Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập cơ học ở môn Vật lí ở trường Trung học cơ sở

1. Cơ sở lý luận:

Giải bài tập vật lí là một trong những hoạt động tự lực quan trtọng của học sinh trong học tập vật lí. Trong hệ thống bài tập vật lí ở trường trung học cơ sở hiện nay, chủyêú yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, dự đoán một số hiện tượng trong thực tế hay tính toán một số đại lượng trong các trường hợp cụ thể. Nhưng những hiện tượng cụ thể đó thì rất nhiều, học sinh không thể nhớ hết được, điều quan trọng là học sinh phải biết cách lập luận, suy luận một cách chặt chẽ, chính xác, đúng quy tắc để có thể suy từ những kiến thức khái quát đã thu nhận được trong bài học lí thuyết để giải quyết các nhiệm vụ đã nêu ra trong bài tập. Đáng tiếc rằng hiện nay còn nhiều giáo viên nặng về “chữa bài tập” cho học sinh chứ chưa chú ý đúng mức đến việc hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận để tự tìm lời giải.

2. Cơ sở thực tiễn:

Một thực trạng ở trường trung học cơ sở nói chung và trường trung học cơ sở Tam Đảo nói riêng là: Học sinh tiếp thu môn vật lí có phần thụ động, đặc biệt là việc tìm lời giải cho các bài tập vật lí. Đa số học sinh khi giải bài tập vật lí chỉ thích áp dụng những công thức, thay số và tính toán hoặc nêu lại, phát biểu lại những kiến thức đã được học. Học sinh rất ngại hay nói cách khác là không có kĩ năng phân tích hiện tượng vật lí và lập luận chặt chẽ, chính xác đúng quy luật của vật lí.

Nguyên nhân là do đâu? Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự say xưa tìm tòi, học tập môn vật lí. Lười suy nghĩ không quyết tâm tìm lời giải cho bài tập, thường ỷ lại vào giáo viên để chép bài chữa. Mặt khác một số giáo viện lại không chú trọng tới việc hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận để tự tìm lời giải. Không cung cấp, hướng dẫn cho học sinh có được phương pháp giải một bài tập vật lí.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7027 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập cơ học ở môn Vật lí ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trước hết cần phải rèn cho học sinh thói quen thực hiện bốn bước giải bài tập vật lí nói chung, tránh làm tắt, làm vội. Đặc biệt chú ý khâu phân tích hiện tượng. Trong mỗi bước có một số việc làm nhất định, thực hiện nhiều lần học sinh sẽ quen. 
Hướng dẫn học sinh phân tích hiện tượng:
 Những hiện tượng đề cập đến trong bài tập thông thường có thể quy về nhưng hiện tượng đã biết trong khi học lí thuyết. Nhưng trong bài tập nhiều khi gặp những hiện tượng vật lí phức tạp có nhiều nguyên nhân chi phối, có nhiều giai đoạn nối tiếp nhau mà ta chỉ muốn biết kết quả cuối cùng. Bởi vậy muốn giúp học sinh có thể phân tích được hiện tượng, giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý cho học sinh lưu ý tới những dấu hiệu liên quan đến những hiện tượng đã biết, hoặc chi phối bởi các quy luật, những tính chất đã biết. Với mỗi đề bài vật lí trong chương trình có một số hiện tượng điển hình cần nhớ. Khi phân tích đã quy về được các hiện tượng điển hình đó thì việc tìm lời giải trở lên dễ dàng hơn. Thí du đối với những bài tập có liên quan đến sự cân bằng của vật rắn thì điều kiện cân bằng là hai lực tác dụng lên vật bằng nhau về độ lớn và ngược chiều. Còn đối với chất lỏng khi áp suất tác dụng lên hai mặt của tiết diện S bằng nhau sẽ có cân bằng. Bản thân áp suất của chất lỏng lại tuân theo một quy luật là tỉ lệ với trọng lượng riêng của chất lỏng và độ sâu tính từ mặt thoáng của chất lỏng: p = dh.
Thí dụ: Cho bài tập sau: “ Giải thích vì sao khi bơm hiđrô vào một quả bóng nhẹ thì quả bóng sẽ bay lên trong không khí ”.
 Có thể đưa ra những câu hỏi để giúp học sinh pân tích hiện tương như sau: 
+ Quả bóng đặt trong không khí chịu tác dụng của những lực nào?
+ Lực đẩy của không khí tác dụng vào quả bóng được tính như thế nào?
+ So sánh lực đẩy của không khí và trọng lượng cầu quả bóng? Rút ra kết luận.
Dựa theo các câu hỏi đó có thể phân tích như sau: 
Quả bóng đặt trong không khí chịu tác dụng của hai lực đó là trọng lượng (có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống) và lực đẩy Acsimét (có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên). Trọng lượng của quả bóng và lực đẩy Acsimét được tính theo công thức: 
P = d1V và FA = d2V. So sánh P và FA sẽ suy ra quả bóng chuyển động như thế nào. 
Hướng dẫn học sinh xây dung lập luận lời giải:
Như trên đã nói xây dung lập luận lời giải có hai phương pháp khác nhau – Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Trong mỗi phương pháp đều thực hiện nhiều phép suy luận. Ta hãy xét chi tiết hơn các phương pháp suy luận phổ biến thường phải thực hiện khi giải hai loại bài tập chính: - Bài tập giải thích hiện tượng và bài tập dự đoán hiện tượng. 
*/. Xây dưng lập luận giải “Bài tập giải thích hiện tượng” :
GiảI thích một hiện tượng, thực chất là tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng đó. Trong các bài tập cụ thể thì nguyên nhân đó là những tính chất của sự vật, những định luật,những quy tắc đã biết. Trong những bài tập này ta biết hiện tượng và phải đi ngược lên tìm nguyên nhân của nó.
Thí dụ: như với bài tập về quả bóng bay ở trên, có thể dựa vào sự phân tích hiện tượng mà xây dựng lập luận lời giải như sau:
+ Quả bóng có thể tích V đặt trong không khí chịu tác dụng của hai lực: trọng lượng P và lực đẩy Acimét FA .
+ Lực đẩy Acimét FA tính theo công thức FA = d2V. Trọng lượng tính theo công thức P = d1V, trong đó V là thể tích quả bóng, d1 là trọng lượng riêng của hiđrô, d2 là trọng lượng riêng của không khí. 
+ Ta đã biết hiđrô có trọng lượng riêng d1 nhỏ hơn trọng lượng riêng d2 của không khí. Suy ra lực đẩy Acimét lớn hơn trọng lượng của quả bóng FA > P . Kết quả là quả bóng bay lên.
Người giáo viên biết rằng, lập luận giải thích như trên là đúng, có căn cứ nhưng căn cứ vào đâu để có thể khẳng định lời giải thích là đúng? Thí dụ có thể đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà ta tin chắc rằng quả bóng đặt trong không khí chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét từ dưới lên? Căn cứ vào đâu mà ta khẳng định được rằng vì trọng lượng riêng của hiđrô nhỏ hơn của không khí nên lực đẩy Acsimét lớn hơn trọng lượng của vật?
Lẽ ra học sinh phải lập luận như sau:
+ Theo định luật Acsmet, mọi vật nhúng vào chất lỏng (hay chất khí) sẽ bị chất lỏng ( hay chất khí ) đẩy từ dưới lên với một lực đúng bằng trọng lượng của khối chất lỏng ( hay chất khí ) bị vật chiếm chỗ: FA = dV.
+ Quả bóng này đặt trong không khí nghĩa là trong một chất khí.
Vậy quả bóng chị lực đẩy Acsimet từ dưới lên.
Kết luận này chắc chắn đúng. Giáo viên cần hiểu rẳng kết luận này chắc chắn đúng, vì lập luận này đã tuân thủ đúng những yêu cầu của luận ba đoạn theo lôgic học: Các tiên đề đúng và và lập luận tuân theo quy tắc của luận ba đoạn. Trong chân lí đã biết ( Định luật Acsimet ) , nên chỉ cần hai giai đoạn, ta gọi là lập luận hai đoạn. Thông thường sự nhầm lẫn của học sinh là do rút gọn, do làm tắt các giai đoạn lập luận như trên.
*.Tóm lại: Việc xây dung lập luận giải thích một số hiện tương vật lí sẽ tiến hành lập luận như sau:
+ Đầu tiên phân tích hiện tượng đã cho trong đầu bài thành những hiện tượng điển hình đã biết.
+ Nhớ lại và phát biểu thành lời những hiện tượng điển hình đó (những tính chất, định luật chi phối hiện tượng ).
+ Xây dung một lập luận, xác lập mối liên hệ giữa các hiện tượng điển hình chung (quy luật chung) với hiện tượng cụ thể trong đề bài qua một chuỗi lập luận hai đoạn mà thực chất là lập luận ba đoạn rút gọn ( tìm tiên đề thứ nhất, biết tiên đề thứ hai và kết luận).
+ Phối hợp tất cả các lập luận trên để lí giải nguyên nhân của hiện tượng đã cho biết trong bài tập.
 */. Xây dưng lập luận giải “Bài tập dự đoán hiện tượng”
Trong bài tập dự đoán hiên tượng người ta thường cho những điều kiện cụ thể và yêu câu dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra và có khi phải tính toán một số đại lượng đặ trưng cho hiện tượng xảy ra đó.
Thí dụ: Cho bài tập sau: “ Có một chai nhỏ đậy nắp kín, qua nắp có một ống rỗng bằng đồng, 
trong chai chứa nước biển đến khoảng một phần ba chai, 
đủ để cho khi thả chai vào một bình nước thì chai nổi trên 
 mặt nước. Nắp chai úp xuống dưới như ở hình 1. Lấy một 
màng cao su bịt kín miệng bình. ấn ngón tay lên màng 
cao su làm cho màng lõm xuống. Có hiện tượng gì xảy ra 
với chai nhỏ trong bình? ” 
Phân tích hiện tượng như sau: 
Đầu tiên chai nằm yên trên mặt nước, nghĩa là trọng lượng của chai cân bằng với lực đẩy Acsmet của nước. Khi ấn tay lên màng cao su, màng bị lõm xuống, làm giảm thể tích trên mặt thoáng của nước trong bình và làm tăng áp suất khí. áp suất này được truyền đến miệng ống đồng ở đầu dưới và đẩy một lượng nước vào trong chai nhựa. Do đó trọng lượng cả chai nhựa tăng lên và lớn hơn lực đẩy Acsmet lúc đầu. Kết quả là chai chuyển động xuống phía dưới, và phần chai ngập trong nước tăng lên, do đó lúc này lực đẩy Acsmet tăng lên. Đến một độ sâu nhất định, lực đẩy Acsmet bằng trọng lượng mới của chai ( Đã có thêm nước ) thì chai lại đứng cân bằng.
Lập luận giải như sau:
+ Đầu tiên, chai có một phần chìm trong nước nên chai chịu tác dụng của lực đẩy Acsmet FA hướng từ dưới lên trên.
+ Chai đứng yên trên mặt nước vì trọng lượng P của chai cân bằng với lực đẩy Acsmet FA, , ta có: FA = P.
+ Khi ta ấn tay làm cho màng cao su lõm xuống, thể tích khí trong bình giảm do đó áp suất khi tăng lên trên mặt thoáng của nước.
+ áp suất này tăng thêm trên mặt thoáng được truyền nguyên vẹn đến mặt dưới của ống đồng cắm ở nắp chai, đẩy một lượng nước vào trong chai.
+ Khi nước vào trong chai sẽ làm giảm thể tích khí trong chai và tăng áp suất khí lên. Cho đến khi áp suất này bằng áp suất ở miệng ống đồng thì nước không vào trong chai nữa.
+ Nước vào trong chai sẽ làm làm cho trọng lượng của chai (có chứa nước) tăng lên, trở thành lớn hơn lực đẩy Acsmet ban đầu.
+ Vì trọng lượng của chai lớn hơn lực đẩy Acsmet nên chai chuyển động xuống phía dưới, chìm sâu trong nước hơn.
+ Khi chai chìm sâu trong nước thì phần thể tích ngập trong nước tăng. Vì thế lực đẩy Acsmet tăng theo phần thể tích này.
+ Đến khi lực đẩy Acsmet bằng trọng lượng của chai mới ( đã có thêm nước ) thì chai l;ại đứng cân bằng.
+ Kết quả cuối cùng dự đoán hiện tượng xảy ra với chai như sau: Khi ấn tay làm lõm màng cao su thì chai chuyển động xuống phía dưới, chìm sâu thêm trong nước một đoạn rồi lại đứng cân bằng.
Như vậy trong bài tập này để dự đoán hiện tượng xảy ra với cái chai, ta phải thực hiện liên tiếp 9 lập luận, mỗi lập luận là một luận hai đoạn. Một số trong các lập luận này nhằm xác định những quy luật chung tác động đến sự thay đổi của áp suất, áp lực lên khí và nước trong bình, trong chai, một số khác thì vận dụng những quy luật đó để dự đoán diễn biến của hiện tượng xảy ra với chai trong trường hợp cụ thể nêu trong bài.
Bởi vậy khi hướng dẫn học sinh giáo viên cần phải biết các quy tắc lôgic học để đảm bảo xây dựng được những luận ba đoạn đúng quy tắc, dẫn đến những kết luận đúng, nhưng không thể dạy cho học sinh phổ thông những quy tắc đó được vì chúng khá rắc rối, khó nhớ. Giáo viên chỉ có thể chọn một số hình thức suy luận đúng, để tập cho học sinh áp dụng cho quen dần. Khi học sinh thực hiện sai thì có thể đưa ra câu hỏi bổ sung để giúp họ phát hiện ra chỗ sai. Thí dụ: Nếu phát hiện học sinh sai định luật dùng làm tiên đề thứ nhất thì yêu cầu học sinh nhắc lại định luật đó (Thường là hiểu ngầm ). 
Ví dụ:
*/. Ví dụ 1: Bình thông nhau đựng hai chất lỏng khác nhau.
Hai bình hình trụ thông nhau đặt thẳng đứng, có tiết diện thẳng bên trong không bằng nhau, đựng thuỷ ngân.
đổ thêm vào bình lớn một cột chất lỏng cao 40,8 cm. Hỏi khi có cân bằng thì mực thuỷ ngân trong hai bình chênh lệch nhau một khoảng là bao nhiêu?
Cần đổ thêm vào bình nhỏ một cột nước muối
 có độ cao bằng bao nhiêu để cho mực thuỷ 
ngân trong hai bình trở lại ngang nhau? 
Cho biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân 
là 136 000 N/m3 ; của nước là 10 000 N/m3 
và của nước muối là 10 300 N/m3. 
* Tìm hiểu đề bài:	 (H. 2 )
Cho biết:
- Vẽ hình: (H. 2 ) 
- Cho biết chiều cao cột nước đổ thêm h1= 40,8 cm.
- Trọng lượng riêng của: + nước d1= 10 000 N/m3
	 + Thuỷ ngân d2= 136 000 N/m3	
	 + nước muối d3= 10 300 N/m3.
	(H.3 )
Câu hỏi:
Tìm độ chênh lệch h2 của mực thuỷ ngân
 sau khi đổ thêm nước vào bình lớn. 
Tính độ cao cột nước muối đổ thêm vào 
để mực thuỷ ngân trong hai bình trở lain gang nhau (H.3 ) 
Bài giải:
Hai bình thông nhau, vậy lúc đầu chỉ có thuỷ ngân, mực thuỷ ngân trong hai bình M và N năm trên cùng một mặt phẳng ngang IK.
Khi đổ thêm nước vào bình A Thì áp suet của nước lên mặt thuỷ ngân trong A tăng lên Và đẩy thuỷ ngân sang B, làm cho mực thuỷ ngân trong B dâng lên (H.3 ). độ chênh lệch giữa hai mực thuỷ ngân bây giờ là h2 = KL; I và K là hai điểm tring chất lỏng trên cùng một mặt phẳng nằm ngang sẽ có cùng áp suất. Có nghĩa là áp suất của cột nước lên mặt thuỷ ngân ở I ( p1 = d1h1) bằng áp suất của cột thuỷ ngân LK lên điểm K ( p2 = d2h2) khi có cân bằng, ta có:
	P1 = p2 
d1h1 = d2h2 	hay h2 = thay số, ta được: .
- Vậy độ chênh lệch giữa hai mực thuỷ ngân trong hai bình là h2 = 3 cm.
Khi đổ thêm nước muối vào ống B, áp suất trên mặt thuỷ ngân trong ống B tăng lên và mực thuỷ ngân trong B sẽ hạ xuống, trong A sẽ dâng lên. Đến khi mực thuỷ ngân trong hai ống ngang nhau và cân bằng thì áp suất trên hai mặt thuỷ ngân trong hai ống sẽ bằng nhau ; áp suất của cột nước dâng lên bằng áp suất của cột nước muối: 
p3 = d3h3.
Ta có : d1h1 = d3h3 h3 = thay số, ta được: .
Vậy chiều cao của cột nước muối là h3 = 39,6 cm.
Hướng dẫn học sinh: Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh cách làm bài tập trên bằng hệ thống câu hỏi sau.
Mực thuỷ ngân trong hai bình thông nhau sẽ như thế nào khi có cân bằng?
Khi đổ nước nguyên chất và nhánh A thì mực thuỷ ngân trong hai nhánh sẽ lên xuống như thế nào? điểm nào trong nhánh B sẽ có cùng áp suất với điểm trên mặt thuỷ ngân trong nhánh A có đổ nước?
Tính áp suất của cột nước trong nhánh A có độ cao h1 và trượng riêng d1, áp suất của cột thuỷ ngân trong nhánh B có độ cao h2 và trượng riêng d2.
b) Khi hai mực thuỷ ngân trong hai nhánh ngang nhau thì áp suất của cột nước và cột nước muối lên mặt thuỷ ngân ở hai nhánh sẽ như thế nào ? 
Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp điều tra cơ bản và phương pháp thực nghiệm làm mẫu
- Kết hợp với các phương pháp sau ; đàm thoại , diễn dịch, quy nạp, thuyết trình và phương pháp nhóm học sinh. 
IV/. Kết quả:
Đối với giáo viên: Có thêm được kinh nghiệm trong quá trình dạy học vật lí. Chủ động hơn trong giảng dạy, tạo được một phong cách làm việc khoa học, chính xác. Đồng thời GV có được thước đo về mức độ nhận thức, hiểu biết và kĩ năng vận dụng của mỗi học sinh.
Đối với học sinh: nắm bắt được phương pháp học tập mới, đặc biệt là kinh nghiệm trong khi giải các bài tập vật lí. Có thêm cơ hội để hiểu sâu về kiến thức vật lí đã được học, các định luật vật lí, các hiện tượng vật lí , biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống cụ thể khác nhau để từ đó hoàn thiện về mặt nhận thức và tích luỹ thành vốn kiến thức riêng cho bản thân.
V/. Nêu giải pháp mới sáng tạo:
Đối với giáo viên cần xây dựng các chuyên đề về đổi mới phương pháp giải bài tập vật lí theo từng chủ đề về kiến thức trong chương trình vật lí trung học cơ sở như ; cơ học, nhiệt học, điện học và quang học. Hoặc nếu có điều kiện có thể phân dạng các bài tập về định tính , bài tập định lượng và bài tập thí nghiệm. Đối với mỗi chuyên đề giáo viên cần cung cấp được phương pháp giải bài tập cho học sinh theo nội dung các mục sau đây: 
Những kiến thức cần thiết:
Phần này không đơn thuần chỉ là một bảng tóm tắt những kiến thức thường thấy, mà là một bảng phân chia những kiến thức đã học thành tong yếu tố độc lập có thể sử dụng dễ dàng. Trong những yếu tố kiến thức đó, ngoài những kiến thức cơ bản đã học còn được bổ xung một số kiến thức thực tế mà trong chương trình không được học một các tường minh.
Bài tập mẫu:
Giáo viên đưa ra một số bài điển hình. Với mỗi bài (phân dạng) có trình bày đầy đủ từ khâu nghiên cứu đề bài, đến xây dung lời giảI và hướng dẫn học sinh suy nghĩ (suy nghĩ và tìm lời giải).
Sự hướng dẫn trình bày dưới dạng câu hỏi. Sau mỗi câu hỏi có ghi những yếu tố kiến thức cần tra cứu ở mục 1.
Những lưu ý về mặt phương pháp giải:
Ơ đây nêu nên những nhận xét về một số chỗ khó mà học sinh thường gặp trongkhi vận dụng kiến thức và cách khắc phục. Đặc biệt cũng là để nhắc giáo viên không dùng những kiến thức vượt quá chương trình.
Bài tập tự giải:
Trong phần này giáo viên cần hệ thống được những loại bài tập chính, mỗi loại chỉ có 1 hay 2 bài tập nhằm giúp cho học sinh tập làm quen với những tình huống thường gặp trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như trong cuộc sống. 
B/. ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy:
I/. Quá trình áp dụng của bản thân:
Với nội dung của chuyên đề được xây dựng một cách khoa học như vậy, bản thân tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đối với học sinh khối lớp 8 trường trung học cơ sở Tam Đảo trong năm học 2007 – 2008, với thời lượng 40 tiết học chuyên đề cơ học (chuyển động cơ học; áp suất chất lỏng và chất khí, lực đẩy Acsmet, sự nổi )
Giai đoạn 1: (6 tiết). Cung cấp phương pháp giải bài tập , kiến thức cần thiết của chuyên đề bao gồm cả chữa bài tập mẫu.
Giai đoạn 2: (6 tiết). Cho học sinh vận dụng để giải các bài tập định tính (giải thích hiện tượng, hay dự đoán hiện tượng). Sử dụng phương pháp học nhóm (mỗi nhóm từ 3 – 4 HS ). Thảo luận kết quả giữa các nhóm; giáo viên uốn nắn và nhấn mạnh các lỗi sai cần tránh của học sinh. 
Giai đoạn 3: (7 tiết). Học sinh vận dụng phương pháp đã học để giải các bài tập định lượng. Nhấn mạnh cho học sinh cần tuân thủ đúng các bước trong phương pháp giải bài tập vật lí , đặc biệt chú trọng khâu phân tích hiện tượng vật lí phải chính xác và rèn kĩ năng phân tích minh hoạ cho bài toán bằng hình vẽ, cuối cùng mới được áp dụng các công thức, định luật vật lí để tính toán.
Giai đoạn 4: (1 tiết). Kiểm tra và đánh giá quá trình nhận thức của học sinh (làm bài viết trong thời gian 45 phút). Thống kê kết quả, nhận xét đánh gía đối với tong học sinh về mức độ tiếp thu kiến thức và vận dụng phương pháp thành thạo hay chưa thành thạo., đưa ra hướng khắc phục cho tong học sịnh chưa đạt yêu cầu. 
II/. Hiệu quả khi áp dụng đề tài: 
Như vậy qua quá trình áp dụng dạy phương pháp giải bài tập cho phần cơ học đối với học sinh khối lớp 8 tại trường trung học cơ sở Tam Đảo trong năm học vừa qua tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Kết quả kiểm tra cuối chuyên đề: (sau khi đã được học phương pháp giải bài tập vật lí).
Chuyên đề
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Chuyển động cơ học
8A1
31
20
64,5
11
35,5
0
0,0
0
0,0
8A2
27
10
37,0
14
51,9
3
11,1
0
0,0
áp suất.., lưc đẩy Acsmet, sự nổi.
8A1
31
22
70,9
9
29,1
0
0.0
0
0.0
8A2
27
12
44,4
13
48,2
2
7,4
0
0,0
Qua kết quả kiểm tra cuối mỗi chuyên đề và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy:
Đa số học sinh nắm bắt được phương pháp giải bài tập vật lí. Nắm bắt kiến thức vật lí chắc chắn, hiểu sâu về các định luật vật lí, những quy luật, hiện tượng vật lí và biết vận dụng chúng vào giải bài tập thành thạo, lập luận vững chắc, tính toán chính sác. Từ đó có được sự hứng thú học tập và nghiên cứu tìm tòi kiến thức vật lí một cách tự giác, chủ 
động và phát huy được óc sáng tạo trong học tập và nghiên cứu môn vật lí, có niềm tin vào chân lí khoa học. 
Số học sinh ngại học vật lí, ngại làm bài tập, hay trước kia làm bài tập một cách thụ động ( chỉ thích chép lại bài chữa của giáo viên ) đã giảm hẳn. 
Giáo viên có được kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả, nắm bắt được trình độ nhận thức của học sịnh được chính xác. Chủ động trong quá trình giảng dạy. 
Giáo viên có thể phát triển và xây dựng chương trình cho nhiều chuyên đề vật lí khác và nâng cao để dạy các đội tuyển một cách khoa học và giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức.
III/. Những bài học kinh nghiệm được rút ra, mở hướng nghiên cứu tiếp theo: 
Giáo viên có được kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả, nắm bắt được trình độ nhận thức của học sịnh được chính xác. Chủ động trong quá trình giảng dạy. 
Giáo viên có thể phát triển và xây dựng chương trình cho nhiều chuyên đề vật lí khác và nâng cao để dạy các đội tuyển một cách khoa học và giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức.
IV/. Kiến nghị, đề suất 
- Đề nghị các cấp lãnh đạo và quản lý giáo dục tạo điều kiện cung cấp trang thiết bị dạy học phục vụ cho bộ môn vật lí của nhà trường được đồng bộ và đầy đủ hơn,
- Tạo điều kiện để các giáo viên có một phong chào xây dựng các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và được chao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. 
Phần III: Kết luận.
Với nội dung và phương pháp xây dựng khoa học của đề tài này sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí ở trường trung học cơ sở có thêm được nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học vật lí.
Là cơ sở cho giáo viên chủ động trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, nắm bắt được quá trình nhận thức của học sinh. Thuận tiện trong việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Bảo đảm tính tư tưởng, tính khoa học và tính sư phạm, tạo được hứng thú học tập, rèn luyện óc sáng tạo và khả năng suy luận của học sinh. Giúp giáo viên và học sinh dạy – học tốt phần bài tập vật lí ở trường trường trung học cơ sở. Đặc biệt có thể phát triển để xây dung thành chuyên đề bồi dưỡng học sinh khá, giỏi.
Đề tài được xây dựng và áp dụng trong thời gian còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. TôI rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, của ban chỉ đao chuyên môn khối trung học cơ sở phòng giáo dục đào tạo Tam Đảo, để đề tài này của tôI được hoàn thiện hơn.
*/. Tài liệu tham khảo khi xây dựng đề tài:
Sách giáo khoa, sách giáo viên và phân phối chương trình vật lí trung học cơ sở.
Bài tập vật lí 8.
500 bài tập vật lí 8.
Tài liệu BDTX môn vật li THCS chu kì 3.
Tạp chí lí luận khoa học và giáo dục.
----------------------------------------------------
*/. ý kiến đánh gía của hội đồng khoa học nhà trường:
*/. ý kiến đánh gía của hội đồng khoa học giáo dục huyện:

File đính kèm:

  • docSKKN_PP_giai_BTVL_THCSDa_duoc_duyet.doc
Sáng Kiến Liên Quan