế): PT/C: cây vỏ quả trắng x vỏ quả vàng 
 -> F1: 100% vỏ quả trắng
 -> Kiểu gen của P: AAbb x aaBB 
*) Trường hợp 2 (gen b là gen át chế): PT/C: cây vỏ quả trắng x vỏ quả vàng
 -> F1: 100% vỏ quả trắng
 -> Kiểu gen của P: aaBB x AAbb
2. F1 với cây khác thu được tỉ lệ: 6 cây vỏ quả trắng: 1 cây vỏ quả vàng: 1 cây vỏ quả xanh.
*) Trường hợp 1 (gen A là ge át chế): 
 Ta có: cây vỏ quả vàng (aaB-) = aa x B-
 - > Aa x Aa Bb x bb
 Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cây đem lai là: Aabb (vỏ quả trắng).
*) Trường hợp 2 (gen B là gen át chế): 
 Ta có: cây vỏ quả vàng (A-bb) = A- x bb
 -> Aa x aa Bb x Bb
 Kiểu gen của F1: AaBb -> kiểu gen của cây đem lai là: aaBb (vỏ quả trắng). 
3. *)Trường hợp 1 (gen A là gen át chế): 
 Ta có: vỏ quả vàng (aaB-) = aa x B-
 -> Aa x aa Bb x Bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> Kiểu gen của cây đem lai là: aaBb (vỏ quả vàng).
*)Trường hợp 2 (gen B là gen át chế): 
 Ta có: vỏ quả vàng (A-bb) = A- x bb
 -> Aa x Aa Bb x bb
Kiểu gen của F1: AaBb -> Kiểu gen của cây đem lai là: Aabb (vỏ quả vàng).
phần III. kết thúc vấn đề
	Qua quá trình nghiên cứu, qua thực tiễn giảng dạy bản thân đã đúc rút được kinh nghiệm để từ đó xây dựng thành công đề tài "Phương pháp giải bài tập về hoán vị gen và tương tác gen".
	Đối với bản thân thì đề tài này có ý nghĩa rất lớn, bởi đối với giáo viên và học sinh có thể tham khảo làm tài liệu giảng dạy và học tập. Qua tập sáng kiến này các em học sinh có thể giải được những bài tập về hoán vị gen và liên kết gen một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác.
	Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc khó tránh khỏi những thiếu xót. Tôi vô cùng cảm ơn khi nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các đồng chí!
 Nho Quan, ngày 25 tháng 4 năm 2009
 Người làm sáng kiến kinh nghiệm
 Đinh Thị Hoa

File đính kèm:

  • docskkn_ve_hoan_vi_gen_va_tuong_tac_gen.doc
Sáng Kiến Liên Quan